1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dòng sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho heo lai s10, s20 và s30 của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi thái dương tại xã vĩnh giang, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

57 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa khuyến nông và Phát triển nông thônKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dòng sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho he

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa khuyến nông và Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dòng sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho heo lai S10, S20 và S30 của Công Ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiển

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Trọng Dũng

NĂM 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa khuyến nông và Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dòng sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho heo lai S10, S20 và S30 của Công Ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiển

Lớp: PTNT 45

Thời gian thực hiện: Từ 05/01/2015 đến 25/04/2015

Địa điểm thực hiện: xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trọng Dũng

NĂM 2015

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập tại trường.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương chi nhánh tại Quảng Trị đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại quý công ty, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học và hoàn thành đề tài.

Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015

Sinh viên Nguyễn Thị Hiển

Trang 4

Thị trường thức ăn chăn nuôi của cả nước hiện đang sôi động với khoảng

250 doanh nghiệp sản xuất trong đó bao gồm một số các công ty lớn chiếm đa

số thị phần (70%) [2], còn lại là các công ty vừa và nhỏ Cũng như các doanhnghiệp khác, giá cả và chất lượng sản phẩm là hai yếu tố quan trọng nhưng quantrọng hơn là sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanhnghiệp nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Nắm bắt được xu hướng này Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi TháiDương đã và đang cung cấp sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho heo trên thị trườngQuảng Trị Việc nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sựtrung thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng được Công ty đặc biệt chútrọng Do đó, tiếp nhận các phản hồi của người dân về chất lượng sản phẩm thức

ăn cho heo, dịch vụ cung ứng sản phẩm rất cần được quan tâm thực hiện để giúpdoanh nghiệp ngày càng nâng cao và hoàn thiện mình hơn nữa, đáp ứng và thỏamãn nhu cầu của khách hàng Đó cũng là những lý do tôi thực hiện đề tài:

“Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dòng sản phẩm thức

ăn hỗn hợp cho heo lai S10, S20 và S30 của Công Ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”

Trang 5

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

 Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho heo củaCông ty trên địa bàn xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

 Xác định mức độ sử dụng của người dân với sản phẩm thức ăn chănnuôi cho heo của Công ty trên địa bàn xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnhQuảng Trị

 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm thức ăncho heo của Công ty

Trang 6

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận

 Phân loại khách hàng

- Khách hàng được chia làm ba nhóm:

Nhóm 1: Khách hàng hiện tại – Bao gồm các khách hàng đã mua hoặc sử

dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty trong một khoảng thời gian nhất định ở hiệntại Khách hàng hiện tại là quan trọng nhất của ba nhóm khách hàng kể từ khi họ

có một mối quan hệ với công ty, và họ là những người mà công ty duy trì, liênlạc Ngoài ra, khách hàng hiện tại cũng đại diện cho thị trường tốt nhất chodoanh số bán hàng của công ty trong tương lai Để bán cho khách hàng hiện tạithì công ty sẽ ít tốn kém và ít tốn thời gian hơn so với việc tìm kiếm khách hàngmới, bởi vì họ biết, hi vọng và tin tưởng vào công ty

Nhóm 2: Khách hàng cũ – Nhóm này bao gồm những người trước đây có

quan hệ với công ty thông qua mua hàng hóa trước đó Tuy nhiên công ty khôngcòn cảm thấy khách hàng là một khách hàng hiện tại hoặc bời vì họ đã khôngmua hàng hóa từ công ty trong một khoảng thời gian nhất định

Nhóm 3: Khách hàng tiềm năng – loại thứ ba của khách hàng bao gồm

những người chưa mua, nhưng họ đã biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty vàcông ty tin rằng họ cuối cùng sẽ trở thành khách hàng hiện tại

Theo tác giả Philip Kotler ( Marketing căn bản ) công ty cần phải nghiêncứu kỹ 5 dạng thị trường khách hàng

Trang 7

Sơ đồ 2.1: Những kiểu thị trường khách hàng cơ bản

Nguồn : Marketing căn bản ( 2007, P 92 )

Khách hàng 1: Người tiêu dùng là những cá nhân và hộ dân gia đình mua

hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho mực đích cá nhân

Khách hàng 2: Nhà sản xuất là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng

chúng trong quá trình sản xuất

Khách hàng 3: Nhà bán buôn trung gian là tổ chức và cá nhân mua hàng

hóa và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời

Khách hàng 4: Cơ quan nhà nước là những tổ chức mua hàng và dịch vụ

sau đó để sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa

và dịch vụ đó cho những người cần đến nó

Khách hàng 5: Thị trường quốc tế là những người mua hàng ở ngoài nước

bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất, bán trung gian và các cơ quan nhànước ngoài nước

2.1.2 Khái niệm sự hài lòng của khách hàng.

Doanh nghiệp muốn đáp ứng vững trên thị trường cần cung cấp những sảnphẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng đúng thời điểm và địa điểm đểtăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình một mặt các doanh nghiệptìm cách cắt giảm chi phí, hạ giá thành một mặt tìm cách để tiếp cận khách hàngcủa mình sớm nhất so với các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, đó thực sự là tháchthức to lớn đối với bất cứ doanh nghiệp nào bởi lẽ nhu cầu của khách hàng là vôtận, là thường xuyên thay đổi và khó có thể dự đoán

Phương châm hoạt động của các công ty là phải thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng vì khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận của công ty Khi

Trang 8

khách hàng thỏa mãn với dịch vụ hay hàng hóa của công ty thì khả năng họ tiếptục mua hàng rất cao Hơn nữa, khi họ thỏa mãn thì họ có xu hướng nói tốt vềcông ty với khách hàng khác Nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã đưa ra nhữngđịnh nghĩa về sự hài lòng của khách hàng.

Theo tác giả Philip Kotler, sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng

thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việctiêu dùng sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của mình

Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳvọng có 3 mức độ hài lòng

 Nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng

 Nếu kết quả thức tế tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng

 Nếu kết quả thức tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ rất hài lòng

Kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn

bè, đồng nghiệp, từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh

Để nâng cao sự thõa mãn của khách hàng, doanh nghiệp cần có nhữngkhoản đầu tư thêm mà chí ít cũng đầu tư thêm những chương trình marketing.Trong bối cảnh cạnh tranh, sự khôn ngoan của một doanh nghiệp là chỉ cần tạo

sự thõa mãn của khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh Như vậy sẽ hài hòa lợiích của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp Yếu tố thực sự quyết địnhlòng trung thành của khách hàng Giá trị khách hàng tạo ra sự hài lòng, mức độthõa mãn của khách hàng

Sơ đồ 2.1 Mô hình hài lòng

Khoảng cách

Hài lòng

Trang 9

Hài lòng của khách hàng không phải là một đối tượng để có thể thống kêđược mà thiên về cảm xúc hay quan điểm Tuy có những mô hình thống kê đượcphát triển để đặc trưng cho sự hài lòng của khách hàng nhưng tất cả những quanniệm hay ý kiến của khách hàng đều chủ quan Chính vì sự hài lòng của kháchhàng chỉ là ý kiến chủ quan nên nó khó đo lường Mỗi một con người sẽ có những

ý kiến của bản thân mình về sự hài lòng, thậm chí, vào từng thời điểm khác nhau,nhưng một con người sẽ có những quan niệm khác nhau về sự hài lòng

Việc đo lường mức độ hài lòng của khách hàng rất có ý nghĩa trong bối cảnhcạnh tranh hiện nay, cần phải biết tìm hiểu năng suất làm vừa lòng khách hàng củamình lẫn của các đối thủ cạnh tranh, định hướng khách hàng, lấy sự hài lòng củakhách hàng vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố chính trong sự thành công

2.1.3 Phân loại sự hài lòng của khách hàng.

 Theo một số nhà nghiên cứu có thể phân loại sự hài lòng của khách hàngthành 3 loại và chúng có sự tác động khác nhau đến nhà cung cấp sản phẩm

+ Hài lòng tích cực (Demanding customer satisfactinon ) : Đây là sự hài

lòng mang tính tích cực và được phản hồi thông qua các nhu cầu sử dụng ngàymột tăng lên đối với nhà cung cấp sản phẩm Đối với những khách hàng có sựhài lòng tích cực , họ và nhà cung cấp sẽ có mối quan hệ tốt đẹp hơn, tín nhiệmlẫn nhau và cảm thấy hài lòng khi giao dịch Hơn nữa, họ cũng hi vọng nhà cungcấp sản phẩm sẽ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình.Chính vì vậy, đây là nhóm khách hàng dễ trở thành khách hàng trung thành củadoanh nghiệp miễn là họ nhận thấy doanh nghiệp cũng có nhiều cải thiện trongviệc cung cấp sản phẩm cho họ.Yếu tố tích cực còn thể hiện, chính từ nhữngyêu cầu không ngừng tăng lên của khách hàng mà nhà cung cấp sản phẩm càng

nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên hoàn thiện hơn

+ Hài lòng ổn định (Stable customer satifaction ) : Đối với những khách

hàng có sự hài lòng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những gìđang diễn ra và không muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp sản phẩm củadoanh nghiệp Vì thế, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng caođối với doanh nghiệp và sẳn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp

+ Hài lòng thụ động ( Resigned customer satisfactinon ) : Những khách

hàng có sự hài lòng thụ động ít tin tưởng vào doanh nghiệp và họ cho rằng rấtkhó để doanh nghiệp có thể cải thiện được chất lượng dịch vụ và thay đổi theoyêu cầu của mình Họ cảm thấy hài lòng không phải vì doanh nghiệp thoả mãnhoàn toàn nhu cầu của họ mà vì họ nghĩ rằng sẽ không thể nào yêu cầu doanh

Trang 10

nghiệp cải thiện tốt hơn nưa Vì thế, họ sẽ không tích cực đóng góp ý kiến hay

tỏ ra thờ ơ với những nổ lực cải tiến của doanh nghiệp

 Căn cứ vào các tầng lớp khác nhau của hệ thống kinh doanh tiêu thụ:

- Sự hài lòng đối với doanh nghiệp

- Sự hài lòng về sản phẩm

- Sự hài lòng về nhân viên

- Sự hài lòng về hình ảnh và môi trường

Trong các phương diện hài lòng của khách hàng thì sự hài lòng về sảnphẩm là cơ bản nhưng cũng không vì thế mà coi nhẹ những ý kiến nhận xét đánhgiá của khách hàng về các phương diện khác

 Căn cứ vào các giai đoạn phát triển khác nhau trong quá trình mua, có thểphân loại sự đánh giá hài lòng của khách hàng thành 4 loại:

- Sự hài lòng trước khi mua

- Sự hài lòng trong khi mua hàng

- Sự hài lòng khi sử dụng

- Sự hài lòng sau khi sử dụng

2.1.4 Đo lường sự hài lòng của khách hàng.

Trong nghiên cứu thang đo chất lượng dịch vụ, Parasuraman & ctg(1985,1988) đã đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, nhưng các yếu tố của

sự hài lòng chưa được nêu rõ

Cronin & Taylor (1992) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và tìm thấyrằng chất lượng cảm nhận sẽ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và Zeithaml &ctg (1993) mới giải thích được “ sự hài lòng là sự khác biệt có được từ sự đánhgiá chất lượng dịch vụ”

Trang 11

Chất lượng vượt trội

Khoảng cách 5B:

Cảm nhận

Chất lượng thỏa đáng

Sơ đồ 2.2: Đánh giá của khách hàng về cảm nhận chất lượng và sự hài lòng

Nguồn : Zeihaml & Bitner – Services Marketing ( 1996, P123)

Teas (1993)lập luận dựa trên các khái niệm đã đề xuất rằng sự hài lòng củakhách hàng là một hàm của chất lượng dịch vụ, điều này xuất phát từ sự cảmnhận của khách hàng trên một giao dịch cụ thể Từ ghi nhận quan trọng này,Parasuraman & ctg (1994) đã phát triển hai cấu trúc đối với sự hài lòng củakhách hàng trong hai bối cảnh gồm:

Trong giao dịch tổng thể

Trong toàn bộ giao dịch

Sự hài lòng của khách hàng trong một giao dịch cụ thể có nghĩa là sự hàilòng “ở đây và bây giờ” (Gronroos, 1998), trong khi sự hài lòng trong toàn bộgiao dịch có được từ sự tích lũy của từng giao dịch qua thời gian

Parasuraman & ctg (1994) đã đưa thêm vào mô hình hai yếu tố tác độngđến sự hài lòng của khách hàng thành ba yếu tố như sau:

Trang 12

Sơ đồ 2.3: Mô hình sự hài lòng trong giao dịch cụ thể

Nguồn : Parasuraman & ctg – Journal of Marketing ( 1994, P 121)

Ngoài ba thành phần trong mô hình của Parasuraman & ctg (1994), có haiyếu tố khác cũng tác động đến sự hài lòng, đó là:

Đánh giá chất lượng sản phẩm

Đánh giá giá cả

Nhân tố tình huống

Sự thỏa mãn của khách hàng

Nhân tố

cá nhân

Trang 13

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng cómối liên hệ chặc chẽ với nhau (Parasuraman & ctg, 1988) Các nghiên cứu trướcđây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng củakhách hàng (Cronin & Taylor, 1992) Lý do là chất lượng liên quan đến việccung cấp dịch vụ đó Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhucầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng hài lòng với dịch vụ đó Do

đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượngcao thì họ hài lòng với dịch vụ đó, ngược lại nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ

có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện

Yếu tố 2: Chất lượng sản phẩm.

Theo tác giả Philip Kotler ( Quản trị Marketing, 2009), sản phẩm là mọithứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thểthỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu

Sản phẩm tiềm ẩn: là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đócuối cùng sẽ cảm nhận được trong tương lai Tuy nhiên không phải lúc nào kháchhàng cũng có đầy đủ thông tin về đặc trưng của sản phẩm, trong trường hợp nàythì danh tiếng của công ty là cơ sở duy nhất để họ so sánh giữa các sản phẩm.Cảm nhận về chất lượng sản phẩm đã được hiện thực hóa và ứng dụng theonhiều cách thức khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm sự tuyệt hảo,giá trị, phù hợp với yêu cầu, vừa vặn để sử dụng, tránh được sự mất mát và đápứng hoặc vượt qua những kỳ vọng của người tiêu dùng

Như vậy, cảm nhận về chất lượng sản phẩm là nhận thức của khách hàng

về chất lượng và tính ưu việt của một sản phẩm trong mối tương quan với cácsản phẩm thay thế, mục đích sử dụng sản phẩm Do đó, cảm nhận về chất lượng

Trang 14

sản phẩm là sự đánh giá tổng thể dựa trên nhận thức của khách hàng về những gìtạo nên chất lượng của một sản phẩm.

Các kết quả nghiên cứu của Caruana (2002) và Tsiotso (2006) cho thấy vaitrò của cảm nhận về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng.Theo đó, người ta cho rằng cảm nhận về chất lượng sản phẩm càng cao thì sựhài lòng của người tiêu dùng càng cao Ngoài ra, Taylor & Baker (1994) cũng cócùng quan điểm khi cho rằng có sự tương tác giữa sự hài lòng và cảm nhận vềchất lượng sản phẩm trong ý định mua hàng của khách hàng

Yếu tố 3: Giá cả sản phẩm.

Giá cả được xem như nhận thức của người tiêu dùng về việc từ bỏ hay hisinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm hoặc một dịch vụ (Zeithaml,1996) Một trong những phương thức để thông tin ra bên ngoài về dịch vụ là giá

cả của sản phẩm hay dịch vụ giá cả của sản phẩm hay dịch vụ có thể ảnh hưởngrất lớn vào nhận thức về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hài lòng và giá trị Tuynhiên các ẩn phẩm về sự hài lòng chỉ cung cấp một cái nhìn hạn chế liên quanđến tác động có thể có của các quyết định về giá lên sự thõa mãn của người tiêudùng Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng có mối quan hệ có ý nghĩa giữagiá cả và sự hài lòng của khách hàng

Họ cho rằng các cảm nhận về giá sau khi mua có tác động dương lên sự hàilòng của khách hàng và bản thân nó lại chịu ảnh hưởng của các cảm nhận về giátrước khi mua, mặt khác cảm nhận giá trước khi mua cũng có tác động dươnglên sự hài lòng của khách hàng

Yếu tố 4: Yếu tố cá nhân và sự hài lòng.

Một số yếu tố như nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, quy mô giađình cũng có khả năng ảnh hưởng của các yếu tố này tùy thuộc vào lĩnh vựcnghiên cứu, cách thức chọn mẫu

Ví dụ, theo kết quả khảo sát trong nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng ởcác cửa hàng bán lẻ giày thể thao, Jiao & ctg (2010) thấy rằng những kháchhàng trẻ tuổi (18-30) cảm thấy ít hài lòng hơn so với những khách hàng lớn tuổi(30-40) về khả năng trả lời của nhân viên đối với các thắc mắc của họ

Yếu tố 5: Yếu tố tình huống và sự hài lòng.

Đây là những yếu tố mà trong những nghiên cứu khác nhau sẽ có nhữngthành phần khác nhau sẽ được áp dụng để phù hợp với mô hình, mục đíchnghiên cứu của đề tài cụ thể khi nghiên cứu về sự hài lòng Theo Zeithaml

Trang 15

(2003), yếu tố tình huống được định nghĩa là những điều kiện cơ bản như chấtlượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá cả mà công ty cung cấp cho khách hàng

và có ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ

2.2 Cơ sở thực tiễn.

2.2.1 Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có hơn 3500 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,chiếm 80% thị phần thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới, còn lại 20% là do các

cá thể sản xuất bằng phương pháp thủ công [1 ] Bình quân sản lượng TĂCNcủa tất cả các công ty trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 605 triệu tấn/năm.Công ty sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp lớn nhất trênthị trường hiện nay là các công ty của Mỹ, sau đó là đến các công ty của TháiLan, công ty Land O Lakes Farm Land Purina Mills của Mỹ là công ty dẫn đầuvới sản lượng là 11.40 triệu tấn/năm [1 ]

Đối với nghành chăn nuôi và nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi côngnghiệp trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, như chúng ta biết hiện naynghành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới đáp ứng được 45 –48% nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho nghành chăn nuôi trênthế giới [2 ] Trong những năm gần đây thị trường thức ăn chăn nuôi côngnghiệp có rất nhiều biến động lớn, do lở mồm lốc móng ở gia súc (trâu, bò, lợn)

và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở một sốnước Châu Á như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc…nên đã làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp trênthế giới Hiện nay các quốc gia có nghành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ,

Hà Lan…thì nhiều các trang trại chăn nuôi lớn, họ tự cung cấp nguồn thức ănchăn nuôi công nghiệp cho trang trại của họ, bằng cách mua dây chuyền máymóc và các nguyên liệu về họ tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôicông nghiệp cho trang trại của họ Vậy ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thếgiới phát triển rất mạnh, do đó đã làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi pháttriển theo một hướng khác (các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệpchuyển sẽ kinh doanh cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, đểbán cho các trang trại chăn nuôi lớn)

2.2.2 Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta trong những nămgần đây phát triển nhanh và đa dạng Nghành chăn nuôi đã có những bước độtphá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụng sang

Trang 16

chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại) tập trung Chỉ tính riêng mấy nămgần đây, số lượng nhà máy sản xuất kinh doanh TĂCN công nghiệp và sảnlượng hàng hóa tiêu thụ của các nhà máy đã tăng lên rất nhanh.

Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: tính đến nay đã có 197 nhàmáy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/h trở lên, trong đó 50% nhàmáy có công suất từ 10 tấn/h đến 40 tấn/h Ngoài ra, còn có trên 200 cơ sở sảnxuất thức ăn gia súc quy mô nhỏ 0,5 tấn/h đến 1 tấn/h Mỗi năm các nhà máy vànhững cơ sở sản xuất được khoảng 3,8 triệu tấn thức ăn/năm, ước đạt trên10.000 tấn/ngày Thức ăn công nghiệp mới chiếm khoảng 30 – 35% tổng số thức

ăn đã sử dụng trong chăn nuôi (bình quân thế giới là 45 – 48%) các nước cóngành chăn nuôi phát triển là 80 – 90%) Theo tính toán của Hiệp hội thức ănchăn nuôi Việt Nam thì nhu cầu thức ăn chăn nuôi đến năm 2013 cả nước đạtkhoảng 13 tiệu tấn/ năm, trong đó 50 – 60% là thức ăn chế biến công nghiệp(tức khoảng 6- 6,5 triệu tấn/năm) Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn nuôicông nghiệp của nước ta đang còn rất nhiều tiềm năng Vậy, đây mới chỉ là giaiđoạn đầu cho sự phát triển ngành chăn nuôi công nghiệp và ngành sản xuất kinhdoanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta

Hệ thống phân phối (đại lý cấp I): những năm trước đây (từ năm 2000 trở

về trước) hệ thống đại lý cấp I của các công ty chủ yếu tập trung ở các khu vựcthành phố, thị xã và số lượng đại lý cấp I cũng ít, mỗi tỉnh chỉ có 2 – 3 đại lý cấp

I, còn các khu vực khác như thị trấn, huyện, xã gần như không có, nhưng từ năm

2001 trở lại đây, hế thống đại lý cấp I của các công ty đã được đặt xuống tận các

xã và số lượng đại lý cũng tăng lên rất nhiều Điều đó cho thấy ngành chăn nuôicủa nước ta phát triển mạnh, nên làm cho nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệpcho chăn nuôi ngày càng tăng lên

Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn lại Điều

đó cho thấy xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi trong nước ngày càngphát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Cách đây khoảng 5- 6 năm, kênh phânphối thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta phổ biến là cấp 3 (đại lý cấp I,đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi) Những vùng có ngành chăn chănnuôi phát triển mạnh (quy mô trang trại) thì phần lớn chỉ có 1 cấp (đại lý cấp I,người chăn nuôi) Đối với các trang trại quy mô hàng nghìn con (thậm chí chỉvài trăm con) thì hiện nay cũng bắt đầu mua thức ăn trực tiếp từ nhà máy chứkhông qua các nhà phân phối (đại lý cấp I, đại lý cấp II) Vậy, tương lai không

xa với sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi thì thị trường thức ăn chăn nuôiphổ biến không còn các tác nhân trung gian (đại lý) Các nhà máy sẽ bán trực

Trang 17

tiếp xuống các trang trại chăn nuôi là chính, còn một phần nhỏ thì cung cấpqua các đại lý cấp I.

Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượngcao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ chăn nuôi của người chănnuôi ngày càng được nâng lên

Quản lý của Nhà nước đối với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi côngnghiệp và chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thị trường cả nước nóichung và thị trường Quảng Trị nói riêng hiện nay còn rất lỏng lẻo, đặc biệt làđối với sản phẩm của công ty nội địa Chính vì vậy, chất lượng thức ăn chănnuôi công nghiệp bán trên thị trường hiện nay, phần lớn không đủ tiêu chuẩnchất lượng đăng ký trên bao bì (như độ đạm đăng ký 48% nhưng thực tế chỉ đạt

40 – 41%, thậm chí còn thấp hơn, bên cạnh đó một số chất có hàm lượng độc tốcao nhưng vẫn sử dụng như chất làm hồng da, hóc môn tăng trưởng…) Từ đó,làm ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, chăn nuôi và cũng ảnh hưởng tới khảnăng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của các công ty lớn làm uy tín, đặcbiệt là các công ty liên doanh, công ty nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanhthức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Trang 18

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu.

 Khách hàng là các đại lý – công ty

 Khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp (người chăn nuôi, trang trại)

3.2 Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Vĩnh Giang, huyện

Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian của số liệu là giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014

+ Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 4 năm 2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Tìm hiểu sơ lược về Công ty Thái Dương

- Lịch sử hình thành và mục tiêu phát triển của Công ty

- Tên gọi, tên giao dịch và ngành nghề kinh doanh

- Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban trong Công ty

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.3.2 Tình hình cung ứng sản phẩm và mức độ sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.

- Sơ đồ cung ứng sản phẩm của Công ty trên địa bàn xã Vĩnh Giang

- Giá bán và chi phí vận chuyển của từng chủng loại sản phẩm

- Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi cho heo của người dân

3.3.3 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho heo lai của công ty.

- Đánh giá của người dân về chất lượng sản phẩm

- Đánh giá của người dân về giá cả sản phẩm

- Đánh giá của người dân về mẫu mã, bao bì sản phẩm

- Đánh giá của người dân về chương trình khuyến mãi

Trang 19

- Đánh giá của người dân về mối quan hệ giữa công ty và khách hàng

3.3.4 Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp.

3.4 Phương pháp nghiên cứu.

lý luận về sự hài lòng của khách hàng

3.4.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn người am hiểu: phỏng vấn các đại lý kinh doanh sản phẩmthức ăn chăn nuôi gia súc có phân phối sản phẩm của công ty Thái Dương

- Phỏng vấn hộ: phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc đã chuẩn bị sẵn,khảo sát 40 hộ là những khách hàng của các đại lý kinh doanh sản phẩm thức ănchăn nuôi gia súc cung cấp Tiến hành phỏng vấn 40 hộ chăn nuôi, điều tra tậptrung các thôn trên địa bàn xã Vĩnh Thành

Trang 20

Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phânphối, bán hàng trong phát triển sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty từ đóphân tích để lựa chọn phương pháp thích hợp để đẩy mạnh tiêu thụ.

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu chung về công ty Thái Dương

4.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương.

Từ năm 2001 Tập Đoàn Thái Dương từ một nhà máy tại khu công nghiệpSài Đồng Hà Nội , liên tục phát triển cả về qui mô và chất lượng, nay đã có 5công ty thành viên nằm rải rác khắp Bắc – Nam, gồm: nhà máy thức ăn chănnuôi tại khu công nghiệp phố nối Hưng Yên, nhà máy thức ăn chăn nuôi tạithuận giao bình dương, công ty lợn giống ngoại Thái Dương - Đô - Lương -Nghệ An với qui mô lớn nhất miền Bắc và thứ nhì Việt Nam, nhà máy chế biếnthực phẩm Thái Dương Hưng Yên và Hà Nội, nhà máy chế biến nông sảnKontum, trong tương lai còn mở rộng phát triển nhiều công ty thành viên, và đốitác liên doanh

Năm 2007 là một năm bứt phá về thương hiệu, làm tầm vóc của tập đoànngang tầm với những tập đoàn có tuổi đời 20 năm SUN GROUP nhà cung cấplớn nhất cho thị trường các nguyên liệu xuất xứ từ Mỹ, là bằng chứng chứngminh tiềm lực và trình độ đẳng cấp trong sản xuất - kinh doanh thương mại

trong nước và quốc tế

4.1.2 Tên gọi, tên giao dịch và ngành nghề kinh doanh

Tên gọi: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương

Tên viết tắt: Sunfedd JSC

Người đại diện theo pháp luật: Lê Quang Thành

Địa chỉ: KCN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 0321982125 | Fax: (0321) 3 982 127

Email: info@sungroup.vn

Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0101119361

Công ty CP TACN Thái Dương là công ty tư nhân hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực nông nghiệp Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là Sảnxuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi; sản xuất lợn giống: lợn nái, lợn đực, lợn con

và lợn thương phẩm

Trang 21

♦ Về sản xuất thức ăn chăn nuôi: Sunfeed là một trong số những công tylớn trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam với công suất hiện tại vàokhoảng 200,000 tấn/năm Hiện tại, công ty có 2 nhà máy tại Hưng Yên và BìnhDương Công ty đang có kế hoạch tăng công suất để đảm bảo nguồn cung ổnđịnh cho các trang trại và đáp ứng nhu cầu bên ngoài thị trường.

♦ Về các chăn nuôi lợn: Công ty có 7 trại giống và sản xuất lợn thịt vớitổng đàn lên đến hơn 60,000 con Mở rộng quy mô tổng đàn là chìa khóa quantrọng trong chiến lược phát triển của Sunfeed

Những công nghệ đang áp dụng: Từ năm 2001, là công ty đầu tiên của ViệtNam ứng dụng công nghệ Brillformulation của Mỹ để tối ưu hoá dinh dưỡngtrong khẩu phần thức ăn gia súc Năm 2006, Công ty là đơn vị đầu tiên ứngdụng công nghệ quản lý giống và di truyền giống bằng phần mềm Herdsman của

Mỹ (hiện nay 2/3 các nước chăn nuôi phát triển tại Mỹ và Nam Mỹ sử dụng).Năm 2008 Công ty cũng là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ liquidfeeding(thức ăn dạng lỏng) của Đức tại Việt Nam cho 35.000 con lợn Năm 2012, Công

ty là đơn vị đầu tiên xây dựng thành công quy trình công nghệ xử lý nước thảiđạt tiêu chuẩn và tái sử dụng nước thải

Sơ đồ 4.1: Mô hình hoạt động của Công ty

Trang 22

Sơ đồ 4.2: Vị trí nhà máy và kho rung chuyển của Công ty

Quản lý sản xuất: Hệ thống quản lý chất lượng đạt quy chuẩn ISO 9001: 2008Đầu vào cho sản xuất thức ăn gia súc được đánh giá lựa chọn kiểm soátchặt chẽ qua các khâu, thường xuyên đánh giá, thẩm định nhà cung cấp đạtchuẩn Đối với lợn giống, chúng tôi chọn nguồn gen nhập khẩu từ các nước cógiá trị di truyền giống tốt nhất trên thế giới bao gồm Đan Mạch, Canada

Đầu ra: Công ty đang là nhà cung cấp thường xuyên các sản phẩm thức ănchăn nuôi cho Viện Chăn nuôi quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần giống lợn

Hà Nội, Trung tâm giống gia cầm Thuỵ Phương, Trung tâm vịt Đại Xuyên, vànhiều trung tâm giống của các tỉnh, trên 100 các trang trại chăn nuôi lợn có quy

mô lớn trên 1000 con và 200 đại lý phân phối ở các tỉnh

4.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Công ty Cổ phần TACN Thái Dương là một công ty tư nhân tham gia vàothị trường sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gần 15 năm có kinh nghiệmtrong quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vì vậy cơ cấu tổ chức của công tyđược tinh giảm tương đối gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả về kinh tế và hiệu quả trongquản lý, phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu phát triển của công ty

18

Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Hành chính Nhân

sự & Kế toán

Nhà máy sản xuất

Mua bán Bán hàng

Marketing ggg

Các trại lợn

Sản xuất thức ăn

Xuất nhập khẩu

Lợn giống Lợn thương phẩm

Tư vấn dinh

Kế hoạch Kho bãi

Mua hàng nội địa

Trang 23

Sơ đồ 4.3: Sơ đồ tổ chức công ty

Đây là sơ đồ về bộ máy quản lý của công ty CP thức ăn chăn nuôi TháiDương, mỗi cấp quản lý có chức năng nhiệm vụ riêng của mình

4.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty.

Các phòng ban có các chức năng chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao, tham mưu cho các Giám đốc và giúp Ban Giám đốc xử lý các thông tin vềthực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty

trực tiếp tham gia điều hành hoạt động SXKD của nhà máy, chịu trách nhiemj

trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao Thể hiện chức

năng cụ thể như: Tổ chức hoạt động của công ty theo đúng định hướng và kếhoạch của tổng công ty Ban hành quy chế tổ chức hoạt động, quy định quy chếhoạt động của phòng quản lý, nghiệp vụ

ngày của doanh nghiệp, hỗ trợ cho tổng giám đốc, đồng thời xử lý các công việctổng giám đốc ủy quyền, thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc khitổng giám đốc đi vắng trong tầm chức năng của mình và chịu trách nhiệm trướctổng giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty

xe, bảo vệ, nhà ăn…Có chức năng giúp đỡ ban lãnh đạo về các mặt công tác

thuộc lĩnh vực hành chính, phân phối lưu trữ công văn giấy tờ, tổ chức phục vụđối nội, đối ngoại, quan hệ với địa phương sở tại, tham mưu quản lý chỉ đạonghiệp vụ các mặt công tác tổ chức các bộ nhân sự, lao động, tiền lương, đàotạo, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ

Trang 24

Phòng tài chính – kế toán: Đây là phòng tham mưu quản lý chỉ đạo

nghiệp vụ và trực tiếp làm công tác tài chính – kế toán thống kê của Công ty.Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính, kế toán.Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàngnăm; tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định vàcác báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty; thực hiện thu tiền bán hàng, quản

lý kho quỹ; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ banđầu cho công tác hạch toán kế toán; hướng dẫn tổng hợp báo cáo thống kê

nước và các loại hàng hóa phục vụ sản xuất Tham mưu cho lãnh đạo Công ty vềquản lý nghiệp vụ thu mua hàng hóa và thị trường trong nước, nắm chắc giá cảthị trường nguyên liệu, tận dụng thời gian mua và bán nguyên liệu thích hợpnhất về giá cả và chất lượng

đặt hàng của Thương mại, phối hợp với Bộ phận Kho và Thu mua chuẩn bịnguyên liệu đáp ứng cho sản xuất, phối hợp với Kho về lượng hàng tồn kho thực

tế để sản xuất đủ số lượng, chủng loại hàng cho phù hợp Gồm các quản đốcchịu trách nhiệm chính, theo dõi và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của sản xuất Cáccông nhân sản xuất trực tiếp thực hiện tất cả các công đoạn của sản xuất; baogồm các bộ phận như: bộ phận nghiền bột, KCS, bao bì, cân thuốc, nghiền bột,nghiền viên, đóng gói, cơ điện, thủ kho, bốc xếp, nhà cân Các bộ phận này phốihợp với nhau trực tiếp tạo ra sản phẩm

Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy cho thấy bộ máy quản lý của nhàmáy được phân định chức năng nhiệm vụ rõ rang, đặc biệt nhà máy có phòngkinh doanh trẻ hoạt động rất năng động, thực hiện các khâu marketing sản phẩm

từ nghiên cứu thì trường, tới khâu tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩ; các hoạtđộng về sản phẩm mới

4.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

4.1.5.1 Tình hình lao động Công ty.

Lao động là một yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh, quyết địnhnăng xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì vậy bất kì một đơn vịsản xuất kinh doanh nào cũng đều có những tiêu chí nhất định trong việc tuyểnchọn đội ngũ lao động phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của đơn vị

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà lao động trực tiếp

Trang 25

luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lao động quản lý và lao động gián tiếp trong cơcấu lao động của công ty

Hiện nay công ty có hơn 500 cán bộ nhân viên đang làm việc tại các nhàmáy và trang trại lợn, trong đó trên 100 cán bộ nhân viên có trình độ từ đại học

và trên đại học, có kiến thức và kỷ năng Đặc biệt công ty có ban cố vấn gồm 05người có trình độ giáo sư tiến sỹ

Trang 26

Bảng 4.1: Số lượng, chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm 2012-2014

Năm Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Bảng 4.2: Cơ cấu lao động của công ty từ 2012-2014

Trang 27

động của công ty trẻ năng động, nhiệt tình, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạođộng lực thúc đẩy cho sự phát triển của Công ty.

4.1.4.2 Quy mô vốn kinh doanh của Công ty

Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động thể hiện qua các năm từ2011-2014 được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 4.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

( Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

Giá trị(triệuđồng)

Tỷtrọng(%)

Giá trị(triệuđồng)

Tỷtrọng(%)

Giá trị(triệuđồng)

Tỷtrọng(%)Vốn cố

4.1.4.3 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

686,545590,74095,805

1,012,170275,650645,65090,870

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Trang 28

Nhìn chung năm 2011-2014 cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công tykhông có biến động lớn Vốn chủ sở hữu từ 2012 - 2014 tăng dần năm 2012 tăng18,3% so với năm 2011 tới năm 2014 thì tăng 22,9%, cho thấy tình hình tàichính của công ty ngày càng lớn và vững mạnh do Công ty tăng thêm thành viên

cổ đông và liên kết làm ăn với nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chínhmạnh

Trong khi đó, số nợ phải trả củacông ty năm 2012 giảm 13,8% so với năm

2011, nhưng tới năm 2014 thì nợ phải trả tăng lên 11,5% so với năm 2012

4.1.4.4 Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 4.5: Bảng chỉ tiêu kinh doanh của Công ty năm 2012, 2013 và 2014

16 LN sau thuế 94,352,829,838 59,203,142,651 94,352,829,838

(Nguồn: phòng toán)

4.1.4.5 Khách hàng tiềm năng của Công ty.

Khách hàng là đối tượng mà công ty phục vụ và là người có ảnh hưởng trựctiếp tới sự thành bại của Công ty Sau đây là một số loại khách hàng chính củaCông ty Cổ phần TACN Thái Dương

Ngày đăng: 11/04/2016, 07:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Văn Huy (2008). Sử sụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử sụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết
Tác giả: Lê Văn Huy
Năm: 2008
[2] Kotler và Philip (2003). Quản trị Marketing, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Kotler và Philip
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2003
[3] “Phát triển chăn nuôi trên lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới”. http:/www.vcn.vnn.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển chăn nuôi trên lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới”
[4] Tổng cục thống kê Quảng Trị niêm giám thống kê www.gso.gov.vn Thống kê 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: niêm giám thống kê
[5] Cục chăn nuôi www.cucchannuoi.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w