đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

80 1.7K 9
đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Lâm Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mai Lớp : Lâm Nghiệp 44 Thời gian thực hiện : 02/01/2014 – 06/05/2014 Địa điểm thực tập : Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phong Điền Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Hương Duyên Bộ môn : Lâm Sinh NĂM 2014 1 Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm Huế và quá trình thực tập tại Phòng nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phong Điền, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Th.S Đinh Thị Hương Duyên và cán bộ nơi thực tập, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành Khóa Luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp, cùng quý thầy cô giảng dạy. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Cô Giáo Th.s Đinh Thị Hương Duyên người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành Khóa Luận đúng thời hạn. Xin chân thành cảm ơn đến toàn bộ cán bộ trong Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đến cha mẹ cùng những người thân và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Khóa Luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin chúc thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào, đạt nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu. Do thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế nên đề tài còn có nhiều thiếu sót mong quý thầy cô giáo đóng góp thêm cho tôi. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Mai 2 BẢNG CHÚ THÍCH TỪ NGỮ, CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ, chữ cái Chú thích ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BTN&MT Bộ tài nguyên và môi trường VIFOTEC Qũy hộ trỡ sáng tạo Việt Nam MEP Hội thừa sai Paris VACR Vườn ao chuồng rừng 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5 DANH MỤC CÁC HÌNH 6 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh miền Trung có diện tích đất cát ven biển khá lớn (59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng và chiếm khoảng 11,8% diện tích đất tự nhiên), phân bố trên 30 xã thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc; bao gồm diện tích đất cồn cát, bãi cát, đất cát ven biển, đất phù sa úng nước và hệ thống đầm phá. Vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu và thời tiết, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy rằng, Việt Nam là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (ADB 2009). Nhiệt độ ở Việt Nam sau 50 năm (1958 – 2007) tăng lên khoảng từ 0,5 0 C đến 0,7 0 C. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn khí hậu phía Nam. Lượng mưa trong 50 năm qua cũng giảm khoảng 2%, các vùng khí hậu phía Bắc có lượng mưa giảm còn lượng mưa lại tăng ở phía Nam. Mực nước biển có tốc độ tăng 3mm/năm. Theo một số kết quả nghiên cứu dự đoán đến 2100, miền Trung Việt Nam sẽ có sự gia tăng nhiệt độ trung bình lên đến 2,8 0 C, lượng mưa trung bình tăng 7-8% và mực nước biển tăng 75 cm (Bộ TN&MT, 2009). Với sự ảnh hưởng đó, điều kiện môi trường của vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển, nước biển xâm thực; hiện tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường; thêm vào đó, việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng đó dẫn đến đất trồng bị nhiễm mặn, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng. Rừng ven biển và đầm phá luôn được tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định có vai trò to lớn trong việc chắn cát, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và các các công trình hạ tầng trong vùng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. 7 Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751km 2 , gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía đông bắc giáp biển Đông với đường bờ biển thẳng tắp theo hướng tây bắc - đông nam trên chiều dài gần 16km. Phong Điền có diện tích rừng của là 52.211,21ha, chiếm 54,74% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Diện tích rừng được chia làm ba loại: rừng sản xuất 10.363,39 ha, chiếm 19,8%, rừng phòng hộ 9.836,12ha, chiếm 18,8%, rừng đặc dụng 32.011,7 ha, chiếm 61,3%.Vùng ven biển của Phong Điền là vùng bờ biển cát chạy theo hướng tây bắc – đông nam, từ làng Trung Đồng (giáp ranh Quảng Trị) đến hai xã Điền Hải và Phong Hải của huyện (giáp ranh Quảng Điền) dài gần 16km, cao độ 28-30m, rộng từ 3.000 đến 5.000m ở phía bắc và thu hẹp dần về phía nam. Do gió biển, vùng này thường xuyên hình thành những cồn cát di động hướng về phía làng mạc đầm phá ở phía tây. Đây có thể nói là vùng đất rất khó khăn vì điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, đất đai nghèo dinh dưỡng và thường xuyên chịu tác động của gió bão biển. Để cải tạo và sử dụng có hiệu quả vùng đất này việc nghiên cứu và gây trồng rừng phòng hộ ven biển đóng vai trò hết sức quan trọng. Tính đến nay, vùng cát ven biển huyện Phong Điền có các loại cây trồng như phi lao, keo chịu hạn, keo lưỡi liềm, tập đoàn cây ngập nước; và nhóm các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu, dứa dại… Ngoài việc chống sạt lở, các loài cây trồng này nếu được trồng tập trung còn chống được tình trạng sa mạc hoá vùng đất cát ven biển; chống biển xâm thực và nạn cát bay; tạo cảnh quan sinh thái thuận lợi cho môi trường, phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015: Thừa Thiên Huế trồng mới khoảng 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá. Vấn đề tồn tại lớn nhất trong phát triển rừng trồng vùng cát ven biển huyện Phong Điền nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là chưa có các nghiên cứu, đánh giá khoa học và một cách đầy đủ về đặc điểm vùng sinh thái, các loài cây trồng phù hợp, mà chỉ mới chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhằm góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho công tác phát triển rừng trồng vùng cát ven biển của tỉnh hiệu quả và đảm bảo tính bền vững trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế". 8 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng của cá thể cây rừng 2.1.1. Sinh trưởng của cá thể cây rừng Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc là sự biến đi của nhân tố điều tra theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh- Phạm Ngọc Giao, 1997).[1] Sinh trưởng của cây rừng là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên sản lượng rừng. Sinh trưởng của cây rừng có nhiều biểu hiện đa dạng cả phần trên mặt đất và dưới mặt đất. Ở đây chỉ nghiên cứu nhân tố có liên quan đến sản lượng gỗ. Đó là quy luật sinh trưởng chiều cao, đường kính và thể tích. Sinh trưởng của cây rừng là một hàm số (y) của thời gian (t): y= f (t) Hàm sinh trưởng cá thể cây rừng là hàm thuận, tăng đơn điệu, xác định trong khoảng 0 < t T (T là tuổi thọ của cây). Đường cong biểu diễn sinh trưởng có hình chữ S, có một điểm uốn, tại đó cây đạt lượng tăng trưởng cực đại. Đặc tính di truyền của mỗi loài cây và điều kiện lập địa quyết định dạng đường cong sinh trưởng. Đặc điểm sinh trưởng của loài cây ưa sáng là sinh trưởng nhanh, đời sống ngắn. Loài cây chịu bóng sinh trưởng chậm, đời sống dài. Loài cây ưa sáng và chịu bóng không những khác nhau tốc độ sinh trưởng mà còn khác nhau về quá trình sinh trưởng. Trong giai đoạn đầu, loài cây ưa sáng sinh trưởng nhanh hơn loài cây chịu bóng. Đến một tuổi nào đó, tốc độ sinh trưởng của loài cây ưa sáng chậm dần và sẽ chậm hẳn lại khi chúng đạt kích thước cực đại. Lúc này loài cây chịu bóng vẫn tiếp tục sinh trưởng và đạt tới cực đại lớn hơn những cây ưa sáng. Vai trò tích cực của con người khi tác động các kỹ thuật lâm sinh chính xác là làm tăng tốc độ sinh trưởng cây rừng sớm đạt đến tuổi khai thác. Quy luật sinh trưởng chiều cao, đường kính, thể tích cây rừng tuy khác nhau nhưng có đặc điểm chung là trong những năm đầu cây rừng chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm, sau đó tốc độ sinh trưởng tăng dần và đến một tuổi nào đó thì tốc độ sinh trưởng đạt cực đại. Sau thời điểm này tốc độ sinh trưởng chậm lại và ngừng hẳn khi cây già, lúc này cây 9 đạt tới kích thước cực đại và bước vào tuổi thành thục tự nhiên. Qua giai đoạn này cây già cỗi, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị gió đổ. Tuy có đặc điểm chung nhưng giữa sinh trưởng, chiều cao, đường kính và thể tích vẫn có những đặc thù riêng. Quy luật phổ biến xuất hiện ở nhiều cây rừng là thời điểm cây đạt tốc độ sinh trưởng cực đại về chiều cao sớm hơn đường kính và đường kính sớm hơn thể tích. 2.1.1.1. Về sinh trưởng chiều cao Sinh trưởng chiều cao diễn ra nhờ có hoạt động của mô phân sinh. Thời kỳ sinh trưởng về chiều cao bắt đầu từ khi chồi ngọn hình thành và hoạt động cho đến khi hình thành chồi ngọn mới. Ở nước ta, mùa sinh trưởng thường bắt đầu từ mùa xuân. Có loài cây sinh trưởng chiều cao tiếp diễn không ngừng trong năm gọi là nhóm thực vật sinh trưởng liên tục. Có loài cây sinh trưởng chỉ tập trung vào một số ngày của mùa xuân, sau đó ngừng sinh trưởng và sinh ra một vòng cành. Đây là nhóm thực vật sinh trưởng không liên tục (cây bàng). Trong nhóm thực vật này lọai cây này có hiện tượng "tái sinh trưởng", có nghĩa là trong một năm xuất hiện 2-3 đợt sinh trưởng chiều cao. Ở nước ta đợt sinh trưởng chiều cao lần thứ hai thường xuất hiện vào mùa mưa. Đối với nhứng loài cây sinh trưởng không liên tục, có thể dựa vào vòng cành để đoán tuổi. Căn cứ vào đường cong sinh trưởng chiều cao, người ta phân biệt làm 4 dạng đường cong sinh trưởng sau đây: H(m) H(m) Dạng I: Cây tiên phomg tạm thời Dạng II: Cây tiên phong định cư H(m) H(m) 10 [...]... - Đánh giá hiện trạng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng trên các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2 Đối tượng Các loại rừng Phi lao (casuarinas equisetiforlia), Keo chịu hạn (Acacia difficilis), Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) có trên địa bàn thuộc các xã ven biển huyện. .. huyện Phong Điền 3.3 Phạm vi Đề tài nghiên cứu tập trung ở các rừng trồng của các tổ chức dự án ở 3 xã ven biển huyện Phong Điền: Điền Môn, Điền Hương (Không điều tra rừng do hộ gia đình tự phát trồng) 3.4 Nội dung nghiên cứu 3.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phong Điền 3.4.2 Hiện trạng rừng trồng trên vùng cát thuộc các xã ven biển huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Rừng trồng. .. Thừa Thiên Huế - Rừng trồng xã Điền Hương: Diện tích, loài cây, năm trồng, D1.3, Hvn - Rừng trồng xã Điền Môn: Diện tích, loài cây, năm trồng, D1.3, Hvn - Rừng trồng xã Điền Hòa: Diện tích, loài cây, năm trồng, D1.3, Hvn 3.4.3 Khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng trên đất cát thuộc xã Điền Hương 3.4.4 Khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng trên đất cát thuộc xã Điền Môn 3.5 Phương pháp... tích rừng tự nhiên toàn huyện và tập trung ở địa bàn 3 xã phía tây của huyện là Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn Rừng tự nhiên có tổng diện tích 33.127,6 ha chiếm 34,7% diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm rừng tự nhiên trên núi đất và rừng tự nhiên phục hồi trên đất cát Đối với rừng trồng: Tổng diện tích 15.643,1ha, rừng trồng chiếm 55,3% diện tích rừng trồng, được phân bố chủ yếu ở các xã vùng đồi và. .. Thực hiện dự án trồng rừng 661, các địa phương trong vùng đã trồng và chăm sóc được gần 4.600 ha rừng, trong đó vùng cát ven biển gần 1.900 ha và vùng cát nội đồng gần 2.740 ha; trồng bảo vệ đê cát ven biển và ven phá 5.210 m; quản lý bảo vệ hơn 5.600 lượt/ha rừng và một số cơ sở hạ tầng khác về tuyên truyền bảo vệ rừng [7] Qua đó, nâng độ che phủ rừng của vùng dự án tăng lên 30% Các địa phương còn trồng. .. trong đó lượng tăng trưởng về thể tích tỷ lệ bình phương với lượng tăng trưởng đường kính Ngoài ra quy luật sinh trưởng thể tích còn chịu ảnh hưởng bởi quy luật biến đổi hình số Sinh trưởng thể tích là cơ sở quan trọng để tạo nên sản lượng lâm phần 11 Ở dưới đất rễ cây cũng có quy luật sinh trưởng nhất định Quy luật sinh trưởng của rễ cây (mùa rễ sinh trưởng, phạm vi không gian sinh trưởng của rễ cọc,... rệt Hệ thống đồi cát ở các vùng Ngũ Ðiền và các vùng bán di động trước đây vốn 20 hoang hóa giờ đã được phủ xanh, tạo điều kiện về cảnh quan để phát triển du lịch ven biển và kinh tế trang trại trên cát Xã Ðiền Môn là một trong những xã ven biển của huyện Phong Ðiền tham gia dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát (gọi tắt Dự án 661) Từ năm 2001 đến nay, toàn xã trồng được 180 ha rừng thuộc Dự án 661 Dự... địa và đánh dấu trên bản đồ địa hình Đánh giá sơ bộ về tình hình sinh trưởng của rừng Phi lao và Keo, thảm thực vật dưới tán rừng - Điều tra tỷ mỉ 24 + Ở những vị trí địa hình địa chất tương đối đồng nhất bố trí các OTC như sau: + Tại xã Điền Hương bố trí các OTC theo các độ tuổi điển hình đại diện cho các rừng trồng + Tại xã Điền Môn bố trí các OTC theo các độ tuổi điển hình đại diện cho các rừng trồng. .. của tỉnh Thừa Thiên Huế Vùng cát ven biển, đầm phá ở Thừa Thiên - Huế có đến 42 xã, thị trấn thuộc năm huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, với chiều dài gần 50 km, rộng hàng chục nghìn ha Ðiều kiện môi trường của vùng này nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ biển và cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên, làm cho vùng. .. đồi và vùng núi của huyện, rừng trồng chưa có trữ lượng có diện tích khá lớn 6.991,5 ha, chiếm 44,7% diện tích rừng trồng, bao gồm diện tích rừng mới trồng và diện tích rừng trồng cấp tuổi II ở vùng cát Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi (phía tây Quốc lộ 1A), các chủ quản lý có diện tích rừng trồng lớn là Hộ gia đình, Công ty TNHHNN một thành viên lâm nghiệp Phong Điền và Ban . NÔNG LÂM HUẾ Khoa Lâm Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Sinh. trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế& quot;. 8 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng của cá thể cây rừng 2.1.1. Sinh trưởng của. Thiên Huế trồng mới khoảng 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá. Vấn đề tồn tại lớn nhất trong phát triển rừng trồng vùng cát ven biển huyện Phong Điền nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói

Ngày đăng: 13/11/2014, 11:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mai

  • Lớp : Lâm Nghiệp 44

  • Thời gian thực hiện : 02/01/2014 – 06/05/2014

  • Địa điểm thực tập : Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển

  • Nông Thôn huyện Phong Điền

  • Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Hương Duyên

  • Bộ môn : Lâm Sinh

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • Vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu và thời tiết, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy rằng, Việt Nam là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (ADB 2009). Nhiệt độ ở Việt Nam sau 50 năm (1958 – 2007) tăng lên khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn khí hậu phía Nam. Lượng mưa trong 50 năm qua cũng giảm khoảng 2%, các vùng khí hậu phía Bắc có lượng mưa giảm còn lượng mưa lại tăng ở phía Nam. Mực nước biển có tốc độ tăng 3mm/năm. Theo một số kết quả nghiên cứu dự đoán đến 2100, miền Trung Việt Nam sẽ có sự gia tăng nhiệt độ trung bình lên đến 2,80C, lượng mưa trung bình tăng 7-8% và mực nước biển tăng 75 cm (Bộ TN&MT, 2009).

    • Với sự ảnh hưởng đó, điều kiện môi trường của vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển, nước biển xâm thực; hiện tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường; thêm vào đó, việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng đó dẫn đến đất trồng bị nhiễm mặn, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng.

    • Rừng ven biển và đầm phá luôn được tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định có vai trò to lớn trong việc chắn cát, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và các các công trình hạ tầng trong vùng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

    • PHẦN 2

    • TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng của cá thể cây rừng

        • 2.1.1. Sinh trưởng của cá thể cây rừng

          • 2.1.1.1. Về sinh trưởng chiều cao

          • 2.1.1.2. Về sinh trưởng đường kính

          • 2.1.1.3. Về sinh trưởng thể tích

          • 2.1.2. Tăng trưởng của cây rừng

          • 2.2. Một số nét về trồng và phát triển cây lâm nghiệp trên đất cát ven biển Việt Nam

          • Bảng 2.1: Sinh trưởng của 2 loài phi lao trên cùng điều kiện lập địa

            • 2.3. Thực trạng về cây trồng lâm nghiệp trên đất cát ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế

            • PHẦN 3

            • MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG,

              • 3.1. Mục tiêu

              • 3.2. Đối tượng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan