Khái quát đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phong Điền nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích tự nhiên 95.571,07 ha.

Nằm trong vùng có tọa độ địa lý: Từ 16021’03” đến 16044’36” vĩ độ Bắc

Từ 107003’15” đến 107030’15” kinh độ Đông Phía Bắc giáp với huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị

Phía Nam giáp với huyện Hương Trà và huyện Quảng Điền Phía Đông giáp với Biển Đông

Phía Tây giáp với huyện A Lưới

4.1.1.2. Địa hình địa thế

Địa hình trên địa bàn huyện Phong Điền có dạng thấp dần từ Tây sang Đông, gồm 4 dạng địa hình chính là dạng địa hình núi trung bình và núi thấp, dạng địa hình gò đồi, dạng địa hình đồng bằng duyên hải, dạng địa hình đầm phá và biển ven bờ.

4.1.1.3. Khí hậu

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông (núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển), trong đó đồi núi chiếm gần 70,9% diện tích tự nhiên của huyện đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình phía Tây nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành bức tường vòng cung chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông.

Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

Các yếu tố khí hậu bình quân trên địa bàn huyện Phong Điền như sau:

- Chế độ nhiệt: Vùng đồng bằng 23,50C, vùng núi từ 21,4 - 24,40C; vào mùa hạ nhiệt độ giao động từ 33,7 - 38,40C có ngày nhiệt độ trên 400C, vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống thấp dưới 120C.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 87,3 - 87,8%, độ ẩm trung bình cao nhất 93,0% tập trung vào các tháng 1, 2, 11 và 12, độ ẩm trung bình thấp nhất khoảng 79,0%, những tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 5, 6.

- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa bình quân năm vào khoảng 3.250 mm, lượng mưa trong năm phân bố không đều, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm, thường gây ra lụt lội về mùa mưa và hạn hán về mùa khô.

- Chế độ gió: trên địa bàn huyện thường xuất hiện hai loại gió chính có ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loại cây trồng đó là:

+ Gió mùa Đông Bắc: thường xuất hiện từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió từ 4 - 6m/s. Khi loại gió này xuất hiện thường kèm theo mưa, lạnh làm cho nhiệt độ không khí xuống thấp, độ ẩm không khí cao.

+ Gió mùa Tây Nam: thường xuất hiện vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tốc độ gió trung bình từ 2-3m/s, những ngày cao điểm có thể đạt 7- 8m/s. Khi loại gió này được thổi từ lục địa khi gặp dãy Trường Sơn bị biến tính thành khô nóng làm cho nhiệt độ không khí tăng cao, ẩm độ thấp, thường gây ra hạn hán và cháy rừng.

- Bão và lốc tố: thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, tần suất xuất hiện bão, lốc tố trên địa bàn huyện không đều, bình quân từ 3 - 4 cơn bão/năm, từ 1 - 2 cơn lốc/năm . Bão và lốc tố xảy ra thường gây ra những tổn thất to lớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như cây trồng, vật nuôi đặc biệt là cây lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w