KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1.2. Thực trang, đánh giá sinh trưởng và tỷ lệ sống rừng trồng xã Điền Môn
- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, số liệu thu được là rừng của các dự án: 661, Jippro, ODA Phần Lan trồng qua các năm từ 2003 đến 2014. Diện tích trồng rừng thay đổi theo hằng năm , năm 2007 trồng với diện tích lớn nhất 47.2ha, trồng ít nhất vào năm 2011 chỉ có 8.9 ha. Keo chịu hạn 34.6ha, sinh trưởng kém. Loài cây này có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt trên vùng đất cát.Cả hai loài keo trên đều có tỉ lệ sống cao, từ 75% đến 90%. Phi lao chỉ có 17.2ha, sinh trưởng trung bình, tỉ lệ sống thấp- 45% đến 55%.
- Keo lưỡi liềm trồng thuần loài với mật độ 1000 cây/ha ở xã Điền Môn theo các độ tuổi khác nhau, gồm tuổi 7, 8, 9, 11 cho thấy lượng tăng trưởng bình quân năm của các chỉ tiêu D1.3, Hvn, DT giữa các độ tuổi là khác nhau. Mặc dù tỷ lệ sống (dao động từ 75-85%) giữa các tuổi là tương đương nhau nhưng lượng tăng trưởng D1.3 , Hvn bình quân năm đạt giá trị cực đại vào tuổi 8 muộn hơn so với lượng tăng trưởng DT (tuổi 7). Lượng tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân năm cao nhất là 1.49cm/năm, ∆Hvn đạt giá trị cao nhất là 1.44m/năm, ∆DT đạt giá trị cao nhất là 1.54m/năm.
- Keo chịu hạn trồng thuần loài với mật độ 5000 cây/ha, gồm các tuổi 5, 7, 8 lượng tăng trưởng về các chỉ tiêu ∆D1.3 (0.63cm/năm), ∆Hvn (0.67m/năm) đạt lượng tăng trưởng cao nhất tuổi 8 , còn ∆Hvn đạt giá trị cao nhất ở tuổi 5 (0.36m/năm). Tỷ lệ sống tương đương nhau dao động từ 78-80%.
- Nhìn chung cả 3 loài cây nghiên cứu trồng ở xã Điền Môn đều sinh trưởng chậm so với lý thuyết và so với xã Điền Hương. Tuy nhiên chúng ta phủ nhận vai trò phòng hộ của các khu rừng này.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá Keo lá liềm, Keo chịu hạn, Phi lao đang sinh trưởng trong những năm tiếp theo để có kết luận chính xác hơn.
- So sánh sinh trưởng của các loài cây Keo lá liềm, Keo chịu hạn, Phi lao trên đia bàn huyện nghiên cứu với các xã ven biển thuộc các huyện khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
- Nghiên cứu các kỹ thuật trồng và chăm sóc các loài cây trồng rừng phòng hộ ven biển nhằm giảm thiểu tác hại của sóng, gió biển đến sinh trưởng cây rừng, nâng cao tốc độ sinh trưởng của cây.