KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.1. Khả năng sinh trưởng, tỷ lệ sống Keo lưỡi liềm ở các tuổi cây khác nhau
4.4.1.1.Đánh giá tăng trưởng Keo lưỡi liềm
Bảng 4.16:Tăng trưởng D1.3, Hvn, DT rừng Keo lưỡi liềm qua các năm xã Điền Môn
Năm Tuổi D1.3 Hvn DT D1.3 (cm) ∆D1.3 (cm/năm ) Hvn ∆Hvn (m/năm ) DT (m) ∆DT (m/năm) 2003 11 10.97 0.99 9.36 0.85 3.90 0.35 2005 9 10.03 0.98 9.45 1.05 3.47 0.39 2006 8 11.92 1.22 11.5 5 1.44 3.11 0.39 2007 7 4.20 0.46 3.53 0.50 2.38 0.41
Hình 12: Biểu đồ tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân năm Keo lưỡi liềm qua các tuổi rừng ở xã Điền Môn
Hình 13: Biểu đồ tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân năm Keo lưỡi liềm qua các tuổi rừng ở xã Điền Môn
Hình 14: Tình hình tăng trưởng đường kính tán bình quân năm Keo lưỡi liềm qua các tuổi rừng ở xã Điền Môn
Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:
Tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân năm:
+) FAtính = 10.96 > F05 = 4.07 điều này chứng tỏ tăng trưởng về đường kính 1,3m bình quân năm của keo lưỡi liềm ở các tuổi 7, 8, 9 và11 sai khác rõ rệt.
+) Chọn tuổi Keo lưỡi liềm có tăng trưởng đường kính lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo lưỡi liềm có giá trị trung bình về tăng trưởng đường kính 1.3m lớn nhất và nhì được kết quả sau:
Kết quả ttính= 1.42 < t05 = 2.78 cho thấy tăng trường đường 1,3m của Keo lưỡi liềm ở tuổi 8 và tuổi 9 tương đương nhau (độ tin cậy ≥ 95%).
Tăng trưởng chiều cao bình quân năm của Keo lưỡi liềm ∆Hvn (m):
+) FAtính = 1145.09 > F05 = 4.07 điều này chứng tỏ tăng trưởng về đường kính tán bình quân năm của keo lưỡi liềm ở tuổi 11, 9, 8 và tuổi 7 sai khác rõ rệt.
+) Chọn tuổi Keo lưỡi liềm có tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân năm lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo lưỡi liềm có giá trị trung bình về chiều cao bình quân năm lớn nhất và nhì được kết quả sau:
Kết quả ttính= 50.19 > t05 = 2.78 cho thấy tăng trưởng chiều cao bình quân năm của Keo chịu hạn ở tuổi 8 và tuổi 9 sự sai khác và Keo lưỡi liềm tuổi 8 tăng trưởng về chiều cao là tốt nhất.
Tăng trưởng đường kính tán bình quân năm:
+) Chọn tuổi Keo lưỡi liềm có tăng trưởng đường kính tán lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo lưỡi liềm có giá trị trung bình về đường kính tán bình quân năm lớn nhất và nhì được kết quả sau
Kết quả ttính= 1.19 < t05 = 2.78 cho thấy tăng trưởng đường kính tán bình quân năm của Keo lưỡi liềm ở tuổi 7 và tuổi 8 tương đương nhau (độ tin cậy ≥ 95%).
4.4.1.2. Tỷ lệ sống Keo lưỡi liềm ở các tuổi cây khác nhau
Bảng 4.17: Tỷ lệ sống Keo lưỡi liềm của rừng trồng tại xã Điền Môn ở các tuổi khác nhau theo số cây.
A B B
Tuổi 11 Tuổi 9 Tuổi 8 Tuổi 7 ∑
TS 35 41 36 44 156
TC 15 14 9 8 46
∑ 50 55 45 52 202
Giả thuyết Ho: Tỷ lệ sống Keo lưỡi liềm qua các tuổi thuần nhất với nhau Chúng tôi xử lý tỷ lệ sống của Keo lưỡi liềm qua công thức sau:
2t t χ ] Thay số 2 t χ ] 2 t χ = 4.05 Vì 2 t χ
= 6.54 < X05 = 7.81nên tỷ lệ sống của Keo lưỡi liềm trồng qua các năm tương đương nhau.
Nhận xét:
- Keo lưỡi liềm là cây mọc nhanh nhưng khi đưa vào trồng trên đất cát ven biển tại xã Điền Môn thì tốc độ sinh trưởng có phần khá chậm, và chậm hơn cả keo lưỡi liềm ở xã Điền Hương.
- Tỷ lệ sống cao và đồng đều trong các tuổi cây theo dõi dao động từ 80%- 90%.
- Tăng trưởng đường kính 1.3m, chiều cao vút ngọn và đường kính tán thay đổi theo tuổi rừng.
- Tăng trưởng đường kính 1.3m và chiều cao vút ngọn đạt giá trị cực đại. ở tuổi 8 và tuôi 9.
- Tốc độ sinh trưởng đường kính tán nhanh nhất trong các tuổi theo dõi là tuổi 7, sau đó chậm lại khi bước vào tuổi 8, 9 và 11.
- Tổng hợp cả 4 chỉ tiêu theo dõi ta có thể kêt luận ở xã Điền Môn Keo lưỡi liềm tuổi 8 sinh trưởng nhanh hơn Keo lưỡi liềm tuổi 7, 9 và 11.