Đánh giá tăng trưởng Keo chịu hạn ở các tuổi cây khác nhau

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2.Đánh giá tăng trưởng Keo chịu hạn ở các tuổi cây khác nhau

4.4.2.1. Tăng trưởng Keo chịu hạn ở các tuổi cây khác nhau

Bảng 4.18:Tăng trưởng D1.3, Hvn, DT rừng Keo chịu hạn qua các tuổi ở xã Điền Môn

Năm Tuổi D1.3 Hvn DT D1.3 (cm) ∆D1.3 (cm/năm) Hvn (m) ∆Hvn (m/năm ) DT (m) ∆DT (m/năm) 2006 8 5.07 0.63 5.34 0.67 2.24 0.28 2007 7 3.84 0.55 3.13 0.45 2.28 0.33 2009 5 2.66 0.53 2.31 0.46 1.80 0.36

Hình 15: Biểu đồ tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân năm Keo chịu hạn qua các tuổi ở xã Điền Môn

Hình 16: Biểu đồ tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân năm Keo chịu hạn qua các tuổi ở xã Điền Môn

Hình 17: Tình hình tăng trưởng đường kính tán bình quân năm Keo chịu hạn qua các tuổi ở xã Điền Môn

+) FAtính = 13.53 > F05 = 5.14 điều này chứng tỏ tăng trưởng về đường kính 1,3m bình quân năm của keo chịu hạn ở tuổi 8, 7 và tuổi 5 sai khác rõ rệt

+) Chọn tuổi Keo chịu hạn có tăng trưởng đường kính lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo chịu hạn có giá trị trung bình về đường kính bình quân năm lớn nhất (tuổi 8) và lớn nhì (tuổi 7) được kết quả sau:

Kết quả ttính= 3.88 > t05 = 2.13 cho thấy tăng trưởng đường kính 1,3m của Keo chịu hạn ở tuổi 8 và tuổi 7 sự sai khác. Như vậy, Keo chịu hạn tuổi 8 tăng trưởng về đường kính D1,3 là nhanh nhất.

 Tăng trưởng chiều cao bình quân năm của Keo chịu hạn ∆Hvn (m): +) FAtính = 56.89 > F05 = 5.14 điều này chứng tỏ tăng trưởng về chiều cao vút ngọn bình quân năm của keo chịu hạn ở tuổi 8 và tuổi 5 sai khác rõ rệt

+) Chọn tuổi Keo chịu hạn có tăng trưởng chiều cao lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo chịu hạn có giá trị trung bình về chiều cao bình quân năm lớn nhất (tuổi 8) và lớn nhì (tuổi 7) được kết quả sau:

Kết quả ttính= 7.26 > t05 = 2.13 cho thấy tăng trưởng chiều cao của Keo chịu hạn ở tuổi 8 và tuổi 5 sự sai khác. Như vậy, Keo chịu hạn tuổi 8 tăng trưởng về chiều cao là nhanh nhất.

 Tăng trưởng đường kính tán bình quân năm:

FAtính = 4.53 < F05 = 5.14 điều này chứng tỏ tăng trưởng về đường kính tán bình quân năm của keo chịu hạn ở tuổi 8, 7 và tuổi 5 không có sai khác (độ tin cậy ≥ 95%). Dao động 0.28cm/năm đến 0.36cm/năm.

4.4.2.2. Tỷ lệ sống Keo chịu hạn ở các tuổi cây khác nhau

Bảng 4.19.: Tỷ lệ sống Keo chịu hạn của rừng trồng tại xã Điền Môn ở các tuổi khác nhau theo số cây.

A

B Tuổi 8 Tuổi 7 Tuổi 5

TS 67 61 65 193

TC 17 14 18 49

84 75 83 242

Giả thuyết Ho: Tỷ lệ sống Keo chịu hạn qua các tuổi thuần nhất với nhau Chúng tôi xử lý tỷ lệ sống của Keo chịu hạn qua công thức sau:

2

t

χ

Thay số 2 t χ ] 2 t χ = 0.222 Vì 2 t χ

= 0.222< X05 = 3.84 nên tỷ lệ sống của Keo chịu hạn theo số cây trồng qua các năm tương đương nhau.

Qua bảng 4.16, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sống Keo chịu hạn trồng qua các năm sai khác không đáng kể. Tỷ lệ sống dao động từ 78% đến 80%.

Nhận xét:

- Tỷ lệ sống cao và đồng đều trong các tuổi cây theo dõi, dao động từ 75%-85%.

- Tăng trưởng đường kính tán tương đương nhau trong các tuổi theo dõi, dao động từ 0,28m/năm đến 0,36m/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng trưởng đường kính 1.3m, chiều cao vút ngọn cao nhất tuổi 8

- Tổng hợp cả 4 chỉ tiêu theo dõi ta có thể kêt luận ở xã Điền Môn Keo chịu hạn tuổi 8 sinh trưởng nhanh hơn Keo chịu hạn tuổi 7 và 5.

Như vậy, keo chịu hạn ở xã Điền Môn sinh trưởng chậm, tuy nhiên trên vùng đất cát nghèo kiệt chất dinh dưỡng và tác động của gió biển thì việc tồn tại loài cây này để tạo nên một thảm thực vật hạn chế được nạn cát bay, cát nhảy với tỷ lệ sống cao, là điều có thể chấp nhận được.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và sinh trưởng rừng trồng trên vùng đất cát thuộc các xã ven biển ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 61)