KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Khả năng sinh trưởng các loài cây trồng trên vùng đất cát ở xã Điền Hương
Keo chịu hạn 34.6ha, sinh trưởng kém. Mật độ trồng phổ biến là 5000 cây/ha, riêng năm 2010 là 3300 cây/ha, tỷ lệ sống tương đối cao 78%. Hầu như Keo chịu hạn đều do dự án Jippro đầu tư từ năm 2007.
Phi lao chỉ có 17.2ha, được trồng từ năm 2009, của dự án 661, trồng với mật độ 5000 cây/ha, sinh trưởng trung bình. Do ảnh hưởng của sóng, gió biển, cát vùi lấp nên trong những năm đầu cây thường chết đi rất nhiều và phải trồng dặm trong 3 năm đầu nên tỷ lệ sống có phần cải thiện, tỷ lệ sống đạt 78%.
4.2.3. Hiện trạng rừng trồng trên đất cát ven biển xã Điền Hòa
Nguồn vốn của các tổ chức dự án 661 triển khai tại xã từ năm 2001 đến 2010 và đã phủ xanh diện tích 300,5 ha trong tổng số568,5ha đất trồng rừng.
Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) tổng diện tích 177ha, nhưng mật độ hiện tại chỉ có 300 cây/ha trong khi mật độ ban đầu là 1650 cây/ha. Đây cũng do ảnh hưởng của gió bão và điều kiện khắc nghiệt. Hiện tại chỉ có rừng tuổi 7 là nhiều nhất 40ha, cây sinh trưởng chậm.
Keo chịu hạn (Acacia difficilis) diện tích 12,5ha trồng từ năm 2006 sau khi đã trồng thử nghiệm ở Điền Hòa. Sinh trưởng tương đối tốt hơn so với xã Điền Hương và Điền Môn.
Phi lao(Casuarina equisetifolia) chỉ có một số diện tích sát biển do người dân trồng để chắn sóng, chắn cát nhưng với mật độ không cố định và tỷ lệ sống thấp do không triển khai trồng dặm.
Theo điều tra của chúng tôi vào tháng 3/2014 thì thấy diện tích rừng có cây còn lại chỉ 205ha do người dân khai thác rừng chuyển sang nuôi tôm và một phần khai thác khoáng sản Titan và cũng đã có trồng lại nhưng diện tích không đáng kể. Các khu rừng còn lại nằm phân tán khó cho việc điều tra, thống kê nên chúng tôi không tiếp tục nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng tại xã này mà chỉ tiến hành ở hai xã Điền Hương và Điền Môn.
4.3. Khả năng sinh trưởng các loài cây trồng trên vùng đất cát ở xã ĐiềnHương Hương
4.3.1.1. Xét tăng trưởng đường kính 1.3m
Bảng 4.7: Tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân năm của Keo lưỡi liềm trong các rừng trồng tại xã Điền Hương ở các tuổi khác nhau
Năm trồng Tuổi cây Sinh trưởng D1.3 (cm) Tăng trưởng bình quân ∆D1.3 (cm/năm) 2001 13 12.29 0.94 2002 12 11.38 0.95 2003 11 12.31 1.12 2004 10 10.74 1.13 2005 9 10.20 1.14 2006 8 12.34 1.54 2007 7 7.37 1.06
Hình 03: Biểu đồ tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân năm Keo lưỡi liềm trồng 2001-2007 xã Điền Hương
Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:
+) FAtính = 118.90 > F05 = 2.85 điều này chứng tỏ tăng trưởng về đường kính 1,3m bình quân năm của keo lưỡi liềm ở các tuổi từ 7 đến 13 sai khác rõ rệt
+) Chọn tuổi Keo lưỡi liềm có tăng trưởng đường kính bình quân năm lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t (Áp dụng công thức 1 -trang 19) so sánh 2 tuổi của keo lưỡi liềm có giá trị trung bình về đường kính lớn nhất (tuổi 8) và nhì ( tuổi 9) được kết quả sau:
ttính= 9.31 > t05 = 2.13 cho thấy tăng trưởng đường 1,3m của Keo lưỡi liềm ở tuổi 8 và tuổi 9 có sự sai khác rõ rệt. Như vậy Keo lưỡi liềm tuổi 8 tăng trưởng về đường kính D1,3 là tốt nhất trong các tuổi theo dõi.
4.3.1.2. Xét tăng trưởng về chiều cao vút ngọn
Bảng 4.8: Tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân năm Keo lưỡi liềm trong các tuổi cây tại xã Điền Hương ở các tuổi khác nhau
Năm trồng Tuổi cây Sinh trưởng Hvn (m) Tăng trưởng bình quân ∆Hvn (m/năm) 2001 13 12.18 0.94 2002 12 10.85 0.90 2003 11 10.52 0.96 2004 10 11.32 1.13 2005 9 10.27 1.14 2006 8 10.56 1.32 2007 7 5.33 0.76
Hình 04: Tăng trưởng chiều cao vút ngọn trung bình quân năm Keo lưỡi liềm qua các tuổi cây khác nhau của xã Điền Hương
Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:
+) FAtính = 91.12 > F05 = 2.85 điều này chứng tỏ tăng trưởng về chiều cao vút ngọn bình quân năm của keo lưỡi liềm ở các tuổi từ 7 đến 13 sai khác rõ rệt
Chọn tuổi Keo lưỡi liềm có tăng trưởng chiều cao bình quân năm lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo lưỡi liềm có giá trị trung bình về chiều cao lớn nhất (tuổi 8) và nhì (tuổi 9) được kết quả sau:
ttính= 15.05 > t05 = 2.13 cho thấy tăng trưởng chiều cao của Keo lưỡi liềm ở tuổi 8 và tuổi 9 có sự sai khác. Như vậy Keo lưỡi liềm tuổi 8 tăng trưởng về chiều cao là tốt nhất.
4.3.1.3. Xét tăng trưởng đường bình quân năm kính tán Keo lưỡi liềm
Bảng 4.9: Tăng trưởng đường kính tán bình quân năm của Keo lưỡi liềm trong các rừng trồng tại xã Điền Hương ở các tuổi khác nhau
Năm trồng Tuổi cây Sinh trưởng DT (m)
Tăng trưởng bình quân ∆DT (m/năm)
2001 13 3.48 0.27
2002 12 3.05 0.25
2003 11 3.24 0.29
2005 9 3.89 0.43
2006 8 3.27 0.41
2007 7 3.40 0.49
Hình 05: Tình hình tăng trưởng đường kính tán bình quân năm Keo lưỡi liềm qua các tuổi cây trồng ở xã Điền Hương
Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:
+) FAtính = 50.84 > F05 = 2.85 điều này chứng tỏ tăng trưởng về đường kính tán bình quân năm của keo lưỡi liềm ở các tuổi từ 7 đến 13 sai khác rõ rệt
+) Chọn tuổi Keo lưỡi liềm có tăng trưởng đường kính tán lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 tuổi của keo lưỡi liềm có giá trị trung bình về đường kính tán lớn nhất (tuổi 7) và nhì (tuổi 9) được kết quả sau:
ttính= 1.97 > t05 = 2.13 cho thấy tăng trường đường kính tán của Keo lưỡi liềm ở tuổi 9 và tuổi 7có sự sai khác. Như vậy Keo lưỡi liềm tuổi 7 tăng trưởng về đường kính tán là tốt nhất trong các tuổi điều tra.
4.3.1.4. Tỷ lệ sống Keo lưỡi liềm
Bảng 4.10. Tỷ lệ sống Keo lưỡi liềm của rừng trồng tại xã Điền Hương ở các tuổi khác nhau theo số cây.