1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ (litsea glutinosa l ) ở huyện mang yang, tỉnh gia lai

64 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂNTrong những năm gần đây nước ta đã có nhiều chương trình, dự án về cơcấu cây trồng cho người dân đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số…nhằm góp phần xóa đói gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐÊ TÀI:

Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ (Litsea

glutinosa L.) ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Giảng viên hướng dẫn : ThS Phạm Cường

Năm 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của khoa Lâm nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi

đã tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứusinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở huyện Mang Yang, tỉnhGia Lai” Nhân dịp này cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Các Thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Huế đãtận tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gianhọc tập tại trường, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thựctập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảngcho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bướcvào đời một cách vững chắc và tự tin

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo Th.S Phạm Cường, người

đã tận tình hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu chỉ bảo cho tôitrong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này

Mặc dù dã có nhiều nỗ lực và cố gắng, song do thời gian và kiến thức cònhạn chế nên khóa luận này không thể tránh được sai sót Kính mong sự góp ýxây dựng của quý Thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để đề tài trở thành một tàiliệu hữu ích trong nghiên cứu khoa học cung như trong thực tiễn sản xuất

Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiệnTrần Đình Quân

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Thống kê diện tích (ha) trồng Bời lời đỏ ở các xã/thị trấn thuộc huyệnMang Yang tĩnh Gia Lai từ năm 2009 – 2013 30Bảng 4.2 Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) của rừng trồng Bời lời đỏqua các độ tuổi khác nhau 32Bảng 4.3 Kết quả điều tra sinh trưởng về chiều cao vút ngọn Hvn rừng trồng Bờilời đỏ qua các năm tuổi khác nhau 33Bảng 4.4 Kết quả điều tra chiều cao dưới cành(Hdc) rừng trồng Bời lời đỏ ở các

độ tuổi khác nhau 34Bảng 4.5 Kết quả điều tra đường kính tán( Dt ) rừng trồng Bời lời đỏ ở các độtuổi khác nhau 35Bảng 4.6 Kết quả điều tra về độ dày vỏ cây 37Bảng 4.7 Khối lượng tươi và khô của các bộ phân cây Bời lời đỏ ở các độ tuổikhác nhau 39Bảng 4.8: Khối lượng lá, cành nhỏ, vỏ cành nhánhcủa cây Bời lời đỏ ở tuổi 4, 6, và 8 40Bảng 4.9 Kết quả xác định hình số và thể tích thân cây ở tuổi 4, 6, 8 tuổi 41Bảng 4.10 Kết quả giải tích thân cây Bời lời đỏ 10 năm tuổi 43

Trang 4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y') 4Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng về đường kính D1.3 của rừng trồng Bời lời đỏ 32Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Bời lời đỏ ở các độ tuổikhác nhau 33Biểu đồ 4.3: Sinh trưởng về đường kính tán của cây Bời lời đỏ qua các năm tuổikhác nhau 36Biểu đồ 4.4: Sinh trưởng về độ dày vỏ của cây Bời lời đỏ qua các năm tuổi 37

DANH MỤC ẢNH

Ảnh 1: Thớt thứ 1 và số vòng năm 44Ảnh 2: Thớt thứ 3 và số vòng năm 44

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A: Tuổi cây

D: Đường kính thân cây

ĐT – NB:Đông tây – Nam Bắc

F: Hình số

F01: Hình số tự nhiên

F1.3: HÌnh số thường

G: Tiết diện ngang

G1.3: Diện tích tiết diện ngang tại vị trí 1,3m

G01: Diện tích tiết diện ngang tại vị trí 1/10 chiều cao thân cây

H: Chiều cao thân cây

Hdc: Chiều cao dưới cành

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Khái niệm về sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng 3

2.1.1 Sinh trưởng của cây rừng 3

2.1.2 Tăng trưởng của cây rừng 3

2.1.2.1 Các loại tăng trưởng 4

2.2 Thực trạng rừng trồng sản xuất ở Việt Nam 6

2.3 sơ lược về cây bời lời 7

2.3.1 Đăc điểm hình thái 7

2.3.2 Giá trị sử dụng 8

2.4 Tình hình trồng bời lời ở nước ta 9

2.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu cây Bời lời đỏ trên thế giới và ở Việt Nam 9

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9

2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10

PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

3.3 Nội dung nghiên cứu 15

3.3.1 Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 15

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 15

3.3.1.3 Hiện trạng gây trồng và sử dụng loài Bời lời đỏ 15

3.3.2 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái của cây bời lời đỏ 15

3.3.3 Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ qua các năm tuổi 16

3.3.4 Giải tích thân cây 16 3.3.5 Đánh giá khối lượng tươi khô của các bộ phận cây qua các năm khác nhau .16

Trang 7

3.4 Phương pháp nghiên cứu 16

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 16

3.4.2 Phương pháp điều tra 16

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 17

3.4.4 Phương pháp phỏng vấn hộ dân: 18

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Mang Yang 19

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

4.1.1.1.Vị trí địa lí 19

4.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 20

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 22

4.1.2.1 Sản xuất nông - lâm nghiệp 22

4.1.2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất, rừng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ .24

4.1.2.3 Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn 24

2.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế 27

4.2 Kết quả điều tra thống kê diện tích (ha) trồng Bời lời đỏ ở các xã/thị trấn thuộc huyện Mang Yang tĩnh Gia Lai từ năm 2009 – 2013 29

4.3 Kết quả điều tra về tình hình sinh trưởng của cây Bời Lời ở các độ tuổi 2,4,6,8, theo các chỉ tiêu (D1.3, Hvn, Hdc, Dt, độ dày vỏ) 31

4.3.1 Sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3) cảu rưng trồng Bời lời đỏ ở các độ tuổi khác nhau 31

4.3.2 Sinh trưởng về chiều caovút ngọn (Hvn) rừng trồng Bời lời đỏ qua các năm tuổi khác nhau 33

4.3.3 Sinh trưởng về chiều cao dưới cành (Hdc) rừng trồng Bời lời đỏ ở các độ tuổi khác nhau 34

4.3.4 Sinh trưởng về đường kính tán ( Dt ) rừng trồng Bời lời đỏ qua các độ tuổi khác nhau 35

4.3.5 Sinh trưởng về độ dày của vỏ cây Bời lời đỏ qua các năm tuổi khác nhau 36

Trang 8

4.3.6 Đánh giá khối lượng tươi và khô của các bộ phận vỏ, thân, cành và lá cây

Bời Lời đỏ qua các năm tuổi 4, 6, và 8 38

4.3.6.1 Khối lượng tươi và khô của các bộ phận thân, vỏ của cây Bời lời đỏ qua các năm tuổi 4, 6, 8 38

4.3.6.2 Khối lượng tươi và khô củavỏ cành nhánh, lá, cành non và độ hao hụt sau khi phơi khô 40

4.3.6.3 Xác định hình số cây và thể tích thân cây ở tuổi 4,6, và 8 41

4.3.6.4 Giải tích thân cây mô tả quá trình sinh trưởng cây riêng lẻ 43

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Kiến nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều chương trình, dự án về cơcấu cây trồng cho người dân đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số…nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân, trong

đó Bời Lời đỏ được xem là cây đem lại lợi ích kinh tế cao, không những giúpngười dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả mà còn giàu lên nhờ cây Bời Lời đỏ.Hiện nay Bời Lời đỏ được trồng khá phổ biến trên cả nước, tập trung chủyếu là ở khu vực tây nguyên, Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ cho đến naytrên toàn địa bàn tỉnh GiaLai, tổng diện tích trồng Bời lời đỏ lên đến 4.000 ha,chủ yếu tập trung ở cáchuyện Mang Yang (1.500ha), Chư Păh (1.000ha), Ia Grai(500ha), thành phốPleiku (500ha), do đặc điểm điều kiện đất đai, tiểu khí hậu vàđặc điểm nguồn lực nông hộ, trình độ canh tác khác nhau mà hiện tại Bời lờiđược gây trồng với nhiều phương thức khác nhau do vậy tình hình sinh trưởngcủa cây Bời Lời đỏ củng khác nhau

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn T.Sh Phạm Cường

tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ (Litsea

glutinosa L.) ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai “.

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu, nghiên cứu tình hình sinh trưởng rừng

trồng Bời Lời đỏ(Litsea glutinosa L.) ở các độ tuổi 2, 4, 6, 8 ở huyện Mang

Yang, Tĩnh Gia Lai.Xác định năm khai thác hiệu quả cho rừng trồng bời lời đỏ ởhuyện Mang Yang, Gia Lai.Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng rừngtrồng bời lời đỏ ở huyện Mang Yang, Gia Lai

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu trên đề tài đã sử dụng một số phương

pháp sau: Phương pháp thu thập số liêu thứ cấp, Phương pháp điều tra, Phương

pháp xử lý số liệu, Phương pháp phỏng vấn hộ dân Nghiên cứu sinh trưởngrừng trồng Bời lời đỏ cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng qua các 2, 4, 6 năm tăngtương đối đồng đều nhau, từ tuổi 6 đến tuổi 8 cây sinh trưởng mạnh hơn với cácchỉ tiêu về đường kính D1.3 tăng 3,93 (cm), chiều cao vút ngọn Hvn tăng 1,55(m),

độ dày vỏ tăng 0,23(cm), khối lượng vỏ tươi đặt 7.2(kg) trên một cây độ hao hụtsau khi phơi khô chiếm trên 30% tổng khối lượng vỏ.kết quả phân tích chỉ sốhình dạng cây cho thây bời lời đỏ là loài có độ thon thân cây tương đối lớn chỉ

số hình dạng thường F1.3 qua các tuổi 4, 6, 8 Lần lượt là: 0.65907, 0.65907,0.75491 chỉ số F01 lần lượt là: 0.77104, 0.65621, 0.59567 cây Bời Lời đỏ trênđịa bàn huyện Mang Yang, tĩnh Gia Lai sinh trưởng tốt, mang lại hiểu quả kinh

tế, môi trường và xã hội rất lớn Cần tiếp tục nghiên cứu về tình hình sinh

Trang 10

trưởng cây Bời lời đỏ qua nhiều năm tuổi khác nhau, các hình thức trồng, canhtác khác nhau Cần thực hiện điều tra trên phạm vi rộng hơn, ở các xã, thị trấn

có điều kiện lập địa khác nhau Có các chính sách hỗ trợ người dân về vốn,giống, kỹ thuật, thị trường … để người dân có điều kiện phát triễn rừng trồngBời lời đỏ có hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địabàn huyện

Trang 11

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Bời lời đỏ thuộc họ long não (Lauraceae) là cây gỗ lớn mọc cao tới 30 –

35m, đường kính 40 – 60cm, thân thẳng, tán gọn nhỏ, ít cành, gốc có đế nhỏ, vỏngoài màu trắng xám, nhiều bì khổng, thịt màu vàng nhạt, dày 8 – 10mm, cómùi thơm, cành nhỏ có màu nâu nhạt, nhẵn Lá mọc cách, hình mác dài 12cm,rộng 3,5cm mũi hơi nhọn, gốc hình nêm, hai mặt nhẵn, gân bên 7 -10 đôi, cuống

lá mảnh dài 7 – 15mm Cụm hoa hình chùy, dài bằng hay vượt chiều dài của là,gốc trục có lông, hoa màu vàng nhạt, lưỡng tính Quả hình cầu, đường kính 10 –20mm, có là đài và xòe ra, quả chín có màu tím đen, ngoài có phủ một lớp phấntrắng, cuống quả màu đỏ nhạt Một kg hạt tốt có 3.000 – 3.500 hạt

Gỗ Bời lời đỏ thuộc nhóm IV, có màu nâu vàng, cứng, ít bị mối mọt, có thểdùng đóng đồ gia dụng, làm nguyên liệu giấy Vỏ Bời lời đỏ có thể dùng làmthuốc, nguyên liệu keo dán, làm nhang đốt Lá dùng làm thức ăn gia súc Giá trịkinh tế chủ yếu hiện nay là thu hoạch vỏ làm nguyên liệu keo dán và bột nhang.Mỗi năm cây bời lời đỏ đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho các hộ gia đình đặcbiệt là các khu vực dân tộc miền núi, là cây có giá trị xóa đói giảm nghèo hiểuquả Hiện tại, vỏ bời lời khô có giá hơn 20.000 đồng/kg, lá 1.700 đồng/kg; cànhcây đã bóc vỏ giá 500 đồng/kg; thân cây dùng để làm gỗ xây dựng giá khoảng40.000 đồng, bán gỗ ép khoảng 1,5 triệu đồng/m3

Hiện nay cây bời lời đỏ được trồng phổ biến ở các khu vực miền núi, đặcbiệt là khu vực Tây Nguyên,Gia Lai vì nơi đây có điều kiện tự nhiên thích hợpcho cây Bời lời sinh trưởng và phát triễn Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ chođến nay trên toàn địa bàn tỉnh GiaLai, tổng diện tích trồng Bời lời đỏ lên đến4.000 ha, chủ yếu tập trung ở cáchuyện Mang Yang (1.500ha), Chư Păh(1.000ha), Ia Grai (500ha), thành phốPleiku (500ha) còn lại có ít ở các huyện:Kbang, Chư Prông,Chư Pưh.Tuy nhiên tùy theo điều kiện đất đai, tiểu khí hậu

và đặc điểm nguồn lực nông hộ, trình độ canh tác khác nhau mà hiện tại Bời lờiđược gây trồng với nhiều phương thức khác nhau, có trồng thuần, trồng Nônglâm kết hợp xen cây nông nghiệp ngắn ngày, xen với vườn cây công nghiệp như

cà phê, tiêu với các hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng khác nhau, mức đầu

tư và trình độ thâm canh khác nhau do vậy dẫn đến các vườn cây Bời lời có tìnhhình sinh trưởng, hiệu quả kinh tế xã hội và tác động môi trường khác nhau Nhận thấy giá trị mà cây bời lời đỏ mang lại cho các hộ gia đình là rất lớn nênhuyện Mang Yang trong năm gần đây đã không ngừng nhân rộng phát triễn

Trang 12

trồng cây bời lời đỏ và được trồng chủ yếu ở các xã Lơ Pang, Đêr A, Đak Trôi,Kon Chiêng, Kon Thụp (huyện Mang Yang).

Tuy nhiên tùy theo điều kiện đất đai, tiểu khí hậu và đặc điểm nguồn lựcnông hộ,trình độ canh tác khác nhau mà hiện tại Bời lời đỏ được gây trồng vớinhiều phươngthức khác nhau, có trồng thuần, trồng Nông lâm kết hợp xen câynông nghiệpngắn ngày, xen với vườn cây công nghiệp như cà phê, tiêu với các

hệ thốngbiện pháp kỹ thuật gây trồng khác nhau, mức đầu tư và trình độ thâmcanh khácnhau do vậy dẫn đến các vườn rừng cây Bời lời đỏ có tình hình sinhtrưởng, hiệu quảkinh tế xã hội và tác động môi trường khác nhau

Do vậy tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sinh trưởng rừng

trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”.

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 khái niệm về sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng

2.1.1 Sinh trưởng của cây rừng

Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóacủa một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều tratheo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh – Phạm Ngọc Giao [1997])

Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên còn được gọi là quá trình sinhtrưởng Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp quachỉtiêu nào đó của cây Ví dụ: chiều cao (h); đường kính (d); thể tích(v) Sựbiếnđổi theo thời gian cúa các đại lượng này đều có quy luật Khi mô tả quy luậtbiến đổi theo tuổi của các đại lượng bằng biểu thức toán học thì chúng được gọi

là biến số phụ thuộc (y) Sinh trưởng được coi là một hàm của thời gian (t) vàyếu tố môi trường (u) Hàm sốcó dạng:

Y=F(t.u) (1)

Yếu tố môi trường rất đa dạng như đất đai, nhiệt độ, lượng mưa Cho đếnnay người ta vẫn chưa đánh giá được ảnh hưởng đầy đủvà cụ thể của những yếu tốnày đến sinh trưởng như thế nào Do đó trong những phạm vi nhất định môi trườngđược coi là hằng số và sinh trưởng chỉ phụ thuộc vào thời gian Y=F(t) (2)

Đặc điểm chung của phương trình sinh trưởng là (1) luôn tăng hoặc giảmtheo thời gian; (2) ít nhất có một điểm uốn; (3) có các điểm tiệm cận với t = 0 và

t = tmax ( tmax là tuổi sống cao nhất mà cây đạt được Trong kinh doanhrừng chúng được gọi là tuổi thành thục tự nhiên); (4) không đối xứng và điểmuốn tại vị trí từ < tmax/2

2.1.2 Tăng trưởng của cây rừng.

Tăng trưởng là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra nào đó củacây rừng trong một đơn vị thời gian

Tăng trưởng là hiệu số đại lượng sinh trưởng ở các thời gian khác nhau:

Z = yt– yt-n (3)

Với n là khoảng thời gian giữa 2 lần xác định sinh trưởng Nếu sinh trưởng

là hàm biến thiên liên tục theo thời gian (2) thì tăng trưởng là đạo hàm bậc nhấtứng với thời điểm (t1) nào đó

Zt1= Y’ = F’(t1) (4)

Mục đích của đo và tính tăng trưởng của cây là nhằm xác định tốc độ sinh

Trang 14

trưởng, từ đó có thể dự đoán sản lượng và năng suất của rừng phục vụ cho cácmục đích khác nhau trong kinh doanh rừng.

Đặc điểm của tốc độsinh trưởng và phương trình tăng trưởng là:

- Trước khi đến điểm cực đại thì tăng nhanh, sau đó giảm nhanh, càng vềsau càng giảm chậm

- Sau khi đạt cực đại có một điểm uốn, trước cực đại có thể có hoặc không

có điểm uốn

- Điểm cực đại của phương trình tăng trưởng ở thời điểm t, tại đó phươngtrình sinh trưởng có điểm uốn ( hình 1)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y')

- Tại t = 0 và t = tmax phương trình tăng trưởng có giá trị= 0 Với tất cảcáctuổi, tăng trưởng luôn dương

Từ những đặc điểm trên của hàm sinh trưởng và tăng trưởng cho thấy, để

mô tả sinh trưởng và tăng trưởng của một đại lượng nào đó có thể sử dụng cùngmột phương trình

2.1.2.1 Các loại tăng trưởng.

Tăng trưởng thường được biểu thị bằng trị số tuyệt đối hoặc tương đối (%)cho cả cây cá lẻ và lâm phần

Có thể phân chia một số loại tăng trưởng theo thời gian như sau:

Tăng trưởng thường xuyên hàng năm là số lượng biến đổi được của

nhân tố điều tra trong một năm Công thức đểtính tăng trưởng thường xuyênhàng năm:

Zt = T(a) -T(a-1) (5)

Với T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm T(a-1) là nhân tố điều tra tại ( a-1) năm

Trang 15

Tăng trưởng thường xuyên định kỳ là số lượng biến đổi được của nhân

tố điều tra trong một định kỳ năm Công thức để tính lượng tăng trưởng thườngxuyên định kỳ là:

Znt = T(a) -T(a-n) (6)

Trong đó, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm; T(a-n) là nhân tố điều tra tại (a-n) năm

Tăng trưởng bình quân định kỳ là số lượng biến đổi được của nhân tố

điều tra tính bình quân cho 01 năm trong một định kỳ(n) năm Công thức tínhlượng tăng trưởng bình quân định kỳ:

Δnt = nt =

Tăng trưởng bình quân chung là số lượng biến đổi được của nhân tố điều

tra tính bình quân 01 năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rừng (a) năm.Công thức tính lượng tăng trưởng bình quân chung:

Δnt = t =

Suất tăng trưởng là tỷ số phần trăm giữa tăng trưởng thường xuyên hàng

năm và tổng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của một nhân tố điều tra.Công thức tính suất tăng trưởng như sau:

Phương pháp xác định tăng trưởng của cây trước hết phải dựa vào tuổi cây

Để xác định tuổi cây rừng trồng phải căn cứ vào hồ sơ của lâm phần rừng trồng

đó Để xác định tuổi của các cây rừng tự nhiên thường sử dụng phương phápgiải tích thân cây hoặc sư dụng khoan tăng trưởng khoan vào phần gốc thân cây

để đếm số vòng năm Ngoài ra có thể dựa vào kết quả đo D1,3 ở 3 định kỳ liêntục để suy luận và ước lượng tuổi dựa vào sự thay đổi tốc độ tăng trưởng đường

Trang 16

kính Một số loài cây có thể ước lượng tuổi cây dựa vào số vòng cành (thôngthường mỗi mùa tăng trưởng có một vòng cành) Tuy nhiên phương pháp nàycho độ chính xác thấp Ngoài tuổi cây để tính tăng trưởng cho nhân tố nào phải

đo đếm nhân tố đó ở các tuổi hoặc giai đoạn tuổi khác nhau Để làm việc đó, cóthể theo dõi và đo lặp nhiều năm trên một cây, hoặc đo các cây ở các tuổi khácnhau hoặc giải tích thân cây để đếm vòng năm và đo các nhân tố đường kính,chiều cao qua các năm sinh trưởng của cây

2.2 Thực trạng rừng trồng sản xuất ở Việt Nam

Diện tích rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu vàcung cấp khoảng 50% tổng sản lượng gỗ trên toàn thế giới.Tổ chức Nông nghiệp

và Lương thực thế giới (FAO) ước tính rằng tổng diện tích rừng trồng đến năm

2005 khoảng 140 triệu ha (FAO 2006), bình quân mỗi năm tăng khoảng 3 triệu

ha Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm

1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới

và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới Đây là kết quảcủa sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừngsản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế sosánh cấp quốc gia Những chính sách quan trọng có thể kể đến là: Luật đấtđai, Luật BV&PTR; các Nghị định 01/CP; 02/CP; 163/CP về việc giao đất, chothuê đất lâm nghiệp Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, tín dụng như luậtKhuyến khích đầu tư trong nước như: Nghị định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định50/1999/NĐ-CP,… Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm

2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp ViệtNam giai đoạn 2006 – 2020

Kết quả kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục, năm 2008 là 2,8 tỷ USD

và tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm như: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị, vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ (Phú Thọ,Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận khác) Những vùng này đã chế biếnthành các sản phẩm gỗ xuất khẩu và đồng thời cung cấp một khối lượng lớn gỗrừng trồng cho nhu cầu nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ đồ mộc và xây dựng.Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu “ròng” gia tăng trong nhiều nămqua theo kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 80% nhu cầu sản xuất trong nước bởi

sự thiếu vắng nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trong nước mà mỗi người trồngrừng là tác nhân quan trọng của chuỗi hàng hóa gỗ rừng trồng

Vì vậy, nghiên cứu ngành hàng gỗ rừng tiếp cận từ thị trường theo chuỗihàng hóa, chuỗi giá trị để xem xét hiệu quả và giá trị gia tăng qua từng tác nhân

Trang 17

của thị trường các sản phẩm gỗ rừng trồng nhằm chỉnh sửa, bổ sung khuyếnnghị chính sách mang lại nhiều lợi ích cho các tác nhân tham gia là góp phầnthúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất Xuất phát từ thực tiễn này cho thấy cònrất nhiều vấn đề cần nghiên cứu mà chúng ta chưa tổng kết và đánh giá được.

2.3 sơ lược về cây bời lời.

Tên khoa học: Litsea glutinosa L (Lour.) C B Rod.

Tên Việt Nam: Bời lời đỏ, Bời lời đẹc, Kháo thơm hay Rè vàng

Phân loại.

Giới (Regnum): Thực vật – Plantae

Bộ (Ordo): Long não – Laurales

Họ (Famlia): Long não - Laruraceae

Chi (Genus): Bời lời – Litsea

Loài (Species): Litsea glutinosa.

Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) phân bố khá rộng ở Việt Nam, thường gặp

ở trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh gió mùa từ bắc đến nam, tập trung ở một

số tĩnh ở miền trung và tây nguyên, ở độ cao 600–700 m (so với mực nướcbiển), mọc nhiều ở nơi thấp trong rừng thứ sinh, thường gặp ở cửa rừng và venkhe suối lớn Cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh, thíchhợp đất sét pha, ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn Bới lời đỏsống thích nghi ở các vùng có nhiệt độ trung bình hằng năm từ 20 – 22 0C, nhiệt

độ trung bình tháng nóng nhất từ 320C – 340C, nhiệt độ tối thấp khoảng 10 –

150C, lượng mua hằng năm từ 1500 – 2500mm/năm, sinh trưởng tốt trên đấtferalit, bazan, tầng đất dầy, độ pH từ 4- 5, trong rừng tự nhiên đây là loài câymọc xen kẽ với các loại cây như dẻ, trâm, bình linh, hương, ràng ràng, … giaiđoạn cây con chịu bóng râm và sinh trưởng mức trung bình

Cây Bời lời đỏ là loài cây đa mục đích, nhưng được khai thác để lây tinhdầu, tinh dầu Bời lời có nhiều ở phần vỏ của thân cây, tinh dầu có mùi thơm đặcbiệt, được người dân khai thác làm hương thắp trong các ngày lễ tết, đặc biệttinh dầu Bời lời đỏ còn được dùng làm dược liệu điều trị một số bệnh hằngngày, ngoài ra còn là chất đốt, xuất khẩu

Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng vỏ của loài tăngnhanh, đồng nghĩa với lượng khai thác mạnh, vì vậy nhiều địa phương hộ giađình, đặc biệt là ở khu vực tây nguyên đã phát triên loài cây lâm sản ngoài gỗnày và đã thu được nhiều thành công từ loài cây nay

2.3.1 Đăc điểm hình thái

Cây Bời lời đỏ là loại cây gỗ trung bình hay cây gỗ lớn, thường xanh, cao

25 – 35m, đường kính 40 – 60 cm, thân tròn thẳng, tán hình cánh dẹp, cành nhỏ

Trang 18

ít, gốc có bạnh vè nhỏ và thấp, vỏ thân màu xám trắng đến màu nâu xám, nhiều

bì khổng, thịt màu vàng nhạt, dày 8 – 10 mm, có mùi thơm, cành nhỏ có màunâu nhạt nhẵn

Lá đơn mọc cách, hình mác dài 12cm, rộng 3,5cm mũi hơi nhọn, góc hìnhnêm, hai mặt nhẵn, gân bên 7 – 10 đôi, cuống lá mảnh dài 7- 15 mm

Hoa mọc thành từng cụm, cum hoa hình chùy, dài bằng hai vượt chiều dàicủa lá, gốc trục có lông, hoa màu vàng nhạt, lưỡng tính, bao hoa 6 thùy bằngnhau hình trái xoan thuỗn, ngoài có phủ lông ngắn, nhị 9 xếp thành 3 vòng, 6 nhịngoài không tuyến, bao phấn 4 ô, 3 nhị trong có 2 tuyến ở gốc, nhị lép 3 Nhị cóbầu hình cầu, nhẵn, vòi dài, núm hình cầu hay gần cấu

Quả hình cầu, đường kính 10 – 20mm, có lá đài, quả chín có màu tím đen,ngoài có phủ một lớp phấn trắng, cuống quả màu đỏ nhạt thông thường quả tốt

có từ 3000 – 3500 hạt/kg

Hình 2.1: Hình thái lá 2.3.2 Giá trị sử dụng

Quả Bời lời đỏ chứa dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủyếu là laurin và olein, có thể dùng làm sáp và chế biến xà phòng

Hạt Bời lời đỏ là thức ăn ưa thích của nhiêu loài chim, vỏ ngoài màu xám,

vỏ trong màu vàng nhạt, dày 8-10mm hiện nay vỏ cây là sản phẩm thu hoạchchính của cây Bời lời đỏ

Trong y hoc theo GS Đỗ Tất Lợi trong những cây thuốc và vị thuốc việtnam, vỏ cây Bời lời dùng để đắp lên các chỗ sưng, bổng, vết thương, vỏ cònđược sắc nước uống chữa đau bụng, lỵ

Nước ngâm vỏ cây Bời lời bào thành từng mảng mỏng có thể dùng để bôi

Trang 19

đâu cho tóc bóng và vỏ cây Bời lời còn được dùng để sản xuất keo dán.

Vỏ còn được làm nguyên liệu làm hương dùng trong các dịp lễ têt đượcthị trường trong và ngoài nước ua chuộng

Ngoài ra vỏ cây còn được dùng làm chất phụ gia bê tông trong ngành côngnghiệp xây dựng đây là giá trị sử dụng cao của cây Bời lời đỏ

Sau khi trông được khoảng 3 năm là có thể khai thác vỏ, nhưng nói chungnếu không bị điều kiện ngặt nghèo về điều kiện về kinh tế, thì nên để càng lâucàng tốt, số lượng củng như chất lượng tinh dầu trong vỏ sẽ cao hơn, trong điềukiện hiện nay thi thông thường người dân khai thác ở độ tuổi 9-10 năm tuổi lúcnày đường kính ngang ngực 15cm, mỗi cây cho từ 13-15 kg võ khô (3kg vỏ khô

= 1 kg vỏ khô)

Gỗ cây Bời lời đỏ có lõi màu vàng nhạt, giác màu trắng, khá cứng, ít bị mốimọt, dùng trong công nghiệp và làm đồ gia dụng, nguyên liệu sản xuất giấy, xâydựng…

Lá cây Bời lời dùng để chưa thiên đầu thống và làm thức ăn cho giasúc.Dầu Bời lời dùng để làm sáp chế xà phòng

2.4 Tình hình trồng bời lời ở nước ta

Hiện nay cây Bời Lời đỏ được trồng ở nhiều nơi thuộc các tĩnh tâynguyên(Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk), Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Sơn La,Lặng Sơn và Bắc Giang… Với mục đích kinh doanh sản phẩm từ cây Bời lời đỏ

và kèm theo đó là chức năng che phủ đất trồng, đảm bảo sinh thái Cây Bời lời

đỏ được nhiều nơi gọi là cây “cây xóa đói giảm nghèo” của đồng bào dân tộcthiệu số

Cây Bời Lời đỏ được người dân gây trồng từ năm 1991 và hiện nay diệntích đang được mở rộng theo số liệu báo cáo cho thấy, tính đến năm 2013 tổngdiện tích trồng mới Bời lời đỏ ở tĩnh Gia Lai 306,15ha Diện tích trồng nông lâmkết hợp (xen cây Bời lời đỏ trong vườn cafê tại tĩnh này là 148ha) Riêng ởhuyện Mang Yang, tĩnh Gia Lai diện tích trồng Bời lời đỏ được thống kê lên tới2936,3ha Diện tích trồng mới mỗi năm có xu hướng tăng

2.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu cây Bời lời đỏ trên thế giới và ở Việt Nam

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cây Bời lời đỏ là loài cây đa mục đích và được người bản địa nhiều nơitrên thế giới sử dụng thường xuyên như 1 loài dược liệu để điều trị trong đờisống hằng ngày ( Arya, 2002; Majumdar, 2006) Tuy nhiên những nghiên cứu

về loài cây này trên thế giới còn rất hạn chế

Trang 20

Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ cây Bời lời đỏ chứa tinh dầuthơm, được chiết xuất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làmkeo dán trong công nghiệp hoặc làm sơn, ngoài ra còn được sử dụng để làmnhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân (Rabena 2007) Điều nàyđược chưng minh rõ hơn tại một tài liệu dùng để tập huấn công tác nhân giốngcủa các loài cây dược liệu của Somashekhar và cộng sự (2002), theo tài liệu này

đã tổng kết và mô tả thực vật và phân loại các bộ phận dùng để làm thuốc vf sảnxuất biệt dược của những loài cây tại Banggalore, trong đó đã xác nhận bộ phậndùng để làm thuốc và sản xuất ra biệt dược của cây Bời lời đỏ là lá và vỏ cây.Với giá trị dược liệu nổi trội của cây Bời lời đỏ, nhiều nghiên cứu trên thếgiới chủ yếu tập trung vào đặc điểm này Chẳng hạn như theo nghiên cứu tại ấn

độ, các tác giả Bhuakuni và Gubta 1983 đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chấtSufu-e-Musamin dùng làm dược liệu trong y học hay tại Indonesia, các tác giả:Ryzan, Helmi và Zammi, Adel 1989, bằng phương pháp quang phổ đã chiết xuất

từ cành, rễ, võ cây các chất như: 2,9 dihidrosi, 1,10 dimethosiaporhine, 6methosisphenanthrene 9% dùng trong y học

Tại hội nghị quốc tế khác y học dân tộc và những cây thuốc hội họp tạiIndonesia củng đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa chất dùngtrong y dược (soewarsono, 1990) Một tác giả ở trung quốc(wang,2010) củng đãcông bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết xuất biệt dược mới từcây Bời lời có tác dụng trong việc chữa bệnh Tác dụng chữa bệnh này được mô

tả cụ thể một nghiên cứu của Shahagat và các cộng sự khác (2010), theo đó tinhdầu chiết xuất từ cây Bời lời đỏ có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùngđường tiết niệu và các bệnh lây lan qua đường tình dục ở người ngoài ra Bời lời

đỏ là một trong ít loài thực vật có khả tiết ra chất kháng khuẩn do trong thân và

là lá có chứa chất tanin, alkaloid và sabonin ( Prusi, 2008)

Gần đây hai tác giả người Ấn Độ đã công bố những nghiên cứu về việc tìmnguồn nhiên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồnsinh vật khác nhau như là nguồn nhiên liệu thay thế củng đã mô tả đặc tínhnguyên liệu sinh học của cây Bời lời đỏ dược chế biến từ hạt cây của nó(Singh,2010)

Các thông tin trên cho phép khẳng định một cách chắc chắn về giá trị củacây Bời lời đỏ, nhất là trong y dược, nhưng những tài liệu nghiên cứu ở nướcngoài về kỹ thuật gây trồng, khai thác về sản lượng… thì chưa được nghiên cứu

2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.

Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏtập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công dụng

Trang 21

của nó để sử trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mụctài nguyên thực vật …củ thể : Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hànhsách tên cây rừng Việt Nam “ của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự”.

Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1971 đã phát hành sách cây rừng miềnbắc Việt Nam tập 1, của viện điều tra quy hoach rừng

Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên mặt phân loại học, mô tả đặcđiểm sinh học của các loài Bời lời đỏ nhưng chưa đề cập đến các giá trị, côngdụng kỹ thuật trồng, khai tác đối với loài Bời lời đỏ

Trong tài liệu “cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” - tập II nhà xuất bản khoahọc và kỹ thuật hà nội, 1971 của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còncho biết thêm một số công dụng của cây Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịuđau, chữa bệnh…quả chứa 45% chất béo dạng sáp hầu hất là raurin và oleindùng làm nến và điều chế xà phòng Gỗ dùng làm giấy, lá dùng làm thức ăn chotrâu bò…”

Năm 1967, trong sách những “cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tácgiả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây ngày một cáchtương đối và tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “… tất cả bộ phận của cây,nhiều nhất là vỏ thân có chứa chất nhầy ( keo) và một ít tinh dầu nên người tadùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làmhương nén.Vỏ giả nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương…, vỏ còn dùngsắc nước uống để chửa bệnh đường ruột, lỵ….Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôiđầu làm cho tóc mượt Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng Gỗ Bời lời dùnglàm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm…”

Trong sách “Danh mục thực vật Tây Nguyên” của Viện khoa học Lâmnghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập tới loại Bời lời đỏ nhưngcũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu

Trong tạp chí Lâm Nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bờilời nhớt” của Nguyễn Bá Chất Ở bài viết này, tác giả cũng đã đề cập một số vấn

đề kỹ thuật trồng Bời lời nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang tínhchất định tính

Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của kỹ sưNguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Gia Lai, 1991 đã giớithiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng Bời lời đỏ Song nhữngđặc điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa đề cập tới

Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một sốđặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở chocông tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý Trường đại học Tây

Trang 22

Nguyên đã xác định một số đặc điểm sinh học: Mô tả thân, cành, lá, rể, hoa, mùa

và chu kỳ ra hoa, khả năng nảy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính sản lượng vỏtrên mô hình trong thuần và trồng xen trong cà phê Tuy nhiên các dự tính trong

vỏ chỉ mới là tạm thời trên cơ sở giải thích một số cây cụ thể mà chưa đưa rađược các ước lượng trên cơ sơ hàm tương quan về mối quan giữa sản lượng vỏvới vỏ cây, mật độ trồng…

Trần Văn Con (2001), trong báo cáo khoa học của Viên Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam về đề tài “xác định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừngsản xuất vùng bắc Tây Nguyên”, tác giả đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên cácdạng lập địa chính là đất đỏ nâu dưới tảng cây bụi, bằng phẳng, tương đối ẩm vàđất đỏ nâu dưới trảng cây bụi,cao nguyên bằng phẳng, khô nóng Phương thứctrồng: Trồng theo phương thức hỗn giao, Nông Lâm Kết Hợp Tỷ lệ hỗn giao60% Bời lời và 40% cây ăn quả hoặc cà phê, với phương pháp hỗn giao theohàng hoặc theo đám Cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m

Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách “Kỹ thuậtcanh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do các tác giả Nguyễn Ngọc Bình và PhạmĐức Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu lên các đặc điểm hình thái, phân bố, sinh lý,lâm sinh, kỹ thuật gieo ươm, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình Nônglâm kết hợp (NLKH) có sử dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê,trồng cây đậu đỗ, ngô, sắn xên trong vườn bời lời Các kết quả này chỉ là số liệuđiều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa đưa ranhững mô hình dự tính, dự báo về hiêụ quả của các hệ thống NLKH trên

Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ước

lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutionsa) trong mô hình

nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” Trong đónhóm tác giả đã xây dựng một số hàm tương quan giữa sinh khối của cây Bời lời

đỏ với tuổi cây (A), biểu sản lượng…Các kết quả này đã thể hiện tương đối đầy

đủ sinh trưởng của Bời lời đỏ trên mô hình NLKH Bời lời – Sắn, giá trị thu nhậpcủa hệ thống…Nên các kết quả này hoàn toàn có thể được sử dụng làm tài liệu

để so sánh, tham khảo trong đề tài này

Năm 2011, trong luận văn Thạc sỹ “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả

kinh tế của một số mô hình trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb) tại một số

huyện Gia Lai” của Mai Minh Tuấn đã bước đầu đánh giá sinh trưởng, năng suất

và hiệu quả kinh tế của ba mô hình trồng Bời lời đỏ xen cà phê, xem sắn vàtrồng thuần loài Nhìn chung, đề tài chỉ bước đầu so sánh sinh trưởng và hiệuquả kinh tế trồng cây Bời lời ở các phương thức trồng khác nhau Những nghiêncứu về ảnh hưởng các biện pháp kỷ thuật, điều kiện lập địa và chất lượng giốngchưa được đề cập

Trang 23

Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án FLITCH tại các tỉnh Tây Nguyên

và các tỉnh Phú Yên, có hai tỉnh trồng Bời lời đỏ là tỉnh Kon Tum và tỉnh GiaLai Ban quản lý dự án các tỉnh Đăk Lăk và Đăk nông đã đưa Bời lời đỏ vào kếhoạch trồng cây Bời lời đỏ nhưng đến năm 2013 vẫn chưa thực hiện Số liệu báocáo các tỉnh cho thấy, tính đến năm 2013 tổng diện tích trồng Bời lời đỏ ở tỉnhGia Lai và Kon Tum là 3,119.33 ha Trong đó, diện tích trồng Bời lời đỏ tại cáctỉnh Kon Tum và Gia Lai lần lượt là 2,813.18ha và 306.15ha Về phương thứctrồng, rừng trồng rừng sản xuất Bời lời đỏ tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum đạt2,713.31ha (ở Kon Tum trồng 2,554.87ha và Gia Lai trồng 158.4ha) Diện tíchtrồng nông lâm kết hợp (xen Bời lời đỏ trong vườn cà phê) tại hai tỉnh này là406.02ha (ở Kon Tum trồng 258.31ha và Gia Lai trồng 148ha) Kỹ thuật trồngrừng sản xuất cây Bời lời đỏ thuần loài: Trồng bằng cây con có bầu, tuổi cây từ

6 đến 8 tháng, cây cao từ 30-35cm, mật độ trồng 2,000 cây/ha, cự ly trồng 2,5×2m, hố đào kích thước 30×30×30cm hoặc 40×40×40cm Trồng nông lâm kếthợp: Cây con có bầu, tuổi cây từ 6-8 tháng tuổi, cây cao từ 25-35cm; mật độtrồng 1000 cây/ha, hố đào tương tự như trồng rừng thuần loài, phối trí trồng mộthàng Bời lời xen giữa hai hàng cà phê, cách 2-3 hàng cà phê tiến hành trồng 1hàng Bời lời đỏ Thời gian chăm sóc rừng trồng tiến hành trong 3 năm, nội dungchăm sóc gồm: mỗi năm chăm sóc 2 lần, làm cỏ xới đất, bón thúc phân NPK vớiliều lượng 100-200g/cây/năm

Đánh giá về kỹ thuật trồng Bời lời đỏ của dự án FLITCH: kết quả phântích về các nội dung kỹ thuật trồng Bời lời đỏ của dự án FLITCH cho thấy ngoàinhững nội dung kỹ thuật trồng rừng theo quy phạm chung, chúng tôi nhận thấy

có một số tồn tại chính như sau:

+ Mật độ trồng rừng thuần loài: 2000 cây/ha: theo đúng quy phạm nhưngtrên thực tế, người dân trồng mật độ cao hơn, dao động từ 2,500-3,000 cây/ha.Mật độ trồng nông lâm kết hợp 1,000 cây/ha là tương đối phù hợp với thực tiễn.+ Nguồn giống cung cấp cho dự án: Chủ yếu được thu hái từ các khurừng trồng có sẵn tại các địa phương, chưa qua chọn lọc Hiện tại ở khu vựcTây Nguyên chỉ có diện tích rừng giống được cấp chứng chỉ, diện tích 0.99hatại tỉnh Kon Tum Tuy nhiên, rừng giống này không đủ cung cấp nguồn giốngcho dự án cũng như hoạt động trồng rừng Bời lời đỏ tự phát của các hộ giađình, tổ chức ngoài vùng dự án Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất

và chất lượng rừng trồng Bời lời đỏ sau này Đặc biệt cây Bời lời đỏ cung cấp

vỏ, nên việc tuyển chọn giống có chất lượng vỏ tốt và sinh trưởng tốt là vôcùng cần thiết

Trang 24

+ Cây Bời lời đỏ là cây bản địa, gỗ trung bình và có giá trị, phân bố nhiềutrong rừng tự nhiên Tuy nhiên, trong dự án FLITCH chưa áp dụng cây Bời lời

đỏ vào công tác trồng phục hồi và làm giàu rừng trên cơ sở kết hợp với một sốcây bản địa có giá trị khác nhau tại khu vực trồng rừng Rừng thứ sinh nghèokiệt còn tương đối lớn tại các tỉnh Tây Nguyên nên giải pháp trồng phục hồirừng, làm giàu rừng bằng cây bản địa, trong đó có cây Bời lời đỏ có ý nghĩa vôcùng to lớn

Trên cơ sở phân tích những tồn tại về kỹ thuật trồng cây Bời lời đỏ, đây là

cơ sở khoa học có ý nghĩa để xây dựng các nội dung và phương pháp nghiêncứu của đề tài

- Tại Mang Yang, cây Bời lời đỏ là đối tượng có nhiều đặc điểm ưu việt,sinh trưởng tương đối nhanh, giá trị cao Cây Bời lời đỏ có thể sống thích hợp ởnhiều loại đất nhưng thích hợp hơn cả là vùng đất bazan của huyện Mang Yang,tỉnh Gia Lai

Tính đến năm 2013 tổng diện tích trồng cây Bời lời trên toàn hiện MangYang là: 2936,3ha, đạt 2,6% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện112676,58ha (NGTK huyện Mang Yang, năm 2013)

Nhận thấy thế mạnh của cây Bời lời đỏ huyện Mang Yang đang thúc đẩynhân rộng các mô hình trồng Bời lời thuần loài và xen canh với các loại câycông nghiệp thế mạnh của địa phương như: Hồ tiêu, Cà phê…

Trang 25

PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Bời lời đỏ qua các năm tuổi 2, 4, 6 và 8tại huyện Mang Yang, tĩnh Gia Lai

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Rừng trồng Bời lời đỏ 2, 4, 6 và 8 tuổi ở huyện Mang Yang, tĩnh Gia Lai

- Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Mang Yang, tĩnh Gia Lai (chủ yếu ở xã

Đj Răng, A Yun )

- Phạm vi thời gian

Đề tài được tiến hành từ ngày : 5/1/2015 đến ngày 8/5/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu.

- Đất đai.

- Ẩm độ không khí.

- Lương mưa (trung bình tháng, năm)

- Chế độ gió, bão trong năm.

- Hiện trạng sử dụng đất.

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân số, lao động.

- Cơ sở hạ tầng.

- Thu nhập và cơ cấu thu nhập.

3.3.1.3 Hiện trạng gây trồng và sử dụng loài Bời lời đỏ

- Hiện trạng gây trồng Bời lời đỏ.

- Giá trị sử dụng của loài Bời lời đỏ.

3.3.2 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái của cây bời lời đỏ

- Đặc điểm sinh vật học của loài Bời lời đỏ.

- Đặc điểm phân bố và điều kiện sinh thái của cây Bời lời đỏ.

Trang 26

3.3.3 Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng bời lời đỏ qua các năm tuổi

- Mật độ rừng trồng.

- Sinh trưởng độ dày vỏ cây.

- Đánh giá phẩm chất cây ( Tốt, Trung bình, Xấu).

3.3.4 Giải tích thân cây

- Xác định đặc điểm sinh trưởng.

- Xác định tuổi của cây thông qua vòng năm.

3.3.5 Đánh giá khối lượng tươi khô của các bộ phận cây qua các năm khác nhau

- Khối lượng tươi của các bộ phận thân cây ở các độ tuổi khác nhau.

- Khối lượng khô của các bộ phận thân cây ở các độ tuổi khác nhau.

- So sánh sự thay đổi trọng lượng tươi và khô của các bộ phận thân cây ở

các độ tuổi khác nhau

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên.

- Các loại bản đồ, chương trình, dự án liên quan đến rừng trồng Bời lời

đỏ ở huyện Mang Yang, Gia Lai

- Các loai báo cáo nghiên cứu tình hình sinh trưởng rừng trồng Bời lời ở

khu vực nghiên cứu

3.4.2 Phương pháp điều tra

- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (ÔTC) :

Lập các ô tiêu chuẩn tạm thời đại diện cho mức độ biến động năng lực sinhtrưởng phát triển và chất lượng của rừng trồng cây Bời lời đỏ

Trang 27

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Đo đường kính ngang ngực ( D1.3) bằng thước dây

+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng sào đo cao.+ Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây, đo đường kính tán theo hướngđông tây và nam bắc và sau đó lấy giá trị trung bình

+ Đánh giá độ tàn che do tầng cây cao tạo lập nên bằng cách tính diện tíchtán chia cho diện tích có cây

+ Đánh giá phẩm chất của các cây bằng thang điểm

Số liệu điều tra trên hiện trường được ghi vào phiếu điều tra lập sẵn đượcthiết lập như phần phụ lục 1

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi điều tra ngoại nghiệp được nhập vào các biểu mẫu trên, tiếnhành xử dụng phần mềm excel để xử lý Sử dụng các phương pháp thống kêtoán học trong lâm nghiệp để xử lý các chỉ tiêu điều tra như sau:

- H: chiều cao thân cây.

- F: hình số (chỉ số hình dạng thân cây) có 2 loại hình số thường dùng:

Trang 28

+ Hình số thường (F1.3): khi tiết diện hình viên trụ so sánh lấy ở vị trí1.3m ta có hình số thường:

F1.3 = Vc/g1.3.hTrong đó:

Sử dụng các phương pháp phỏng vấn như PRA, RRA, thu thập các số liệu

về tình hình trồng Bời lời đỏ trên địa bàn huyện, những thuận lợi khó khăn trongviệc trồng rừng Bời lời đỏ Sử dụng bộ câu hỏi đã được soạn trước để chủ độngtrong việc thu thập thông tin một cách chính xác

Trang 29

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Mang Yang

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lí

Huyện Mang Yang nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, nằm trên trục đườngquốc lộ 19 cách trung tâm tĩnh Gia Lai 40km về hướng đông, phía bắc giáp vớihuyện Kbang, phía nam giáp với huyện Chư sê và Ia Pa, phía đông giá vớihuyện Đăk Đoa, phía tây giáp với huyện Đăk Pơ và Koong Chro

Tổng diện tích tự nhiên 112.676,57 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp:30.031,57 ha chiếm 26,65 %, đất lâm nghiệp 71.404,72 ha chiếm 63,37 %, đấtchưa sử dụng 12.240,41 ha chiếm 9,08 %

Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 105 thôn, làng, tổ dân phố; trong đó: có

01 thị trấn thuộc khu vực I với 13 thôn, làng, tổ dân phố, 07 xã khu vực II với 57thôn, làng; 04 xã khu vực III với 35 thôn, làng Đến cuối năm 2011, dân số toànhuyện có 12.087 hộ với 56.186 khẩu (trong đó: dân tộc Kinh có: 5.366 hộ;22.258 khẩu,chiếm 38,38% dân số; Dân tộc Thiểu số có: 6.721 hộ; 34.627 khẩuchiếm.61,62% dân số) Mang Yang là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp đa sốtrên 80% số hộ làm Nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt

7, 5 triệu đồng/ người/ năm (riêng các hộ đồng bào DTTS đạt: 5,6 tr đồng/người/năm) Tỷ lệ hộ nghèo còn cao năm 2011 có: 3.946 hộ nghèo chiếm: 32,65 %( trong đó: hộ nghèo DTTS: 3.244 hộ chiếm: 26,34%.)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết,Quyết định, chỉ thị, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội, hỗ trợ,giúp đỡ cho đồng bào DTTS Nhờ đó bộ mặt nông thôn vùng đông bào DTTScủa huyện đã có sự phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên

rõ rệt Đồng bào đã tích cực xóa đói ,giảm nghèo, vươn lên làm giàu Các chế độchính sách được ưu tiên cho đồng bào DTTS như: Chương trình: 132; 134; 135;167; 168, Chương trình Định canh - Định cư và nhiều chính sách ưu tiên khácđược thực hiện Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố vữngchắc, mục tiêu phát triển Kinh tế- Xã hội, giữ vững An ninh- Quốc phòng và trật

tự an toàn xã hội ngày càng hoàn thiện

Trang 30

4.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.

Địa hình

Địa hình huyện Mang Yang rất đa dạng, có mức độ chia cắt lớn, có hươngdốc nghiêng dần từ bắc xuống nam và từ hai bên vào giữa có thể chia địa hìnhcủa huyện thành 4 vùng :

- Vùng núi cao phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía đông bắc thuộc các

dãy Chư Pran ( xã Lơ Pang 1.1551 m), dãy kon Bra Đam, Kon san doune (Konthụp 1.572m), dạng địa hình này có độ dốc > 300, độ cao trên 1000m, có độchia cắt mạnh nên khả năng khai thác cho nông nghiệp bị hạn chế nhưng lại lợithế cho phát triễn thủy điện dọc sông Ayun và suối Pơ Yau

- Vùng núi thấp tập trung ở các khu vực có độ cao trung bình 700- 1000m,

thực vật ở đây là rừng lá khộp thường xanh, xen lẫn tre nứa, rừng hỗn giao

- Vùng cao nguyên có độ cao trung bình 400 – 700m, vùng này đất đai

tương đối màu mỡ thuận lợi phát triễn cây công nghiệp dài ngày như cao su, càphê, hồ tiêu,

- Vùng thung lũng hẹp kẹp giữa các khe suối có độ cao dưới 400m, đây là

vùng đất bồi tụ ven khe suối rất phù hợp cho phát triễn cây ngăn ngày nhất làlúa, hoa mùa và chăn nuôi đại gia súc

Thổ nhưỡng:

Toàn bộ có tổng diện tích tự nhiên 112.676,55 ha, được chia thành 12 loạiđất như sau

- Đất phù sa không được bồi: có diện tích 617,8 ha ở các xã Đê Ar, Đăk

Trôi, Kon Chiêng chiếm 0,55% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phù hợpvới cây trồng ngắn ngày

- Đất phù ngoài suối: có diện tích 2.437 ha chiếm 2,16 % tổng diện tích

đất tự nhiên của huyện, phù hợp với cây trồng ngắn ngày

- Đất xám trên phù sa cổ: diện tích 19,8 ha chiếm 0,018% tổng diện tích

đất tự nhiên của huyện

- Đất trên mácma axit và đá cát: có diện tích 4.366 ha chiếm 3,877% tổng

diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất xám bạc màu trên đá mácma axit và đá cát: có diện tích 1.018 ha

chiếm 0,96% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: có diện tích 154,4 ha chiếm 0,13%

tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa đá bọt và đá bazan: có diện tích

2.018,7 ha chiếm 1,793 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

Trang 31

- Đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính: có diện tích 2.015,7 ha

chiếm 1,79% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất nâu đỏ tím trên đá macma bazơ và trung tính: có diện tích 18.513 ha

chiếm 16,440% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính: có diện tích 1.572,1 ha

chiếm 1,396% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất nâu vàng trên đá sét và biến chất: có diện tích 2.118,2 ha chiếm

1,881% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất đỏ trên đá macma axit: có diện tích 40.067,4 ha chiếm 35,581% tổng

diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đât đỏ vàng biến chất do trồng láu nước: có diện tích 397 ha chiếm

0,353% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: có diện tích 836,1 ha chiếm 0,742%

tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

- Đất xói mòn trở sỏi đá: có diện tích 19.112,8 ha chiếm 16,973% tổng

diện tích đất tự nhiên của huyện

a) Khí hậu, thời tiết

Mang Yang do bị ảnh hưởng của khu vực nhiệt đới gió mùa cao nguyênnên có 2 mùa rõ rệt mùa đông khô và ít lạnh, mùa hè ẩm và mát dịu với biên độnhiệt ngày và đêm khoảng 10oC: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió Tây khô nóng thời kỳ đầu của mùa hạ,nhiệt độ có thể trên 35oC, độ ẩm thấp nhất dưới 50%, sương giá hàng năm cókhoảng 4- 5 ngày; sương mù có nhiều hàng năm (gần 100 ngày), giông và mưa

đá cũng thường xẩy ra nhất là vào tháng 5

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc, do địa hình cao chắn gió tạo nênhiện tượng gió phơn khô nóng kéo dài

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.213mm, tập trung vào các tháng 7,8,

9 Số ngày mưa trung bình trong năm là 154 ngày, nhiệt độ trung bình là 21,6

oC; độ ẩm trung bình là 82%.)

b) Thủy văn:

Bão không đổ bộ vào tỉnh Gia Lai nhưng chịu ảnh hưởng mưa lớn trênphạm vi diện rộng, dễ phát sinh lũ và lũ quét Huyện Mang Yang nằm trong lưuvực sông Ba, hệ thống sông suối mật độ tương đối dày, phân bố đều trên khắpđịa bàn, lượng nước tương đối dồi dào rất thuận lợi cho việc phát triển thủy lợi,thủy điện và cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt cho nhân dân Ngoài ra trên đạibàn huyện còn có các nhánh sông suối nhỏ, ngắn, lưu lượng nước tương đối thấp, chỉ có nước vào mùa mưa, mùa nắng thì khô kiệt

Trang 32

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Sản xuất nông - lâm nghiệp

Vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, với tổng giá trị sản xuất đạt 239,24 tỷ đồng,tốc độ tăng trường bình quân 8,44%/năm chiếm tỷ trọng cao, có vai trò quantrọng thúc đẩy các ngành kinh tế khác nên huyện đã tập trung các nguồn lực đểđầu tư, phát triển Trong đó, trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nội bộngành nông nghiệp (chiếm 76,4%)

- Diện tích các loại cây trồng chủ yếu hiện có:

+ Diện tích cây hàng năm: Cây lúa: 4005,9 ha ; cây Ngô: 516 ha; cây chấtbột có củ: 6040 ha; cây hàng năm khác: 509 ha

+ Diện tích cây lâu năm: Cây Cà phê: 3.600 ha; cây Cao su: 3695 ha; cây

Hồ tiêu: 320,9 ha

Huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăngnăng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển một số loại cây trồng có giá trịkinh tế như: cao su, cà phê, cây Hồ tiêu, cây nguyên liệu giấy nhờ đó, tổngdiện tích cây trồng không ngừng tăng qua các năm: năm 2008 là 17.971 ha, đếnnay là 21.900,7 ha tăng 21,9% so với năm 2008; diện tích sử dụng giống mớiđược mở rộng, năng suất bình quân các loại cây trồng chủ yếu đều tăng trong

đó năng suất lúa Đông xuân tăng từ 50tạ/ha lên 53tạ/ha Sản lượng lương thực

có hạt năm 2008 là 16.116 tấn tăng lên 17.468 tấn Đối với cây công nghiệp,diện tích liên tục tăng qua các năm, đạt 7.752,3 ha; trong đó cao su tăng từ 2.334

ha lên 3.695 ha (cao su tiểu điền 1.300 ha); cây hồ tiêu năm 2008:152,6 ha; đếnnăm 2011: 320,9 ha tăng 168,3 ha, cà phê kinh doanh ổn định diện tích 3.666ha đã góp phần đa dạng hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện Thu nhập bìnhquân đầu người toàn huyện: 7,5 triệu đồng/người/năm (riêng khu vực nông thônđạt 5,6 triệu đồng/người/năm), bình quân lương thực đạt 315 kg/người/năm.Đối với chăn nuôi tổng đàn gia súc hiện có: 17.218 con trâu, bò; đàn heo:34.684 con; đàn gia cầm: 58.141 con Việc lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo đượcquan tâm, công tác phòng, chống dịch bệnh được duy trì, thông qua các chínhsách hỗ trợ, đã khuyến khích nông dân mở rộng quy mô chăn nuôi gia súc, giacầm tập trung, hình thành trang trại với quy mô vừa và nhỏ; qua đó phát triển đadạng các mô hình chăn nuôi gắn với nhu cầu của thị trường và mang lại giá trịkinh tế cao như: Bò lai, heo rừng lai, heo sọc dưa, nhím, dê… Nhờ đó, chấtlượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên, tỷ lệ bò lai chiếm 30%, nạchoá đàn heo 40% Phát huy thế mạnh của huyện đã xây dựng các đề án hỗ trợ

Ngày đăng: 11/04/2016, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bình (2004): Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngành lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Giaothông vận tải
Năm: 2004
4. Trần Văn Con (2001): Xác định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng sản xuất vùng bắc Tây Nguyên, Báo cáo khoa học, Viện KHLN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định một số cây trồng chính phục vụ trồngrừng sản xuất vùng bắc Tây Nguyên
Tác giả: Trần Văn Con
Năm: 2001
5. Đặng Đình Bôi và các cộng sự (2002): Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Đặng Đình Bôi và các cộng sự
Năm: 2002
6. Nguyễn Hiền (1991): Thông tin chuyên đề kỹ thuật trồng cây Bời Lời, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin chuyên đề kỹ thuật trồng cây Bời Lời
Tác giả: Nguyễn Hiền
Năm: 1991
7. Bảo Huy (2009):Ước lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây nguyên, Việt Nam – Trường Đại học Tây nguyên 8. Lê Khả Kế (1971): Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ(Litsea glutinosa) trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyệnMang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây nguyên, Việt Nam" – Trường Đại học Tây nguyên8. Lê Khả Kế (1971): "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập II
Tác giả: Bảo Huy (2009):Ước lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây nguyên, Việt Nam – Trường Đại học Tây nguyên 8. Lê Khả Kế
Nhà XB: Nxb Khoahọc kỹ thuật
Năm: 1971
9. Đỗ Tất Lợi (1967): Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1967
10. Lê Thị Lý (1997): Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea Glutinosa c.b.roxb) làm cơ sở cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học củaloài Bời lời đỏ (Litsea Glutinosa c.b.roxb) làm cơ sở cho công tác trồng rừngtại tỉnh Gia Lai
Tác giả: Lê Thị Lý
Năm: 1997
11. Viện Điều tra quy hoạch rừng (1971): Cây gỗ rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà NộiTài liệu tham khảo nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ rừng Việt Nam
Tác giả: Viện Điều tra quy hoạch rừng
Nhà XB: NxbNông nghiệp
Năm: 1971
2. Bhuakuni, D.S., Gupta, S., 1983, Alkaloids of Litsea glutinosa. Plant Med48, 52-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Litsea glutinosa
5. Rabena, A.R., 2007, Sablot (Litsea glutinosa) Lour. Rob.: Bringing it back to the Landscape. Philippine Association of Institytions for Research, Inc.1, 403-412 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Litsea glutinosa
2. Bộ NN và Bộ KHCN (2006): Quy trình kĩ thuật trồng bời lời đỏ. Quyết định số 4108 của Bộ NN&amp;PTNT và Bộ Khoa học công nghệ ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006 Khác
1. Arya, K.R., 2002, Tranditional use of some common plants in indigenous folklore of Dronagiri: A mythic hill of Uttaranchal. Indian J Trandional Knowledge1, 81-86 Khác
3. Majumdar, K., Saha, R., Datta, B. K., Bhakta, T., 2006, Medicinal plants prescribed by different tribal and non-tribal medicine men of Tripura state Khác
4. Prusti, A., Mishra, S. R., Sahoo, S., Mishra, S. K., 2008, Antibacterial Activity of Some Indian Medicinal Plants. Ethnobotanical Leaflets 12, 227-230 Khác
6. Shahadat, H., Bipasha, A., Shahnawaz, S., Masud, K., Rownak, J., Mohammed, R., 2010, Traditional use of medicinal plants in Bangladesh to treat urinary tract infections and sexually transmitted diseases. Ethnobotany Research&amp; Applications8 Khác
7. Singh, S.P., Singh, D., 2010, Biodiesel production through the use of different sources and characterization of oils and their esters as the substitute of diesel: A review. Renewable and Sustainable Energy Reviews14, 200-215 Khác
8. Soewarsono, P.H. 1990. Specific Gravity of Indonesian Woods and its Significance for Practical Use. In FRPDC, Forestry Department (Bogor, Indonesia), p. 123 Khác
9. Somashekhar, B.S., Sharma M., 2002, Traning manual on Propagation techiques of commercially important medicinal plants. Andhra Pradesh State Forest Department, 118 Khác
10. Wang, Y.S., Huang, R., Lu H., Li F. Y., Yang, J. H., 2010, A new 2'- oxygenated flavone glycoside from Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Rob Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w