1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kĩ thuật gieo ươm loài xoay (dialium cochinechiensis pierre) ở huyện k’bang, tỉnh gia lai

64 618 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 14,16 MB

Nội dung

Trước yêu cầu chọn loài cây trồng thích hợp trong kinh doanh, phòng hộ, bảo vệ và phát triển các loài cây bản địa có triển vọng, và được sự hướng dẫn của Thầy giáo - Thạc sĩ Phạm Cường t

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Độ thuần của lô hạt Xoay làm thí nghiệm 35

Bảng 4.2 Kích thước quả của lô hạt Xoay 36

Bảng 4.3 Kích thước hạt của lô hạt Xoay 36

Bảng 4.4 Trọng lượng hạt Xoay của lô hạt thí nghiệm 37

Bảng 4.5 Tỷ lệ nảy mầm và giá trị thực dụng lô hạt giống đem kiểm nghiệm .38 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm 39

Bảng 4.7 Cấp chất lượng 39

Bảng 4.8 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn cây con theo thời gian 41

Bảng 4.9 Tình hình sinh trưởng đường kính gốc theo thời gian 42

Bảng 4.10 Tình hình tăng trưởng số lá theo thời gian 43

Bảng 4.11 Chiều cao vút ngọn ở các mức che bóng khác nhau 45

Bảng 4.12 Đường kính gốc các mức che bóng khác nhau 46

Bảng 4.13 Số lá ở các mức che bóng khác nhau 47

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1 Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế 25

Hình 4.1 Bản đồ tỉnh Gia Lai 28

Ảnh 1: Cây Xoay trưởng thành 31

Ảnh 2: Lâm phần cây Xoay 31

Ảnh 3: Hạt Xoay nảy mầm 41

Ảnh 4: Cây con gieo ươm 2 tháng tuổi 41

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nảy mầm hạt giống theo các công thức khác nhau 38

Biểu đồ 2: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của cây con theo thời gian 42

Biểu đồ 3: Sinh trưởng đường kính gốc của cây con theo thời gian 43

Biểu đồ 4: Tăng trưởng số lá của cây con theo thời gian 44

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Giới thiệu về cây Xoay 3

2.1.1 Vị trí phân loại 3

2.1.2 Đặc điểm hính thái cây Xoay 3

2.1.3 Công dụng và giá trị 4

2.2 Kỹ thuật gieo ươm cây bản địa 5

2.2.1 Kỹ thuật gieo ươm Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) 5

2.2.2 Kỹ thuật gieo ươm Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) 6

2.2.3 Kỹ thuật gieo ươm cây Sến mật (Madhuca pasquieri H J Lam) 7

2.2.4 Kỹ thuật gieo ươm Trắc thối (Dalbergia cochinchinensis Pierre) 8

2.2.5 Kỹ thuật gieo ươm Giáng hương (Pterocarpus pedatus) 9

PHẦN 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

3.1.1 Mục tiêu 12

3.1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

3.2 Nội dung nghiên cứu 12

3.2.1 Một số đặc điểm của khu vực gieo ươm và chăm sóc cây con 12

3.2.2 Đặc điểm vùng phân bố và thu hái hạt giống loài Xoay 13

3.2.3 Đặc điểm sinh thái, hình thái và giá trị sử dụng loài Xoay 13

3.2.4 Phẩm chất gieo ươm của loài Xoay 13

3.2.5 Tình hình sinh trưởng của cây con theo thời gian 13

3.2.6 Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm .13 3.3 Phương pháp nghiên cứu 13

3.3.1 Phương pháp kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống 13

3.3.2 Kiểm tra đặc điểm hình thái quả hạt 17

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Xoay 18

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

Trang 6

4.1 Một số đặc điểm của khu vực gieo ươm và chăm sóc cây con 25

4.1.1 Vị trí địa lý 25

4.1.2 Địa hình, đất đai 26

4.1.3 Khí hậu, thủy văn 26

4.2 Đặc điểm vùng phân bố và kỹ thuật thu hái hạt giống 27

4.2.1 Đặc điểm vùng phân bố loài Xoay 27

4.2.2 Thu hái hạt giống 30

4.3 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử dụng loài Xoay 32

4.3.1 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cây Xoay 32

4.3.2 Phân bố 33

4.3.3 Giá trị của cây Xoay 33

4.3.4 Thực trạng khai thác và sử dụng loài Xoay hiện nay 34

4.4 Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống loài Xoay 35

4.4.1 Độ thuần 35

4.4.2 Kích thước quả hạt 36

4.4.3 Trọng lượng hạt Xoay 37

4.4.4 Tỷ lệ nảy mầm 37

4.4.5 Bảo quản hạt giống 40

4.5 Ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nảy mầm 40

4.5.1.Tình hình nảy mầm và diễn biến của cây mầm 40

4.5.2 Tình hình sinh trưởng của cây con Xoay theo thời gian 41

4.6 Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng cây con 44

4.6.1 Chiều cao vút ngọn 44

4.6.2 Ảnh hưởng chế độ che bóng đến đường kính gốc 46

4.6.3 Số lá 47

PHẦN 5: KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ 49

5.1 Kết luận 49

5.2 Tồn tại 50

5.3 Kiến nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Cây Xoay (Dialium cochinechiensis Pierre) là một loài cây bản địa khá phổ

biến trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới khu vực Tây Nguyên, làloài cây quý có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị khai thác triệt để Nhưnghiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về nhân giống, bảo tồn loài cây có giátrị này Trước yêu cầu chọn loài cây trồng thích hợp trong kinh doanh, phòng

hộ, bảo vệ và phát triển các loài cây bản địa có triển vọng, và được sự hướng

dẫn của Thầy giáo - Thạc sĩ Phạm Cường tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kĩ thuật gieo ươm loài Xoay

(Dialium cochinechiensis Pierre) ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai”.

Nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở thông tin cho việc xây dựng quy trình

kỹ thuật sản xuất cây con Xoay góp phần vào công tác trồng rừng loài cây bảnđịa, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và an sinh xã hội cho người dân

ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.

Các phương pháp thực hiện đề tài: Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống,phẩm chất gieo ươm thông qua các chỉ tiêu như: độ thuần, trọng lượng 1000 hạt,

tỷ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm bình quân, giá trị thực dụng của lô hạt; Kiểmtra đặc điểm hình thái quả, hạt; Thực hiện các thí nghiệm nảy mầm theo cáccông thức khác nhau: Dùng tiêu chuẩn khi bình phương n2 để đánh giá sự saikhác tỷ lệ nảy mầm giữa các công thức thí nghiệm; Nghiên cứu ảnh hưởng củanhân tố ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Xoay: Phân tích phương sai 1nhân tố n lần lặp bằng quy trình Data analysis của Microsoft excel 2010 để tìm

ra công thức che bóng thích hợp cho cây con ở giai đoạn vườn ươm

Qua quá trình thực hiện nghiên cứu tôi đã thu được một số kết quả nổi bật

như sau: Biết được điều kiện tự nhiên tại huyện K’Bang, tỉnh Gia lai và khu vực

nghiên cứu gieo ươm cây giống – Khoa Lâm nghiệp; Biết được các đặc điểmhình thái, sinh thái của loài Xoay tại huyện K’Bang; Qua các thí nghiệm tôithấy: phương pháp xử lý hạt giống hiệu quả nhất là ngâm trong thời gian 12 giờ

ở nhiệt độ bình thường cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 100% Mức che bóngthích hợp nhất của cây con ở giai đoạn vườn ươm trong 2 tháng đầu là che 75%hoặc 100%

Nhưng do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, khả năng và vật liệu cóhạn, thời tiết biến đổi thất thường nên mới nghiên cứu được một số chỉ tiêu trên

Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, nước tưới đếnsinh trưởng của cây con, ảnh hưởng của ruột bầu đến sinh trưởng của cây con vàthời gian xuất vườn hợp lý cho cây trong các đề tài sau này

Trang 8

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều rừng và đất rừng Rừng là tàinguyên vô cùng quý giá và quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới Rừngkhông chỉ có tác dụng về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường mà rừng còn là nơisinh sống của con người và nhiều loài động vật Hiện nay, trên thế giới có rấtnhiều người sống phụ thuộc vào rừng Tại Việt Nam có đến 54 dân tộc thuộchơn 1200 xã vùng cao có cuộc sống gắn liền với rừng

Hiện nay cả nước có 10.423.844 ha là rừng tự nhiên trong đó rừng tự nhiên

có rừng sản xuất là 4.415.855ha (Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013).Những năm trước đây do kế hoạch sản lượng khai thác lớn nên rừng tự nhiên đã

bị khai thác quá mức, khai thác càn đi quét lại làm cho chất lượng rừng bị suythoái Hiện nay chất lượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên rất thấp, diện tích rừnggiàu và trung bình chỉ chiếm khoảng 8%, trong khi đó trạng thái rừng phục hồi,rừng chưa có trữ lượng chiếm khoảng 61% diện tích có rừng tự nhiên của cảnước Trong khi đó, nhu cầu của người dân địa phương đặc biệt là người dânmiền núi lấy gỗ từ rừng tự nhiên để làm nhà, đồ mộc dân dụng rất lớn, do vậyhiện nay người dân vẫn khai thác gỗ rừng tự nhiên để sử dụng, nhưng Nhà nướckhông kiểm soát được Đa số các chủ rừng nhà nước được giao kế hoạch khaithác rừng không có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm tragiám sát Bên cạnh đó, việc thiếu các biện pháp đồng bộ, phù hợp, thiếu sự phốihợp của các cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn, kiểm soát gỗ và sản phẩm

gỗ từ khi khai thác đến chế biến và tiêu thụ cũng là một nguyên nhân dẫn đếnmất rừng và suy thoái rừng tự nhiên trong những năm qua Phải nói rằng tàinguyên rừng nước ta ngày càng suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chấtlượng, nhiều loài cây có giá trị có nguy cơ tuyệt chủng [3]

Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) hay còn gọi là xay, xây hay lá mét.

Là loài cây rừng bản địa, phân bố từ phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trở vào Nam, nhưng chủ yếu tập trungnhiều ở các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum) Xoay là loài cây có giá trịkinh tế rất cao, gỗ rất tốt, màu nâu đỏ, mịn, dẻo, chịu ma sát và chịu nước, ít vặn

và không bị mối mọt, gỗ được ưa chuộng và có thể làm rất nhiều mặt hàng cógiá trị được dùng trong các công trình lâu bền Quả ăn tươi hoặc ngâm rượuuống làm thuốc Hoa là nguồn mật tốt cho ong là một loại Lâm sản ngoài gỗ có

Trang 9

ý nghĩa lớn đối với người dân tại Gia Lai Trong rừng tự nhiên Xoay có thể coi

là “nhóm sinh thái” chủ yếu trong loại hình hỗn giao lá rộng thường xanh đaithấp dưới 800m và thuộc tầng trội của rừng chiếm tới 50% tổ thành rừng Xoay

là loài có tính quần thể trung bình, nó cũng phù hợp với đặc tính mọc rải ráctrong rừng tự nhiên Xoay là cây ra hoa kết quả tương đối đều, hầu như năm nàocũng cho quả Năm sai quả phụ thuộc vào thời tiết và chu kỳ sai quả của loài [2].Hơn thế nữa, hiện nay phục hồi rừng bằng trồng cây bản địa hiện đang thuhút sự chú ý của nhiều nhà khoa học và là vấn đề được sự quan tâm của ngànhlâm nghiệp với những lợi ích mang tính chiến lược không chỉ ở phương diện bảo

vệ sự đa dạng sinh học mà còn cả ý nghĩa kinh tế trong việc phục hồi rừng nhiệtđới Bên cạnh các vấn đề về quản lý, việc tìm hiểu được đầy đủ các đặc điểmsinh vật học, sinh thái học của chúng để dẫn dắt rừng phát triển ổn định, cũngnhư tiến hành các giải pháp kỹ thuật trong nuôi dưỡng, gây trồng đáp ứng đượccác mục đích khác nhau trong kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái Điềuđáng lo ngại là vốn cây bản địa hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chủngloại và số lượng do các hoạt động phá rừng Rừng lá rộng thường xanh đangngày một thu hẹp và dần biến thành đồi trọc Môi trường sống bị phá huỷ, các hệsinh thái rừng bị đe doạ, các loài động thực vật rừng quý hiếm đang đứng trướcnguy cơ bị tuyệt chủng Việc phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa đang trởthành một vấn đề cấp bách Song có một nghịch lý khó giải quyết: gây trồngphát triển cây bản địa là một công việc rất khó khăn và mất nhiều thời gian.Trước yêu cầu chọn loài cây trồng thích hợp trong kinh doanh, phòng hộ,bảo vệ và phát triển các loài cây bản địa có triển vọng, nên tôi tiến hành chọn đề

tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kĩ thuật gieo ươm

loài Xoay (Dialium cochinechiensis Pierre) ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai”.

Trang 10

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu về cây Xoay

Loài: Dialium cochinchinensis Pierre [8]

2.1.2 Đặc điểm hính thái cây Xoay

Xoay là cây gỗ lớn, cao khoảng 25-35m, đường kính 60-80cm; tán hình ô,phân nhiều cành Thân hình trụ thẳng, gốc có bạnh vè lớn, cao đến 3m [2]

Lá kép lông chim một lần lẻ, cuống chung dài 15cm, nhẵn, có 5-7 lá chéthình trứng không đều, dài 4- 7cm, rộng 1,5-3,5cm, đầu thuôn nhọn, gốc trònhoặc tù, không đối xứng, có 6-7 gân bên hình cung; cuống lá có lông thưa, mịn;

lá kèm sớm rụng [2]

Cụm hoa hình chuỳ, phân nhánh nhiều, mọc ở kẽ lá, dài 20-30cm hoặc hơn,

có lông, mang nhiều hoa Hoa rất nhỏ, màu trắng [2]

Quả hình trứng dài, hơi dẹt, dài 1,8cm, rộng 1,3-1,5cm, có phủ lông mềmmàu nâu hoặc nâu xám rất mịn như nhung Hạt 1-2, hình bầu dục hơi dẹt, có vỏcứng màu vàng nâu bóng và một đường vân nhạt Hoa nở vào tháng 4-6, quảchín vào tháng 9 và rải rác đến tháng 12 Ở Gia Lai, chu kỳ sai quả của Xoay là

5 năm [2]

Là cây gỗ lớn khá phổ biến ở Việt Nam, phân bố từ phía Tây Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh, qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam

Ba tỉnh Tây nguyên là vùng tập trung nhiều Xoay nhất, đặc biệt là ở Kon Tum

và Gia Lai Ở Đăk Lăk và Lâm Đồng cũng có Xoay mọc, nhưng ít hơn Cũnggặp Xoay ở các tỉnh Vùng Nam Trung Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh

Trang 11

Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận và các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ như: ĐồngNai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp Trên thế giới: Xoayphân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á bao gồm Myanmar, Thái Lan, Malaysia,Lào và Campuchia [2].

Là loài cây mọc chủ yếu trong các rừng lá rộng thường xanh, ẩm ở trạngthái nguyên sinh hoặc mới bị tác động nhẹ hoặc rừng nữa rụng lá, ở độ cao từ500m đến 1.600m trên mặt biển Vùng có Xoay phân bố thường có nhiệt độ bìnhquân năm trên 20ºC, lượng mưa trên dưới 2.000mm/năm [2]

2.1.3 Công dụng và giá trị

Xoay là cây ăn quả khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam Hàng năm, nhândân vùng có Xoay phân bố thường vào rừng nhặt hàng chục tấn quả Xoay, sau

đó vận chuyển về các đô thị để bán, có cây thu được 2-3 tạ quả/năm [7]

Quả Xoay ăn ngon, được trẻ em và phụ nữ ưa thích vì cơm quả có vị chuadịu rất hấp dẫn Quả được bày bán tại các chợ vùng Tây Nguyên và Đông Nam

Bộ rất nhiều trong vụ quả chín, nhất là vào dịp cuối năm [7]

Ở một số vùng thuộc Tây Nguyên, các cụ cao tuổi thường ngâm quả Xoay

để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá và làm ngon miệng [7]

Cây cũng cho gỗ rất cứng, thớ mịn, nặng, màu trắng có các vân màu vàngnhạt 2 và nâu đỏ Gỗ chịu ẩm và chịu mối mọt, rất bền, được dùng làm gỗ xâydựng trong các công trình lớn, đóng bệ xe, tàu, làm trục ép mía, tà vẹt, dụng cụthể thao, trục bánh xe, làm đồ tiện [7]

Theo tài liệu nước ngoài, vỏ thân cây Xoay có tác dụng làm săn, chữa tiêuchảy ở trẻ em và bệnh nấm da (ringworm) Gỗ thân cây Xoay phối hợp với mộtvài loại gỗ muồng (Cassia) như muồng đen (C siamea) để chế thành dạng chèthuốc, uống chữa bệnh mề đay hoặc bệnh ỉa chảy ở trẻ em [7]

Do mọc ở tầng cao, nhiều cành ngang, tán lại thoáng nên ong rừng rất thíchlàm tổ trên cây Xoay Ở Kon Hà Nừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, có câyXoay đếm được hàng chục tổ ong trên cành Nhiều dân tộc ở Tây Nguyên rấtchú ý bảo vệ loài cây quý này [7]

Hiện nay, chưa có nơi nào trồng Xoay, việc khai thác gỗ và quả Xoay hoàntoàn dựa vào các cây mọc trong rừng tự nhiên

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn: Xoay là một cây Lâm sản ngoài gỗ đatác dụng cần phải nghiên cứu để đưa vào trồng trọt Quả Xoay là một nguồn lợilớn của dân địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho họ Xoay được đưavào Sách Đỏ Việt Nam (Tập II, phần thực vật, năm 1996) [7]

Trang 12

2.2 Kỹ thuật gieo ươm cây bản địa

Vì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về gieo ươm loài cây Xoay Nênthông qua một số phương pháp gieo ươm cây bản địa tôi tiến hành xây dựngphương pháp thử nghiệm gieo ươm loài cây Xoay Một số loài đã được nghiêncứu sau:

2.2.1 Kỹ thuật gieo ươm Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.)

2.2.1.1 Xử lý hạt giống

0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 70oC từ

6 - 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm(nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm Sau 4 – 5 ngày hạt nẩy mầm có thểđem đi gieo [9]

2.2.1.2 Gieo ươm

a) Chuẩn bị bầu đất:

Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm, 9 x 18 cm hoặc 17x25 cm đựng hỗn hợp ruộtbầu Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai.Đất làm ruột bầu được đập và sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thậtđầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảngcách giữa 2 luống 0,4 m [9]

b) Cấy hạt vào bầu:

Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày Chọnnhững hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lổgiữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt,bên trên dùng dàn che nắng 40-50 % tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt [9]

2.2.1.3 Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối Khi cây còn nhỏ,mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần [9]

Khi cây con được 3-6 tháng tuổi, đạt chiều cao 5 – 10 cm, tiến hành dỡ dầndàn che còn khoảng 20 – 25% Cây đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảobầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây cócùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc Thời điểm này cóthể dỡ bỏ giàn che hoàn toàn.Việc mở dàn che và điều chỉnh ánh sáng cho cây

Trang 13

con các tháng tiếp theo là cần thiết và đảm bảo trước khi đem cây ra trồng 1tháng , cây con phải được đưa ra ngoài ánh sáng hoàn toàn [9].

Cây con trong vườn ươm thường xuyên được kiểm tra để kịp thời xử lýtránh bị một số loại bệnh và côn trùng Cần bón thúc cho những cây sinh trưởngkém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước thông thường [9].Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượngnước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiệnkhó khăn khi đem đi trồng Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 5 - 6 tháng,cây có chiều cao 30 - 45 cm, đường kính cổ rễ 3 – 4 mm thì có thể đem xuấtvườn [9]

2.2.2 Kỹ thuật gieo ươm Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa)

2.2.2.1 Xử lý hạt giống

Hạt giống trước khi gieo được mài nhẹ làm mòn một phần vỏ hạt để nước

có thể thấm vào bên trong hạt, chỉ nên mài bên hông hạt, tránh làm tổn thươngphôi hạt, ngâm hạt trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau

đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 40oC từ 6 - 8 giờ, hạt được vớt ra

và ủ trong túi vải Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạtphải luôn luôn ẩm Sau 3 – 4 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo [11]

2.2.2.2 Gieo ươm

a) Chuẩn bị bầu đất:

Dùng túi bầu PE 10 x 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu Thành phần ruột bầugồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai Đất làm ruột bầu được đậpsàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống cóchiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m [11]

b) Cấy hạt vào bầu:

Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày Chọnnhững hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữabầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt, dùng rơm(hoặc cỏ khô, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bêntrên dùng dàn che nắng 50% – 70% Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiềutối), đủ ẩm Sau 4 – 5 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ,

cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay Chú

ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm [11]

Trang 14

2.2.2.3 Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối Khi cây còn nhỏ,mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần [11]

Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về khônggian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, nhữngcây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây conmột cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khácnhau từ 30 – 50 % Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra [11]

Khi cây con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trườnghợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau đểtiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởngkém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-

8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước [11]

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượngnước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiệnkhó khăn khi đem trồng rừng [11]

Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 5 - 6 tháng, cây có chiều cao tốithiểu 35 cm, đường kính cổ rễ 4 – 7 mm thì có thể đem xuất vườn [11]

2.2.3 Kỹ thuật gieo ươm cây Sến mật (Madhuca pasquieri H J Lam)

2.2.3.1 Xử lý hạt giống

vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 50-60oC từ 6 - 8 giờ rồi gieo thẳngvào bầu hoặc luống không cần qua khâu xử lý hạt [6]

2.2.3.2 Gieo ươm

a) Tạo bầu:

Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm, 9 x 18 cm hoặc 17x25 cm đựng hỗn hợp ruộtbầu Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai.Đất làm ruột bầu được đập và sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thậtđầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảngcách giữa 2 luống 0,4 m [6]

b) Cấy hạt vào bầu:

Trang 15

que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieohạt vào, bên trên dùng dàn che nắng 50% trong giai đoạn che bóng vườn ươm [6].

2.2.3.3 Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối Khi cây còn nhỏ,mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần Phải thường xuyên nhổ cỏ phá váng và giữ cho độ

ẩm cho cây con trong vườn ươm Thời gian chăm sóc cây con trong vườn ươmkéo dài 6-8 tháng Khi xuất vườn, cây con đã có 6-8 lá, chiều cao đạt 25-30 cm,đường kính cổ rễ 3-5mm Ngừng chăm sóc trước khi đem trồng 1-2 tháng [6]

2.2.4 Kỹ thuật gieo ươm Trắc thối (Dalbergia cochinchinensis Pierre)

2.2.4.1 Xử lý hạt giống

0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 50-60oC

từ 8-12 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải Hằng ngày rửa chua bằng nước

ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm Sau 4 – 5 ngày hạt nẩy mầm cóthể đem đi gieo [10]

2.2.4.2 Gieo ươm

a) Tạo bầu:

Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm, 9 x 18 cm hoặc 17x25 cm đựng hỗn hợp ruộtbầu Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai.Đất làm ruột bầu được đập và sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thậtđầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảngcách giữa 2 luống 0,4 m [10]

b) Cấy hạt vào bầu

Dùng que tre có đường kính 1cm chọc xuống bầu theo chiều sâu của rễmầm tạo nên lỗ trống Bỏ rễ mầm vào lỗ sao cho rễ nằm hoàn toàn trong đất rồidùng đất lấp lại, không nên nén quá chặt Sau khi cấy thì tưới nước vào bầu [10]

2.2.4.3 Chăm sóc cây con

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối Khi cây còn nhỏ,mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần [10]

Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về khônggian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những

Trang 16

cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây conmột cách hợp lý Mức che bóng thích hợp nhất của cây con ở giai đoạn vườnươm trong 2 tháng đầu là che 100%, vì cây trắc là cây ưa sáng nhưng nó chịubóng ở giai đoạn đầu cây Tình hình sinh trưởng của cây con khá tương đồngtrong những thời gian bằng nhau, do đó cần quan tâm chăm sóc ở mọi thời điểmtrong các giai đoạn, cung cấp thêm phân bón cho cây [10].

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượngnước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiệnkhó khăn khi đem trồng rừng [10]

Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 5 - 6 tháng, cây có chiều cao tốithiểu 20-25 cm thì có thể đem xuất vườn [10]

2.2.5 Kỹ thuật gieo ươm Giáng hương (Pterocarpus pedatus)

2.2.5.1 Xử lý hạt giống

Trái giáng hương sau khi đem về phải được tách lấy hạt ra bằng kéo cắtcành và tác động vỏ hạt Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím

trong nước ấm 70oC từ 6 - 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải Hằng ngàyrửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm Sau 4 – 5ngày hạt nảy mầm có thể đem đi gieo [12]

b) Cấy hạt vào bầu

Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày Chọnnhững hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lổgiữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt,bên trên dùng dàn che nắng 50 % [12]

2.2.5.3 Chăm sóc cây con

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối Khi cây còn nhỏ,mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần [12]

Trang 17

Khi cây con đạt chiều cao 5 – 10 cm, tiến hành dỡ dần dàn che còn khoảng

20 – 25% Cây đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránhtrường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều caovới nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc Thời điểm này có thể dỡ bỏ giànche hoàn toàn [12]

Cần bón thúc cho những cây sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfátđạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bónthúc phải tưới lại bằng nước thông thường [12]

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượngnước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiệnkhó khăn khi đem đi trồng [12]

Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 8 12 tháng, cây có chiều cao 30

-45 cm, đường kính cổ rễ 5 – 6 mm thì có thể đem xuất vườn.[12]

- Phương pháp gieo ươm:

Chuẩn bị bầu đất: Vỏ bầu bằng Polyetylen, kích thước phù hợp Bầu có đáyphải đục lỗ thoát nước Ruột bầu: Dùng lớp đất mặt vườn ươm hoặc đất rừng.Đất đập nhỏ, loại bỏ rễ cây Thành phần ruột bầu: Bao gồm 85 - 90% đất +15 –10% phân chuồng hoai, hoặc lân vi sinh 3-5% Hỗn hợp được trộn đều, bầuđóng chắc đảm bảo độ tơi xốp Bầu xếp trên luống nổi hoặc luống chìm tuỳ độthoát nước của vườn ươm Xung quanh tạo gờ để giữ ẩm

Cấy hạt vào bầu: Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước

đó 1 ngày Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọnmột đầu để tạo lỗ giữa bầu độ sâu phù hợp với kích thước hạt mầm rồi gieo hạtvào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, bên trên dùng dàn che nắng tùy theoloài khoảng 50- 100%

Trang 18

- Phương pháp chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm:

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối Khi cây còn nhỏ,mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần

Cây đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp

rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau đểtiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc

Cần bón thúc cho những cây sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfátđạm hoặc NPK pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước thôngthường Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảmlượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần vớiđiều kiện khó khăn khi đem đi trồng Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 8 -

12 tháng, cây có chiều cao 20 - 40 cm, đường kính cổ rễ 5 – 6 mm thì có thểđem xuất vườn

Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làmsạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc đô nồng

độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần Khiphát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch Booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2,

10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền Nếu sâu ăn lá hoặc một số côntrùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methylparathion 0,1% để phun Nên phun thuốc vào buổi chiều Sau khi phun thuốc 2 –

3 giờ thì tưới lại bằng nước thông thường

Đây là cơ sở khoa học cho việc tiến hành các công thức thí nghiệm nghiêncứu về kỹ thuật gieo ươm loài cây Xoay

Trang 19

PHẦN 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu

3.1.1.1 Mục tiêu chung

Nhằm cung cấp cơ sở thông tin cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật sảnxuất cây con loài Xoay góp phần vào công tác trồng rừng loài cây bản địa, bảotồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và an sinh xã hội cho người dân ở huyệnK’Bang, tỉnh Gia Lai

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu được những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài vàphẩm chất gieo ươm của hạt giống;

- Tìm ra phương pháp xử lý hạt giống hiệu quả nhất;

- Xác định chế độ che bóng phù hợp cho cây Xoay ở giai đoạn vườn ươm;

- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cây giống loài Xoay đạt hiệuquả cao nhất trong giai đoạn vườn ươm

3.1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài cây Xoay phân bố tự nhiên tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

3.1.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm điều tra, tìm hiểu và thu thập các vật liệu liên quan về loài Xoay

tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai;

- Địa điểm bố trí các thí nghiệm gieo ươm: Thực hiện tại vườn ươm Khoa

Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Một số đặc điểm của khu vực gieo ươm và chăm sóc cây con

- Vị trí địa lý

- Địa hình, đất đai

Trang 20

- Khí hậu, thủy văn

3.2.2 Đặc điểm vùng phân bố và thu hái hạt giống loài Xoay

- Đặc điểm vùng phân bố loài Xoay ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

- Thu hái hạt giống

3.2.3 Đặc điểm sinh thái, hình thái và giá trị sử dụng loài Xoay

- Thời gian nảy mầm bình quân lô hạt

- Giá trị thực dụng của lô hạt

3.2.5 Tình hình sinh trưởng của cây con theo thời gian

Các chỉ tiêu sinh trưởng là chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ, số lá

3.2.6 Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm

Các chỉ tiêu sinh trưởng là chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ, số lá

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống

3.3.1.1 Lấy mẫu

Lấy theo 3 cấp: Mẫu gốc, mẫu bình quân và mẫu kiểm tra

- Mẫu gốc là mẫu lấy đều, đại diện trực tiếp từ lô hạt, lấy cả lớp trên, giữa

và dưới của lô hạt

- Mẫu bình quân: từ mẫu gốc, dùng phương pháp chữ thập lấy ra một sốmẫu bình quân, lấy theo hai nữa đối nhau

- Mẫu kiểm tra: từ mẫu bình quân lấy ra một số hạt theo phương pháp chữthập để kiểm tra một chỉ tiêu nào đó

Trang 21

Trong đó:

ĐS: Độ thuần của mẫu kiểm tra

M S: Trọng lượng của phần hạt tinh khiết

Tiến hành lặp lại 3 lần rồi lấy trung bình cộng

* Trọng lượng của hạt: Thường tính theo trọng lượng 1000 hạt thuần Dohạt Xoay thuộc loại kích thước cũng khá lớn nên tôi tính trọng lượng 100 hạt

Từ mẫu đã phân tích độ thuần đếm ngẫu nhiên 100 hạt rồi đem cân, lặp lại 3 lầnnhư vậy, từ trị số bình quân của 3 lần lặp suy ra trọng lượng 1000 hạt của lô hạt

- Biện pháp xử lý hạt giống:

+ Công thức 1: Ngâm vào nước lạnh trong 12 giờ;

+ Công thức 2: Ngâm vào nước nhiệt độ 54oC trong 12 giờ;

+ Công thức 3: Ngâm vào nước nhiệt độ 54oC trong 24 giờ;

Trang 22

+ Công thức 4: Ngâm vào nước nhiệt độ 54oC trong 36 giờ;

+ Công thức 5: Ngâm vào nước nhiệt độ 54oC trong 48 giờ

Ngâm hạt: Theo tỷ lệ 1 hạt 5 nước, tỷ lệ tính theo thể tích; Mỗi công thứcđều làm 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 hạt Sau đó ủ vào túi vải, mỗi ngày rửa chua 1lần, trong những ngày trời rét thì rửa chua bằng nước ấm

Thời gian thí nghiệm nảy mầm được tính từ ngày bắt đầu làm thí nghiệmcho đến lúc kết thúc thí nghiệm

Phiếu theo dõi tỷ lệ nảy mầm:

Tên TN: Ủ mầm hạt cây Xoay

Số lượng hạt theo từng công thức:

Ngâm trong nước nóng 54oC ( 3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh)

Bảng theo dõi số liệu thí nghiệm nảy mầm của hạt Xoay sau khi ủ:

tháng

Côngthức 1

Công thức 2

Côngthức 3

Công thức 4

Côngthức 5

ThờitiếtL

1

L2

L3

L1

L2

L3

L1

L2

L3

L1

L2

L3

L1

L2

L31

n : Số hạt nảy mầm

N : Số hạt đem thí nghiệm

Trang 23

Bảng cấp chất lượng

Công thứcCấp chất lượng

qi: Số hạt nảy mầm ở công thức i (thời gian)

vi: Số hạt không nảy mầm ở công thức i (thời gian)

+ Nếu H0 : Thời gian ngâm có ảnh hưởng tới sự nảy mầm

Sử dụng tiêu chuẩn n2 để kiểm tra giả thuyết Ho

l

t l n

2)(

2

2 05

2

 với k = (r-1) x (c-1) bậc tự do thì giả thiết Ho được chấpnhận

Trang 24

 thì giả thiết Ho bị bác bỏ, nghĩa là công thức thí nghiệm

có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

Qua đó chọn được công thức thí nghiệm có tỷ lệ nảy mầm cao nhất làm cơ

sở cho việc gieo ươm hạt giống sau này

* Thời gian nảy mầm bình quân: Là số ngày bình quân cần thiết trong quátrình nảy mầm Sử dụng tiêu chuẩn n2 để kiểm tra giả thuyết Ho.

- Công thức tính:

.

c C b B a A

Trong đó:

TGtb : Thời gian nảy mầm bình quân

A, B, C … : Thời gian

a ,b ,c … : Số hạt nảy mầm tương ứng của từng thời gian

* Giá trị thực dụng của lô hạt:

- Giá trị thực dụng của lô hạt được căn cứ vào độ thuần và tỷ lệ nảy mầm

ĐS: Độ thuần của lô hạt

TL: Tỷ lệ nảy mầm của lô hạt

3.3.2 Kiểm tra đặc điểm hình thái quả hạt

3.3.2.1 Lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu giống với kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống Mỗimẫu lấy 30 quả, 30 hạt để đo kích thước chiều dài, chiều rộng, làm 3 lần lặp tínhtrung bình của 3 lần đó

Trang 25

Căn cứ vào kích thước chiều dài, chiều rộng quả, hạt để xác định hình tháibên ngoài của quả, hạt.

Công thức tính:

Chiều dài: Ltb = 3

3 2

1 L L

Chiều rộng: Rtb = 3

3 2

1 R R

Trong đó:

Ltb , Rtb : là chiều dài và chiều rộng trung bình

L1, L2, L3; R1, R2, R3 : là chiều dài và chiều rộng trung bình của các lần lặp

3.3.2.3 Xác định màu sắc quả hạt

Dùng mắt thường quan sát màu sắc bên ngoài quả, hạt

3.3.2.4 Tính toán và xử lý số liệu:

Các chỉ tiêu đều được tính toán theo giá trị trung bình cộng của các lần lặp

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Xoay

3.3.3.1 Dụng cụ nghiên cứu

- Thước có kẻ vạch đến mm dùng để đo chiều cao;

- Thước kẹp Panme dùng để đo đường kính gốc;

- Túi bầu Polietylen, đất đóng bầu, phân vi sinh, nan tre

3.3.3.2 Chuẩn bị thí nghiệm

- Hỗn hợp ruột bầu gồm: Đất trồng tầng A, B đã sàng qua lưới mắt cáo

đường kính 0.5cm

- Túi bầu Polietylen kích thước 9×14cm, được cắt ở hai góc

- Dùng que tre có đường kính 1cm chọc xuống bầu theo chiều sâu của rễmầm tạo nên lỗ trống Bỏ rễ mầm vào lỗ sao cho rễ nằm hoàn toàn trong đất rồidùng đất lấp lại, không nên nén quá chặt Sau khi cấy thì tưới nước vào bầu

Trang 26

- Cách xếp bầu: Mỗi ô một công thức thí nghiệm gồm 10 bầu 1 hàng, xếpthành 3 hàng, các bầu xếp gần nhau.

- Che bóng hợp lý

- Tưới nước ngày 2 lần (trừ những ngày mưa)

- Làm cỏ thường xuyên, 2 tuần phá váng một lần, nếu phát hiện sâu bệnhthì loại bỏ

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mức độ che bóng tới sinh trưởng của câycon Xoay

Đối với phương pháp bố trí thí nghiệm 1 nhân tố bố trí theo khối ngẫunhiên đầy đủ 3 lần lặp, đo đếm 30 cây/công thức Thí nghiệm bố trí theo sơ đồsau:

Công thức

+ Chiều cao vút ngọn đo bằng thước thẳng có chia vạch đến mm;

+ Đường kính gốc đo bằng thước kẹp kính(thước Panme) có khắc vạch đến mm

Trang 27

Stn : là tổng diên tích thí nghiệm

- Cách làm dàn che:

Dùng nan tre có bề rộng 1cm đan thành phên

Gọi x là khoảng cách giữa các nan tre (x >0)

Do đó, tổng diện tích thí nghiệm của một ô là: (x+1)2

Tổng diện tích che bóng trong một ô là: (x+1)2 – x2

Vậy với độ tàn che là:

+ 0%: không che

2 2

) 1 (

) 1 (

kính gốc (D 00 ) và số lá(L):

Cây ươm ở thời kỳ đầu, các tổ chức tế bào còn non yếu, dưới ánh sáng trực

xạ và phản xạ mạnh cây sẽ bị khô héo, cháy rám Vì vậy, che nắng có ý nghĩaquan trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây con

Trang 28

Số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng được ghi vào bảng sau:

Trang 29

Trong đó:

+ H vn (cm): chiều cao vút ngọn bình quân của mỗi lần đo Chiều cao câyđược đo bằng thước khắc vạch đến mm

đo bởi thước Palme

+ L : số lá bình quân của mỗi lần đo đếm

Qua quá trình theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu, kết quả sinh trưởng của câycon ở 5 công thức được ghi vào bảng sau:

Si: Là tổng các giá trị quan sát của công thức thứ I

Xi: Là gía trị trung bình của các giá trị quan sát ở công thức thứ i

Để xem xét giữa các cấp của nhân tố tác động có ảnh hưởng giống haykhác nhau đến sinh trưởng của cây và tìm ra được cấp tác động tốt nhất của nhân

tố này ta lần lượt xét:

- Biến động theo nhân tố (VA)

- Biến động ngẫu nhiên (VN)

Phân tích phương sai 1 nhân tố n lần lặp: bằng quy trình Data analysis củaMicrosoft excel 2010

Trang 30

Bước 1: Click Data trên thanh thực đơn.

Bước 2: Trong hộp thoại Data chọn Data Analysis.

Bước 3: Trong hộp thoại Data Analysis: chọn Anova Single Factor – Click OK Bước 4: Trong hộp thoại Anova khai báo các thông tin:

- Input range: Địa chỉ khối dữ liệu

- Grouped by: Chọn Columns hoặc Rows

- Đánh dấu vào Label in first colum (row)

- Output range: Địa chỉ ô bên trái nơi xuất kết quả

Bước 5: Click OK.

Xuất hiện hộp thoại Anova: Single Factor

Bình phương btrung bình (MS)

Giá trị thống kê (F crit)

n là tổng các giá trị quan sát

So sánh F tính với F05 tra bảng với bậc tự do KK12 = a-1 = n-a

K2 =n-a

Trang 31

+ Nếu F tính  F05 : nhân tố A có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu;

+ Nếu F tính < F05 : nhân tố A không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu

- Tiến hành tìm công thức có hiệu quả nhất Cách đơn giản nhất là chọn hai

số bình quân lớn thứ nhất và lớn thứ hai để so sánh tiêu chuẩn

N

2 1

n

1 n

1 S

X X

Trong đó:

n1: là số lần lặp của công thức có giá trị bình quân lớn nhất

n2: là số lần lặp của công thức có giá trị bình quân lớn thứ hai

Nếu n1= n2 =m

2 S

X X

N

2 1

S 2

X X

2 2 1

+ Nếu t > t05 kết luận giữa hai số trung bình được chọn có sự sai khác rõ

và chọn công thức có số trung bình lớn nhất làm công thức có hiệu quả

+ Nếu t  t05 kết luận giữa hai số trung bình được chọn không sự saikhác rõ Do đó phải dựa vào lợi ích kinh tế, ít chi phí để chọn công thức có hiệuquả

Trang 32

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Một số đặc điểm của khu vực gieo ươm và chăm sóc cây con

4.1.1 Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của tiểu vùng Bắc Trung Bộ, là tỉnh cựcbắc của vùng duyên hải miền Trung và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung Tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 5 huyện (huyện PhongĐiền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc) với 50 xã, 2 thị xã HươngThủy và Tứ Hạ Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 5.062,59 km², chiếm hơn1,5% diện tích toàn quốc và nằm ven biển vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam Tỉnh

có tọa độ 16o12’00” đến 16o21’00” độ vĩ Bắc và 107018’00” đến 108o00’00” độkinh Đông [13]

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị

Phía Đông giáp biển Đông

Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam

Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(Nguồn: Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, 2010)

Hình 4.1 Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày đăng: 11/04/2016, 10:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Tổng cục lâm nghiệp - Tài nguyên rừng Việt Nam, 2010 Khác
[2] Bùi Thanh Hằng, Ngô Văn Cẩm – Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam Khác
[3] Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp năm 2013 [4] Sách đỏ Việt Nam – 2000 Khác
[5] Thống kê ứng dụng trong lâm sinh học- P.T.S Ngô Kim Khôi- Trường đại học Lâm nghiệp 1993 Khác
[6] Tổng cục Lâm nghiệp Vườn quốc gia Tam Đảo Tài liệu tham khảo trên các trang websites:[7] http://tailieu.vn Khác
[10] Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm loài trắc thối (Dalbergia cochinchinensis Pierre) ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Tạp chí NN&amp;PTNT, 2014 Khác
[14] gialai.gov.vn/Pages/glp-bando-glpsite-1.htm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w