KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đặc điểm vùng phân bố và kỹ thuật thu hái hạt giống 1. Đặc điểm vùng phân bố loài Xoay
4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý
K’Bang là một huyện miền núi Đông Trường Sơn, nằm ở phía Đông Bắc
tỉnh Gia Lai. Diện tích 1.845,23 km², dân số 57.397 người. Mật độ dân số 28 người/km2. Phía tây giáp huyện Đắk Đoa, Mang Yang, phía nam giáp với các huyện Đắk Pơ và thị xã An Khê, phía bắc giáp với huyện Plong tỉnh Kon Tum và phía đông giáp với Quảng Ngãi và Bình Định [14].
(Nguồn: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2010 Hình 4.1 Bản đồ tỉnh Gia Lai
b) Ðịa hình:
Vùng núi chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, mang kiểu phân cắt mạch như dãy An Khê, Ngọc Linh, Chư Dù, có diện tích là 6.909 km², có đỉnh cao nhất cao trên 2.023 m. Vùng cao nguyên có diện tích 5.800 km², Cao nguyên Kon Hà Nừng có diện tích 1.250 km², kiểu đất bazan cổ với nền đất chính là feralít nâu đỏ, độ cao trung bình 700 đến 800m. Cao nguyên Pleiku có diện tích
4.550 km² nền đất đồng nhất là đá đỏ bazan dạng vòm bất đối xứng. Vùng trung du và đồng bằng chiếm 3/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng trũng gồm vùng An Khê và vùng Cheo Reo, Phú Túc có diện tích 2.786 km², đất trong vùng gồm 2 nhóm vàng xám trên đá Mắc ma axít và phù xa có độ cao trung bình 200 đến 300 m. Ðiểm cao nhất 2.023 m; điểm thấp nhất 200m; độ cao trung bình là 500m so với mặt nước biển [14].
c) Khí hậu:
Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mùa đông khô và ít lạnh, mùa hè ẩm và mát dịu với biên độ nhiệt ngày và đêm khoảng 10oC. Lượng mưa trunh bình hàng năm là 2.200 mm, do tác động của gió mùa và địa hình mà Gia Lai hình thành 4 tiểu vùng khí hậu: Vùng sâu lục địa thấp nghiêng dần về phía Tây- Tây Nam, lượng mưa cao nhất khoảng 2.400 mm. Vùng sườn Cao Nguyên chạy dọc theo quốc lộ 14, khí hậu ôn đới mát mẻ, lượng mưa khoảng 2.200 mm.
Vùng trũng Cheo Reo- Phú Túc, khí hậu nóng, lượng mưa thấp, khoảng 1.200- 1.600 mm. Vùng núi cao tiếp giáp giữa vùng Tây nguyên và vùng Duyên hải Trung Trung bộ, vùng này mùa mưa thường muộn hơn các nơi khác [14].
Những hiện tượng thời tiết đáng chú ý của Gia Lai là hạn thường xẩy ra vào cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau; gió Tây khô nóng thời kỳ đầu của mùa hạ, nhiệt độ có thể trên 35oC, độ ẩm thấp nhất dưới 50%, sương giá hàng năm có khoảng 4- 5 ngày; sương mù có nhiều hàng năm (gần 100 ngày), dông và mưa đá cũng thường xẩy ra nhất là vào tháng 5 (đầu mùa mưa). Bão không đổ bộ vào Gia Lai nhưng chịu ảnh hưởng mưa lớn trên phạm vi diện rộng, dễ phát sinh lũ và lũ quét [14].
4.2.1.2. Kinh tế - xã hội
K’Bang là huyện miền núi của tỉnh Gia Lai. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của K’Bang đã có chuyển biến mạnh mẽ nhờ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Cụ thể là những kết quả khả quan từ việc thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi đi liền với việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và các phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ, đặc biệt là việc sử dụng và phổ cập các giống mới cho năng suất, chất lượng cao thay thế các giống địa phương, giống cũ đã thoái hoá năng suất chất lượng thấp. Các loại cây trồng vật nuôi chính của K’Bang hiện nay là lúa nước (1.560ha), lúa rẫy (1.185ha), nhóm cây tinh bột (1.145ha), cây công nghiệp hàng năm (4.039ha),
cây công nghiệp lâu năm (3.288ha), đàn gia súc (50.292 con). Đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy trong khu vực [14].
Về công nghiệp, mặc dù trên địa bàn chưa có nhà máy chế biến với quy mô lớn nhưng K’Bang vẫn được đánh giá là điểm sáng trong các hoạt động đầu tư phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, riêng 9 tháng đầu năm 2007 tăng 34,5%. Trong đó, công nghiệp chế biến chiếm hơn 80% với sản phẩm chính từ gia công, chế biến hàng nông lâm sản. Về đầu tư xây dựng cơ bản, huyện cũng đã tập trung chỉ đạo cải cách các thủ tục đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các dự án xây dựng cơ bản. Nhờ vậy, đến nay, nhiều công trình được đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số [14].
Ông Phan Minh Trúc - Chủ tịch UBND huyện K’Bang tâm sự, việc dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá bước đầu đã có những khởi sắc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới ở K’Bang.
Mục tiêu của huyện hiện nay là đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
4.2.2. Thu hái hạt giống 4.2.2.1. Chọn cây mẹ
Trong kỹ thuật thu hái hạt giống, việc trước tiên là phải chọn cây lấy giống thích hợp. Nếu chọn cây không thích hợp thì có thể thất bại trong việc gây giống cây trồng.
Chọn cây lấy hạt giống: Cây lấy hạt giống phải là những cây mẹ sinh trưởng và phát triển tốt, cây có nguồn hạt giống phong phú, có phẩm chất tốt.
Cây giống là cây có tuổi thọ cao, ít bị sâu bệnh hại, cây có điểm ưu trội về sinh trưởng, hình dạng và các đặc tính mong muốn khác.
Ảnh 1: Cây Xoay trưởng thành Ảnh 2: Lâm phần cây Xoay
4.2.2.2. Thời điểm thu hái hạt giống
Thời điểm thu hái hạt là tháng 9 - 11. Vào thời điểm đó hạt Xoay đã chín, tích tụ đủ vật chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng của cây mầm sau này.
Đặc điểm bên ngoài của vỏ quả lúc này có phủ lông mềm màu nâu hoặc nâu xám rất mịn như nhung và bắt đầu có hiệu ứng chín rụng.
4.2.2.3. Phương pháp thu hái
Biện pháp thu hái phù hợp nhất là chặt cành có chứa quả để lấy quả tránh tác động mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
\4.2.2.4. Phương pháp cất trử bảo quản hạt sau thu hái
Hạt hái về được tiến hành vệ sinh loại bỏ hết cuống, lá cành nhánh, sỏi đá lẫn lộn. Đồng thời loại bỏ những quả xấu, quả bị sâu hại, thối, quả non, dập nát.
Sau đó, tách phần cơm ra để lấy hạt đem phơi khô và khi hạt đã khô thì có thể cho vào bao tải nhưng phải đảm bảo thoáng khí và kiểm tra thường xuyên
4.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử dụng loài Xoay