Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống loài Xoay 1. Độ thuần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kĩ thuật gieo ươm loài xoay (dialium cochinechiensis pierre) ở huyện k’bang, tỉnh gia lai (Trang 42 - 46)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống loài Xoay 1. Độ thuần

Tính toán độ thuần để làm cơ sở cho việc quyết định số lượng hạt giống đem gieo. Nếu độ thuần thấp tức là tạp vật nhiều, hạt tinh khiết ít, giá trị của lô hạt kém. Nếu độ thuần quá thấp thì không thể đem gieo được, cần phải tiếp tục sàng lọc để bỏ tạp vật rồi mới đem gieo hoặc bảo quản.

Bảng 4.1. Độ thuần của lô hạt Xoay làm thí nghiệm

Lần lặp Độ thuần (%)

1 91,25

2 92,01

3 92,11

Trung bình 91,79

(Nguồn: Thí nghiệm, 2015) Số liệu ở bảng trên cho thấy rằng, độ thuần lô hạt giống loài Xoay khá cao, bình quân đạt trên 91,79%. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác thu hái hạt giống. Tỷ lệ lẫn tạp chất thấp, chủ yếu là những hạt nhỏ, hạt nhăn nheo không đảm bảo chất lượng. Lô hạt giống được thu hái trong quá trình nghiên cứu do đó tỷ lệ lẫn tạp chất như cành nhánh, lá khô hay đất đá là không có. Độ thuần cao sẽ cho lô hạt giống có phẩm chất tốt và đưa lại tỷ lệ nảy mầm cao.

Những lô hạt giống có độ thuần thấp hơn 91,79% cần phải xem xét và kiểm tra

thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá đúng phẩm chất lô hạt giống.

4.4.2. Kích thước quả hạt Kích thước quả:

Qua đo kích thước chiều dài, chiều rộng của 30 quả Xoay, lặp lại 3 lần có bảng kết quả sau:

Bảng 4.2. Kích thước quả của lô hạt Xoay

Lần lặp Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)

1 1,89 1,37

2 1,87 1,37

3 1,86 1,37

Trung bình 1,87 1,37

(Nguồn: Thí nghiệm, 2015) Kích thước hạt:

Sau khi đo xong kích thước quả thì tiến hành đo kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều dày của 30 hạt Xoay, lặp lại 3 lần có bảng kết quả sau:

Bảng 4.3. Kích thước hạt của lô hạt Xoay

(Đơn vị: cm) Lần lặp Chiều dài Chiều rộng Chiều dày

1 1,27 0,87 0,42

2 1,06 0,84 0,45

3 1,03 0,85 0,44

Trung bình 1,12 0,85 0,44

(Nguồn: Thí nghiệm, 2015) Nhận xét: Quả Xoay có hình dạng bầu dục có chiều dài trung bình 1,87cm, chiều rộng trung bình 1,37cm nhưng hạt lại có kích thước khá lớn so với các loại hạt giống khác có chiều dài trung bình 1,12cm, chiều rộng trung bình 0,85cm và chiều dày trung bình 0,44cm. Đặc điểm này rất quan trọng giúp xác định các biện pháp kỹ thuật trong xử lý hạt, gieo ươm hạt giống vào bầu.

4.4.3. Trọng lượng hạt Xoay

Hạt càng nặng chứng tỏ tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng dự trữ. Như vậy, thường những hạt to mập thì phẩm chất hạt càng cao. Cùng một loài cây, trọng lượng hạt thay đổi rất nhiều, tùy theo tuổi cây mẹ, vĩ độ địa lý, điều kiện lập địa nơi cây mẹ sống, thời kỳ lấy hạt…

Hạt cây Xoay do có kích thước khá lớn nên tôi cân 100 hạt/lần cân, rồi nhân với 10 được khối lượng 1000 hạt, tiến hành cân 3 lần rút ra trị số trung bình, có bảng kết quả như sau:

Bảng 4.4. Trọng lượng hạt Xoay của lô hạt thí nghiệm Lần lặp Trọng lượng 1000 hạt (g)

1 388,9

2 326,5

3 309,9

Trung bình 333,3

(Nguồn: Thí nghiệm, 2015) Số liệu bảng trên thể hiện rằng, giá trị trọng lượng của 1000 hạt có trung bình 333,3 gram. Trọng lượng hạt được xác định trên lô hạt được phơi khô nhẹ và bảo quản. Trong quá trình thu hái hạt giống, dựa vào nhu cầu sản xuất cây con và một số phẩm chất về độ thuần và tỷ lệ nảy mầm để xác định lượng hạt giống cần thu hái cho phù hợp.

4.4.4. Tỷ lệ nảy mầm

Là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất để đánh giá phẩm chất hạt giống. Tốc độ nảy mầm của hạt nhanh hay chậm biểu thị sức sống của hạt mạnh hay yếu. Tỷ lệ nảy mầm của hạt cao hay thấp quyết định lô hạt có thích hợp để đem gieo hay không và tính toán khối lượng hạt đem gieo.

Hạt nảy mầm là kết thúc giai đoạn ngủ, phôi bắt đầu sinh trưởng. Quá trình nảy mầm của hạt giống rất phức tạp và có thể chia làm 3 giai đoạn là: giai đoạn vật lý, giai đoạn hóa sinh và giai đoạn sinh lý.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nảy mầm và giá trị thực dụng lô hạt giống đem kiểm nghiệm (Đơn vị: %) CTTN Tỷ lệ nảy mầm bình quân Giá trị thực dụng

CT 1 100 91,79

CT 2 89,88 90,76

CT 3 92,22 84,65

CT 4 94,44 86,69

CT 5 91,11 83,63

(Nguồn: Thí nghiệm, 2015) Các số liệu của bảng trên được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nảy mầm hạt giống theo các công thức khác nhau

Kết quả phân tích bảng trên trên cho thấy rằng, công thức 1 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (100%), các công thức còn lại ngâm cùng nhiệt độ 54oC nhưng thời gian ngâm hạt khác nhau cho tỷ lệ nảy mầm dao động từ 89,88% đến 94,44%. Trong đó, công thức 4 có tỷ lệ nảy mầm cao hơn các công thức còn lại (94,44%). Như vậy, thời gian ngâm hạt Xoay trong 12 giờ ở nhiệt độ thường (CT1) là hợp lý nhất, cho kết quả tốt nhất. Nhìn chung ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm dao động từ 91,11% đến 100% như bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm Thời gian ngâm (giờ)

Đối chứng 12 24 36 48

Lần 1 30 29 25 27 30

Lần 2 30 30 28 29 26

Lần 3 30 30 30 29 26

Trung bình 30 29,67 27,67 28,33 27,33

Tỷ lệ nảy mầm(%) 100 98,88 92,22 94,44 91,11 (Nguồn: Thí nghiệm, 2015) Từ kết quả có được ở bảng 4.6 cho thấy tổng số hạt nảy mầm ở các công thức. Như vậy, có thể tính được tổng các cấp chất lượng hạt giống như bảng 4.7.

Bảng 4.7. Cấp chất lượng Công thức

Cấp chất lượng

Đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kĩ thuật gieo ươm loài xoay (dialium cochinechiensis pierre) ở huyện k’bang, tỉnh gia lai (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w