Một số thử nghiệm gần đây của Bộ môn QLTNR & MT Trường ĐHNLHuế cho thấy cây Sâm cau có biên độ sinh thái khá rộng và có triển vọng gâytrồng trên các vùng đất kém thuận lợi, kể
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và thử nghiệm gây trồng loài
Sâm cau (curculigo orchioides Gaertn) trên vùng cát nội đồng
huyện Quảng Điền
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Bá Công
Thời gian thực tập : Từ ngày 05/01 đến 08/05/2015
Địa điểm thực hiện : Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền
tỉnh Thừa Thiên Huế Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Diên
Bộ môn : Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường
Trang 2NĂM 2015 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các công thức thí nghiệm về đặc điểm sinh thái của loài 16
Bảng 3.2 Bảng sắp xếp kết quả của thí nghiệm trong phân tích phương sai 1 nhân tố bố trí theo kiểu tự do 17
Bảng 3.3 Bảng phân tích phương sai của các loại biến động 18
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ 28
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống 29
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao 29
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến số lá cây 30
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ ra rễ 31
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ sống 32
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến chiều cao cây 33
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm nước đến số lá 33
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ ra rễ 34
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ sống 35
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến chiều cao 36
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến số lá 37
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến chiều cao (cm) của cây 38
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến số lá bình quân 39
Trang 3DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Phát triển về chiều cao Sâm cau theo 2 phương thức trồng 39
Biểu đồ 4.2 Phát triển về số lá Sâm cau theo 2 phương thức trồng 40
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền – TT Huế 20
Hình 4.2 Hoạt động lấy giống 42
Hình 4.3 Làm đất lên luống trồng cây 43
Hình 4.4 Trồng dưới tán cây hà thủ ô đỏ 44
Hình 4.5 Phương thức trồng thuần loài trên luống cát 44
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTQLTNR & MT : Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường
NPK : Phân hỗn hợp ( Ni tơ, Phốt pho, Kali)
IBA : axit indole-3-butyric
IAA : indole- Axit 3-acetic
Trang 5MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Khái niệm tài nguyên cây thuốc 4
2.2 Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới 4
2.2.1 Những nghiên cứu công dụng của cây sâm cau trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình quản lý, nhân giống và gây trồng cây Sâm cau trên thế giới 7
2.3 Tổng quan về cây thuốc ở Việt Nam 9
2.3.1 Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc ở Việt Nam 9
2.3.2 Ngành dược liệu trong nước gặp những khó khăn 12
2.3.3 Một số vấn đề phát triển ngành dược liệu trong nước 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 15
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ở khu vực nghiên cứu 20
Trang 64.1.1 Điều kiện tư nhiên 20
4.1.2 Các nguồn tài nguyên khu vực nghiên cứu 24
4.1.3 Đặc điểm dân cư và truyền thống văn hóa, nhân văn khu vực nghiên cứu .26
4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Sâm cau 28
4.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển cây Sâm cau .28
4.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến sinh trưởng và phát triển cây Sâm cau 31 4.2.4 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến cây Sâm cau 34
4.3 Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trồng Sâm cau trên đất cát nội đồng .38
4.4 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nhân rộng mô hình trồng Sâm cau trên vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền 40
4.4.1 Xác định các vấn đề và nguyên nhân 40
4.4.2 Các giải pháp cụ thể 41
4.5 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạm thời trồng Sâm cau trên đất cát nội đồng .42
PHẦN 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
Trang 7TÓM TẮT
Việt Nam với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng củakhí hậu nhiệt đới gió mùa Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạonên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiềuloại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu
Nằm trong vùng phân bố của loài, Việt Nam được ghi nhận là có phân bốcủa loài Sâm cau (PHH, 2003) tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về loài nàycòn rất hạn chế Kết quả điều tra bước đầu của nhóm nghiên cứu Bộ môn Quản
lý Tài nguyên rừng và Môi trường (Khoa Lâm nghiệp, Trường ĐHNL Huế) đãxác định có phân bố của loài tại một số khu vực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Tuynhiên hiện nay loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do mất đisinh cảnh sống và sự khai thác quá mức Rất cần có một giải pháp bảo tồn vàphát triển loài này tại địa phương
Một số thử nghiệm gần đây của Bộ môn QLTNR & MT (Trường ĐHNLHuế) cho thấy cây Sâm cau có biên độ sinh thái khá rộng và có triển vọng gâytrồng trên các vùng đất kém thuận lợi, kể cả đất cát nội đồng Tuy nhiên hoạtđộng này mới dừng lại ở mức độ thăm dò, chưa có những kết luận đủ tin cậy đểtriển khai phát triển mở rộng sản xuất
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên
cứu đặc điểm sinh thái và thử nghiệm gây trồng cây Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) tại vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
Việc thử nghiệm gây trồng Sâm cau nhằm góp phần đa dạng hóa cây trồngcho vùng đất cát nội đồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thích ứng với biếnđổi khí hậu và tăng thu nhập cho người dân địa phương Bước đầu xây dựng đượchướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng Sâm cau trên vùng đất cát nội đồng
Khi gây trồng bất kỳ loài cây nào trên đất cát nói chung và loài Sâm caunói riêng thì cần phải chú ý đặc biệt đến yếu tố độ ẩm và yếu tố dinh dưỡng vìhai yếu tố này là hai yếu tố thiết yếu dẫn đến năng suất của cây trồng trên vùngđất cát nội đồng
Qua nghiên cứu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau dướitán cây nông nghiệp tốt hơn so với trồng thuần loài trên luống cát Phương thứctrồng dưới tán cây nông nghiệp đem lại nhiều lợi ích hơn so với trồng thuần loài
Trang 8như là: ít tốn công làm cỏ, tiết kiệm được diện tích đất và phân bón cho câytrồng, tiết kiệm được công lao động…do đó ta nên chọn phương thức trồng xendưới tán cây nông nghiệp để trồng Sâm cau trên vùng đất cát nội đồng.
Qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng đếnmột số chỉ tiêu sinh trưởng của loài Sâm cau, cụ thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống,chiều cao và số lá cây Trong các công thức thí nghiệm thì công thức che bóng25% và 50% tỏ ra thích hợp đối với nhu cầu ánh sáng của loài khi trồng trênvùng đất cát nội đồng
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng hầu hết cácchi tiêu snh trưởng và phát triển của cây, chứng tỏ tầm quan trọng của yếu tốdinh dưỡng khi gây trồng loài cây Sâm cau trên vùng đất cát nội đồng Lượngphân bón tối thiểu cần bón cho cây theo các thí nghiệm chỉ ta là 15% so vớitrọng lượng giá (phần còn lại là đất cát)
Để nhân rộng mô hình trồng Sâm cau trên đất cát nội đồng cần có một sốbiện pháp như sau: giải pháp kỹ thuật (hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống,gây trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoach, chế biến, bảo quản sản phẩm ),giải pháp phát triển nguồn nhân lực (tuyên truyền vận động, tập huấn, khuyếnlâm, chuyển giao kỹ thuật ) phát triển thị trường (liên kết các bên liên quan, pháttriển chuỗi giá trị sản phẩm, quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm )
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức bản thân có hạnnên đề tài còn một số tồn tại và một số nội dung nghiên cứu vẫn chưa hoànthiện Từ thực tế đó cho thấy những nội dung cần được thực hiện trong thời giantới là: cần tiếp tục các thí nghiệm sâu hơn và đầy đủ hơn về kỹ thuật bón phâncho loài Sâm cau trong điều kiện đất cát nội đồng vì những nghiên cứu của đềtài về nội dung này chỉ mang ý nghĩa thăm dò bước đầu Cần tiếp tục theo dõicác chỉ số sinh trưởng và phát triển để hoàn thiện hơn quy trình kỹ thuật gâytrồng loài sâm cau Cần có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn về việc gây trồngloài Sâm cau bằng hom chồi, hom thân rễ củ và từ hạt
Trang 9Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng củakhí hậu nhiệt đới gió mùa Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạonên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiềuloại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu Tuynhiên, người dân sống ở miền núi mới chủ yếu khai thác nguồn tài nguyên dượcliệu từ tự nhiên, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp phát triển chúng vì mụcđích sử dụng bền vững (Lê Thị Diên và cộng sự, 2006)
Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc
từ thảo mộc, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nước phát triển và đangphát triển trong hơn hai thập kỷ qua Các thị trường thảo dược quốc gia và toàncầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợinhuận kinh tế (WTO, 2003)
Cũng như hầu hết các nước có nền văn hóa phương Đông, xu hướng sử dụngdược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và được sản xuất trong nước ở Việt Namngày càng tăng Điều đó làm cho vị thế của cây thuốc Nam trong tương lai sẽđược nâng cao, có nghĩa là lợi ích mà chúng mang lại cho người nông dân sẽ lớnhơn Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà trên thực tế việc khai thác không bền vữngnguồn tài nguyên cây thuốc nam sẽ làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái và thếhệ tương lai không còn được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên này Chính vìvậy, cần phải có những giải pháp vừa đảm bảo phát triển được nguồn tài nguyêncây thuốc Nam ngoài tự nhiên, vừa có được lợi nhuận từ các sản phẩm mà chúngmang lại mà không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên
Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được biết đến như một loài thảo
dược quý hiếm có nhiều tác dụng đối với y học Theo Đông y, thân rễ của Sâm
cau có thể trị sốt xuất huyết, chữa tê thấp, đau mình mẩy,chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng,chữa cao huyết áp (tiền mãn kinh), bồi bổ tráng
dương,trị nam tinh lạnh, nữ lạnh tử cung,chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thầnkinh suy nhược Ngày nay, y học hiện đại đã phát hiện trong thân rễ của loàiSâm cau có rất nhiều các hoạt chất hữu ích như có thể sử dụng để chữa các bệnhnan y như các hoạt chất oxytocic, preparations, glycosides flavnone, glycosides
Trang 10khác, curculigoside, steroid, flavonoid, saponin và các hợp chất polyphenolickhác nhau được ứng dụng để chữa vô sinh, ung thư, rối loạn thần kinh… vì vậyđây là loài được nhiều quốc gia thế giới và nhiều người quan tâm gây trồng vànghiên cứu chữa bệnh.
Ở Việt Nam cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được biết đến với
tên thuốc là Rhizoma Curculiginis, Đông y gọi là Tiên mao và cho rằng có vịcay, tính ấm, hơi có độc, có đặc tính chống ung thư, bổ thận tráng dương, ôntrung táo thấp, tán ứ, trừ tê, tráng gân cốt Chủ trị tinh lạnh, liệt dương, đái đục ởnữ, bạch đới, người già đái són, lạnh da; thần kinh suy nhược, phong thấp, lưnggối lạnh đau, vận động khó khăn [4]
Cây sống lâu năm cao khoảng 30 cm hoặc hơn Có từ 3 – 6 lá, hình mũi
mác xếp nếp tựa như lá cau nên gọi là Sâm cau Phiến lá thon hẹp, hai mặt lá
nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 40 cm, rộng 2 – 3,5 cm, cuống dài
10 cm Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thômàu nâu, trong nạc màu vàng ngà Rễ có thể thu hái được quanh năm nên có thểthuận lợi cho việc nghiên cứu nhân giống từ rễ thay vì phải chờ đến mùa thu háicủa hạt (tháng 5-7)
Nằm trong vùng phân bố của loài, Việt Nam được ghi nhận là có phân bốcủa loài Sâm cau (PHH, 2003) tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về loài nàycòn rất hạn chế Kết quả điều tra bước đầu của nhóm nghiên cứu Bộ môn Quản
lý Tài nguyên rừngvà Môi trường (Khoa Lâm nghiệp, Trường ĐHNL Huế) đãxác định có phân bố của loài tại một số khu vực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Tuynhiên hiện nay loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do mất đisinh cảnh sống và sự khai thác quá mức Rất cần có một giải pháp bảo tồn vàphát triển loài này tại địa phương
Một trong những giải pháp vừa bảo tồn được loài Sâm cau ngoài tự nhiên,vừa phát triển được nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao này là cần tiếnhành nhân giống, gây trồng loài trên các điều kiện lập địa và trong các môitrường nhân tạokhác nhau
Một số thử nghiệm gần đây của Bộ môn QLTNR & MT (Trường ĐHNLHuế) cho thấy cây Sâm cau có biên độ sinh thái khá rộng và có triển vọng gâytrồng trên các vùng đất kém thuận lợi, kể cả đất cát nội đồng Tuy nhiên hoạtđộng này mới dừng lại ở mức độ thăm dò, chưa có những kết luận đủ tin cậy đểtriển khai phát triển mở rộng sản xuất
Trang 11Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên
cứu đặc điểm sinh thái và thử nghiệm gây trồng cây Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) tại vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Góp phần đa dạng hóa cây trồng cho vùng đất cát nội đồng nhằm nâng caohiệu quả sử dụng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho ngườidân địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1/ Xác định được đặc điểm sinh thái học cơ bản của cây Sâm cau làm cơ sởcho việc phát triển gây trồng loài theo hướng sản xuất hàng hóa
2/ Cung cấp thêm dữ liệu để đánh giá khả năng và mức độ thành công củaviệc trồng cây Sâm cau trên vùng cát nội đồng
3/ Bước đầu xây dựng được hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng Sâm cautrên vùng đất cát nội đồng
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm tài nguyên cây thuốc
Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặt biệt của tài nguyên nguyên sinh vật,thuộc tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây
cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc và chăm sóc sức khỏe Cây thuốckhác với cây cỏ bình thường ở chỗ nó được dùng làm thuốc Suy rộng ra đối vớicây rau, cây để nhuộm, cây gia vị…cũng như vậy Tính từ đứng sau danh từ
“cây” chỉ công dụng của cây đó Với định nghĩa này, một cây thuốc có hai yếu
tố cấu thành đó là bản thân cây cỏ, là nguồn gen hay yếu tố vật thể và tri thức sửdụng cây cỏ đó để chữa bệnh, là yếu tố phi vật thể[9]
Hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau Các sinh vật quanh ta rất nhiều, nếukhông biết sử dụng chúng để làm thuốc (cũng như các công dụng khác trong đờisống) thì chúng chỉ là những sinh vật hoang dại trong tự nhiên Ngược lại, khimột cây đã biết dùng làm thuốc nhưng sau đó lại để mất tri thức sử dụng (hoặcđưa đến một nơi mà không có ai biết dùng) thì nó cũng chỉ là cây cỏ hoang dạitrong tự nhiên
Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của quá trình tiến hóa lâudài dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, do đó liên quan đến các môn khoa học
tự nhiên như sinh học, nông học, lâm học, dược học…[9]
Bộ phận thứ hai (tri thức) là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn củaloài người, có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc kết, tích lũy vàlưu truyền qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các quy luật kinh tế - xã hội, quản
lý, do đó liên quan đến các môn học xã hội như dân tộc học, xã hội học, kinh tếhọc…[9]
2.2 Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 1985, trên toànthế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao (trong tổng số250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứcung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R Farnsworth và D.D.Soejarto, 1985).Theo Napralert, năm 1990 con số này được ước tính từ 30.000 – 70.000 loài câythuốc Trong đó ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000 loài thực vật được xem làloài cây thuốc, Ấn Độ có hơn 6.000 loài, vùng nhiệt đới Đông – Nam Á khoảng6.500 loài… (dẫn từ Nguyễn Tập, 2007)
Trang 13Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thựcvật đang được sử dụng trong các nền văn hoá khác nhau vào mục đích chữabệnh Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được trongcác hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế (dẫn từ Phạm VănĐiển và Phạm Minh Toại, 2005).
Nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe doạ do mất môi trườngsống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,… Có rất nhiều bằng chứng chỉ
ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây thuốc, đang bị suy giảmmột cách trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới Tình trạng này càng trở nên trầmtrọng ở những nơi có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hoá nhanh, và nạn phá rừngthường xuyên xảy ra, đặc biệt là các nước Nam và Đông Nam châu Á Nhữngquốc gia có nguồn gen cây thuốc phong phú cần phải nỗ lực hơn nữa để sưu tập,giữ gìn và bảo tồn nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sửdụng chúng một cách có hiệu quả (Md Mamtazul Haque, 2004)
Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt độngkhai thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bịtuyệt chủng Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn 100năm trở lại đây có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế
kỷ tới, nếu chiều hướng này vẫn cứ tiếp tục thì các loài thực vật này càng cónguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng, trong số này có nhiều cây được dùng làm thuốc
Ví dụ ở Banglades có loài Tylopora cindica (Bunrm.F.) Mer dùng để chữa bệnh hen, loài Zanonia indica L dùng để tẩy xổ trước đây có rất nhiều nhưng do khai
thác quá mức nên hiện nay chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
(Islam A.S, 1991) Loài Ba gạc (Rauvofia serpentine (L.) Bennth Ex Kurz)
hàng chục năm liền bị khai thác ở Ấn Độ, Srilanka, Banglades, Thái Lan,… vớikhối lượng 400 – 1.000 tấn vỏ, rễ mỗi năm để xuất khẩu sang các thị trường Âu
- Mỹ, hiện nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí một số bang ở Ấn Độ, Chính phủ đãđình chỉ chính thức khai thác loài cây này Một số các loài cây thuốc khác có ở
vùng Đông Bắc Ấn Độ là Coptis teeta, trước kia cũng thường thu hái để bán
sang các nước Đông Á, song do khai thác quá mức nên loài cây này đang bị đedoạ Vì vậy song song với nghiên cứu về sử dụng cây thuốc thì một vấn đề cấpbách khác được đặt ra là phải bảo tồn các loài cây thuốc Tại Hội nghị Quốc tếvề bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp từ ngày 21 đến 27 tháng 3 năm 1993 tạiChiang Mai, Thái Lan, hàng loạt các công trình nghiên cứu về tính đa dạng vàviệc bảo tồn nguồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết
Trang 14Ngày nay, đã là thời điểm báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đadạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có nguồn cây thuốc của mỗi quốcgia Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số43.000 loài thực vật mà tổ chức này thông tin, thì có gần 30.000 loài được coi là
bị đe doạ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau Trong tài liệu “Các loài thực vật
bị đe doạ ở Ấn Độ” xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phầnlớn số loài là cây thuốc Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư ” (sách đỏvề thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu gần 200 loài được sửdụng làm thuốc, cần được bảo vệ
(Nguồn: dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007).
Các nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên cây thuốc được xácđịnh là:
- Tàn phá thảm thực vật
- Hoạt động du canh du cư
- Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tài nguyên cây thuốc
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên
- Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hoá và bị thấttruyền
Các nước trên thế giới đang hướng đến chương trình Quốc qia kết hợp bảotồn và phát triển cây thuốc Trong tương lai, để phục vụ cho mục đích sức khỏecon người, cho sự phát triển không ngừng của xã hội để chống lại các bệnh nan
y, thì cần thiết phải có sự kết hợp giữa Đông – Tây Y, giữa y học hiện đại vớikinh nghiệm cổ truyền của dân tộc Chính những kinh nghiệm truyền thống đólà điểm mấu chốt để nhân loại khám phá ra những loại thuốc chống lại các cănbệnh hiểm nghèo Vì vậy việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc làđiều hết sức quan trọng
2.2.1 Những nghiên cứu công dụng của cây sâm cau trên thế giới
Loài Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) được sử dụng làm thuốc cổ
truyền từ lâu Ở Raj Nighantu nó đã được biết đến như một loại thuốc có vịngọt, tính mát, nhầy, tăng Kapha và giảm Pitta Daha (cảm giác nóng rát), cóhoạt tính kích thích mạnh Thân rễ của loài Sâm cau có thành phần củapreparations [15] có tác dụng kích thích tình dục Bên cạnh đó Thân rễ còn trị
Trang 15được các bệnh hen suyễn, còi cọc, vàng da, và tiêu chảy và trên pimples [15].
Nó cũng được sử dụng như antioxidant [15], spermatogenic [18]
Khi nghiên cứu về tác dụng của thân rễ loài Sâm cau Bhattacharjee 1998[16]; Subramonium và Gayathri 2002 [21] đã cho thấy, bên cạnh tác dụng đểđiều trị còi cọc , vàng da , hen suyễn , tiêu chảy, trị hạ đường huyết , chống cothắt còn có các đặc tính chống ung thư và sử dụng như một loại thuốc bổ chosức khỏe và sức sống do sự hiện diện của glycosides flavnone
Theo nhóm tác giả NidhiSoni et al 2012 [19] khi nghiên cứu và đánh giá
toàn diện về các khía cạnh hóa thực vật và dược lý của loài Curculigo
orchioides thuộc họ Amaryllidaceae còn được gọi là "cỏ mắt vàng" Nó có một
lịch sử y học truyền thống rộng lớn và chứa hóa thực vật có giá trị chữa bệnhheuristic Nó là một trong các loại thuốc phương Đông cổ xưa nhất được đề cậptrong Ayurveda như biện pháp tiềm năng cho các bệnh khác nhau Thân rễ giàuCurculigoside, glycosides khác, steroid, flavonoid và cũng chứa các hợp chấtpolyphenolic khác nhau Nhiều nghiên cứu dược lý đã chứng minh khả năng củathân rễ cho thấy chất chống oxy hóa, chống viêm, sinh tinh, kích thích tình dụcvà trẻ hóa
Từ xa xưa loài Sâm cau đã được sử dụng như một loại thuốc cổ truyền bảnđịa được lưu truyền như [19]: (1) Chữa các bệnh lậu, khó tiểu, rong kinh, huyếttrắng và điều hòa kinh nguyệt; (2) Cây có vị ngọt, đắng cay kích thích tình dục;(3) cây có tính mát làm giảm bỏng rát, hoặc kết hợp sữa dê đắp mặt làm sángda; (4) Nước ép từ cây đắp lên vết thương làm sạch vết thương chống nhiễmtrùng; (5) Thân rễ còn điều trị các bệnh còi cọc, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy;(6) Theo dược điển Trung hoa cây còn làm thuốc bổ, tăng cường sinh lực
2.2.2 Tình hình quản lý, nhân giống và gây trồng cây Sâm cau trên thế giới
Theo các tác giả khi nghiên cứu sản xuất các hợp chất thứ cấp của loài Sâm
cau -Curculigo orchioides Gaertn (Rout và cộng sự năm 2000; Raju và cộng sự
2004 ) cho biết đây là một loại thảo dược sống nhiều năm và đang nguy cơ tuyệtchủng ở Ấn Độ Trong tự nhiên loài này xuất hiện trong rừng sau mùa mưa vàtàn lụi vào cuối mùa gió mùa năm sau Tỷ lệ tái sinh tự nhiên là rất thấp
Theo Dhenuka et al 1999 [17] khi nghiên cứu nhân giống từ rễ loài câynày đã kết luận loài này có thể nhân giống vô tính bằng cách sử dụng thân rễ tuynhiên rất dễ bị nhiễm virus Việc nhân giống bằng hạt thường không đáng tincậy do chất lượng hạt giống kém và khả năng nảy mầm thấp
Trang 16loài Sâm cau là sử dụng mô phân sinh đỉnh Nhiều cây mầm đã được nhân lên từđỉnh sinh trưởng phát triển trên Murashige và Skoog (MS) vừa cơ bản có bổsung 1,5 mg/l6.benzylade chín (BA), 100 mg /l adenine sulfate và 3% sucrose có
bổ sung các axit indole-3-butyric (IBA) hoặc indole- Axit 3-acetic (IAA) trongmôi trường nuôi cấy cải thiện sự hình thành của nhiều mầm Tần số cao nhất củanhân đã thu được trên môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l BA, 100 mg/l, 0,25mg/lIBA và 3% sucrose Rễ đã hình thành khi chuyển các vi chồi sang môitrường MS có chứa 0,25 mg/l IBA và 2% sucrose Nuôi cấy cây con cứng cáptrong nhà kính sau đó chuyển ra cấy trên môi trường đất cát.(SalemaValencioFrancis et al,2007) [20]
Nhóm tác giả NidhiSoni và cộng sự, 2012 [19] đã đưa ra kỹ thuật gây trồngloài Sâm cau như sau: Nguồn giống lấy từ củ, phân đoạn củ kích thước 1,5 - 2
cm, có chứa các chồi đỉnh, được thu thập từ tháng 2 đến tháng 3 để sử dụngnhân giống Cự ly trồng 10 x 10 cm, trồng 600 – 750 kg củ /ha Làm đất và bónphân: Loài này phát triển tốt trong đất ẩm và mùn giàu Đất được cày đầu củamùa mưa Phân hữu cơ được trộn trước vào luống trồng và luống phải cao đểtránh úng ngập Bón phân chuồng khoảng 20 tấn / ha được áp dụng tại thờiđiểm chuẩn bị đất Ngoài ra, có thể bón phân chuống 15 tấn/ha kết hợp bón thêmvào đất phân NPK (đạm, lân, kali) theo tỷ lệ 25:15:10 kg/ha vào đầu tháng mườitháng 11 Nếu bón phân gia cầm hoai thì tỷ lệ bón là 2,7 tấn / ha và nên trộn vàođất thời kỳ làm đất để tăng năng suất Trồng và khoảng cách tối ưu: Các phânđoạn củ được trồng trực tiếp theo hàng Sau khoảng 2 tháng 70 – 80 % nảymầm khi trồng ở vùng nhiệt đới ẩm như Kerala Mật độ trồng tối ưu: nếu trồngthuần thì cự ly trồng là 10 x 10 cm hoặc 10 x 15 cm Nếu trồng xen cự ly là 20 x
25 cm Chăm sóc: cây sinh trưởng tốt trong điều kiện có bóng mát nên trồng xenvới cây ăn quả Nếu trồng thuần thì phải che bóng mát với độ che bóng là 25%.Bệnh và kiểm soát dịch hại: cây con dễ thối trong mùa mưa nên có thể kiểm soátbằng cách phun và rải vào đất với hỗn hợp Bordeaux 1% Nếu bị bệnh thối đenphun 0,05% tridemorph Thân rễ thường bị ăn bởi động vật gặm nhấm cần cóbiện pháp phòng chống Quản lý sau thu hoạch: Cây bắt đầu ra hoa 1 tháng saukhi trồng và ra hoa đồng loạt sau tháng thứ 2, thứ 3 Cây ra hoa quanh năm tuynhiên tỷ lệ đậu quả hạn chế Cây trồng trong 7 – 8 tháng có thể thu hoạch rễ củbằng cách đào rễ Loại bỏ tạp vật, các củ được làm sạch sấy khô trong bóng râm,và được lưu trữ trong túi gunny Năng suất củ khô 1.000 – 1.700 kg/ha
Trang 172.3 Tổng quan về cây thuốc ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Nền y học cổ truyền của nước ta đã được hình thành qua quá trình lao độngvà sản xuất của 53 dân tộc anh em trong suốt quá trình lịch sử xây dựng đấtnước Trong đó nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dângian có hiệu quả cao Và những kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kếtthành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong dân gian
o Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
o Phạm Hoàng Hộ “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”
o Võ Văn Chi “Từ điển cây thuốc Việt Nam”
Theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc từ 1961 - 1985, Viện Dượcliệu đã ghi nhận được ở nước ta có 1.836 loài thuộc 263 họ được sử dụng làmthuốc Trước đó, vào năm 1952, các nhà thực vật học và tài nguyên thực vật họcPháp cho biết, trên bán đảo Ðông Dương có 1.350 loài cây thuốc thuộc 160 họ.Hiện nay, theo Võ Văn Chi, con số này đã lên tới gần 3.200 loài thuộc 1.200 chicủa trên 300 họ, nghĩa là hầu hết các họ trong hệ thực vật Việt Nam, ít hoặcnhiều đều có một số loài có thể sử dụng làm thuốc Tuyệt đại đa số các loài làcây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm lâu đời của cộng đồng các dân tộcViệt Nam [14]
Từ năm 1960 đến nay, hàng năm có tới hơn 200 loài cây thuốc đượcthương mại hóa Chúng được khai thác từ nguồn tự nhiên hay trồng trọt với khốilượng lên tới 100.000 tấn/năm Một số địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc,những năm trước đây thường xuyên thu mua 10 loại dược liệu là Ba kích, Sanhân, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Chân chim, Lạc tiên, Thổ phục linh, Dạ cẩm,Thảo quyết minh, Ích mẫu, Nhân trần, Bồ bồ Trong số các loài cây thuốc vừanêu, không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương, trung ương mà còn xuất khẩu quaTrung Quốc [5]
Phần lớn các loài cây thuốc này được đưa vào sử dụng dưới các dạng thuốccủa y học cổ truyền (thuốc thang, thuốc cao, thuốc viên, thuốc nước ) Trong sốcác loài chính thức khai thác, có một số được đưa vào sản xuất công nghiệp,chiết xuất các hợp chất thiên nhiên để làm thuốc như chiết berberin từ Vàngđắng, palmatin từ Hoàng đằng, artemisinin từ Thanh hao, rotundin từ Bình vôi Tuy số lượng loài ít, nhưng khối lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất tới trên2.000 tấn/năm Ngoài ra, hằng năm cũng có tới gần 20 loài khác được cất tinhdầu làm thuốc với khối lượng rất lớn [11]
Trang 18Rừng nhiệt đới Việt Nam có tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng.Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học cho biết: Việt Nam có khoảng12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loạitảo lớn; trong số đó có khoảng 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp dùng làmthuốc, chúng phân bố trên khắp các điều lập địa khác nhau của nước ta Theothống kê chưa đầy đủ của Gia Lai – Kon Tum có khoảng 921 loài cây đượcngười dân sử dụng làm thuốc; Phú Khánh có 782 loài; Đắc Lắc có 777 loài;Quảng Nam - Đà Nẵng có 735 loài; Lâm Đồng 715 loài,…Trong đó có nhiều
loài cây thuốc quý như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Cẩu tích
(Cibotium azomets), ở Kon Tum; An Khê, Trà My có Vàng đắng (Coscintum usitatum), Sa nhân (Amomum xanthioides), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla); Sìn Hồ - Lai Châu có Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), Ngũ
gia bì gai (Acanthopanax toifoliatus); Chiêm Hóa - Tuyên Quang có Bình vôi
(Stephania rotunda); Mộc Hóa - Bình Phước có Tràm (Melaleuca leucadendron); Lạng Sơn có Hồi (Illicium vertum), Thanh Hóa có Thanh hao
vàng (Artermisia annua L.), [10].
Theo Lê Thanh Chiến (2005), Lâm sản ngoài gỗ trong đó có cây thuốc vớiđặc tính dễ trồng, giá trị kinh tế cao có thể cải thiện đời sống của cộng đồng Vìvậy, phát triển LSNG là một động lực và là một yếu tố chủ chốt trong quản lý vàbảo vệ rừng
Nghiên cứu về tiềm năng và vai trò LSNG đối với một số cộng đồng ở một
số vùng đệm của Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam chothấy gần 200 tấn cây dược liệu ở Vườn Quốc gia Ba Vì được khai thác năm
1997 - 1998 Dân tộc người Dao tại Ba Vì tham gia thu hái cây thuốc dược liệuđược ước tính khoảng 60 % Đây là nguồn thu nhập chính trước đây và hiện naylà nguồn thu nhập thứ hai sau lúa và sắn [6]
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển LSNG nói chung, cây dược liệu nóiriêng ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Có thể kểđến một số công trình nghiên cứu được công bố như:
Giáo sư Đỗ Tất Lợi [2] với công trình “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
đã mô tả đặc điểm sinh thái, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và phân tíchthành phần hóa học, công dụng, cách sử dụng hơn 1.000 loài thuốc để chữabệnh Tác giả cũng đề cập tới kĩ thuật trồng một số loài cây thuốc nhưng không
đi sâu vào vấn đề này
Trang 19Trần Công Khánh với [13]“150 loài thuốc độc ở Việt Nam” mô tả đặc
điểm nhận biết để phân biệt các loài cây có độc tố cũng như đặc điểm phân bốvà khả năng sử dụng chúng dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng
Nguyễn Ngọc Diệp (1998) với “Góp phần điều tra cây thuốc của người
dao ở Vườn Quốc Gia Ba Vì” đã đưa ra danh lục một số loài cây thuốc chủ yếu
mà người Dao thu hái nhưng chủ yếu là tên địa phương và đã đi sâu vào nghiêncứu các khâu chế biến thuốc từ cây rừng có khả năng chữa bệnh
Trần Văn Ơn (1999) đã đưa ra kết quả tổ chức chọn lọc một số hộ tham giasưu tầm cây thuốc hom giống tại nhà với sự hỗ trợ của dự án cây thuốc (báo cáo
về “Thử nghiệm cây thuốc bằng hom tại Ba Vì”).
Trần Khắc Bảo (1994) trong “Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà
Giang” đã đề cập đến các vấn đề về chế biến, bảo quản và phát triển cây thuốc ở
địa bàn nghiên cứu
Theo số liệu thống kê giá trị các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu củaViệt Nam (năm 1996) đạt 1.510 triệu USD, trong đó cây dược liệu đạt 689,9triệu USD chiếm 45,64 % [3]
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), giá trị xuất khẩu một
số mặt hàng kể cả nguyên liệu và sản phẩm đã qua chế biến của ngành Nôngnghiệp và Y tế đã vượt 1 tỷ đô la Mỹ hàng năm; trong đó dược liệu chiếm tới689,9 triệu đô la Mỹ [8]
Tuy nhiên, nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe dọa, nhiềuloài cây dược liệu bị cạn kiệt do tình trạng phá rừng bừa bãi và khai thác tận thuquá mức trong nhiều năm [7] Hiện nay ngành dược phải nhập khẩu nguồnnguyên liệu này từ nước ngoài
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn) cho biết, sản xuất dược liệu từ lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam hiện nay
có tới 60% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu Theo thống kê, trong số các loàicây nguyên liệu phải nhập khẩu, có 20 loài cây thuốc vốn đã được nhập khẩu vềtrồng thành công ở Việt Nam như: Bạch chỉ, Đương quy, Huyền sâm, Thục địa,
Đỗ trọng,… đảm bảo mỗi năm ngoài cung ứng đủ nhu cầu sản xuất nội địa cònphục vụ xuất khẩu Ngoài ra, có khoảng 45 loài cây thuốc trước đây là thế mạnhcủa Việt Nam như: Hoắc hương, Hồng hoa, Ý dĩ hiện nay phải nhập khẩu từnước ngoài Có 25 loài thuốc mọc tự nhiên có giá trị xuất khẩu như: Ba kích, Bồcông anh, Kim ngân hoa, Kim tiền thảo,… đang đứng trước nguy cơ bị tuyệtchủng nếu không được bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững [1]
Trang 20Việc mất các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có giá trị cũng sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước Nếu mất nguồn gen của các loàiđặc hữu, ta sẽ giảm tính cạnh tranh của các mặt hàng nông, lâm sản của ViệtNam [21].
Tóm lại, những nghiên cứu về cây dược liệu trong và ngoài nước đã đề cậpkhá rõ về việc nghiên cứu cây thuốc Những kiến thức, kinh nghiệm này chắcchắn sẽ là những bài học quan trọng được sử dụng trong việc bảo tồn và pháttriển tài nguyên cây dược liệu đang đứng trước nguy cơ đe dọa ở Việt Nam
2.3.2 Ngành dược liệu trong nước gặp những khó khăn
Theo TS Nguyễn Bá Hoạt [12], các khó khăn và hạn chế của nguồn dượcliệu nước ta là:
- Thị trường dược liệu không ổn định
- Dược liệu chất lượng kém, dược liệu “rác” từ biên giới, nhập khẩukhông kiểm soát được có giá rẻ nên dược liệu trong nước trồng có giá cao khôngcạnh tranh được
- Chưa có chính sách vĩ mô tầm cỡ quốc gia cho sản xuất dược liệu, sảnxuất thuốc từ dược liệu, xuất khẩu dược liệu để dược liệu Việt Nam có thể đứngvững trên thị trường
- Nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc theo con đường phí mậudịch chiếm tỷ trọng lớn làm cho quản lý chất lượng đầu vào bị hạn chế, đặc biệtvấn đề xác định nguồn gốc và chất lượng dược liệu
- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các cơ sở nuôi trồng dược liệuchưa đúng qui định cũng ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu
2.3.3 Một số vấn đề phát triển ngành dược liệu trong nước
- Bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý có tiềm năng phát triển tạo
thuốc mới
- Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng dược liệu.
Xây dựng bộ Dược liệu chuẩn và chất chuẩn phục vụ công tác đánh giá chấtlượng dược liệu
- Điều tra tổng thể nguồn nguyên liêu tự nhiên; xây dựng và đề xuất quy
hoạch các vùng khai thác của các loài theo GCP để tiêu chuẩn hóa nguồn
nguyên liệu đầu vào và đảm bảo việc khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên phát triển sản xuất hóa dược và chăm sóc bảo vệsức khỏe nhân dân
Trang 21- Đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại cho nghiên cứu và sản xuất
thuốc từ dược liệu
- Đẩy mạnh sợ phối hợp liên ngành trong việc khai thác, sử dụng và quản
lý tài nguyên thiên nhiên
Tóm lại do một số nguyên nhân nên lĩnh vực phát triển cây dược liệu nóichung còn rất nhiều hạn chế trong đó có việc phát triển và bảo tồn loài Sâm cau
(Curculigo orchioides Gaertn) trên phạm vi cả nước và tại từng địa phương.
Trang 22Phần 3 ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây thuốc Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypocidaceae) và điều kiện lập địa
của đất cát nội đồng
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Lĩnh vực nghiên cứu: Phát triển lâm sản ngoài gỗ, cải thiện sinh kế, thích
ứng với biến đổi khí hậu
+ Địa điểm nghiên cứu: Khu vực trang trại vùng cát thuộc thôn Cổ Tháp,
xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015.
3.2 Nội dung nghiên cứu
1/ Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ởkhu vực nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2/ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Sâm cau
+ Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm (chế độ tưới nước)
+ Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng (chế độ bón phân)
+ Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng (chế độ che bóng)
3/ Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trồng Sâm cau trên vùng đất cátnội đồng
Thử nghiệm một số phương thức trồng và đánh giá mức độ thích hợp
Trồng thuần loài trên luống cát
Trồng trên luống cát xen với cây nông nghiệp
4/ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nhân rộng mô hình trồng Sâm cautrên vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền
5/ Xây dựng tài liệu hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng Sâm cau trên đấtcát nội đồng
Trang 233.3 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
a Thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập các tài liệu, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xãhộiở khuvực nghiên cứu
+ Thu thập các thông tin về đặc điểm sinh thái của cây Sâm cau
b Thu thập số liệu sơ cấp
Chủ yếu được thực hiện thông qua các công thức thí nghiệm và xây dựngcác mô hình trồng thử nghiệm
Các thí nghiệm về đặc điểm sinh thái của loài:
1) Thí nghiệm về chế độ che bóng
Làm giàn che bằng các lưới nhựa có độ dày thưa khác nhau để tạo các điềukiện chiếu sáng khác nhau: CT.ĐC (0%), CT.1 (25%), CT.2 (50%), CT.3 (75%)ánh sáng tự nhiên cho tiến hành các thí nghiệm ánh sáng tại vườn ươm Mỗicông thức thí nghiệm với 36 cây, lặp lại 3 lần Lượng phân bón hữu cơ 10%, chế
độ tưới nước hàng ngày
2) Thí nghiệm về chế độ nước tưới
+ CT.ĐC (Đối chứng) - Không tưới nước sau khi cây trồng đã bén rễ
+ CT.1 - Tưới vừa đủ ẩm đất mỗi lần, định kì 3 ngày/lần
+ CT.2 - Tưới vừa đủ ẩm đất hàng ngày (1-2 lần/ngày tùy điều kiện thời tiết)+ CT.3 - Giữ ẩm thường xuyên nhờ hệ thống phun sương bán tự động haybằng phương pháp tưới thấm hoặc tưới nhỏ giọt
Mỗi công thức thí nghiệm có dung lượng mẫu 36 cây và lặp lại 3 lần Chế
độ che bóng chung là 25%, hàm lượng phân bón: phân chuồng hoai 10%
3) Thí nghiệm về chế độ bón phân
Bón lót phân phân chuồng hoai bằng cách trộn phân với đất cát với liềulượng phân khác nhau: CT.ĐC (0%), CT.1 (5%), CT.2 (10%), CT.3 (15%) Mỗicông thức thí nghiệm có dung lượng mẫu 36 cây và lặp lại 3 lần Chế độ chebóng chung là 25% Giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước hàng ngày.Để đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm sinh thái đến sự sinh trưởng vàphát triển của cây Sâm cau chúng tôi bố trí các thí nghiệm với các công thứcnhư tại bảng 3.1
Trang 24Bảng 3.1 Các công thức thí nghiệm về đặc điểm sinh thái của loài
1 2 3
I Chế độ che bóng
1.1 Che bóng 0% (Đối chứng)1.2 Che bóng 25%
1.3 Che bóng 50%
1.4 Che bóng 75%
II Chế độ tưới nước
2.1 Không tưới nước khi cây bén rễ (ĐC)2.2 Tưới nước định kỳ 3 ngày/lần
2.3 Tưới vừa đủ ẩm đất hàng ngày2.4 Giữ ẩm thường xuyên nhờ hệ thống phunsương bán tự động hay tưới nhỏ giọt
III Chế độ bón phân
3.1 Không bón phân (ĐC)3.2 Bón phân 5% trọng lượng giá thể
3.3 Bón phân 10% trọng lượng giá thể
3.4 Bón phân 15% trọng lượng giá thể
Các mô hình trồng thử nghiệm:
1) Mô hình trồng thuần loài trên luống cát có áp dụng các biện pháp thâmcanh (bón phân, tưới nước, che tủ đất, che bóng )
2) Trồng xen trên luống cát với cây nông nghiệp (Sắn, Mía) và không đượcchăm sóc thường xuyên, ngoại trừ bón phân và làm cỏ định kỳ
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân
tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu
- Sử dụng công cụ Excell để nhập và xử lý số liệu.
- Dùng các phương pháp thống kê trong Lâm nghiệp để tính toán.
- Phương pháp phân tích phương sai thí nghiệm 1 nhân tố bố trí theo kiểu
tự do
Trang 25+ Bảng sắp xếp kết quả :
Bảng 3.2 Bảng sắp xếp kết quả của thí nghiệm trong phân tích phương sai 1
nhân tố bố trí theo kiểu tự do
A : Nhân tố tác động gồm có a CTTN
Ni : Số trị số quan sát của CTTN i
+ Tính các loại biến động
i
n
S x V
1 1
2 2
n
S S r
V a
i i A
2
1 2 1
Trang 26 Biến động ngẫu nhiên (VN)
VN = VT –VA
+ Bảng kết quả phân tích phương sai
Bảng 3.3 Bảng phân tích phương sai của các loại biến động
Loại biến động
Tổng biến động
Bậc tự
F 05 (k 1 ,k 2 )
+ Đánh giá kết quả :
Nếu FA F05(KA,KN) : giả thiết H0 được chấp nhận nghĩa là các CTTNkhác nhau không ảnh hưởng đến thí nghiệm
Nếu FA F05(KA,KN) : giả thiết H0 bị bác bỏ, đối thuyết H1 được chấp nhận
2 1
2
n n S
X X
N
II I
: phương sai biến động ngẫu nhiên
n1,n2 : dung lượng quan sát ứng với giá trị lớn nhất và lớn nhì
Trang 27So sánh giá trị t vừa tính với giá trị t05(k) được tra ở bảng với =0,05 vàK= KN=n-a.
Nếu t t05(k) : giả thiết H0 được chấp nhận nghĩa là 2 giá trị trung bìnhkhông có sự sai khác với độ tin cậy là 95% nên có thể chọn 1 trong 2 CTTN trênlàm CTTN tốt nhất (tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế của CTTN)
Nếu t t05(k) : giả thiết H0 bị bác bỏ đối thuyết H1 tạm thời được chấpnhận, nghĩa là giá trị trung bình lớn nhất hơn hẳn giá trị trung bình lớn nhì với
độ tin cậy 95% nên ta phải chọn CTTN ứng với trung bình lớn nhất làm CTTNlớn nhất
Trang 28PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ở khu vực nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tư nhiên
a Vị trí địa lý
Huyện Quảng Điền được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16o31’00” đến
16o39’20” vĩ độ Bắc và 107o24’40” đến 107o34’50” kinh độ Đông
Ranh giới hành chính của huyện được xác định:
Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền – TT Huế
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền
- Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà
Quảng Điền nằm trên hai tuyến tỉnh lộ quan trọng là tỉnh lộ 11A và tỉnh lộ
4, có các tuyến đường ngang liên thông với quốc lộ 1A và các vùng lân cận;nằm không quá xa quần thể di tích cố đô Huế, có điều kiện thuận lợi để pháttriển thành vùng kinh tế ven đô, kế tiếp sự phát triển lan toả của đô thị Huế.Quảng Điền nằm ở hạ lưu sông Bồ, có đất đai màu mỡ, là vùng trọng điểmlúa của tỉnh Với bờ biển dài 11 km và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích3.490 ha, Quảng Điền có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
Trang 29Nằm ở ven biển, đầm phá, trên địa bàn có nhiều cảnh quan sinh thái đẹp vàcác di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các lễ hội và làng nghề truyền thống,Quảng Điền có tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tếquan trọng.
Thời gian qua, Quảng Điền được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư xâydựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, hình thành các loại hình du lịch vùng ven biểnvà đầm phá, thúc đẩy phát triển dịch vụ Đặc biệt hạ tầng đô thị được chú trọngđầu tư làm tăng diện mạo trung tâm huyện lỵ trở nên khang trang hơn Kinh tế -xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đà cho sự phát triển đi lên trong thờigian tới
An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, thị trấn Sịa có nơi thấp đến (-1,5)mét Đây là một trong những cản trở không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất vàsinh sống của dân cư trong vùng
- Vùng cát nội đồng: Chủ yếu gồm hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi; có diệntích tự nhiên là 5.092 ha, chiếm khoảng 31% diện tích toàn huyện Phần lớn diệntích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4 - 10 mét so với mực nước biển Đây làvùng hiện còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, nhưng cũng làvùng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác
- Vùng ven biển - đầm phá: Gồm hai xã ven biển Quảng Công và QuảngNgạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362 ha, chiếm 14% diện tích toàn huyện Đâylà vùng nằm tương đối tách biệt với trung tâm huyện bởi phá Tam Giang, địahình chủ yếu là đồi cát trắng với độ cao bình quân (+10 m) so với mực nướcbiển; là dải đồng bằng hẹp, bề ngang bình quân 450 m) Đây là vùng có tiềmnăng lớn về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của huyện
Trang 30c Thổ nhưỡng
Đất đai Quảng Điền không đa dạng, được hình thành chủ yếu 3 nhóm chínhgồm: đất cát, đất biến đổi do trồng lúa và đất được bồi hàng năm Đặc điểm cơbản của các loại đất thể hiện như sau:
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.787,7 ha, chiếm 11,0 % diện tích tựnhiên; được hình thành do sự bồi tụ của các sông; thành phần cơ giới chủ yếu làthịt nhẹ, thịt trung bình; phân bố chủ yếu ở các xã vùng 3 của huyện Đây là loạiđất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây màu, rau đậuthực phẩm v.v
- Nhóm đất biến đổi do trồng lúa: Diện tích 3.652,3 ha, chiếm 22,4 % diệntích tự nhiên; được hình thành chủ yếu từ đất phù sa, nhưng do được sử dụngvào mục đích trồng lúa nước trong khoảng thời gian dài nên đất biến đổi và cócác tính chất riêng Nhìn chung, nhóm đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ,thịt trung bình, thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao và thườngxuyên được bổ sung từ phù sa của sông và từ sản xuất nông nghiệp
- Nhóm đất cát: Diện tích 6.054,7 ha, chiếm 37,2 % diện tích tự nhiên,được hình thành ở vùng ven biển và các cửa sông Do hoạt động của biển vàsông đã tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành nhữngdải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát diđộng Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hóa phẫu diện không rõ, thành phần cơgiới rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém
Trong nhóm đất này, diện tích phân bố ven phá Tam Giang và vùng cát nộiđồng có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, các chất dinh dưỡng (mùn,đạm, lân ) đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp Loại đất nàythích hợp cho trồng các loại hoa màu; cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc,đậu đỗ; cây ăn quả như cam, chanh Đất cát và cồn cát ven biển được sử dụngvào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp (chủ yếu là trồngrừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát diđộng và giữ nguồn nước ngọt)
Ngoài đất đai chia theo nguồn gốc phát sinh, trên địa huyện Quảng Điềncòn có 3.421,15 ha mặt nước đầm phá và ao hồ, sông suối
d Thời tiết, khí hậu
Huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung nằmtrong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữamiền Bắc và miền Nam nước ta
Trang 31- Nhiệt độ trung bình năm là 25,20C, thường dao động trong khoảng 17,4oCđến 34,6oC Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9oC và lúc thấp nhất là 8,8oC.
- Số giờ nắng trung bình 5 - 6 giờ/ 1 ngày
Lượng mưa bình quân năm 2560 mm, dao động trong khoảng 2677 mm
-3005 mm Số ngày mưa trung bình trong năm 180 ngày
- Độ ẩm bình quân 84%, dao động trong khoảng 60,3 % - 96,7 %
- Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từtháng 9 đến tháng giêng năm sau, các tháng 9, 10, 11 thường hay có bão và ápthấp nhiệt đới Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Namnên không khí khô nóng, oi bức
Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão từ tháng 9 đến tháng 11với lượngmưa lớn, trung bình từ 2.500 - 2700 m m nên thường gây ra lũ lụt, ngập úng ởnhiều vùng trong huyện Mùa khô mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây, lượng bốchơi lớn gây ra khô hạn kéo dài, hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập vào sâutrong đất liền Bởi vậy, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để giữ nước,chống lũ lụt, chống nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện
Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp với sinh trưởng, phát triển nhiềuloại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
e Thủy văn
Quảng Điền có hệ thống sông, hói dày đặc với mật độ là 2,21 km/km2 đượcphân bố đều gần khắp lãnh thổ Trên địa bàn huyện có hai con sông chính chảyqua là sông Ô Lâu và sông Bồ
- Sông Ô Lâu ở phía Bắc huyện, có diện tích lưu vực 931 km2, đoạn chảyqua huyện dài 1,7 km, đổ ra phá Tam Giang tại cửa Lác
- Sông Bồ ở phía Nam, có diện tích lưu vực 1.200 km2, đoạn chảy quahuyện dài 21 km Sông Bồ gồm 3 nhánh lớn: 1 nhánh từ Phò Nam qua QuảngThọ chảy về An Xuân và thoát ra phá Tam Giang; 1 nhánh từ Phò Nam chảy vềngã ba Ba Sình rồi nhập với sông Hương; 1 nhánh đi qua Phò Nam B chảy rasông Diên Hồng rồi ra phá Tam Giang
Ngoài các sông chính, trên địa bàn huyện còn có các kênh, hói như:
- Hói Ngã Tư nối sông Bồ ở gần cầu Ngã Tư qua Quảng Thành về hóiQuán Cửa và đổ ra phá Tam Giang
Trang 32- Hói chợ Nang bắt nguồn từ đáy cồn cát Bàu Sen, Bàu Niên chảy vềQuảng Vinh qua Quảng Phú và đổ về sông Bồ ở Phò Nam; cùng hói này có mộtnhánh chảy về Phong Hiền đổ ra sông Bồ qua cầu Kẽm ở gần An Lỗ; một nhánhkhác cũng bắt nguồn từ Bàu Niên chảy qua Uất Mậu về Sịa và đổ vào kênh DiênHồng Đây là nguồn cung cấp nước cho các xã nằm dọc phá Tam Giang nhưQuảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước.
Nhìn chung, mạng lưới sông, hói cùng các ao, hồ, các trằm, bàu phân bốkhá dày đặc trên địa bàn huyện, đảm bảo đủ lượng nước, phục vụ tốt cho sảnxuất và đời sống dân sinh
4.1.2 Các nguồn tài nguyên khu vực nghiên cứu
a Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê, kiểm kế đất đến ngày 01/01/2012 của Phòng Tàinguyên và Môi trường, diện tích tự nhiên toàn huyện có 16.294,75 ha, trong đóđược chia theo 3 loại đất chủ yếu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đấtchưa sử dụng Diện tích cụ thể các loại như sau:
- Đất nông nghiệp: Diện tích có 8.149,33 ha, chiếm 50,01 % tổng diện tích
tự nhiên toàn huyện, bao gồm:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: có 5.959,74 ha, chiếm 36,57 % diện tích tựnhiên, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 5.880,77 ha, trong đó trồng lúa có4.444,85 ha, cây hàng năm khác có 1.435,92 ha; diện tích đất trồng cây lâu nămnhỏ bé có 78,97 ha
+ Đất lâm nghiệp: có 1.290,25 ha, chiếm 7,92 % diện tích tự nhiên
+ Đất nuôi trồng thủy sản: có 899,34 ha, chiếm 5,52 % diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích có 7.691,45 ha, chiếm 47,20 % tổng diện
tích tự nhiên, bao gồm các loại:
+ Đất ở: có diện tích 1323,55 ha, chiếm 8,12 % diện tích tự nhiên, trong đóđất ở tại nông thôn 1194,35 ha; đất ở tại đô thị 129,20 ha, chủ yếu ở thị trấn Sịa.+ Đất chuyên dùng: diện tích 1343,10 ha, chiếm 8,24 %, trong đó chủ yếu
sử dụng vào các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, xây dựng v.v.+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: diện tích 129,91 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 1473,74 ha, chiếm 9,04 % diện tích
tự nhiên, chiếm tỷ lệ khá cao trong diện tích đất chuyên dùng
Trang 33+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích 3.421,15 ha, chiếm tỷlệ lớn 34,21% trong tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 453,97 ha đất bằng chưa sử dụng, chủ
yếu phân bố ở vùng cát nội đồng và vùng ven biển, đầm phá
+ Tài nguyên biển và đầm phá
Quảng Điền có bờ biển dài 11 km, có một số bãi tắm có thể khai thác, pháttriển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng Vùng biển ven bờ chủ yếu là bãi ngang, trữlượng khai thác hải sản không cao; vùng biển ngoài khơi có nhiều loài hải sản cógiá trị kinh tế, nếu được đầu tư đánh bắt xa bờ sẽ đem lại sản lượng hải sản cao.Quảng Điền có vùng đầm phá Tam Giang khá rộng lớn cùng hệ thống sônghói có diện tích 3.421,15 ha Đặc biệt đầm phá Tam Giang với diện tích mặtnước 2.357 ha có tiềm năng to lớn về khả năng đánh bắt và nuôi trồng nhiều loạithủy sản có giá trị như tôm sú, cua, thủy sản đặc sản v.v
b Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Chủ yếu được cung cấp từ 2 sông chính là sông Ô Lâu,
sông Bồ và các sông nhánh, các ao, hồ, các trằm, bàu phân bố khá dày đặc, đảmbảo đủ lượng nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất Ngoài ra, nước mưacũng là nguồn bổ sung nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trên địabàn huyện Tuy nhiên vào mùa mưa, lượng mưa lớn và thường có bão, lũ gâyngập úng ở nhiều nơi; về mùa khô do nắng nóng, khô hạn nên lượng nước giảmđáng kể làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
Nguồn nước ngầm: Quảng Điền được đánh giá là nơi có nguồn nước phong
phú, chất lượng đảm bảo, nhất là trên địa bàn các xã vùng cát nội đồng Các xãcòn lại chất lượng nước nguồn nước ngầm kém hơn, phần lớn bị chua, phèn,nhiễm mặn; một số nơi nước ngầm bị ô nhiễm do các chất thải từ các khu dân cư,
từ chăn nuôi và các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp nên không thể cungcấp lâu dài cho sinh hoạt của dân cư Hiện tại, phần lớn các xã trong huyện được
sử dụng nước sạch từ nhà máy nước ở Huế (Quảng An và Quảng Thành) và từ Tứ
Hạ (Quảng Vinh, Quảng Phú, Thị Trấn Sịa, Quảng Phước và Quảng Thọ)
c Tài nguyên rừng
Toàn huyện Quảng Điền có 1.290,25 ha đất lâm nghiệp, chiếm 7,92% diệntích tự nhiên Diện tích đất rừng không lớn, chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển,đầm phá, phân bố ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, một phần của Quảng Vinh,
Trang 34những vị trí xung yếu nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng hộ chốngcát bay, cát lấp, bảo vệ bờ biển, đầm phá v.v Cần bảo vệ tốt vốn rừng hiện cóvà tích cực trồng rừng nhằm tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
d Tài nguyên du lịch
Quảng Điền là huyện ven biển và đầm phá, nằm gần kề thành phố Huế, cónhiều cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử - văn hóa giá trị, có các làng nghềtruyền thống v.v là những tiềm năng đa dạng có thể khai thác phát triển mạnh
du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
Quảng Điền có bờ biển dài 11 km với những bãi tắm đẹp như Tân Mỹ, cáclàng chài truyền thống Vùng ven phá Tam Giang có nhiều cảnh quan đẹp, cómặt nước rộng lớn; bên cạnh đó là vùng cửa sông với các vườn chim, khu bảotồn sinh thái ngập mặn, vùng cát nội đồng v.v
Trên địa bàn huyện còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử-văn hóa đượcxếp hạng như đình làng Thủ Lễ, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia còn giữ đượcnét kiến trúc cổ xưa rất tinh tế; có thành cổ Hoá Châu, phủ Bác Vọng, phủPhước Yên, chùa Thành Trung, chùa Thiện Khánh; có các di tích lịch sử cáchmạng như nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đền thờ Đặng Hữu Phổ,miếu thờ Nguyễn Hữu Dật v.v
Tiềm năng du lịch đa dạng nêu trên cho phép phát triển các loại hình dulịch hấp dẫn như du lịch sinh thái biển, đầm phá, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch
lễ hội v.v Nếu được đầu tư đưa vào khai thác, phát triển du lịch sẽ góp phầnquan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
4.1.3 Đặc điểm dân cư và truyền thống văn hóa, nhân văn khu vực nghiên cứu
- Dân số: Năm 2010 dân số trung bình toàn huyện có 83.561 người, tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên là 0,94% Mật độ dân số chung là 513 người/km2 Dân cưphân bố không đều, nơi có mật độ dân số đông tập trung ở thụ trấn Sịa và các xãvùng đồng bằng như Quảng Phú, Quảng Thành, Quảng Thọ (khoảng 830 - 870người/km2); nơi có mật độ thấp là các xã vùng cát nội đồng như Quảng Thái,Quảng Lợi (khoảng 220 - 260 người/km2) Trong cơ cấu dân số theo giới, tỷ lệnam chiếm 49,61 %, nữ chiếm 50,39 % Dân số đô thị chiếm gần 10%, chủ yếutập trung ở thị trấn Sịa
- Nguồn lao động: Trên địa bàn toàn huyện số người trong độ tuổi lao động
năm 2010 có 46.776 người, chiếm 56 % dân số, trong đó số người có khả năng
Trang 35lao động 43.041 người Lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 40.000người, trong đó số người hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm, thủy sản, chiếm
48 %; lao động dịch vụ chiếm 34 %, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm tỷlệ nhỏ 7,2 % Nguồn nhân lực trên địa bàn huyện tuy dồi dào, song chất lượngcòn hạn chế, tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, ngành nghề chưa cao,năng suất lao động thấp; đời sống một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn, nhất làcác xã vùng cát nội đồng và vùng ven biển
- Truyền thống văn hóa: Quảng Điền là vùng đất giàu giá trị văn hóa, nhân
văn Nhân dân Quảng Điền giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng;trung dũng, kiên cường trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sảnxuất; có truyền thống đấu tranh khắc phục thiên tai; có tinh thần hiếu học, cầutiến và con người sống nhân hậu, hiền hòa
Quảng Điền là một vùng đất nằm gần thành phố Huế, chịu ảnh hưởng củanền văn hiến Cố Đô Nhiều tên đất, tên làng ghi nhắc đến một nền học vấn khoabảng như Bác Vọng, Phước Yên, Xuân Tùy, Phổ Lại, Niêm Phò v.v Đây cũnglà vùng đất sinh ra nhiều tướng tài, nhiều văn thân yêu nước dưới các triều đạikhác nhau như các ông Đặng Tất, Đặng Dung, Trần Thúc Nhẫn, Đặng Hữu Phổv.v Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, quê hươngQuảng Điền đã sinh ra những người con ưu tú, tiêu biểu là Đại tướng NguyễnChí Thanh, nhà thơ lỗi lạc Tố Hữu và nhiều cán bộ chính trị, quân sự, khoa họcv.v đã góp phần mình trong sự nghiệp bảo vệ đất nước và xây dựng Tổ quốc,quê hương Trong hai cuộc kháng chiến, Quảng Điền có 1972 liệt sỹ, 381thương binh và 70 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.Trong lao động sản xuất, người dân Quảng Điền cần cù, chịu khó, khéo tay,tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã tạo nên những sản phẩm làng nghềnổi tiếng như làng đan lát Bao La, Thủy Lập, làng bún Ô Sa, làng trồng hoa, câycảnh La Vân Hạ, Phước Yên, An Xuân, Phú Lương v.v Trải qua quá trình định
cư sinh sống, lao động lâu đời, nơi đây đã hình thành những nét văn hóa đặc sắccủa người dân sông nước vùng đầm phá Tam Giang như lễ hội đua ghe thuyềntrên sông, hội vật Thủ Lễ, lễ hội sóng nước Tam Giang v.v Con người và truyềnthống văn hóa, nhân văn tạo nên nguồn lực nội sinh quan trọng thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn tới
Nhận xét:
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như đã trình bày trên, huyện QuảngĐiền nói chung và xã Quảng Lợi nói riêng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho
Trang 36việc phát triển kinh tế của xã, huyện cũng như phát triển kinh tế của toàn tỉnhThừa Thiên Huế, đặc biệt là tuyến đường giao thông thuận lợi, các khu côngnghiệp đang trên đà mở rộng.
Không những thuận lợi cho phát triển kinh tế mà với quỹ đất dồi dào, đangvà chưa được khai thác hết tiềm năng, tạo điều kiện cho việc gây trồng và bảotồn một số loài thực vật vùng đồi núi, đặc biệt là loài Sâm cau đang được nghiêncứu để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này
4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Sâm cau
4.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển cây Sâm cau
a Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỉ lệ ra rễ, đề tài đãtiến hành thí nghiệm đo đếm với mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần.Sau 15 ngày thí nghiệm (trong điều kiện không thuận lợi), kết quả thu đượcđược thể hiện như bảng 4.1
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015)
Qua bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ ra rễ tương đối cao trong đó tỷ lệ ra rễ cao nhấtlà công thức 1.3, công thức 1.4 và thấp nhất tại công thức 1.1 Để đánh giá đượchiệu quả của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ, chúng tôi tiến hành phân tíchphương sai 1 nhân tố Kết quả cho thấy Ft =3.00 < F05 = 4,06 chứng tỏ yếu tốánh sáng không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của cây
b Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây
sâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo lượng cây với 3 lần lặp Sau 80 ngày
thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.2
Trang 37Bảng 4.2 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015)
Qua bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ sống tương đối cao trong đó công thức1.3 có tỷlệ sống cao nhất (95,37 %), thấp nhất là công thức 1.1 (79,63 %) Để đánh giáđược hiệu quả của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống, chúng tôi tiến hành phân tíchphương sai 1 nhân tố Kết quả cho thấy Ft =10,6> F05 = 4,06 chứng tỏ yếu tố ánhsáng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây
Và để tìm ra yếu tố ánh sáng thích hợp cho tỷ lệ sống của cây, chúng tôitiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì Kếtquả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 0,28 < t05 = 4,3 điều này chứng tỏ không có
sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất,
đó là công thức 1.2 (che bóng 25 %) và công thức 1.3 (che bóng 50 %) Nhưngvề mặt kinh tế và điều kiện của gia đình thì ta nên chọn công thức 1.2
c Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao cây
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao của câysâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo chiều cao cây với 3 lần lặp Sau 80ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.3
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao