KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nhân rộng mô hình trồng Sâm cau trên vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền
4.4.1. Xác định các vấn đề và nguyên nhân
- Qua nghiên cứu cho thấy muốn nhân rộng mô hình trồng Sâm cau trên vùng đất cát nội đồng xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền thì đầu tiên phải nói đến là nguồn giống. Ở huyện chưa có cơ sở nào cung cấp nguồn giống về loài Sâm cau cho địa bàn huyện nên việc nhân rộng mô hình trồng loài Sâm cau còn hạn chế.
- Chưa có quy trình trồng loài Sâm cau trên vùng đất cát nội đồng.
- Đầu ra cho loài chưa ổn định (cần tạo ra 1 sản phẩm chiết suất từ các chất có trong Sâm cau để đầu ra ổn định hơn).
- Nhiều người dân trên địa bàn huyện (đặc biệt là người nông dân trên địa bàn huyện) chưa biết đến giá trị của cây Sâm cau nên việc nhân rộng mô hình trồng cây còn gặp nhiều khó khăn.
- Cần phải cho người dân thấy được lợi ích từ việc gây trồng loài và 1 số loại cây thuốc khác…
Tóm lại: Muốn nhân rộng mô hình trồng loài Sâm cau thì cần chú ý đến nguồn giống, điều kiện gõy trồng loài, cú quy trỡnh kỹ thụõt rừ ràng dờ̃ hiểu cho người dân và chủ yếu nhất là giá cả đầu ra và sự ổn định của đầu ra.
4.4.2. Các giải pháp cụ thê
Giải pháp kỹ thuật (hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoach, chế biến, bảo quản sản phẩm...)
+ Giống: hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, quảng bá công dụng, chức năng của cõy Sõm cau tới bà con. Giống phải cú nguồn gốc xuất xứ rừ ràng để bà con tin tưởng, đầu tư trồng thử nghiệm.
+ Kỹ thuật gây trồng: Kỹ thuật gây trồng cần chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngoài nguồn giống ra còn cần phải chú trọng tới biện pháp chăm sóc. Để năng cao năng xuất cây trồng bà con cần chú trọng hơn nữa về biện pháp tưới nước, che bóng kết hợp bón phân trong giai đoạn đầu.
- Tiếp tục trồng thử nghiệm trên các mô hình khác nhau
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực (tuyên truyền vận động, tập huấn, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật...)
Đây là giải pháp cần được xem là quan trọng, phải tổ chức triệt để và có hiệu quả. Nội dung công tác thông tin tuyên truyền cần chú trọng vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Cần tuyên truyền, giới thiệu tác dụng cũng như nguy cơ loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do mất đi sinh cảnh sống và sự khai thác quá mức ,công việc này đòi hỏi phải cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được điều này cần phối hợp giữa nhiều tổ chức, đồng thời phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân.
- Cán bộ kỹ thuật mở lớp tập huấn, thăm quan mô hình trồng Sâm câu tiêu biển để bà con nắm rừ kỹ thuật trồng, chăm súc sõm cau.
Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều phương pháp, hình thức giới thiệu như loa đài, truyền thanh, áp phích, băng rôn ở mọi nơi như trụ sở làm việc tại UBND xã, trưởng học, nhà văn hóa thôn.. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau để tránh sự nhàm chán cho bà con.
Phát triển thị trường (liên kết các bên liên quan, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm...)
Để mở rộng mô hình trồng sâm cau trước tiên phải tìm đâu ra cho sản phẩm. Nhưng để có được một sản phẩm uy tín, chất lượng trên thi trường đòi hỏi nhà sản xuất cũng như bà con phải xây dựng được thương hiệu, liên kết với các bên liên quan như:.,… để quảng bá sản phẩm đi khắp nơi.
Chính sách (đầu tư, hỗ trợ, tín dụng...)
Sâm cau được coi là một loài thảo dược quý hiếm có nhiều tác dụng đối với y học, giúp chữa được nhiều căn bệnh như: trị sốt xuất huyết, chữa tê thấp, đau mình mẩy, chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng, chữa cao huyết áp (tiền mãn kinh), bồi bổ tráng dương, trị nam tinh lạnh, nữ lạnh tử cung, chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược... mặt khác hiện nay vẫn đang ít nhà đâu tư trồng, kinh doanh Sâm cau nên cần có những chính sách hỗ trợ như vốn, giống…
để ngày có càng nhiều bà con đăng kí mạnh dãn trồng thử nghiệm Sâm cau.
4.5. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạm thời trồng Sâm cau trên đất cát nội đồng
Qua kết quả nghiên cứu khả năng gây trồng loài cây thuốc Sâm cau vùng đồi núi trên vùng đấtcát nội đồng huyện Quảng Điền đề tài bước đầu tư liệu hóa một số nội dung hướng dẫn kỹ thuật gây trồng loài cây này như sau:
- Nguồn giống: Trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế, Sâm cau phân bố ở các khu vực chính là : núi Ngự Bình, quanh khu di tích Chín Hầm và Trại nghiên cứu Hương Vân của trường Đại học Nông Lâm Huế.
Sâm cau phân bố ở những vùng đất feralit có độ chua cao (pH từ 4,8 - 5,0) và độ mùn cũng tương đối lớn (6,7 - 12,6%). Độ ẩm của các đất nơi vùng phân bố Sâm cau khi được lấy về phân tích là vào những ngày mùa hè nên độ ẩm tương đối thấp nhưng ngoài thực địa vào thời điểm ấy Sâm cau vẫn có thể tồn tại và sống sót được, cho thấy Sâm cau cũng là một loài có khả năng chịu hạn cao.
Hình 4.2. Hoạt động lấy giống
- Kỹ thuật trồng: Một trong những khâu then chốt trong kỹ thuật trồng cây dược liệu trên vùng đất cát nội đồng là làm đất. Đất cát nội đồng thường có độ nén chặt cao, pH thấp, thường úng vào mùa mưa và có nơi thường bị dòng chảy tràn quét qua khi vào mùa lũ lụt. Đó là những hạn chế lớn cần phải khắc phục triệt để thì cây dược liệu mới có tỉ lệ sống cao, cây trồng sinh trưởng khỏe và phát triển tốt.Trước hết cần thực hiện cày sâu, lên luống cao, trước khi lên luống cần dọn sạch cây cỏ tập trung lại để đốt, đầu tiên có thể xới qua một lượt, đào cho hết rễ, rồi cày sâu độ 20 – 25 cm, làm đất lại kỹ hơn. Đánh luống cao khoảng 17 - 20 cm rộng khoảng 2 m, rãnh luống rộng khoảng 30 cm, mặt luống phải san phẳng. Cây trồng trên luống thường sống khỏe, sinh trưởng phát triển tốt hơn hẳn cây trồng không có luống hoặc trồng dưới rãnh luống. Do thời gian khô hạn trong năm thường xuất hiện sớm và kéo dài, nên tốt nhất trồng dưới tán cây nông nghiệp.
Hình 4.3. Làm đất lên luống trồng cây - Phương thức trồng:
+ Trồng xen với các loài cây nông nghiệp (Sắn, Ngô, Đậu…) và cây dược liệu khác để hỗ trợ về sinh thái, tiết kiệm đất và công chăm sóc bảo vệ, lấy ngắn nuôi dài.
Hình 4.4. Trồng dưới tán cây hà thủ ô đỏ
+ Trồng thuần loài trên luống cát thì ta nên trồng với độ che bóng là 25%
,tưới đủ ẩm hằng ngày (1-2 lần/ngày) tùy vào điều kiện thời tiết và bón phân vi sinh với hàm lượng tối thiểu là 15% (thông qua các công thức thí nghiệm) sau khi cây đã ra rễ được 1 tháng hàm lượng vân vi sinh bón lót cây dung để sinh trưởng và phát triển cũng bắt đầu hết ta nên bón thêm phân NPK hòa tan vào nước tưới cho cây với khối lượng là 10 g/m2 (tương đương 5 kg/1sào)
Hình 4.5. Phương thức trồng thuần loài trên luống cát
- Mật độ trồng: Để cây trồng vừa sinh trưởng và phát triển tốt vừa tận dụng được diện tích thì cự ly trồng trồng là khoảng 10cmx10cm (tương đương mật độ 100 cây/m2 mặt luống).
- Chăm sóc: Trước khi đem cây ra trồng thì bón một lượng phân vi sinh (15%), phân vi sinh được trải đều trên luống sau khi rải xong cần tưới nước qua giúp phân hòa tan cây dễ hấp thụ hơn, sau khi cây đã được đem trồng thì dùng rơm rạ che tủ gốc, với mục đích trong giai đoạn đầu tủ gốc thì rơm rạ sẽ giúp
cho việc giữ nước được tốt hơn nước sẽ không bị chảy tràn trên mặt và giảm sự thoát hơi nước của bề mặt đất, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống gốc cây làm chậm quá trình phát triển của cây, sau khi cây lớn lên thì chúng hoai mục làm chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây vừa mới trồng phải thường xuyên tưới nước để cây bén rễ và hút chất dinh dưỡng, sau khi cây ổn định thì giảm số lần tưới nước lại nhưng vẫn đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. Dùng vòi phun hoặc bình xách vòi hoa sen để tưới, tưới vào buổi sáng sớm và chiều mát, tưới buổi sáng chủ yếu để rửa những giọt sương, tưới buổi chiều cần tưới nhiều hơn để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây. Khi cây bắt đầu ổn định thì cũng là lúc cỏ mọc nhiều, nên tiến hành nhổ cỏ thường xuyên để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cõy, thường xuyờn theo dừi phũng trừ sõu bệnh. Cần rào xung quanh vùng trồng để hạn chế sự phá hoại của gia súc gia cầm. Hạn chế tối đa việc sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc hại.
PHẦN 5