ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin a. Thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập các tài liệu, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hộiở khuvực nghiên cứu.
+ Thu thập các thông tin về đặc điểm sinh thái của cây Sâm cau.
b. Thu thập số liệu sơ cấp
Chủ yếu được thực hiện thông qua các công thức thí nghiệm và xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm.
•Các thí nghiệm về đặc điểm sinh thái của loài:
1). Thí nghiệm về chế độ che bóng
Làm giàn che bằng các lưới nhựa có độ dày thưa khác nhau để tạo các điều kiện chiếu sáng khác nhau: CT.ĐC (0%), CT.1 (25%), CT.2 (50%), CT.3 (75%) ánh sáng tự nhiên cho tiến hành các thí nghiệm ánh sáng tại vườn ươm. Mỗi công thức thí nghiệm với 36 cây, lặp lại 3 lần. Lượng phân bón hữu cơ 10%, chế độ tưới nước hàng ngày.
2). Thí nghiệm về chế độ nước tưới
+ CT.ĐC (Đối chứng) - Không tưới nước sau khi cây trồng đã bén rễ
+ CT.1 - Tưới vừa đủ ẩm đất mỗi lần, định kì 3 ngày/lần
+ CT.2 - Tưới vừa đủ ẩm đất hàng ngày (1-2 lần/ngày tùy điều kiện thời tiết) + CT.3 - Giữ ẩm thường xuyên nhờ hệ thống phun sương bán tự động hay bằng phương pháp tưới thấm hoặc tưới nhỏ giọt.
Mỗi công thức thí nghiệm có dung lượng mẫu 36 cây và lặp lại 3 lần. Chế độ che bóng chung là 25%, hàm lượng phân bón: phân chuồng hoai 10%.
3). Thí nghiệm về chế độ bón phân
Bón lót phân phân chuồng hoai bằng cách trộn phân với đất cát với liều lượng phân khác nhau: CT.ĐC (0%), CT.1 (5%), CT.2 (10%), CT.3 (15%). Mỗi công thức thí nghiệm có dung lượng mẫu 36 cây và lặp lại 3 lần. Chế độ che bóng chung là 25%. Giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước hàng ngày.
Để đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau chúng tôi bố trí các thí nghiệm với các công thức như tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các công thức thí nghiệm về đặc điểm sinh thái của loài
Thí nghiệm Công thức Lần lặp
1 2 3
I. Chế độ che bóng
1.1. Che bóng 0% (Đối chứng) 1.2. Che bóng 25%
1.3. Che bóng 50%
1.4. Che bóng 75%
II. Chế độ tưới nước
2.1. Không tưới nước khi cây bén rễ (ĐC) 2.2. Tưới nước định kỳ 3 ngày/lần
2.3. Tưới vừa đủ ẩm đất hàng ngày
2.4. Giữ ẩm thường xuyên nhờ hệ thống phun sương bán tự động hay tưới nhỏ giọt
III. Chế độ bón phân
3.1. Không bón phân (ĐC)
3.2. Bón phân 5% trọng lượng giá thể 3.3. Bón phân 10% trọng lượng giá thể 3.4. Bón phân 15% trọng lượng giá thể
•Các mô hình trồng thử nghiệm:
1). Mô hình trồng thuần loài trên luống cát có áp dụng các biện pháp thâm canh (bón phân, tưới nước, che tủ đất, che bóng...)
2). Trồng xen trên luống cát với cây nông nghiệp (Sắn, Mía) và không được chăm sóc thường xuyên, ngoại trừ bón phân và làm cỏ định kỳ.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.
- Sử dụng công cụ Excell để nhập và xử lý số liệu.
- Dùng các phương pháp thống kê trong Lâm nghiệp để tính toán.
- Phương pháp phân tích phương sai thí nghiệm 1 nhân tố bố trí theo kiểu tự do.
+ Bảng sắp xếp kết quả :
Bảng 3.2 . Bảng sắp xếp kết quả của thí nghiệm trong phân tích phương sai 1 nhân tố bố trí theo kiểu tự do
A Trị số quan sát Tổng TB
1 X11, X12,……..,X1j,…….X1n1 S1 X1
2 X21, X22,……...,X2j,…….X2n2 S2 X2
i Xi1, Xi2,……….,Xij,…….Xini S3 Xi
a Xa1, Xa2,………..Xaj…….Xana Sa Xa
Trong đó :
A : Nhân tố tác động gồm có a CTTN Ni : Số trị số quan sát của CTTN i
Xij : Trị số quan sát ở CTTN i ở lần thứ j Si : Tổng giá trị quan sát ở CTTN i
Si=
Xi: giá trị trung bình ở CTTN i
Xi= ni
Si
+ Tính các loại biến động
∗ Biến động toàn bộ ( VT ):
Với ∑
=
= a
i
Si S
1 , =∑=a
i n
n
1 1
∗ Biến động do nhân tố tác động (VA)
∑∑= =
−
= a
i n j T ij
i
n x S
V
1 1
2 2
n S S
V r a
i A i
2 1
1 2 −
= ∑
=
∗ Biến động ngẫu nhiên (VN) VN = VT –VA
+ Bảng kết quả phân tích phương sai
Bảng 3.3. Bảng phân tích phương sai của các loại biến động Loại biến động
Tổng biến động
Bậc tự
do Phương sai Ft
F05
(k1,k2)
Biến động do nhân
tố tác động VA KA= a-1
V K S
A A A=
2 S
F S
N A
A 2
2
= K1=KA
Biến động ngẫu
nhiên VN KN=n- a S VK
N N
N =
2 K2=KN
Biến động toàn bộ VT KT=n-1 + Đánh giá kết quả :
Nếu FA≤F05(KA,KN) : giả thiết H0 được chấp nhận nghĩa là các CTTN khác nhau không ảnh hưởng đến thí nghiệm.
Nếu FA≥F05(KA,KN) : giả thiết H0 bị bác bỏ, đối thuyết H1 được chấp nhận.
• Tìm CTTN tốt nhất
• Trong trường hợp FA≥F05(KA,KN) sử dụng tiêu chuẩn t của student để so sánh 2 giá trị trung bình lớn nhất và lớn nhì.
Giá trị t được tính theo công thức :
1 ) ( 1
2 1 2
n S n
X X
N
II
t I
+
ì
= −
Với :
XI,XII là giá trị trung bình lớn nhất và lớn nhì.
SN2 : phương sai biến động ngẫu nhiên.
n1,n2 : dung lượng quan sát ứng với giá trị lớn nhất và lớn nhì.
So sánh giá trị t vừa tính với giá trị t05(k) được tra ở bảng với α =0,05 và K= KN=n-a.
Nếu t≤ t (k) : giả thiết H được chấp nhận nghĩa là 2 giá trị trung bình
không có sự sai khác với độ tin cậy là 95% nên có thể chọn 1 trong 2 CTTN trên làm CTTN tốt nhất (tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế của CTTN).
Nếu t ≥t05(k) : giả thiết H0 bị bác bỏ đối thuyết H1 tạm thời được chấp nhận, nghĩa là giá trị trung bình lớn nhất hơn hẳn giá trị trung bình lớn nhì với độ tin cậy 95% nên ta phải chọn CTTN ứng với trung bình lớn nhất làm CTTN lớn nhất.
PHẦN 4