KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Sâm cau
4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng và phát triên cây Sâm cau
a. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỉ lệ ra rễ, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo đếm với mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Sau 15 ngày thí nghiệm (trong điều kiện không thuận lợi), kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.1.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ Công
thức
Tỷ lệ ra rễ (%)
Lần lặp1 Lần lặp2 Lần lặp3 Trung bình
1.1 71,43 57,14 57,14 61,90
1.2 100,00 71,43 100,00 90,48
1.3 71,43 100,00 100,00 90,48
1.4 85,71 71,43 57,14 71,43
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ ra rễ tương đối cao trong đó tỷ lệ ra rễ cao nhất là công thức 1.3, công thức 1.4 và thấp nhất tại công thức 1.1. Để đánh giá được hiệu quả của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ ra rễ, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft =3.00 < F05 = 4,06 chứng tỏ yếu tố ánh sáng không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của cây.
b. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây sâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo lượng cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống
Công thức Tỷ lệ sống (%)
LL1 LL2 LL3 TB
1.1 77,78 77,78 83,33 79,63
1.2 91,67 91,67 94,44 92,59
1.3 97,22 94,44 94,44 95,37
1.4 88,89 77,78 86,11 84,26
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ sống tương đối cao trong đó công thức1.3 có tỷ
lệ sống cao nhất (95,37 %), thấp nhất là công thức 1.1 (79,63 %). Để đánh giá được hiệu quả của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft =10,6> F05 = 4,06 chứng tỏ yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây.
Và để tìm ra yếu tố ánh sáng thích hợp cho tỷ lệ sống của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 0,28 < t05 = 4,3 điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 1.2 (che bóng 25 %) và công thức 1.3 (che bóng 50 %). Nhưng về mặt kinh tế và điều kiện của gia đình thì ta nên chọn công thức 1.2.
c. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao cây
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao của cây sâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo chiều cao cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến chiều cao
Công thức Chiều cao (cm)
LL1 LL2 LL3 TB
1.1 5,80 6,26 6,50 6,20
1.2 9,04 9,37 8,89 9,10
1.3 11,10 10,34 9,00 10,14
1.4 7,28 8,37 8,80 8,15
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015)
Qua bảng 4.3 ta thấy có sự chênh lệch chiều cao giữa các công thức. Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tăng trưởng chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 17,61 > F05 = 4,07 chứng tỏ rằng chế độ ánh sáng ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây.
Và để tìm ra chế độ ánh sáng thích hợp đến chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành xét hai giá thể cho kết quả chiều cao cây trung bình cao nhất và nhì.
Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 1,26 < t05 = 12,70, điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 1.2 và công thức 1.3.
d. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến số lá cây
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến số lá của cây sâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo chiều cao cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến số lá cây
Công thức Số lá bình quân/cây
LL1 LL2 LL3 TB
1.1 2,32 2,10 2,35 2,26
1.2 2,66 2,71 2,37 2,58
1.3 3,00 2,86 2,45 2,77
1.4 2,14 2,2 2,15 2,16
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.4 ta thấy có sự chênh lệch số lá giữa các công thức. Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến phát triển số lá của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 14,14 > F05 = 3,49 chứng tỏ rằng yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến số lá cây.
Và để tìm ra yếu tố ánh sáng thích hợp đến số lá của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 3,29 < t05 = 12,71, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 1.2 và công thức 1.3.
Nhận xét chung: Qua kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy được yếu tố
ánh sáng có ảnh hửơng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài Sâm cau, cụ thể là tỷ lệ sống, chiều cao và số lá cây. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức che bóng 25 % và 50 % tỏ ra thích hợp đối với nhu cầu ánh sáng của loài.
4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến sinh trưởng và phát triên cây Sâm cau
a. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ ra rễ của cây sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỉ lệ ra rễ, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo đếm với mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau 15 ngày thí nghiệm (trong điều kiện không thuận lợi), kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.5.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ ra rễ
Công thức Tỷ lệ ra rễ (%)
LL1 LL2 LL3 TB
2.1 57,14 57,14 71,43 61.90
2.2 71,43 71,43 85,71 76.19
2.3 85,71 85,71 100,00 90.47
2.4 100,00 100,00 85,71 95.24
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ ra rễ tương đối cao trong đó tỷ lệ ra rễ cao nhất là công thức 2.4 và thấp nhất tại công thức 2.1. Để đánh giá được hiệu quả của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ ra rễ, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố.
Kết quả cho thấy Ft = 9,99 > F05 = 4,06 chứng tỏ yếu tố độ ẩm ảnh hưởng đến tỷ
lệ ra rễ của cây.
Và để tìm ra chế độ nước thích hợp cho cây ra rễ của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 0,5 < t05 = 4,30, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 2.3 và công thức 2.4. Nhưng về mặt kinh tế và điều kiện kỹ thuật của gia đình thì ta nên chọn công thức 2.3.
b. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của đến tỷ lệ sống của cây, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo lượng cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu
được được thể hiện như bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tỷ lệ sống
Công thức Tỷ lệ sống (%) sau 80 ngày
LL1 LL2 LL3 TB
2.1 69,44 69,44 66,67 68,52
2.2 86,11 83,33 86,11 85,18
2.3 91,67 86,11 91,67 89,86
2.4 91,67 91,67 91,67 91,67
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ sống tương đối cao trong đó công thức 7 và công thức 8 có tỷ lệ sống cao nhất (91,76%), thấp nhất là công thức 5 (68,52%).
Để đánh giá được hiệu quả của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft =86,44 > F05 = 4,07 chứng tỏ yếu tố nước có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của cây.
Và để tìm ra chế độ nước thích hợp cho tỷ lệ sống của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 1 < t05 = 4,30, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 2.3 và công thức 2.4. Nhưng về mặt kinh tế và điều kiện kỹ thuật của gia đình thì ta nên chọn công thức 2.3
c. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến chiều cao của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến chiều cao của cây Sâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo chiều cao cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến chiều cao cây
Công thức Chiều cao (cm)
LL1 LL2 LL3 TB
2.1 5,40 5,40 4,60 5,13
2.2 7,30 7,53 7,40 7,41
2.3 8,21 7,34 7,88 7,81
2.4 7,68 9,06 7,16 7,97
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.7 ta thấy có sự chênh lệch chiều cao giữa các công thức. Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến tăng trưởng chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 15,08
> F05 = 4,07 chứng tỏ rằng chế độ nước ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây.
Và để tìm ra chế độ nước thích hợp đến chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả chiều cao cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 0,2 < t05 =4,3 điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất và cao nhì, đó là công thức 2.3 và công thức 2.4.
d. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến số lá của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đến số lá của cây Sâm sau, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo chiều cao cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm nước đến số lá
Công thức Số lá bình quân/cây
LL1 LL2 LL3 TB
2.1 1,54 1,65 1,35 1,51
2.2 2,15 2,23 2,1 2,16
2.3 2,57 2,3 2,51 2,46
2.4 2,23 2,42 2,6 2,42
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015)
Qua bảng 4.8 ta thấy có sự chênh lệch số lá giữa các công thức. Để đánh giá được ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 28,07 > F05 = 4,07 chứng tỏ rằng yếu tố độ ẩm có ảnh hưởng khác nhau đến số lá cây.
Và để tìm ra chế độ nước thích hợp đến số lá của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 0,29 < t05 = 4,30 điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 2.2 và công thức 2.3.
Nhận xét chung: Qua các công thức thí nghiệm ta có thể thấy được chế độ nước (yếu tố độ ẩm) rất quan trọng trong công tác gây trồng cũng như nhân giống loài Sâm cau, nó ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển (tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ) của cây cụ thể được thể hiện qua các bảng thí nghiệm. Trong đó phương pháp giữ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên hàng ngày hay bằng hệ thống phun sương bán tự động hoặc tưới nhỏ giọt cho kết quả tốt nhất đối với cây Sâm cau trên điều kiện môi trường đất cát nội đồng ở huyện Quảng Điền. Ngoài ra phương pháp tưới định kỳ 2-3 ngày cũng cho kết quả tương đối khả quan.
4.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến cây Sâm cau
a. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ ra rễ của cây Sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỉ lệ ra rễ, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo đếm với mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Sau 15 ngày thí nghiệm (trong điều kiện không thuận lợi), kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ ra rễ
Công thức Tỷ lệ ra rễ (%)
LL1 LL2 LL3 TB
3.1 57,14 71,43 57,14 61,9
3.2 71,43 71,43 57,14 66,67
3.3 85,71 85,71 71,43 80,95
3.4 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015)
Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ ra rễ tương đối cao trong đó tỷ lệ ra rễ cao nhất là công thức 3.4 (100%) và thấp nhất tại công thức 3.1 (61,9%). Để đánh giá được hiệu quả của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ ra rễ, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 7,28 > F05 = 4,07 chứng tỏ yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của cây.
Và để tìm ra bón phân thích hợp cho cây ra rễ của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức cho kết quả số lá cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 2 < t05 = 4,30 điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất, đó là công thức 3.3 và công thức 3.4.
b. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ ra sống của cây Sâm cau Để xác định được ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của cây, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo lượng cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.10.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ sống
Công thức Tỷ lệ sống (%) sau 80 ngày
LL1 LL2 LL3 TB
3.1 66,67 60,56 77,78 68,34
3.2 88,89 88,89 80,56 86,11
3.3 91,67 91,67 88,89 90,74
3.4 97,22 100,00 94,44 97,22
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ sống tương đối cao trong đó công thức 3.4 là cao nhất (97,22%)và công thức 3.3 có tỷ lệ sống cao nhì (90,74%), thấp nhất là công thức 3.1 (68,34%). Để đánh giá được hiệu quả của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ sống, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft =16,77 > F05 = 4,06 điều này chứng tỏ yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng đến tỷ
lệ sống của cây.
Và để tìm ra chế độ dinh dưỡng thích hợp cho tỷ lệ sống của cây, chúng tôi tiến hành xét hai công thức thí nghiệm cho kết quả tỷ lệ sốngtrung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 6,99 > t05 =4,30 điều này chứng
tỏ có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh nghĩa là chọn công thức 3.4 sẽ thích hợp nhất trong số các công thức thí nghiệm về lượng phân bón cho cây Sâm cau trên điều kiện môi trường đất cát nội đồng ở Quảng Điền; thông thường thì khi tỷ lệ sống đạt được trên 95% thì đã được xem đáp ứng yêu cầu cao trong sản xuất. Tuy nhiên thí nghiệm này chưa thể chỉ ra lượng phân lượng phân bón tối ưu đối với loài là bao nhiêu. Do vậy cần có thêm những thí nghiệm với các lượng phân bón lớn hơn để cây có thể tiệm cận tới tỷ lệ sống cao nhất (100%).
c. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến chiều cao của cây sâm cau
Để xác định được ảnh hưởng của lượng phân bón đến chiều cao của cây, đề tài đã tiến hành thí nghiệm đo chiều cao cây với 3 lần lặp. Sau 80 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.11.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến chiều cao
Công thức Chiều cao cây (cm)
LL1 LL2 LL3 TB
3.1 7,38 8,10 7,16 7,55
3.2 7,40 8,91 6,98 7,76
3.3 9,05 10,67 8,64 9,45
3.4 11,93 12,75 12,52 12,40
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.11 ta thấy có sự chênh lệch chiều cao giữa các công thức. Để đánh giá được ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tăng trưởng chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 23,16 > F05 = 4,07 chứng tỏ rằng chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây.
Và để tìm ra yếu tố dinh dưỡng thích hợp đến chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành xét các công thức thí nghiệm cho kết quả chiều cao cây trung bình cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t|= 2 < t05 =4,30 điều này chứng tỏ không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức đó là công thức 3.4 và 3.3 . Tuy nhiên công thức này đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của loài Sâm cau trên điều kiện môi trường đất cát nội đồng ở Quảng Điền hay chưa thì thí nghiệm này chưa thể giải quyết được.