1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Á đông tạp bệnh luận bản nghĩa

256 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Á đông tạp bệnh luận bản nghĩa

1 VIỆT NHÂN LƯU THỦY Á ĐÔNG TẠP BỆNH LUẬN BẢN NGHĨA - Nguyên Văn : Hán, Trương Trọng Cảnh - Bản Nghĩa : Việt Nhân Lưu Thủy - Người dịch : Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu - Biên tập : Lương Y Lâm Văn Sơn - Đánh máy : Nhan Ngọc Tấn Phục bản 2012 : Huỳnh Hiếu Nghị 2006 - 2012 2 DANH SÁCH * THÀNH VIÊN NHÓM HỌC TẬP ĐÔNG Y HÁN VIỆT *** 1- Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu 2- Cư sĩ Phạm Văn Nam 3- Lương Y Hoàng Văn Anh 4- Lương Y Nhan Thành Huê 5- Lương Y Lâm Văn Sơn 6- Bác Sĩ Đinh Việt Thức 7- Lương Y Bùi Huy Giám 8- Ktv Nhan Ngọc Tấn ___________________________ *Theo thứ tự thời biểu tham gia nhóm. 3 LỜI NGƯỜI DỊCH _____________________ Đức Trọng Cảnh làm sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận chỉ có chung một bài tựa, Ngài còn nói “hiệp thành 16 quyển”. Chứng tỏ Ngài chỉ làm một bộ sách, một bộ Thái Cực Luận bệnh gồm : Nhất Dương là Thương Hàn Luận, nói về Thái Dương làm bệnh, Thái Dương là Dương Hàn làm bệnh tại Biểu, Dương bị Thương bởi Hàn mà bệnh nên sách gọi là Thương Hàn. Nhất Âm là Tạp Bệnh Luận, nói về Thiếu Âm làm bệnh, Thiếu Âm là Âm Nhiệt làm bệnh tại Lý, vì Âm tính đa đoan, phức tạp, nghĩa này đã từng tỏ lộ ở Kinh Dịch cho nên gọi là Tạp Bệnh. Như vậy 2 sách này không thể đọc xa rời nhau và cái nghĩa “Nhất Âm Nhất Dương chi vi Đạo “ đã được tác giả cụ thể tuân thủ. Người đời sau đổi tên Tạp Bệnh Luận thành “Kim Quỷ Yếu Lược” chẳng những không hiểu thâm nghĩa của chữ Tạp mà còn không thấy được ý nghĩa làm sách của Trọng Sư, khiến cho Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy phải chê trách nơi lời tựa. Chúng tôi do tuân thủ ý nghĩa làm sách này, cho nên dịch thuật, trình bày cũng y theo phương thức đã làm tại Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, nói rõ nơi phàm lệ của sách, ở đây không lập lại. Ước mong các bằng hữu từng đọc sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiếp tục đọc sách này cho khỏi thiếu xót. Trước khi đọc sách này nên đọc Thương Hàn Bản Nghĩa, mới mong thấu rõ cội nguồn truyền thống của Đông Y. Quý Thu năm Ất Dậu 2005 Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu 4 Tiểu sử Cụ Lưu Thủy Nguyễn Văn Ngôn Tiên Sanh Cụ Lưu Thủy tiên sanh sinh giờ Thìn, ngày mồng 3 tháng 5 năm Mậu Tý (1887). Sinh chánh quán tại làng La Thọ, tổng Hạ-Nông phủ Viện-Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nay đổi lại là: thôn La Thọ, xã Thanh Phong, quận Điện Bàn, Quảng Nam. Thân sinh của Cụ là ông Nguyễn Văn Ý, xuất thân trong hàng Nho Giáo, học vấn uyên thâm, đậu tiếp 3 khoa Tú Tài, học trò theo học rất đông, thành đạt rất nhiều. Cụ Lưu Thủy nhờ nền nếp nhà nho, học hành mau giỏi, 16 tuổi đã vào trường Đốc học tỉnh, 19 tuổi khoa ngọ thi hương,, Cụ đậu đến trường nhì, vào đặng trường ba, rồi kế tiếp học sanh tại trường tỉnh. Tài hoa lổi lạc, nhưng chẳng gặp thời. Ngay lúc bây giờ, văn học nước nhà chia phôi nhiều nẽo; Âu Á trộn nhầu, nửa cũ nửa mới, lăn xăn không nhứt định. Cụ đành quyết chí vào Nam, trãi khắp sơn lam thắng cảnh, dưa muối một bầu, tìm đường giải thoát; lúc bây giờ Cụ lo lễ Phật tụng kinh, đánh chuông gõ mỏ. Cụ để tâm nghiên cứu Triết lý nhà Phật, có hồi ở Nam bộ giảng kinh, cũng có lúc về Quảng Nam thuyết pháp. Cụ thường vãng du giao thiệp với chùa Chúc Thánh Hội An, và chùa Phổ Thiên Đà Nẳng. Các chùa ở Quảng Nam, cử Cụ làm thượng tọa thuyết pháp. Cụ ăn chay, niệm Phật, thường khảo cứu kinh Phật sách Nho, đặng rõ thấy cái thâm ý của Thánh hiền xưa, lấy sự độ sanh làm mục đích, và lấy sự cứu thế làm phương châm. Sẵn nền Nho học, nên Cụ hết lòng nghiên cứu các sách thuốc Đông Y; trãi 36 năm đăng đẳng, đã lắm công phu. 5 Ngoài Tố Vấn, Nan Kinh, Cụ chăm ý nhứt tìm tâm cởi mở. Các sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh; ấy là tinh lực trong một đời của Cụ đó. Cụ chú thích luận Thương Hàn và luận Tạp Bệnh, nhơn khi chưa bệnh, mà đã biết trước lúc ốm đau, nhơn sự ốm đau, mà ấn định chứng bệnh để mà trị bệnh đó. Ấy là pháp môn rất giản tiện về sự nhận bệnh và trị bệnh vậy. Cụ chú thích 2 bộ sách Thương Hàn và Tạp Bệnh đã thành trãi nhiều phen lo xuất bản, mà chưa kịp; Bị tuổi cao, thân già, sức yếu, Cụ giao 2 bộ sách đó cho quý liệt vị NAM DƯƠNG HỌC PHÁI, gia tâm nghiên cứu thêm, để lần lần xuất bản. Ấy là tâm chí mong muốn của Cụ đó. Giờ Mùi,ngày 21,tháng 9, năm Giáp Thìn.Tức là 3 giờ chiều,ngày 26,tháng 10, năm 1964. Cụ tiêu diêu về nước an dưỡng. Hưởng thọ 78 tuổi. Qua giờ Thìn, ngày 23, tháng chín, năm Giáp Thìn.Tức là 10 giờ sáng, ngày 28, tháng 10 năm 1964. Ninh thố Cụ tại Hoa Viên. Thống tích tai ! Thương Hàn Tạp Bệnh, thượng vị thành công; Hữu chí đồng tâm, ưng tu nổ lực. Tạm dịch nghĩa: Thương thay ! Thương Hàn Tạp Bệnh chữa thành công. Hữu chí đồng tâm, lo gắng sức. Ngày mồng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn Tức là ngày 4 tháng 12 năm 1964 Cháu, Nguyễn Văn Định (tức Giáo Nhự, Hiệu Như Sanh) Phụng Cung Lục ______________________________________________________________________________ *Lời người dịch: Có nhiều đoạn dông dài hoặc trùng ý với lời tựa của tác giả, xin lược bớt cho được giản dị. 6 TẠP BỆNH LUẬN BẢN NGHĨA ___________________________________ BÀI TỰA - Sao gọi là Tạp Bệnh ? – Vì là phản ảnh của Thái Dương. Tạp Bệnh Luận chủ trương Thiếu Âm, tiết thứ 10 trong chương Thể lệ của luận này đã nói rõ. - Sao lại lấy Thái Dương làm chủ ? Thưa : Thiếu Âm không thể làm chủ. Chủ là ở Thái Dương, tiết thứ 11 tiếp theo đó có dẫn Nội Kinh rằng : ‘Khuyết Dương độc hành’ là nói cái gì ? Giải đáp rằng : ‘Đó là có Dương không Âm’ , ý nói rằng Khuyết Dương là Thái Dương Hàn Khí, trong Dương đã có Âm không cần Thiếu Âm làm ra. Đọc 2 tiết này (tiết 10 và 11) một chữ Tạp đã mặc nhiên ngụ ý này rồi ! chẳng dè người đời sau không rõ nghĩa của chữ Tạp, mà xưng là Kim Quỷ, chuộng hư danh mà bỏ mất hiện thực. Cho nên người chú giải tuy rất nhiều, nhưng đều gãi không đúng chỗ ngứa. Bởi đó, nên tôi cảm thấy Y Đạo sở dĩ không tiến hành là do không thấu rõ học thuyết Âm Dương mà ra, Âm Dương không phải là vật vu vơ không thể chỉ đích xác. Luận điều Tam Dương Tam Âm không thông, thì công dụng của Thái Dương và Thiếu Âm không rõ rệt. Thái Dương Thiếu Âm không rõ rệt thì tông chỉ Thái Dương thống lãnh tất cả sẽ mù mờ. Y Đạo đã thiếu cội nguồn thì cái gọi là ‘thực học cứu đời’ ở đâu ? Cái chi là Tam Dương Tam Âm ? - Thiếu Dương là Dương mới sinh. – Dương Minh là Dương đã lớn mạnh (tráng Dương). – Thái Dương là Dương cùng tột, Dương cùng tột rồi Âm sinh, do đó Thái Dương chủ Hàn Khí, một câu ‘Thái Dương Kinh’ là đủ cả Âm Dương rồi. - Thái Âm là Âm cùng tột. – Khuyết Âm là Âm cùng tột rồi hết. – Thiếu Âm là Âm hết rồi Dương sinh, do đó Thiếu Âm chủ Nhiệt Khí, một câu ‘Thiếu Âm Kinh’ là đủ cả Âm Dương rồi. 7 Ngoài ra như Thiếu Dương Hỏa Khí, Dương Minh Táo Khí, Thái Âm Thấp Khí, Khuyết Âm Phong Khí đều theo trong Thái Dương Hàn Khí và Thiếu Âm Nhiệt Khí biến hóa mà ra các thứ bệnh danh. Sở dĩ như thế là sao ? Bởi Thái Dương Thiếu Âm gồm đủ tính Âm Dương, đủ tính Hàn Nhiệt, đủ tính căn nguyên của các bệnh tật. Cho nên gọi là Âm Dương, quyết nhiên chỉ là 2 Kinh này (Thái Dương Thiếu Âm). Thế nào là Thái Dương thống lãnh tất cả ? - Như trên đã nói, Thái Dương Thiếu Âm đủ tính Âm Dương, đủ tính Hàn Nhiệt. Các Kinh Khí khác đều thuộc dưới Thái Dương Hàn Khí. Tuy Thiếu Âm có đủ tính Âm Dương, đủ tính Hàn Nhiệt nhưng không được làm chủ vì chỉ là hóa thân của Thái Dương. Sở dĩ như thế là vì Thái Dương Thiếu Âm bản lai nhất Kinh, Chủ Hàn chủ Nhiệt bản lai nhất Khí, làm sao biết như thế ? Ở tiết cứu Biểu cứu Lý trong chương Thể lệ của bản luận đã nêu rõ ý này. Đó là ‘đệ nhất nghĩa’ khi đọc Thương Hàn Tạp Bệnh Luận. Hoặc giả hỏi rằng : Thánh xưa cố ý an bày như thế chăng ? Thưa rằng : cổ thánh ‘gần lấy xa cầu’, theo đó để nhòm thấu chỗ sâu kín của Âm Dương, thuận lẽ tự nhiên của tính mệnh. Chẳng phải chỉ riêng Y Đạo mới như thế ! thử xem từ xưa đến nay, người nói Đạo Âm Dương của Trời Đất chưa ai bằng Phục Hy, Văn Vương, tới Khổng Tử viết Hệ Từ thì là rốt ráo vậy. Xưa nay người nói được Âm Dương trong thân người, chưa ai bằng Hiên Viên, Kỳ Bá, tới Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận thì là rốt ráo vậy. Cô Dương không sanh, Độc Âm chẳng lớn, Âm Dương đối lập rồi sau nhân loại mới sinh tồn. Càn là Kiện Dương, Khôn là Thuận Âm. Âm tất theo Dương rồi sau xã hội mới thành lập. Bởi Âm Dương đối lập cho nên Thái Dương Thiếu Âm chẳng lúc nào xa rời nhau, đó là tông chỉ của Thương Hàn Luận. Bởi Âm tất theo Dương, cho nên Thái Dương bao gồm Thiếu Âm, đó là tông chỉ của Tạp Bệnh Luận. Âm Dương của cá nhân tức Âm Dương của xã hội. Âm Dương phản nghịch thì xã hội bệnh, Âm Dương hòa thuận thì xã hội bình, Y Đạo thông với Trị Đạo. Hỏi rằng : Trọng Cảnh làm luận chủ trương Thái Dương vốn để cứu đời bệnh tật, học thuyết này nay còn dùng được không ? Đáp rằng : nơi lời tựa Trọng Cảnh chê trách các Y gia thuận cựu, nói làm thuốc cần phải tùy thời bệnh tật để thích ứng nhu cầu. Lúc này là lúc nào ? là lúc nhân loại rất hổn tạp ! Bệnh rất phức tạp ; nên theo phép trị Tạp Bệnh, chủ trương nghiên cứu phản ảnh của Thái Dương, ‘Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa’ còn đó, nay tựa. Lão Y, 77 tuổi – VIỆT NHÂN LƯU THỦY soạn. 8 TẠP BỆNH LUẬN QUYỂN I Nguyên Văn : Hán, Trương Trọng Cảnh. Bản Nghĩa : Việt Nhân Lưu Thủy. _________________________________ CHƯƠNG 1 : PHỦ TẠNG KINH LẠC TIÊN HẬU (18 Tiết, từ 1 đến 18) LUẬN TẠP BỆNH THỂ LỆ 1- Thể Lệ Phủ Tạng truyền Kinh Tiên Hậu. 2- Thể Lệ Kinh Lạc tương truyền Tiên Hậu. 3- Thể Lệ vọng sắc biết được Ngũ Tạng truyền Kinh. 4- Thể Lệ vọng sắc biết Ngũ Tạng mắc bệnh. 5- Thể Lệ văn ngữ thinh biết các Kinh mắc bệnh. 6- Thể Lệ văn tức thinh biết các Lạc mắc bệnh. 7- Thể Lệ văn tức thinh biết các Khí mắc bệnh. 8- Thể Lệ phối hợp bắt mạch vọng sắc biết sự truyền Kinh. 9- Thể Lệ nghiệm thời tiết tương ứng với bệnh tật. 10- Thể Lệ Thiếu Âm làm chủ Tạp Bệnh. 11- Thể Lệ Thiếu Âm vốn là Thái Dương biến tướng. 12- Thể Lệ Kinh Lạc vốn tại Tấu mà đi đến Phủ Tạng. 13- Thể Lệ Kinh Lạc hành Biểu Lý mà tập trung tại Tấu. 14- Thể Lệ Kinh Lạc thâu tóm trăm bệnh. 15- Thể Lệ Thái Dương Thiếu Âm vốn là một Kinh Khí. 16- Thể Lệ phép trị các Lạc tùy các Kinh. 9 17- Thể Lệ phép trị các Kinh tùy các Khí. 18- Thể Lệ phép trị các Khí tùy các Tạng. NGUYÊN VĂN (1) Hỏi rằng : Bậc Thượng công trị ‘vị bệnh’ là thế nào ? Thầy bảo rằng : Trị ‘vị bệnh’ nghĩa là thấy bệnh ở Can, biết rằng Can sẽ truyền cho Tạng chưa bệnh là Tỳ. Nên trước phải làm cho Tỳ mạnh lên. Bốn tháng Quí Tỳ vượng không thọ Tà, chớ nên bổ nó. Bậc Trung công không hiểu lệ tương truyền, thấy Can bệnh không giải bằng cách làm cho Tỳ mạnh lên mà chỉ trị ở Can. Phàm trị bệnh của Can, bổ nó dùng vị chua, trợ nó dùng vị đắng khét, ích nó dùng vị ngọt để điều hòa. Vị chua vào Can, đắng khét vào Tâm, ngọt vào Tỳ. Tỳ có thể làm tổn thương Thận, Thận Khí suy yếu thì Thủy không hành, Thủy không hành thì Hỏa Khí của Tâm thịnh lên làm tổn thương Phế. Phế bị tổn thương thì Kim Khí không hành, Kim Khí không hành Can Khí thịnh lên, bệnh của Can tự hết. Đó là diệu pháp trị Can bằng cách bổ Tỳ. Can hư dùng phép này, còn Can thực thì không dùng. Kinh nói : không được làm hư thêm cái đã hư, làm thực thêm cái đã thực ; nhưng phải bổ chỗ không đủ, Tả bớt chỗ có thừa, là như thế. Các Tạng còn lại suy theo cách đó mà chữa. BẢN NGHĨA (1/1) *Đây,Thể Lệ Phủ Tạng truyền Kinh Tiên Hậu. - Sách Thương Hàn Luận bệnh tại Biểu lấy Thái Dương làm chủ. - Sách Tạp Bệnh Luận bệnh tại Lý lấy Thiếu Âm làm chủ. Nhiệt Khí của Thiếu Âm làm bệnh tại Lý do Hàn Khí của Thái Dương làm bệnh tại Biểu biến tướng mà đến, cho nên gọi là Tạp. Thương Hàn Luận Truyền Kinh là nói sự truyền của Lục Khí tại Biểu, lấy Thái Dương Hàn Khí thọ Khuyết Âm Phong Khí làm sơ khởi. 10 Tạp Bệnh Luận Truyền Kinh là nói sự truyền của Ngũ Hành tại Lý, lấy Thiếu Âm Tâm Thận thọ Can truyền làm sơ khởi. Luận điểm này nói Biểu Lý tương ứng, Học giả nên rõ. - Bậc Thượng Công hiểu lý tương truyền, biết Can bệnh trước phải làm cho Tỳ mạnh lên: Tương khắc truyền Kinh. - Bậc Trung Công thì không như vậy, thấy Can bệnh không giải bằng cách làm cho Tỳ mạnh lên: không hiểu tương khắc truyền Kinh. - Chỉ duy trị bệnh ở Can: không hiểu tương sinh truyền Kinh. - Phàm trị bệnh của Can, bổ nó dùng vị chua, trợ nó dùng vị đắng khét, ích nó dùng vị ngọt để điều hòa: Nói Can bệnh không tương sinh truyền cũng không tương khắc truyền, chỉ tại Bản Kinh, cho nên chỉ dùng phép trị Bản Kinh. - Chua vào Can, đắng khét vào Tâm, ngọt vào Tỳ: Nói Thiếu Âm Tâm thọ truyền của Can rồi truyền sang Tỳ là tương sinh truyền vậy. - Tỳ có thể làm tổn thương Thận: Nói Thiếu Âm Thận thọ truyền của Tỳ, do Tỳ thọ truyền của Can mà đến là tương khắc truyền Kinh vậy. *Như vậy tương khắc truyền Kinh làm bệnh thì tương sinh truyền Kinh cũng làm bệnh, riêng tại Can Tạng không truyền cũng bệnh; ba trường hợp này ắt chung một mối, người khéo trị bệnh một khi thấy là biết ngay. Từ đây trở xuống nói về lý Ngũ Hành Sinh Khắc. - Thận Khí suy yếu thì Thủy không hành, Thủy không hành thì Tâm Hỏa thịnh, Tâm Hỏa thịnh thì tổn thương Phế, Phế bị thương thì Kim Khí không hành thì Can thịnh; đó là diệu pháp trị Can bằng cách bổ Tỳ: có thể thấy bệnh tại Can Thực truyền Tỳ Hư làm khởi đầu, mà chỗ yếu diệu của nó là do Thận Thủy Tâm Hỏa đưa tới. - Can hư thì dụng phép này : Can truyền Tâm, Tâm truyền Tỳ. - Thực thì không tại đây mà tại kia : Can truyền Tỳ, Tỳ truyền Thận. - Hư là Chính hư – Thực là Tà thực. - Bổ bất túc: là trị Chính hư. - Tả hữu dư: là trị Tà thực. [...]... các Kinh - Bệnh cố tật: thuộc Lạc - Bệnh đột nhiên: thuộc Kinh Khí *Ý nói trị Lạc nên tùy Kinh NGUYÊN VĂN (17) Thầy nói : Tạng nào trong 5 Tạng bệnh mà gặp sở đắc (cái nó thích hợp) thì khỏi Tạng nào trong 5 Tạng Bệnh mà gặp sở ố (cái nó ghét) hoặc là cái nó không ưa thì làm thành bệnh Người bệnh vốn không chịu ăn mà trái lại bắt ép họ ăn, tất phải phát sốt BẢN NGHĨA (1/17) *Đây, Thể Lệ phép trị các... (19) Thái Dương Bệnh phát sốt không mồ hôi, trái lại sợ lạnh, gọi là Cương Kỉnh BẢN NGHĨA (2/1) *Đây, Khuyết Âm thọ Thái Dương tại Nhục phần làm Kỉnh - Phát sốt không mồ hôi: tại Cơ đến Bì - Trái lại sợ lạnh: thọ Dương Hàn - Gọi là Cương Kỉnh NGUYÊN VĂN (20) Thái Dương Bệnh phát sốt mồ hôi ra mà không sợ lạnh, gọi là Nhu Kỉnh BẢN NGHĨA (2/2) *Đây, Khuyết Âm thọ Thiếu Âm tại Nhục phần làm Kỉnh - Phát sốt... thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu Cách làm Kỉnh 13- Thái Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu làm Thấp 14- Thái Âm thọ thọ Thiếu Âm tại Tấu đến Biểu làm Thấp 15- Thái Âm thọ Thái Dương tại Biểu đến Tấu làm Thấp 16- Thái Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm làm Thấp truyền Xung Kinh 17- Thái Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm làm Thấp truyền Nhâm Kinh 18- Thái Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm làm Thấp truyền Đốc Kinh 19- Thái Âm... lúc tháng năm tháng sáu, đấy là đến mà thái quá BẢN NGHĨA (1/9) *Đây, Thể Lệ nghiệm thời tiết với Tạp Bệnh tương ứng - Sau Đông chí ngày Giáp Tý nửa đêm Thiếu Dương khởi: cử một Giáp Tý để làm đầu mối cho vô số Giáp Tý - Thời của Thiếu Dương là lúc Dương mới sinh, tiết trời được ôn hòa: Nêu lên Khí Thiếu Dương ôn hòa, cho thấy duyên cớ không ôn hòa là nguyên do sinh ra tật bệnh - Giáp Tý chưa đến mà... đi cầu khó, sắc tươi sáng là có lưu ẩm (đọng nước) BẢN NGHĨA (1/4) *Đây,Thể Lệ nhìn sắc biết Ngũ Tạng mắc bệnh - Sắc xanh là đau: bệnh tại Can - Sắc đen là lao: bệnh tại Thận - Sắc đỏ là phong: bệnh tại Tâm - Sắc vàng là đi cầu khó: bệnh tại Tỳ - Sắc tươi sáng là có lưu ẩm: bệnh tại Phế 13 NGUYÊN VĂN (5) Thầy nói : người bệnh im lặng, không nói hay kinh sợ, kêu la là bệnh trong các khớp xương Tiếng nói... tùy chỗ sở đắc của bản Tạng Khí mà công - Như người bệnh khát tùy Nhiệt Khí của Thiếu Âm Tạng, cho uống Trư Linh thang *Nêu lên chứng khát của Thiếu Âm để làm lệ cho các bệnh còn lại Đấy là cái lý Tạp Bệnh Luận chủ trương Thiếu Âm (Trên đây, chương thứ 1, 18 tiết, luận Phủ Tạng Kinh Lạc Tiên Hậu) 22 CHƯƠNG 2 : KỈNH – THẤP – YẾT (26 Tiết, từ 19 đến 44) LUẬN TAM ÂM 1- Khuyết Âm thọ Thái Dương tại Nhục... các Kinh tùy các Khí - Tạng nào trong 5 Tạng bệnh mà gặp sở đắc thì khỏi: như các loại bệnh, Hàn gặp được Nhiệt; bệnh Nhiệt gặp được Hàn thì giải - Tạng nào trong 5 Tạng gặp sở ố thì bệnh: như các loại bệnh Hàn nhập Nhiệt Kinh, Nhiệt nhập Hàn Kinh 21 - Tạng nào gặp chỗ nó không ưa thì bệnh: như các loại bệnh Hàn không ưa Hàn; Nhiệt lại không ưa Nhiệt - Không chịu ăn mà bắt ép ăn, tất phát sốt: Đó là... bệnh tại Nhục phần - Không sợ lạnh: thọ Âm Nhiệt - Gọi là Nhu Kỉnh NGUYÊN VĂN (21) Thái Dương Bệnh phát sốt mạch Trầm mà Tế, gọi là Kỉnh, là khó trị 24 BẢN NGHĨA (2/3) *Đây, Khuyết Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Nhục phần làm Kỉnh - Khuyết Âm thọ Dương Hàn thì mạch Trầm, thọ Âm Nhiệt thì mạch Tế Đây là lưỡng cảm làm Kỉnh, khó trị NGUYÊN VĂN (22) Thái Dương Bệnh Phát Hãn quá nhiều nhân đó làm Kỉnh BẢN... lạnh ; cổ gáy cứng gấp, sợ lạnh ; có lúc đầu nóng, mặt đỏ, mắt đỏ, riêng đầu lắc lư, đột nhiên khẩu cấm, lưng ển ; làm bệnh Kỉnh Nếu cho Phát Hãn bệnh này thì Hàn Thấp gặp nhau, liền sợ lạnh nhiều, Phát Hãn rồi mạch người bệnh như rắn bò BẢN NGHĨA (2/7) *Đây, Khuyết Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu làm Kỉnh - Mình nóng: thọ Thiếu Âm – Chân lạnh: thọ Thái Dương - Cổ gáy cứng gấp, sợ lạnh: Bản Hàn truyền... cổ gáy, mạch trái lại Trầm Trì đấy là Kỉnh, Quát Lâu Quế Chi thang làm chủ QUÁT LÂU QUẾ CHI THANG PHƯƠNG Quát Lâu Căn 3 lạng Sinh Cương 3 lạng Chích Thảo 2 lạng Bạch Thược 3 lạng Quế Chi 2 lạng Đại Táo 12 trái 6 vị trên, nước 9 thăng, nấu lấy 3 thăng, chia uống ấm 3 lần, cho đổ mồ hôi ít ít Nếu mồ hôi không ra, khoảng sau bữa ăn húp cháo nóng để Phát Hãn BẢN NGHĨA (2/10) *Đây, Khuyết Âm thọ Thái Dương . Các Tạng còn lại suy theo cách đó mà chữa. BẢN NGHĨA (1/1) *Đây,Thể Lệ Phủ Tạng truyền Kinh Tiên Hậu. - Sách Thương Hàn Luận bệnh tại Biểu lấy Thái Dương làm chủ. - Sách Tạp Bệnh Luận bệnh. tác giả, xin lược bớt cho được giản dị. 6 TẠP BỆNH LUẬN BẢN NGHĨA ___________________________________ BÀI TỰA - Sao gọi là Tạp Bệnh ? – Vì là phản ảnh của Thái Dương. Tạp Bệnh Luận. Á ĐÔNG TẠP BỆNH LUẬN BẢN NGHĨA - Nguyên Văn : Hán, Trương Trọng Cảnh - Bản Nghĩa : Việt Nhân Lưu Thủy - Người dịch : Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu - Biên tập : Lương Y Lâm Văn Sơn - Đánh máy

Ngày đăng: 13/11/2014, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w