1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập thảo luận nhóm môn luật hợp đồng

24 855 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Bài tập thảo luận nhóm môn luật hợp đồng

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN SỐ 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN – NHÓM 2 – LỚP 4A B2CQ

GHI CHÚ

Nhóm trưởng

Trang 2

VẤN ĐỀ 1 : ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Câu 1 : Những điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 liên quan đến tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong BLDS

2005 như sau:

Điều 320 Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1 Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm

và được phép giao dịch

2 Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

Điều 321 Tiền, giấy tờ có giá dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 322 Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1 Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh

từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

2 Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai

3 Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên.

Tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong BLDS

1995 như sau:

Điều 326 Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm

Trang 3

Những điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 liên quan đến tài sản có thểdùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:

Thứ nhất, Điều 320 BLDS 2005, ngoài quy định “vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự là vật hiện có”, “phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch” còncho phép vật dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn là “vật được hình thành trongtương lai” “Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bênbảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”

Thứ hai, Điều 321 BLDS 2005 không quy định “tiền dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự” phải là đồng Việt Nam

Thứ ba, Điều 322 BLDS 2005 quy định về quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự

Câu 2 : Trong vụ việc được nghiên cứu, đối tượng được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì? Và có được Tòa án chấp nhận không?

Đối tượng được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Tòa án không chấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản

Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để khẳng định giấy chứngnhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá Cụ thể là:

Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy

tờ có giá và các quyền tài sản”;

Điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là

“bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sởhữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”;

Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm thì giấy tờ có giá bao gồm : Hối phiếuđòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại (1);

Điểm c, khoản 1, Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: Trái phiếu Chính phủ,trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;

Điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009: tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, côngtrái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;

Khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán: các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợpđồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; cácloại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định);

Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếudoanh nghiệp

Trang 4

Câu 3 : Suy nghĩ về hướng giải quyết của Tòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành (đã nêu trên) để khẳngđịnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá Ddo đó, nó không trởthành đối tượng được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Xét ở góc độ lí luận thìsuy nghĩ của bản thân đồng tình với phán quyết của Tòa Vì thực chất giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất chỉ là một văn bản chứng quyền cho nên không thể coi nó là tài sản vàcũng không thể xem nó là loại giấy tờ có giá trong thanh toán, trao đổi Trong thực tiễn đờisống, khi chúng ta mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm đơn trình báo và làmcác thủ tục liên quan để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành làm thủ tục cấplại Nếu xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản thì khi tài sản này bị mất và chỉvới các thủ tục trình báo xin cấp lại thông thường như trên mà được cơ quan có thẩm quyềncấp lại tài sản đã mất là hoàn toàn vô lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do không phải

là tài sản, vì thế khi tờ giấy này bị mất trộm thì không được coi là bị mất tài sản nên cơ quanĐiều tra không khởi tố vụ ánvới tội danh trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 Bộ luật hình

Như vậy, để đánh giá đúng khả năng cho phép dùng giấy tờ có liên quan đến tài sản

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không chỉ căn cứ vào góc độ pháp lí mà còn có thểcăn cứ vào thực tiễn đời sống với từng trường hợp cụ thể nhằm đưa ra những phán quyếtđúng đắn trong xét xử phù hợp với bản chất từng vụ việc

Trang 5

VẤN ĐỀ 2: PHẠM VI NGHĨA VỤ ĐƯỢC ĐẢM BẢO.

Câu 1: Chị Viên phải thanh toán cho Ngân hàng những khoản tiền nào?

Chị Viên phải thanh toán cho Ngân hàng số tiền vốn 400.000.000 đồng của Hợp đồngtín dụng ngắn hạn số 500/05/HĐNH-VAB ngày 06/06/2005 và số tiền vốn 100.000.000đồng của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 574/05/HĐNH-VAB ngày 21/07/2005 Và số tiền

nợ lãi tính đến ngày 06/11/2007 của 02 Hợp đồng tín dụng ngắn hạn trên là 126.350.000đồng

Câu 2: Trong những khoản tiền nêu trên, theo Hội đồng thẩm phán, khoản tiền nào có tài sản bảo đảm và khoản tiền nào không có tài sản bảo đảm?

Theo Hội đồng thẩm phán:

Tài sản đảm bảo cho 02 khoản vay là 709 m2 diện tích đất thuộc thửa số 119, tờ bản

đồ số 12D (gồm 200 m2 đất ở và 509 m2 đất khuôn viên để trồng cây lâu năm tại khuôn viên

để trồng cây lâu năm) tọa lạc tại khối 6 thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh QuảngNam theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB585586 do UBND huyện Điện Bàn cấpngày 08/03/2005 do ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Diệu Phương đứng tên Trịgiá tài sản thế chấp là 709.000.000 đồng;

Hợp đồng thế chấp tài sản số 500/05/TC ngày 06/06/2005, hợp đồng thế chấp tài sản

số 574/05/TC ngày 21/07/2005 và hợp đồng ủy quyền số 38 ngày 06/06/2005 về việc thếchấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng đều được cơ quan công chứng nhà nướcchứng nhận và được đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật

Như vậy, các hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 500/05/HĐNH-VAB ngày 06/06/2005

và số 574/05/HĐNH-VAB ngày 21/07/2005 đều được xác lập và có hiệu lực trong thời hạnchị Viên được ủy quyền về việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng

Đối với trường hợp này:

Theo khoản 1 Điều 319 “nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trảlãi và bồi thường thiệt hại” nếu “không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vibảo đảm” và Điều 344 “thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản” thì khoản nợ gốc500.000.000 đồng và nợ lãi chưa trả của 02 hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 500/05/HĐNH-VAB ngày 06/06/2005 và số 574/05/HĐNH-VAB ngày 21/07/2005 kể từ ngày vay đến ngày06/06/2006 là có tài sản đảm bảo do hợp đồng ủy quyền số 38 ngày 06/06/2005 về việc thếchấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng có thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày06/06/2005 đến ngày 06/06/2006

Trang 6

Còn các khoản nợ lãi kể từ ngày 06/06/2006 cho đến ngày xét xử sơ thẩm là không cótài sản đảm bảo vì lúc này thời hạn ủy quyền quyền sử dụng đất của ông Thành và bàPhương cho chị Viên đã hết.

Câu 3: Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán đã được nêu trong văn bản nào chưa?

Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán cũng đã được nêu trong bản án số05/2009/KDTM-ST ngày 16/01/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

Nội dung bản án được tóm tắt như sau:

Ngày 04/05/2007, giữa Phòng giao dịch Tam Xuân và ông Nhất ký kết hợp đồng tíndụng số 01/05/HĐTD Theo hợp đồng, Phòng giao dịch Tam Xuân cho ông Nhất vay215.000.000đ để kinh doanh gia công các mặt hàng cơ khí, thời hạn vay 12 tháng, lãi suấttrong hạn 1,1%/tháng, lãi quá hạn là 1,65%/tháng, hạn trả nợ ngày 04/05/2008 Tài sản đảmbảo tiền vay ông Nhất được Công ty Hiền Nhạc thế chấp hai chiếc xe để bảo lãnh cho ôngNhất vay Quá thời hạn vay ông Nhất không trả nợ, hiện còn nợ Phòng giao dịch Tam Xuân

số tiền nợ gốc là 215.000.000đ và số tiền lãi đến ngày 16/01/2009 là 42.925.000đ NênPhòng giao dịch Tam Xuân khởi kiện yêu cầu ông Nhất phải trả khoản tiền nợ trên

Hướng giải quyết của Tòa án:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng - Phòng giao dịch TamXuân đối với ông Nhất về vi phạm hợp đồng và buộc ông Nhất trả cho Ngân hàng - Phònggiao dịch Tam Xuân số tiền nợ gốc là 215.000.000đ và tiền nợ lãi tính đến ngày 16/01/2009

là 42.925.000đ

Kể từ ngày Ngân hàng – Phòng giao dịch Tam Xuân có đơn yêu cầu thi hành án, ôngNhất không chịu trả tiền trên thì hằng tháng còn phải trả lãi nợ quá hạn trên số nợ gốc theolãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nườc công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án

Tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay: hai chiếc xe gồm một xe ôtô con và một xe đàothuộc quyền sở hữu của Công ty Hiền Nhạc thế chấp bảo đảm cho khoản tiền vay của ôngNhất theo hợp đồng thế chấp tài sản không gắn liền với đất của bên thứ ba số 01/05 ngày04/05/2007, nếu ông Nhất không trả được nợ thì tài sản bảo đảm trên được bán để thu hồi nợ

cho Ngân hàng - Phòng giao dịch Tam Xuân

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Hội đồng thẩm phán.

Hướng xử lý trên của Hội đồng thẩm phán là rất hợp lý và rõ ràng Phạm vi bảo đảmthực hiện nghĩa vụ dân sự được Hội đồng thẩm phán vận dụng tại khoản 1 Điều 319 BLDS

2005 “nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ

Trang 7

coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại” để xác định

nghĩa vụ của các bên Cụ thể Hội đồng thẩm phán đã tuyên như sau: “Đối với trường hợp

này, ngoài việc quyết định về tổng số tiền nợ gốc và lãi mà chị Viên phải thanh toán trả cho Ngân hàng Việt Á theo các hợp đồng tín dụng, còn phải quyết định về việc nếu chị Viên không thanh toán được nợ thì Ngân hàng Việt Á có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân

sự có thẩm quyền cho bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của ông Thành, bà Phượng chỉ đảm bảo cho khoản nợ gốc và nợ lãi chưa trả theo các hợp đồng tín dụng của chị Viên kể từ ngày vay đến ngày 06/06/2006 (trong thời hạn ủy quyền), còn các khoản nợ lãi kể từ ngày 06/06/2006 đến ngày xét xử sơ thẩm thuộc trách nhiệm thanh toán của chị Viên mà không có tài sản đảm bảo, vì lúc này thời hạn ủy quyền sử dụng đất của ông Thành, bà Phượng cho chị Viên đã hết”.

Trang 8

VẤN ĐỀ 3: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

Câu 1: Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán chưa giao đủ tài sản (cà phê) cho bên mua và Tòa án buộc bên bán phải giao tài sản của hợp đồng mua bán cho bên mua?

“Ông Lê Thao – chủ Doanh nghiệp tư nhân Phát Đạt đã nhận 80% tiền mua hạt nhân cà phê xô loại R1, R2 của Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Lâm Hải Sản (Agrimexco) trực thuộc Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên là 14.954.027.200 đồng, tương ứng với 613.264 tấn hạt nhân cà phê xô loại R1, R2”.

“Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên trọn quyền

sở hữu với 613.264 tấn hạt nhân cà phê xô loại R1, R2”.

“Số cà phê hiện có 294.761,9 tấn tại kho số 201 quốc lộ 1A, ấp Bảo Định, Xuân Lộc, Đồng Nai thuôc quyền sở hữu của Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên”.

“Ông Lê Thao – chủ Doanh nghiệp tư nhân Phát Đạt còn chịu trách nhiệm giao cho Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 318.502,1 tấn hạt nhân cà phê xô loại R1, R2”.

Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy nếu bên bán không giao tài sản cho bên mua thì Tòa án còn buộc bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền?

“Kể từ ngày nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chưa thi hành xong

số hạt nhân cà phê xô loại R1, R2 và số tiền 16.000.000 đồng cho Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên thì hàng tháng còn phải chịu lãi suất

nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng thời gian chậm trả”.

Câu 3: Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án đã được quy định trong văn bản nào chưa? Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này.

Hướng giải quyết trên của Tòa án là buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, BLDS 2005 biện pháp buộc tiếp tục thực hiệnđúng hợp đồng được thừa nhận, cụ thể:

Ðiều 303 Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

1 Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

2 Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.

Trang 9

3 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.

Ðiều 304 Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2 Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể, như khoản 1Điều 303 chỉ đề cập đến giao vật đặc định, khoản 1 Điều 304 đề cập đến nghĩa vụ phải thựchiện một công việc còn nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng thì không được nêu rõràng

Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa có quy định cụ thể của BLDS về nguyên tắcbuộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng chúng ta có thể khai thác điểm d, khoản 2 Điều 9BLDS 2005:

Ðiều 9 Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự

1 Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

2 Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

a) Công nhận quyền dân sự của mình;

b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.

Trên cơ sở của Điều 9 này chúng ta có thể áp dụng đối với trường hợp “quyền dân sựcủa một chủ thể bị xâm phạm” nói chung chứ không giới hạn ở một số phạm vi các trườnghợp được liệt kê ở phần trách nhiệm dân sự như hiện nay

Luật thương mại cũng có quy định về nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng vớimức độ khái quát hơn ở khoản 2, Điều 297 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, theođó: “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồngthì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Trườnghợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật

Trang 10

của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theođúng hợp đồng”.

Tuy nhiên Luật thương mại cũng có nhược điểm là chỉ quy định việc buộc tiếp tụcthực hiện đúng hợp đồng với một số loại vi phạm như: giao thiếu hàng, hàng kém chất lượnghay khuyết tật đối với hợp đồng về hàng hóa

Đối với bản án 942/2012/KDTM-PT về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa,Tòa án ngoài căn cứ ở các Điều 24,34,35,37,44,50,55,306 Luật thương mại thì cần nêu thêmcăn cứ ở Điều 297 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng

Trang 11

VẤN ĐỀ 4: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP

có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiệncông việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”hoặc khoản 1 Điều 305 quy định về bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ dânsự… Rất nhiều trường hợp vi phạm nghĩa vụ dân sự đã được BLDS quy định về vấn đề bồithường thiệt hại nhưng BLDS chưa khái quát được các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 137 và đọc các quy định từ Điều 302 và tiếp theocủa BLDS, có thể suy luận rằng để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì theoBLDS phải đáp ứng đủ 4 Điều kiện:

- Phải có thiệt hại xảy ra.

- Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật.

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra.

- Phải có lỗi của bên vi phạm.

Trong khi đó tại Điều 303 Luật Thương mại (LTM) 2005 đã quy định rất rõ các căn cứ làm

phát sinh trách nhiệm BTTH, bao gồm 3 căn cứ: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy

định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu

tố sau đây:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.

Như vậy có thể hiểu theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệt hại thì cần có đủ 4 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại phát sinh; Có lỗi của bên vi phạm

Trang 12

Câu 2: Suy nghĩ của anh chị về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo pháp luật Việt Nam (trên cơ sở so sánh với pháp luật nước ngoài)?

Thứ nhất, về vấn đề phải có “thiệt hại xảy ra”: Như đã trình bày ở trên, có thể kháiquát lại trong cả 2 luật nói trên (BLDS và LTM) đều có những các căn cứ phái sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại đó là phải có “thiệt hại” xảy ra Nhưng cả 2 luật đều không chobiết rõ “thiệt hại” được hiểu là như thế nào

Đọc từ Điều 302 và tiếp theo của BLDS ta thấy một vấn đề là nếu có sự vi phạm hợpđồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên có thể có nhữngtrường hợp có sự vi phạm hợp đồng nhưng không có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên vi phạm

có phải bồi thường hay không? Xét ví dụ sau: A cho B thuê nhà, hai bên thỏa thuận sau khihết thời hạn thuê B phải trả lại nhà cho A trong tình trạng như ban đầu khi A bàn giao cho B.Tuy nhiên trên thực tế, đến khi B trả lại nhà cho A lại không đúng như thỏa thuận ban đầu,

mà nhà bị hư hỏng đến không thể sử dụng được Như vậy ở đây là có sự vi phạm Lẽ ra theohợp đồng và theo Điều 307 BLDS, B phải bồi thường thiệt hại cho A Tuy nhiên vấn đề sẽthay đổi nếu A nhận lại nhà không để ở cũng không cho thuê tiếp, mà là để phá đi xây mớilại Như vậy việc B trả lại nhà cho A trong tình trạng như thế nào cũng không ảnh hưởngđến lợi ích của A Vậy vấn đề đặt ra là trong trường hợp này B có phải bồi thường cho A haykhông?

Vấn đề này hiện nay chưa được BLDS quy định cụ thể nhưng lại được LTM ghi nhậnrất rõ ràng, đó là có “Thiệt hại thực tế” (Điều 303 LTM) Nghĩa là theo LTM 2005 như trongtrường hợp của A và B nói trên, tuy B có sự vi phạm hợp đồng nhưng thiệt hại lại không xảy

ra, do đó B không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Cùng vấn đề này, đối với pháp luật một số nước như Anh, Scotlen, Ailen,… có quyđịnh vẫn có trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có bất cứ tổn thất nào xảy ra, nghĩa là

họ ghi nhận bồi thường “tượng trưng”1 Tuy nhiên hầu hết hệ thống pháp luật của Châu Âuđều theo hướng thiệt hại thực tế “Không có bồi thường khi không có thiệt hại”2

Như vậy, cách quy định về vấn đề bồi thường của pháp luật Việt Nam là gần gũi với hệthống Pháp luật của hầu hết các nước Châu Âu

Thứ hai, về vấn đề hành vi vi phạm là hành vi trái pháp luật; và thứ ba là vấn đề Mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế xảy ra Thiết nghĩ đây là nhữngyếu tố cơ bản để dẫn tới phát sinh trách nhiệm dân sự nên vấn đề này chúng tôi không đề cậpđến

1 TS Đỗ Văn Đại: Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án – TS Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr 174.

2 Xem G Rouhette (chủ biên): Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, Nxb Société de législation comparée, 2003, tr 397 và 399.

Ngày đăng: 28/05/2016, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w