1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM "MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ MINH THANH ĐẾN HIỆN ĐẠI" docx

25 821 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 146 KB

Nội dung

Cuộc đời văn chương của Thi Nại Am vẫn còn những điều chưa sáng rõ.Tuynhiên, với bộ tiểu thuyết vĩ đại Thủy Hử, tên tuổi của ông được khẳng định chắcchắn trong nền văn học Trung Quốc.Thủ

Trang 1

Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Đại học quốc gia Hà Nội

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ MINH

THANH ĐẾN HIỆN ĐẠI

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2010

Trang 2

MỤC LỤC

Đại học khoa học xã hội và nhân văn 1

Đại học quốc gia Hà Nội 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM 1

NHÓM 1 1

Câu 1: 2

Bùi Huyền Trang 2

Câu 2: 2

Đào Thị Mơ 2

Câu 3: 2

Chu Thị Hồng Vân 2

Câu 4: 2

Câu 1: 3

A.VỀ TÁC GIẢ THI NẠI AM: 4

B QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỦY HỬ TRUYỆN 4

Câu 2 6

Hoàn cảnh của Lâm Xung trước khi lên Lương Sơn Bạc 14

Tích cách và con người Lâm Xung 15

Lâm Xung là người trung nghĩa khiêm nhường 16

Câu 4b Kết cấu tiểu thuyết “Thủy hử” 21

Trang 3

Danh sách phân công nhóm:

Câu 1:

Bùi Huyền Trang

Nguyễn Huyền Trang

Trang 5

Câu 1:

A.VỀ TÁC GIẢ THI NẠI AM:

Cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, cùng với sự ra đời của Tam Quốc chí là sự

ra đời của bộ tiểu thuyết xuất sắc Thủy Hử truyện.Đến bây giờ, Thủy Hử truyệnvẫn được đánh giá là tác phẩm văn học đỉnh cao của Trung Quốc cả về mặt nộidung lẫn nghệ thuật

Thi Nại Am (1296-1370) có tên là Tử An, quê ở Cô Tô, hai năm làm quan ở TiềnĐường, sau bỏ quan về Tô Châu.Theo truyền thuyết, Thi Nại Am từng tham giacuộc khởi nghĩa nông dân Trương Sĩ Thành cuối đời Nguyên

Cuộc đời văn chương của Thi Nại Am vẫn còn những điều chưa sáng rõ.Tuynhiên, với bộ tiểu thuyết vĩ đại Thủy Hử, tên tuổi của ông được khẳng định chắcchắn trong nền văn học Trung Quốc.Thủy Hử kể lại câu chuyện khởi nghĩa nôngdân đời Tống do Tống Giang cầm đầu.Tuy nhiên, với tài năng xuất chúng, dựa trêncốt lõi lịch sử của cuộc khởi nghĩa, tập trung những câu chuyện Thủy Hử rời rạctrong truyền thuyết dân gian, thoại bản tập kịch, bằng tài năng xuất chúng và tinhthần lao động sáng tạo nghiêm túc, Thi Nại Am đã miêu tả cuộc khởi nghĩa TốngGiang tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn và điển hình hơn, khiến bộ tiểu thuyết phong phú vềnội dung, tinh tế điêu luyện về nghệ thuật

B QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỦY HỬ TRUYỆN

Cũng như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện ra đời vào khoảng cuối thế

kỷ XIV do Thi Nại Am là tác giả đầu tiên viết thành một tiểu thuyết chính thức.Câu chuyện Thủy hử vốn đã được kể trong dân gian từ trước đó khá lâu, do sự hấpdẫn về nội dung mà được lưu truyền từ đời này sang đời khác

Trang 6

Câu chuyện kể về cuộc khởi nghĩa của 108 người anh hùng Lương Sơn Bạc doTống Giang đứng đầu với phương châm hành động “Thế thiên hành đạo” ( thaytrời làm việc tốt cho dân) và “Đoạt phú tế bần” (cướp của người giàu chia chongười nghèo) Trong một xã hội phong kiến thối nát vua là kẻ bất tài vô dụng, quan

là kẻ lưu manh gian xảo, đời sống nhân dân chịu nhiều nỗi thống khổ thì hoạt độngcủa những người nghĩa sĩ Lương Sơn Bạc xứng đáng tôn họ thành những anh hùngtrong nhân dân

Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa do Tống Giang đắng đầu đã được ghi chép lạitrong nhiều tư liệu trong lịch sử đời Tống như: Tống sử,Thập triều cương yếu…đặc biệt là trong cuốn Tống Giang tam thập lục nhân tán(viết vào cuối đời Tốngđầu đời Nguyên), Đại Tống Tuyên Hòa di sự (đời Nguyên)… ghi lại khá chi tiết.Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều vở tạp kịch về các nhân vật anh hùng của LươngSơn Bạc cùng với nhiều câu chuyện khác nhau kể về số phận riêng của từng ngườiđược lưu truyền trong nhân dân…Tất cả đã trở thành chất liệu để cho tác giả ThiNại Am viết thành một tiểu thuyết chương hồi Thủy Hử truyện có vai trò rất quantrọng trong lịch sử văn học Trung Quốc

Bản Thủy Hử truyện được lưu hành rộng rãi nhất trong 300 năm gần đây khôngcòn là nguyên bản của Thi Nại Am mà là bản gồm 71 hồi do Kim Thánh Thán(cuốiMinh đầu Thanh) chỉnh lý Ông đã dựa vào bản một trăm hồi và bản 120 hồi chỉnh

lý lại thành bản 71 hồi dừng lại ở đỉnh cao cuộc khởi nghĩ “Anh hùng chia ngôi thứbậc”

C THỦY HỬ- TÌNH HÌNH LƯU TRUYỀN VĂN BẢN “THỦY HỬ TRUYỆN”

Trang 7

Cho tới nay không còn nguyên bản Thủy hử của Thi Nại Am Bản được lưuhành rộng rãi nhất trong 300 năm nay là bản 71 hồi do Kim Thánh Quán chỉnh lý.Thánh Quán dựa vào bản 100 hồi và bản 120 hồi, sắp xếp lại thành bản 71 hồi,dừng lại ở đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa “Anh hùng chia ngôi tứ bậc” Bản củaThánh Quán giữ được tinh hoa của cốt truyện, văn chương trau chuốt Ngoài ra còncác bản 100 hồi, 115 hồi, 124 hồi và bản 120 hồi do Quách Hân đời Minh biên tập.Các bản này đều miêu tả quá trình thất bại của khởi nghĩa sau khi nhận “Chiêu an”.Quân khởi nghĩa bị triều đình lợi dụng điều đi đánh Tiêu và dẹp các cuộc khởinghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp Chiến thắng trở về, 108 vị anhhùng chỉ còn có 27 Họ được triều đình phong thưởng Nhưng từ đây tính mạngcủa họ luôn bị uy hiếp Bốn tên gian tặc trong triều là Sái Kinh, Đồng Quan, CaoCầu, Dương Tiễn tìm cách hãm hại anh em Tống Giang Lư Tuấn Nghĩa được mời

về triều, vua ban cơm ngự trộn thủy ngân trên đường về, qua sông Hoàng Hà rơixuống sông chết Tống Giang được ban cho bình ngự tửu trộn thuốc độc Biết rượuđộc, Tống Giang cho gọi Lý Quỳ về cùng uống Các anh em khác lần lượt bị giếthại Cuộc khởi nghĩa của các anh hùng Lương Sơn Bạc kết thúc

Câu 2

Thủy hử phản ánh trung thành quá trình phát sinh, phát triển và thất bại củacuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Bắc Tống Cuộc đấu tranh của một trăm linhtám vị anh hùng trong Thủy hử chưa hẳn là cuộc khởi nghĩa cử Tống Giang cuốithời Bắc Tống, Nhưng không phải vì thế mà tác phẩm thiếu giá trị hiện thực lịch

sử Cuộc đời hoạt động của một trăm linh tám vị anh hùng Lương Sơn Bạc trongThủy hử có thể không hoàn toàn phù hợp với lịch sử thời Bắc Tống Nhưng nóphản ánh tinh thần của các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều đại phong kiếnTrung Quốc Lòng hào hiệp cứu người của các vị anh hùng, tinh thần chiến đấu

Trang 8

dũng cảm , giàu lòng hi sinh của anh em Tống Giang, đã kế thừa tinh thần đấutranh bền bỉ của bao thế hệ nông dân Trung quốc trước đó Thủy hử thông qua hoạtđộng của các loại nhân vật xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội Thông qua quy

mô đấu tranh của các anh hùng hảo hán đất Lương Sơn đã phản ánh toàn diện bộmặt xã hội thời bấy giờ

1 Quá trình phát sinh của khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc điển hình trong Thủy hử:

Áp bức giai cấp, là nguyên nhân cơ bản nảy sinh khởi nghĩa nông dân Chân lýlịch sử này, được thể hiện hết sức sinh động qua việc miêu tả các sự kiện và hànhđộng của các nhân vật, dưới ngòi bút tài hoa của Thi Nại Am

Những nhân vật xấu xa của giai cấp bốc lột, đã được tác giả vẽ nên một bức tranhghê tởm của xã hội phong kiến Chúng từng phơi bày những bộ mặt nham hiểmcủa chúng, khiến xã hội tối tăm, u ám , khiến người dân sống không nổi, Ở đây,những con người bị áp bức rất đông vì thế đã chứng minh được quy luật “ Quanbức dân phản” đã được Thi Nại Am phản ánh trung thực và đầy đủ trong tác phẩm

Bên cạnh bọn bốc lột nắm chính quyền, còn có cả một tập đoàn cường hào ápbức, có quyền có tiền, có thế mặc sức đè đầu cưỡi cổ dân chúng như bọn cườnghào, tác giả đã vạch trần được sự cấu kết sâu sắc và thường xuyên giữa hai thế lực

đó trong việc áp bức bốc lột dân nghèo, như thiên la địa võng vây bủa, khiến cho

sự vùng lên của họ lại càng tất yếu

Dưới sự áp bức bốc lột tà khốc của triều đình Bắc Tống, không chỉ người nôngdân bần cùng đứng lên phản kháng, mà quan lại triều đình như Tống Giang, LâmXung hoặc con cháu nhà danh tướng như Dương Chí, , thậm chí những người xuấtthân từ giai cấp địa chủ, dòng dõi quý tộc như Sài Tiến, Lư Tuấn Nghĩa cũng tích

Trang 9

cực chống lại chúng Họ từ bỏ quyền cao chức trọng, tình nguyện đi theo tiếng gọicủa nghĩa quân, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho sự nghiệp chung.

2 Sự phát triển của khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc:

Dưới ngọn cờ “Thiên thế hành đạo, bảo cảnh an dân”,các anh hùng hảo hánliên hiệp thành lực lượng hùng hậu hoàn toàn đối kháng với giai cấp thống trị.Hành động của họ là không còn phục thù cá nhân cá như xưa Từ hồi 41 các anhhùng Lương Sơn Bạc đã chuyển sang thế tấn công với những chiến công lẫy lừng:

ba lần đánh Chúc gia trang, hai lần đáng chợ Tăng Đầu, công kích ThanhChâu, ,Đang lúc phong trào lên cao như nước vỡ bờ thì Tống Giang ngỏ ý lập đànchay và cầu mong triều đình chiêu an Từ đó cuộc khởi nghĩa đi đến kết thúc bithảm

Nhưng trong khi lực lượng lớn mạnh có khả năng uy hiếp sự thống trị của triềuđình Bắc Tống, thì vua Tống không thể làm ngơ Thái úy Trần Tôn Thiện lãnhchiếu chỉ của Tống Huy Tông đích thân đến Lương Sơn Bạc Tất nhiên cũng lắmgian nan vất vả Trần Tôn Thiện mới dụ nổi những con hổ quen vùng vậy đấtLương Sơn

Từ đầu tác phẩm tác giả tả một loạt anh hùng xuất hiện với những hành vi nghĩahiệp nổi tiếng trong thiên hạ như Lỗ Trí Thâm gặp sự bất bình giết tên ác bá Trịnh

Đồ cứu cha con Lão Kim Bảy anh em Triều Cái: Ngô Dụng, Công Tôn Thắng,Lưu Đường, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, dùng mưuđạt mười quan vàng bạc châu báu của thái thú Lương Trung Thu chia cho dânnghèo, , Lực lượng Lương Sơn Bạc không ngừng lớn mạnh, ngọn cờ” thế thiênhành đạo” tung bay trước gió Theo lời hô của Cập Thời Vũ Tống Công Minh

Trang 10

(Tống Giang), anh hùng bốn phương tụ tập tại Trung Nghĩa, đáng phủ CaoĐường, Thanh Châu, ,

Kết thúc bản bảy mươi mốt hồi là việc Tống Giang lập đàn tràng tụng niệm oanhồn Triều cái, những kẻ thác oan và việc anh hùng Lương Sơn Bạc chia ngôi thứbậc, họ cùng nhau chích máu ăn thề: “ chẳng bao giờ sinh nhị tâm, nguyện sốngchết có nhau, họan nạn giúp đỡ, đồng lòng giữ nước yên dân”

Sau khi về triều đình, một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn Bạc đi dẹp loạnmười vạn quân Liêu, đang đánh chiếm đất Cửu Chân, sau đó đi dẹp Điền Hổ,Vương Khánh Trong các trận chiến đấu này lực lượng của anh em Tống Giangvẫn nguyên vẹn như xưa không mất một ai Số thương vong đều là những ngườimới nhập nghĩa quân Tiếp đó là trận chiến đấu khốc liệt của anh em Tống Giangvới nghĩa quân Phương Lạp Lần này lực lượng của Tống Giang bị tổn thất nặng

nề, phần lớn đều bị hy sinh và thương tổn Saucuộc chiến đấu với nghĩa quânPhương Lạp lực lượng của anh em Tống Giang từ một trăm linh tám nay chỉ cònlại hai mươi bảy người, số sống xót trở về họ được triều đình phong thưởng, nhưng

từ đây số phận họ cũng bị nhiều hiếp Bốn tên gian tặc trong triều là Sái Kinh,Đồng Quan, Cao Cầu, Dương Tiễn bưng bít Huy Tông Tìm cách ám hại anh emTống Giang Và cuối cùng cuốc khởi nghĩa đã đã đi đến thất bại

3 Sự thất bại của khởi nghĩa nông dân trong Thủy hử đã tái hiện lên một bức tranh phong kiến đương thời Trung quốc đầy ấn tượng và sâu sắc:

Kết cục bi thảm do việc chiêu an gây ra đã được tác giả tái hiện một cách trungthực trong bầu không khí thê lương, phẫn uất của nủa sau của truyện Tuy nhiêncấn thấy có mấy dạng kết cục trong khỡi nghĩa nông dân trung Quốc lúc bấy giờ.Một là sự thắng lợi của khởi nghĩa người đứng đầu sẽ lên làm vua Hai là, sự thất

Trang 11

bại tất yếu các lãnh tụ và quân khởi nghĩa sẽ bị dìm trong biển máu Ba là “chiêuan”, giai cấp thống trị sẽ phải lùi bước để rồi mưu toan lợi dụng nghĩa quân đi đánhdẹp các cuộc khởi nghĩa khác, tiếp úc chia rẽ trước hết là các lãnh tụ với nhau vàcuối cùng tiêu diệt toàn bộ cuộc khởi nghĩa nông dân Kết cục của Thủy hử là ởdạng thứ ba Nhưng trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, giai cấpthống trị và nhân văn phong kiến không thể thực hiện được âm mưu của mình.Mấy trăm năm qua hình ảnh của người anh hùng áo vải vẫn sống mãi trong lòngnhân dân Thái độ của nhân dân đối với nghĩa quân trong Thủy hử là thái đọ trântrọng và kính yêu.

Tác phẩm Thủy hử đã nhấn mạnh sai lầm của Tống Giang, nhưng đây chỉ lànguyên nhân sâu xa từ những mặt còn bế tắc của xã hội Khi cưa có một giai cấp

và chính đảng của nó, thì khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến cho dù có

“triều đình riêng”, thì hầu như các lãnh tụ nông dân kđều không biết làm gì nữa.Tống Giang cho dù có dựng cờ “thế thiên hành đạo”, phân chia ngôi thứ xong cũngchỉ còn cách chờ chiêu an mà thôi Ngoài ra do nhãn quan chật hẹp, người nôngdân xưa thường thấy ít tội ác của bọn vua chúa mà chỉ viên vào tội ác của quan lại,cho nên dù bất mãn với xã hội với triều đình, thì họ cũng chưa vươn tới tầm bấtmãn với cả chế độ phong kiến đương thời

Thông qua con đường gian nan phức tạp lên Lương Sơn Bạc của Tống Giang, tácgiả đã phản ánh được quy luật sinh thành, phát triển và kết thúc của khởi nghĩanông dân dười chế độ phong kiesn, ý nghĩa nhận thức to lớn của tác phẩm cũngbộc lộ ra từ đây Nó bộc lộ ra nhiều ảnh hưởng và tác dụng từ thực tiễn nhiều mắttrong đời sống xã hội Đồng thời tác phẩm cũng được đánh giá cao về giá trị nhậnthức về những tư tưởng được thể hiện trong tác phẩm

Trang 12

Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Tống Giang, Lâm Xung…(chú ý quá trình phát triển tính cách nhân vật)

Thủy Hử là một tác phẩm có hệ thống nhân vật đồ sộ Mỗi nhân vật được khắchọa với một nét tính cách riêng đặc trưng, tạo ra cho người đọc những ấn tượngriêng không trùng lặp Ở đây chỉ xin nói về một số nhân vật tiêu biểu nhất

a Hình tượng nhân vật Tống Giang:

Tống Giang là thủ lĩnh của nghĩa quân Lương Sơn và là người có những nét tínhcách khá phức tạp Có thể nói, phần nào tư tưởng của Thủy Hử được thể hiện quanhân vật này.Tống Giang là nhân tố xây dựng nghĩa quân Lương Sơn hùng mạnhnhưng cũng chính ông là nhân tố khiến cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lương Sơn

bị tan rã hoàn toàn

Con đường lên Lương Sơn của Tống Giang rất phức tạp

Tống Giang xuất thân từ một gia đình tiểu địa chủ, làm áp ti ở huyện Vận Thành

“tinh thông đao bút, quen thuộc đường quan”, sống quanh quẩn bên tập đoàn thốngtrị Cuộc sống thực tại khiến ông ta cảnh giác phần nào với sự hãm hại của thế lựcPhong Kiến Ông ta đã đào sẵn một cái hầm ngầm trong nhà để khi xảy ra chuyệnthì ẩn thân, lại xui cha mẹ nói rằng bở ông ta ngỗ ngược nên cho ra ở riêng Nhưngchỉ cần thế lực phong kiến không chèn ép lên đầu ông ta thì ông ta sẵn sàng thỏahiệp làm một kẻ trọng nghĩa khinh tài kết giao anh hùng hảo hán Bình sinh TốngGiang chỉ thích kết giao với những bậc trượng phu nghĩ khí, hễ có người đến tìm,

dù sang hèn đều dung nạp cả, giữ lại trong trang trại cho ăn ở, khi nào đi thì chotiền bạc Vì vậy Sơn Đông Hà Bắc gọi ông là Cập Thời Vũ , nghĩa là cơn mưa kịp

Trang 13

thời của trời đất Do gần gũi với nhân dân nên ông ta hiểu được nỗi khổ của nhândân và phần nào nhận thức được bộ mặt thật của xã hội phong kiến.

Vì thế phản kháng và thỏa hiệp là hai đặc điểm chủ yếu được biểu hiện rõ nét ởcon người Tống Giang Khi Tống Giang nghe tin bọn Tiều Cái đánh chiềm LươngSơn Bạc, đánh lui quan quân, ông ta cho rằng họ phạm tội đáng giết 9 họ, “tuy bịngười bức bách, vạn bất đắc dĩ phải thế, nhưng pháp luật thì không tha được” Rõràng Tông Giang đứng trên lập trường bênh vực chế độ phong kiến và pháp luậtchính trị phong kiến

Giết Diêm Bà Tích là hành động phản kháng mở đầu của ông ta Sau việc này ông

ta không thể không trốn tránh được Nhưng ông ta vẫn chưa lên Lương Sơn Bạctheo Tiều Cái Ông ta chỉ muốn dựa vào sự che chở của Khổng Thái Công, SàiTiến, để tìm nơi lánh nạn mà thôi Sau khi đại náo trại Thanh Phong, bị quan quânvây bắt cùng đường ông mới dẫn Hoa Vinh, Tần Minh lên Lương Sơn Bạc Giữađường lại gặp bức thư giả của cha lừa về ông ta ngoan ngoãn chịu nhận lệnh quan

đi đầy Trên đường tới Giang Châu sung quân, ông viện mọi lí do để từ chối sự cứuviện của Tiều Cái: “Nếu tôi theo anh thì trên nghịch lẽ trời, dưới trái lời cha mà trởthành người bất chung bất hiếu” Đạo đức phong kiến đã khống chế suy nghĩ vàhành động của Tống Giang

Lúc ông ta làm thơ phản trên lầu Tầm Dương mới là mấu chốt quan trọng trongquá trình chuyển biến tính cách của ông ta Đứng dựa lan can uống rượu tiêu sầu,nghĩ chuyện nay xưa mà xót xa, sầu muộn, ngẫm mình “xuất thân làm thư lại kếtgiao với bao nhiêu là hảo hán giang hồ chỉ để lại cái hư danh Nay đã ngoại tamtuần, danh không thành, công chẳng lập, lại bị thích chữ vào má mà đày tới đây…”

Men rượu cùng nỗi muộn sầu đã khiến Tông Giang hứng bút lên làm bài thơ phản

Tha niên nhược đắc báo oan thù

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w