Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
521 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phế quản nguyên phát hay thường được gọi là ung thư phổi là thuật ngữ dùng để chỉ các khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang, hoặc từ các tuyến phế quản. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trên thế giới có khoảng một triệu trường hợp ung thư phế quản được chẩn đoán năm 2005 [37]. Số tử vong do ung thư phế quản là 1,5 triệu trường hợp mỗi năm, chiếm 17,6% tổng số tử vong do ung thư, trong đã 49,9% trường hợp mới mắc ở các nước đang phát triển. Đặc biệt hiện nay, ung thư phế quản không còn là bệnh chủ yếu ở nam giới mà có xu hướng tăng lên ở nữ giới từ năm 1987, tỷ lệ ung thư phổi ở nữ giới từ năm 1985-1999 đã gia tăng bằng 1/2 so với nam giới cùng thời điểm và tỷ lệ này bằng với tỷ lệ ở nam giới năm 1959. Từ năm 1991-2003, tỷ lệ tử vong do ung thư phế quản ở nam giới liên tục giảm khoảng 1,9%/năm [8]. Ung thư phế quản ở nữ giới tại các nước đang phát triển đã tăng lên từ 10,8/100.000 dân lên đến 37,5/100.000 dân và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009, sè ca tử vong do ung thư phế quản đứng đầu ở cả hai giới, chiếm 30% ở nam và 26% ở nữ [25]. Ở Việt Nam, đến đầu thập kỉ 90 số ca mắc ung thư phế quản đứng hàng đầu ở nam giới và hàng thứ 3 ở nữ giới, theo số liệu thống kê năm 2007 của hiệp hội ung thư Mỹ cũng cho kết luận tương tự [10,22]. Hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, gen p53, chế độ ăn uống…là các yếu tố nguy cơ gây ung thư phế quản đã được đề cập đến rất nhiều trong y văn. Mặc dù nữ giới Ýt hút thuốc hơn nam giới, nhưng hút thuốc lá thụ động còng có khả năng gây ung thư phổi. Mặt khác, về mặt triệu chứng lâm sàng, người ta thấy rằng hội chứng cận ung thư trong thư phổi thường gặp ở nam, Ýt gặp 1 ở nữ. Nghiên cứu về type mô bệnh học cũng thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Ung thư phổi type biểu mô tuyến là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới [6,8,10]. Ung thư phế quản ở cả hai giới đều có tiên lượng xấu, bệnh tiến triển nhanh, di căn sớm tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù vậy người ta thấy rằng, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phế quản ở ở nữ giới cao hơn so nam giới và sè ca ung thư phế quản còn chỉ định phẫu thuật ở nữ (27,4%) nhiều hơn ở nam giới (24,7%) [27]. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về ung thư phế quản ở nữ giới do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm ung thư phế quản ở nữ giới tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phế quản nguyên phát ở nữ giới tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét đặc điểm mô bệnh học của ung thư phế quản nguyên phát ở nữ giới tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình ung thư phế quản hiện nay 1.1.1 Tỷ lệ mới mắc của ung thư phế quản Ung thư phế quản ( UTPQ) là bệnh lý ác tính và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở cả nam và nữ. Năm 1913, Addler mới chẩn đoán xác định UTPQ với 374 trường hợp mới mắc trên thế giới. Từ đó đến nay tỷ lệ mắc bệnh UTPQ không ngừng gia tăng, đặc biệt số ca mới mắc UTPQ ở nữ giới có xu hướng tăng cao. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1982 UTPQ chiếm 22% ở nam, 11% ở nữ trong tổng số ca mắc ung thư được ghi nhận. Theo Hội nghiên cứu ung thư quốc tế năm 2004, tại Châu Âu có khoảng 2.886.800 trường hợp ung thư mới mắc, trong đó số UTPQ chiếm 13,2% sau đó là ung thư đại tràng 13%, ung thư vú 12,8% [1]. Trong năm 2005, trên thế giới có khoảng 1,1 triệu người mới mắc UTPQ, chiếm 12,5 % tổng số ca ung thư mới mắc [17,33]. Giai đoạn từ năm 2003-2007, tỷ lệ mới mắc tính chung trên thế giới là 76,2/100.000 dân ở nam và 52,4/100.000 dân ở nữ [32]. Năm 2009 tại Mỹ có 103350 sè ca mới mắc UTPQ ở nữ giới chiếm 14% gần bằng số ca mới mắc bệnh ở nam (116090 trường hợp chiếm 15%), trong đó UTPQ đứng hàng thứ hai sau ung thư vú về số ca mới mắc bệnh [25]. Ở Vương Quốc Anh mỗi năm số trường hợp mới mắc UTPQ tính cho nam giới là 93.000 trường hợp và 80.000 trường hợp ở nữ. Theo Tổ chức Y tế thế giới những năm đầu thế kỷ XXI trên thế giới có 2 triệu trường hợp mới mắc do UTPQ [1]. Ở Việt Nam, theo một thống kê về tỷ lệ ung thư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1995-1996, từ đó ước tính chung tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam năm 2000, nam giới có 36.021 người mắc UTPQ chiếm 91,5/100.000 dân, còn ở nữ giới có 32.786 người chiếm 81,5/100.000 3 dân [8]. Tỷ lệ mắc và tử vong do UTPQ tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Tại Hà Nội giai đoạn 1991-1995 sè ca UTPQ mới mắc ở nữ giới là 6,2/100.000 dân, giai đoạn 1996-1999 tỷ lệ này là 6,9/100.000 dân, giai đoạn 2001-2004 tỷ lệ mới mắc UTPQ ở nữ giới đã tăng lên 10,5/100.000 dân. Tại TP Hồ Chí Minh năm 2003 tỷ lệ mới mắc ở nữ là 12,4/100.000 dân. Số liệu thống kê này cho thấy tỷ lệ mới mắc của nữ giới ở TP Hồ Chí Minh cao hơn ở TP Hà Nội. Qua số liệu điều tra về tình hình hút thuốc lá cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá của nữ giới ở Hà Nội cũng thấp hơn TP Hồ Chí Minh [9]. Tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, số trường hợp UTPQ nhập viện tăng dần hàng năm: từ 1969 đến 1972 có 89 trường hợp, từ 1974 đến 1978 có 186 trường hợp, từ năm 1981 đến 1985 có 285 trường hợp, từ năm 1996 đến 2000 có 639 trường hợp, chiếm 16,6 % tống số bệnh nhân điều trị, đứng hàng thứ hai sau bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [8]. 1.1.2 Tỷ lệ tử vong do ung thư phế quản Các số liệu thống kê được trên thế giới cho thấy tỷ lệ tử vong do UTPQ đang tăng lên nhanh chóng. Tại Mỹ từ năm 1930-1950, tỷ lệ tử vong do UTPQ đã bắt đầu có xu hướng tăng lên [11]. Từ năm 1987 số phụ nữ tử vong do UTPQ ngày càng gia tăng, trong khi tỷ lệ tử vong do UTPQ ở nam giới giảm dần từ năm 1991-2003, khoảng 1,9%/năm [8]. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ ước tính tỷ lệ tử vong do UTPQ ở nam giới giảm 1,3%/năm từ 1990-1994 và giảm 2%/năm từ 1994-2006, tỷ lệ tử vong ở nữ không giảm từ năm 2003 và ngày càng tăng trong các năm tiếp [25]. Trong năm 2005, trên thế giới có số ca tử vong do UTPQ chiếm 17,8 % tổng số trường hợp tử vong do bệnh lý ung thư [33]. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009, sè ca tử vong chiếm 30% ở nam với 88.900 bệnh nhân và 26% ở nữ với 70.490 bệnh nhân, đứng hàng đầu trong số các ca tử vong do ung thư ở cả hai giới, vượt qua ung thư tiền liệt tuyến ở nam (9%) và ung thư vú ở nữ (15%) [25]. 4 Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về chẩn đoán, điều trị tuy nhiên có khoảng 80% các trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 5-10% [2]. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở nữ cao hơn ở nam. Theo Jenifer B. Fu và cộng sự, bệnh nhân nữ được phẫu thuật có tỷ lệ sống trên 5 năm là 56,8% và bệnh nhân nam là 48,3% [34]. Trong 20 năm (1965-1985), qua 13.500 trường hợp khám nghiệm tử thi tại viện Chống Lao Trung Ương, UTPQ đứng hàng thứ hai trong tất cả các loại ung thư ở cả hai giới (17,6%). Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự ghi nhận tại Hà Nội từ năm 1988 đến năm 1990 sè ca mắc UTPQ chiếm 14,8 % tổng số ca mắc ung thư nói chung ở cả hai giới [2]. 1.1.3 Chủng téc Theo chương trình giám sát dịch tễ học về ung thư ở Mỹ (SEER) thống kê số liệu về tỷ lệ hiện mắc UTPQ theo chủng tộc giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ hiện mắc UTPQ ở người da trắng đối với nam giới ở là 76,3/100.000 dân, nữ giới là 54,7/100.000 dân, ở người da đen đối với nam giới là 101,2/100.000 dân, nữ giới là 54,8/100.000 dân, đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 52,9/100.000 dân ở nam và 28,1/100.000 dân ở nữ. Tỷ lệ tử vong giai đoạn 2003-2007 ở người da trắng đối với nam giới là 68,3/100.000 dân, với nữ giới là 41,6/100.000 dân, ở người da đen là 87,5/100.000 đối với nam giới, 39,6/100.000 dân đối với nữ giới. Tỷ lệ tử vong ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 36,7/100.000 dân ở nam, 18,5/100.000 dân ở nữ [32]. Tỷ lệ UTPQ tại Châu Âu cao nhất ở thập niên 70 sau đó giảm dần do việc hút thuốc lá giảm, ở Mỹ và Canada cũng tương tự. Tuy nhiên ở phụ nữ Tây Âu và hầu hết các nước Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng gia tăng, tương tự ở Trung Quốc và Nhật Bản do tỷ lệ hút thuốc lá ở hai nơi này tăng lên [20]. Tại Nhật Bản, từ năm 1950 cho đến nay số trường hợp UTPQ đã tăng 10 lần ở nam giới và 8 lần ở nữ giới [10].Từ năm 1975 đến năm 1999 tỷ 5 lệ bị UTPQ ở nam giới/nữ giới đã giảm từ 3,56 xuống 1,56. Tỷ lệ mắc thấp nhất ở Châu Phi và Ên Độ dưới 3/100.000 dân [1]. 1.1.4 Tuổi mắc bệnh Theo chương trình giám sát dịch tễ học về ung thư ở Mỹ (SEER) thống kê số liệu về tỷ lệ hiện mắc UTPQ theo chủng tộc giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ hiện mắc UTPQ chiếm 0,2% trong độ tuổi từ 20-34, 1,7% trong độ tuổi 35- 44, 8,8% từ 45-54 tuổi, 20,9% từ 55-64 tuổi, 31,3% từ 65-74 tuổi [32]. Tỷ lệ mắc UTPQ ở những người không hút thuốc ở độ tuổi 40-79 là từ 11,2 cho đến 13,7/100.000 dân đối với nam giới và 15,2 cho đến 20,8/100.000 dân đối với nữ giới [37]. Theo Ngô Quý Châu và cộng sự thống kê tình hình UTPQ điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2011, bệnh nhân trên 40 tuổi chiếm 95,4%, với tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 87. Theo Nguyễn Văn Lưu lứa tuổi 30-39 ở nữ chiếm 22,2% nhiều hơn nam giới 4,9%, tuổi trung bình ở nữ là 49,6, ở nam là 56,9 [14]. 1.1.5 Giới UTPQ gặp chủ yếu ở nam giới, nữ giới có tỷ lệ mắc thấp hơn nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tại Pháp năm 1995 chỉ có 3137 người bị UTPQ ở nữ giới. Con số này đã tăng lên vào năm 2000 với 4591 người và số tử vong do UTPQ ở nữ giới là 4515 trường hợp [8]. Tại Mỹ năm 2009, sè ca mới mắc UTPQ ở nam giới chiếm 15% tổng số với 116.090 số bệnh nhân, ở nữ giới chiếm 14% tổng số với 103.350 số bệnh nhân. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009, sè ca tử vong chiếm 30% ở nam với 88.900 bệnh nhân và 26% ở nữ với 70.490 bệnh nhân, đứng hàng đầu trong số các ca tử vong do ung thư ở cả hai giới, vượt qua ung thư tiền liệt tuyến ở nam (9%) và ung thư vú ở nữ (15%) [25]. Tại Hà Nội giai đoạn 1991-1995 so với giai đoạn 1996-1999 sè ca UTPQ mới mắc ở nữ giới tăng từ 6,2 lên 6,9/100.000 dân, sang giai đoạn 6 2001-2004 tỷ lệ mới mắc UTPQ ở nữ giới là 10,5/100.000 dân. Như vậy tỷ lệ mới mắc UTPQ đang tăng lên ở nữ giới, ở nhiều nước trên thế giới tỷ lệ tử vong do UTPQ đứng hàng đầu ở cả hai giới [35]. 1.2 Các yếu tố nguy cơ 1.2.1 Hút thuốc lá Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính gây nên UTPQ, khoảng 90% trong sè 660.000 trường hợp được chẩn đoán UTPQ trên thế giới có hút thuốc lá. Thuốc lá chứa hơn 4000 loại hóa chất 200 loại có hại cho sức khỏe, khoảng hơn 60 chất chứa vòng Hydrocacbon thơm như: 3-4 Benzopyren, các dẫn xuất Hydrocacbon đa vòng có khí Nito, Aldehyt, Nitrosamin, Ceton có khả năng gây ung thư. Những điều tra gần đây cho thấy sống trong môi trường có khói thuốc lâu ngày nh hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ UTPQ [38]. Các nghiên cứu đã ghi nhận được 15 đến 35 % số trường hợp bệnh nhân ung thư phổi là hút thuốc lá thụ động. Gần 1493 sè ca UTPQ tại Pháp năm 2010 (trong đó 79 % nữ giới mắc UTPQ, 21 % nam giới mắc UTPQ) là ở những bệnh nhân hút thuốc lá tự động [28]. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ tử vong do UTPQ cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ tử vong do UTPQ cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút của người vợ hoặc chồng. Khoảng 87% UTPQ được nghĩ là do hút thuốc lá hoặc có phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động. Các nghiên cứu ở Việt Nam còng cho kết quả tương tư [4,5]. Nh vậy ta đã thấy nguy cơ bị UTPQ tăng cao không chỉ ở người hút thuốc lá mà cả ở những người hút thuốc lá thụ động. 1.2.2 Ô nhiễm môi trường Các nghiên cứu đã chứng minh nguyên nhân phát sinh ung thư là các chất thải công nghiệp, các bụi Amiante, Berylli khi bị hít vào phổi làm tăng 7 khả năng mắc UTPQ, đặc biệt là ung thư màng phổi. Công nhân khai thác hoặc tiếp xúc thường xuyên với Amiante có nguy cơ bị UTPQ cao gấp 7 lần so với người không tiếp xúc [8]. Arsenic được cho là nguyên nhân gây UTPQ ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm như là ở Đài Loan, Chile [31]. 1.2.3 Bức xạ ion hóa Bức xạ ion hóa có thể gây ung thư ở hầu hết các cơ quan trong đó có UTPQ. Ngày nay người ta đã thừa nhận rằng UTPQ ở thợ mỏ vùng Joachimstal (Tiệp Khắc) và Schneeberg (Đức) quan sát được từ thập kỉ 60 có căn nguyên bởi quặng Uranit phóng xạ có trong các mỏ đó [21] 1.2.4 Gen p53 Gen p53 nằm trên cành ngắn của nhiễm sắc thể 17. Gen này được mã hóa để tổng hợp protein p53, protein này nằm trong nhân tế bào với hàm lượng Ýt. Gen p53 được coi là có vai trò điều hòa và kiểm tra phân chia của tế bào. Khi AND của tế bào bị tổn thương, gen này sẽ ngăn cản tế bào không phân chia để có thời gian tế bào sửa chữa AND hoặc khi không sửa chữa được thì thúc đẩy tế bào chết theo chương trình. Những tế bào ung thư phân chia liên tục và không có hiện tượng chết theo chương trình. Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được rằng các Benzopyren có trong khói thuốc lá đã gây nên sự biến đổi ở gen này. Khi gen p53 bị đột biến thì một protein p53 bất thường được tạo thành và cơ thể sẽ sinh kháng thể chống lại. Bệnh nhân UTPQ xuất hiện kháng thể kháng protein p53 tương đối sớm. 1.2.5 Yếu tố nội tiết Vai trò của estrogen và các receptor của estrogen ở phụ nữ chưa được xác định rõ. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các UTBMTBL có liên quan đến estrogen, đặc biệt các receptor estrogen có liên quan nhiều hơn ở những người hút thuốc thụ động [50]. 8 Ngoài ra ở nữ hút dịch trong phế quản rồi xét nghiệm thấy tế bào có hình dạng thay đổi có liên quan đến các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt [8]. 1.2.6 Các bệnh ở phế quản phổi Chấn thương xơ sẹo ở phổi, lao phổi có thể phối hợp với ung thư. Đã có một số nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa ung thư phổi với xơ phổi kẽ lan tỏa, xơ cứng bì [8]. 1.2.7 Virus Từ năm 1903 Borriw và Elleman (1908) Dous (1909) đã chứng minh nguồn gốc virus của nhiều loại ung thư ở loài chim. Tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học cũng chỉ mới chứng minh được virus gây ung thư ở những giống động vật thực nghiệm mà thôi [8]. 1.2.8 Chế độ ăn uống Chế độ ăn có Ýt rau có thể làm tăng khả năng nhiễm UTPQ nếu có phơi nhiễm khói thuốc lá. Ngày nay có nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn nhiều rau và hoa quả có thể bảo vệ con người chống ung thư trong đó có ung thư phổi. 1.3 Các triệu chứng lâm sàng UTPQ là một bệnh ung thư có triệu chứng lâm sàng phong phú nhưng nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt, khi đã chẩn đoán thường ở giai đoạn muộn, có di căn. Chính vì vậy để phát hiện các triệu chứng lâm sàng giúp Ých cho chẩn đoán cần hỏi kĩ tiền sử, quá trình diễn biến bệnh cũng như khám bệnh cẩn thận, kĩ lưỡng. 1.3.1 Giai đoạn tiềm tàng Thường bắt đầu một cách âm thầm, không có dấu hiệu đặc thù. Theo Carbone PP, Frost JK và Feinstein AR trong sè 678 ca UTPQ được chẩn đoán tại Mỹ có 44 bệnh nhân chiếm 6% không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu. Thụy Điển năm 1997 đến năm 1999 có 24 bệnh nhân trong sè 364 bệnh nhân (chiếm 7%) không có triệu chứng lâm sàng [37]. Triệu chứng phế quản 9 - Ho khan: Là dấu hiệu thường gặp nhất. Ho kéo dài, thay đổi tính chất: ho thành từng cơn hoặc nh ho gà, chỉ giảm tạm thời hoặc không đỡ với các thuốc ho thông thường. Ho do kích thích các receptor nội PQ do khối u chèn Ðp hoặc do tình trạng viêm. Triệu chứng này gặp ở 40% đến 75% các trường hợp [5]. Theo Lê Thị Luyến thì ho khan kéo dài chiếm 76,3 % trường hợp UTPQ [15]. - Ho máu: Thường số lượng Ýt, lẫn với đờm, thường xuất hiện muộn. Là dấu hiệu báo động, phải soi phế quản và làm các thăm dò khác để tìm ung thư phổi kể cả khi phim phổi chuẩn hoặc CLVT ngực bình thường. Nếu soi PQ bình thường cũng cần tiếp tục theo dõi trong nhiều tháng tiếp theo nhất là người hút thuốc hoặc có yếu tố nguy cơ khác. Ho máu được ghi nhận chiếm 25% đến 50% số bệnh nhân bị UTPQ [37]. - Khạc đờm: Đờm trong, nhiều ở K tiểu phế quản phế nang. Bội nhiễm khi có viêm mủ sau tắc phế quản. Có thể kèm theo sốt ở những trường hợp UTPQ có viêm mủ phế quản, viêm phổi do tắc phế quản. - Khó thở: thường tăng dần, có thể do khối u gây tắc nghẽn khí quản, phế quản gốc, do tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim hoặc có bệnh phổi tắc nghẽn kèm theo. Khó thở chiếm 60% ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng xạ trị, không còn chỉ định phẫu thuật [3]. Có thể có tiếng rít thanh khí phế Wheezing và rõ nhất khi bệnh nhân hít vào, do khí phế quản lớn bị chèn Ðp bởi khối u từ bên trong hay khối hạch hoặc khối u đè Ðp từ ngoài vào. Các tác giả Stephen G. Spiro khó thở chiếm khoảng 60% triệu chứng trên bệnh nhân UTPQ [38]. Hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi cấp hoặc bán cấp - Viêm phổi hoặc áp xe phổi có thể xuất hiện sau chỗ hẹp PQ do khối u chèn Ðp gây ứ đọng đờm làm tăng khả năng nhiễm trùng. Nhiễm trùng phế 10 [...]... u nằm ở trung tâm và chèn Ðp vào đường thở mới có khả năng tìm thấy tế bào ung thư 1.5.2 Nội soi phế quản Đây là kỹ thuật có giá trị thăm khám phát hiện tổn thư ng bên trong lòng phế quản qua đó có thể sinh thiết tổn thư ng để chÈn đoán mô bệnh-tế bào học bằng [19] Tiến hành soi phế quản khi có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ và X Quang gợi ý Nội soi phế quản xác định từ 70% đến 90% tổn thư ng [7,18]... nhân nào trong sè 56 bệnh nhân 3.1.7 Kết quả soi phế quản Trong 45 BN được soi phế quản chiếm 66,2% có 37 BN phát hiện có tổn thư ng chiếm 82,2% tổng số bệnh nhân được soi phế quản 3.1.7.1 Vị trí tổn thư ng trong soi phế quản 33 Biểu đồ 3.4: Vị trí tổn thư ng trong soi phế quản (n = 37) Nhận xét: - Trong sè 37 BN có tổn thư ng thấy trên soi phế quản thì tổn thư ng gặp nhiều nhất ở phổi phải thùy trên 54,1%,... giới được chẩn đoán là UTPQ nguyên phát điều trị tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai - Có kết quả mô bệnh học chẩn đoán xác định UTPQ nguyên phát 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Ung thư thứ phát tại phổi - Bệnh án thiếu quá nhiều thông tin 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả chùm ca bệnh 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống... siêu âm trong đường thở để thăm khám các cấu trúc bên trong Siêu âm nội soi có độ đặc hiệu 86-92%, độ nhạy 70-82% trong đánh giá tổn thư ng hạch vùng cựa phế quản, hạch trung thất 1.5.3 Các phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh-tế bào học Sinh thiết phế quản Sinh thiết phế quản có độ chính xác cao và giúp Ých trong chẩn đoán UTPQ Khi thấy u rõ trên nội soi, độ nhạy của sinh thiết phế quản có... dạng phát triển nhanh nhất, xâm lấn mạnh nhất và có độ ác tính cao nhất trong số các loại UTPQ Loại này thư ng khu trú điển hình ở các vị trí trung tâm của phổi và các phế quản lớn Soi phế quản thư ng nhìn thấy các tổn thư ng thâm nhiễm dưới niêm mạc, hoặc phế quản bị tắc hoàn toàn trong giai đoạn muộn UTBMTBN thư ng gặp hơn ở nam giới hoặc ở những người hút thuốc lá trong một thời gian dài 1.6.2 Ung thư. .. thùy trên 40,5%, tiếp đến tổn thư ng ở phế quản gốc phải 37,8% , phổi trái thùy dưới 35,1%, phổi phải thùy giữa 32,4% - Tổn thư ng ở khí quản và Carina có tỷ lệ thấp nhất với 8,2% và 5,4% 3.1.7.2 Hình thái tổn thư ng trong soi phế quản 34 Biểu đồ 3.5: Hình thái tổn thư ng trong soi phế quản( n = 37) Nhận xét: - Trong sè 37 BN có tổn thư ng trên soi phế quản thì thấy tổn thư ng gặp nhiều nhất là phù nề,... biểu mô phế quản tế bào không nhỏ Dùa theo tiêu chuẩn phân loại T.N.M của Tổ chức Y tế thế giới năm 1999 - T (Tumor) - Khối u nguyên phát TX: Không đánh giá được khối u nguyên phát, hoặc tìm thấy tế bào ung thư ở đờm hoặc dịch rửa phế quản nhưng không nhìn thấy ở chẩn đoán hình ảnh hoặc nội soi To: Không phát hiện được bằng chứng nào của u nguyên phát ở phổi Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ T1: Khối u: Có... số thư ng được dùng nhất là FVC và FEV1, có ý nghĩa tiên lượng đánh giá bệnh nhân trước mổ, nhất là FEV1 1.6 Phân loại ung thư phế quản 18 Theo bảng phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1999), UTPQ được chia thành hai nhóm: Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (UTBMTBN) và ung thư biểu mô tế bào không nhỏ (UTBMTBKN) Hai nhóm này phát triển, xâm lấn và di căn cũng như cách điều trị khác nhau 1.6.1 Ung thư. .. phổi), màng phổi, trung thất, lá thành màng tim, cơ hoành Hoặc khối u ở trong phế quản gốc cách cựa khí phế quản 2 cm nhưng không xâm lấn vào nó Hoặc kèm với xẹp hoặc viêm toàn bộ một phổi do tắc phế quản 21 T4: Khối u kích thư c bất kỳ nhưng có xâm lấn vào một trong các thành phần sau: Trung thất, tim, các mạch máu lớn, Khí quản, cựa khí phế quản, thực quản Thân đốt sống Một hoặc vài nốt u ở cùng thuỳ... trơn Ung thư biểu mô tuyến UTBM tuyến chiếm 30%-35% gặp chủ yếu ở nữ giới chiếm khoảng 50% trong số các loại ung thư Khoảng 65% khu trú ở vùng ngoại vi, phát triển trên cơ sở tổn thư ng xơ sẹo như tổn thư ng lao phổi cũ Soi phế quản thư ng không thấy tổn thư ng hoặc thấy tổn thư ng chít hẹp phế quản dưới phân thùy Các biến thể: - UTBM tuyến dạng nang - UTBM tuyến dạng nhú - UTBM tiểu phế quản phế nang . ĐỀ Ung thư phế quản nguyên phát hay thư ng được gọi là ung thư phổi là thuật ngữ dùng để chỉ các khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang, hoặc từ các tuyến phế quản. Theo. học của ung thư phế quản nguyên phát ở nữ giới tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình ung thư phế quản hiện nay 1.1.1 Tỷ lệ mới mắc của ung thư phế quản Ung. nằm ở trung tâm và chèn Ðp vào đường thở mới có khả năng tìm thấy tế bào ung thư. 1.5.2 Nội soi phế quản Đây là kỹ thuật có giá trị thăm khám phát hiện tổn thư ng bên trong lòng phế quản qua