Tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát (Trang 44 - 47)

Trong 68 bệnh nhân nghiên cứu có 56 bệnh nhân được chụp CLVT ngực chiếm 82,4%, tất cả 56 bệnh nhân đều tìm thấy tổn thương trên phim chụp, như vậy chụp CLVT hình ảnh tổn thương gặp nhiều hơn so với chụp X Quang.

Vị trí tổn thương

Vị trí tổn thương gặp nhiều nhất trên phim chụp CLVT là ở thùy trên phổi trái chiếm 32,1%. Tuy nhiên, tổn thương phổi phải hay gặp hơn với 43 trường hợp chiếm 76,8%. (Bảng 3.4)

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Khảng (2002) tổn thương gặp nhiều nhất ở thùy dưới phổi phải chiếm 34% [13], Bùi Trung Nghĩa (2007) vị trí tổn thương hay gặp nhất ở thùy dưới phổi trái chiếm 28,48% [17]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với các tác giả trên do khác biệt về số lượng bệnh nhân tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên các tác giả trên cùng cho kết quả tổn thương phổi phải gặp nhiều hơn phổi trái.

Hình ảnh tổn thương và xâm lấn trên chụp CLVT

Hình ảnh tổn thương hay gặp nhất trên chụp CLVT là tổn thương dạng đám mờ chiếm 50%, sau đó đến tràn dịch màng phổi 33,9%, u phổi hoại tử 32,1%, tràn dịch màng tim 17,9%, nốt mờ và xẹp phổi cùng chiếm 14,3%. Viêm bạch mạch là tổn thương Ýt gặp nhất chiếm 3,6% (Bảng 3.5)

Theo Đoàn Nam Hưng tổn thương đám mờ dạng u là tổn thương gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 56%, tràn dịch màng phổi chiếm 18.6%,xẹp phổi 9,3% [12]. Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân UTPQ có thể do ung thư di căn hoặc có thể là tràn dịch màng phổi lành tính do viêm phổi sau tắc phế quản do khối u.

Hình ảnh xâm lấn hay gặp nhất trên chụp CLVT là ở màng phổi chiếm 39,6%, sau đó đến tim và các mạch máu lớn 22,9%, xâm lấn thành ngực chỉ gặp 2 trường hợp với 4,2%. (Bảng 3.6) Để xác định tổn thương xâm lấn trung thất cần dựa vào phim chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang, những khối u đã có xâm lấn trung thất thường không có chỉ định phẫu thuật. Khối u xâm lấn phế quản gốc hoặc động mạch phổi là dấu hiệu chỉ định phẫu thuật cắt một bên phổi khi phẫu thuật. Tuy nhiên trong sè 68 bệnh nhân nghiên cứu không có bệnh nhân nào có xâm lấn phế quản gốc hoặc động mạch phổi.

Lê Văn Khảng (2002) tiến hành nghiên cứu cho thấy hình ảnh xâm lấn hay gặp là màng phổi lá tạng 38,6%, sau đó đến tim và mạch máu lớn 18,2%, phế quản gốc 11,45, phù hợp với kÕt quả nghiên cứu của chúng tôi [13].

4.1.7 Kết quả soi phế quản

Trong 45 BN được soi phế quản chiếm 66,2% có 37 BN phát hiện có tổn thương chiếm 82,2% tổng số bệnh nhân được soi phế quản. Trong đó có 6 BN được tiến hành sinh thiết khối u và đều cho kết quả dương tính, 4 BN được tiến hành làm sinh thiết xuyên thành phế quản và có 3 BN dương tính. Sinh thiết cựa phế quản có 4BN được tiến hành làm, cả 4 BN đều cho kết quả dương tính, chải rửa phế quản và xét nghiệm dịch phế quản chỉ có 1 BN được tiến hành làm và cũng đều cho kết quả dương tính. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Luyến (1991) có 8/11 bệnh nhân tìm thấy ung thư qua soi phế quản [15]. Kết quả gần tương tự nghiên cứu của Ngô Quý Châu và cộng sự (2003): Trong sè 261 bệnh nhân có 135 bệnh nhân được soi phế quản và có 117 bệnh nhân tìm thấy tổn thương, tỷ lệ là 86,7% [6].

Vị trí tổn thương

Trong sè 37 BN có tổn thương thấy trên soi phế quản thì tổn thương gặp nhiều nhất ở phổi phải thùy trên 54,1%, sau đó đến phổi trái thùy trên 40,5%, tiếp đến tổn thương ở phế quản gốc phải 37,8% , phổi trái thùy dưới 35,1%, phổi phải thùy giữa 32,4%. (Biểu đồ 3.3)

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Lê Văn Khảng (2002): tổn thương gặp ở thùy trên hai phổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất, phổi trái thùy trên 33.3%, phổi phải thùy trên 27,4% [13]. Đoàn Nam Hưng (2004) vị trí tổn thương hay gặp nhất ở phế quản thùy trên với 81 bệnh nhân chiếm 37,4%, trong đó có 42 trường hợp thùy trên phổi phải, 39 trường hợp thùy trên phổi trái [12], Ngô Quý Châu và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 94 bệnh nhân thấy: 26 bệnh nhân chiếm 27,7% có tổn thương ở thùy trên phổi phải [7], Hoàng Hồng Thái (2009): tổn thương ở phổi phải và thùy trên là hay gặp nhất (39 bệnh nhân chiếm 30%) [19].

Hình thái tổn thương

Các dạng tổn thương gặp nhiều nhất là phù nề, chít hẹp chiếm 75,7%, tiếp đến là dạng tổn thương viêm cấp 64,9%, sau đó đến tổn thương thâm nhiễm 54,1%, dạng tổn thương chảy máu 21,6%và có U chiếm 21.6%, dạng tổn thương đè Ðp từ ngoài vào chiếm 10,8%. Ba dạng tổn thương viêm mủ 8,1%, loét chảy máu 5,4% và viêm mạn có tỷ lệ gặp thấp, đặc biệt không gặp bệnh nhân nào có tổn thương viêm mạn trong soi phế quản (Biểu đồ 3.4). Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ và cộng sự: ba dạng tổn thương chủ yếu là: u sùi, thâm nhiễm và chít hẹp [10]. Đoàn Nam Hưng(2004): tổn thương hay gặp là chít hẹp phế quản 35,5%, u sùi chiếm 20,5%, thâm nhiễm chiếm 35,5% [12]. Theo tác giả Hoàng Hồng Thái tiến hành nghiên cứu năm 2006 thì: với 323 bệnh nhân nghiên cứu có tổn thương phù nề, thâm nhiễm chiếm 43,6% [19]. Ngoài ra tác giả Hoàng Hồng Thái khi tiến hành nghiên cứu năm 2009 thì tổn thương thâm nhiễm, sùi loét, chảy máu gặp nhiều nhất, chiếm 80% trong sè 104 bệnh nhân [19]. Theo Bùi Trung Nghĩa (2007) : phù nề chiÕm 49%, thâm nhiễm chiếm 47% [17].

Chúng tôi cũng ghi nhận được sự khác về mối liên quan giữa hình thái và vị trí tổn thương ở thùy trên phổi phải. Tổn thương phù nề chít hẹp 27,6%, viêm cấp 18,2%, thâm nhiễm 20,8% hay gặp nhất ở phổi phải thùy trên. Ngoài ra tổn thương viêm cấp 18,2%, thâm nhiễm 20,8% còn hay gặp ở hai phế quản gốc. (bảng 3.12)

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát (Trang 44 - 47)