Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát (Trang 41 - 44)

Triệu chứng cơ năng và toàn thân

Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất trong sè 68 bệnh nhân nghiên cứu (70,6%), kế tiếp là khó thở với 57,3%, ho khạc đờm chiếm 44,1%, ho khan chiếm 38,2%. Triệu chứng ho ra máu có tỷ lệ Ýt nhất với 14,7%. (Bảng 3.2)

Triệu chứng toàn thân hay gặp nhất là mệt mỏi gầy sút cân với 27 bệnh nhân chiếm 39,7%, sau đó đến sốt có 24 bệnh nhân với 35,3%. Hạch ngoại biên có 8 bệnh nhân chiếm 11,8%. (Bảng 3.2)

Theo tác giả Linda H. Yoder: ho khan kéo dài chiếm 65%-75%, đau ngực chiÕm 50% tổng số bệnh nhân UTPQ [36]. Theo Stephen G. Spiro và

cộng sự ho khan chiếm tỷ lệ nhiều nhất 75%, sao đó đến mệt mỏi gầy sút cân 68%, khó thở 60%, đau ngực xếp thứ tư với 49% [38]. Các tác giả Việt Nam cho kết quả tương tự với chúng tôi: Theo Nguyễn Văn Lưu (2001) triệu chứng đau ngực gặp nhiều nhất ở nữ chiếm 88,9%, ở nam triệu chứng ho bao gồm ho khan và ho khạc đờm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 90,2% sau đó mới đến đau ngực với 82,9% [14]. Ngô Quý Châu và Cộng sự (2003): 194 bệnh nhân có 74,4% bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, sau đó là 58,2% ho, 48,7% khó thở, gầy sút cân chiếm 48,7% [8], Lê Văn Khảng (2002): đau ngực chiếm 74,3%, đứng hàng thứ hai là ho 58,2 %, tiếp là khó thở 48,7%, gầy sút cân 48,7% [13], Đoàn Nam Hưng (2004) thống kê đau ngực gặp trên 193 bênh nhân chiếm 72%, sau đó đến mệt mỏi gầy sút cân 65,7%, ho và khó thở xếp sau với 57,5% và 40,7% tương ứng, ho máu cũng là triệu chứng có tỷ lệ gặp Ýt nhất 27,2% [12], Nguyễn Hải Anh (2007): đau ngực chiếm 72%, ho kéo dài 60,08%, gầy sút cân là 30,4%, hội chứng ba giảm chiếm 24%, Hội chứng chèn Ðp tĩnh mạch chủ trên là 4,8% [1]. Theo tác giả Hoàng Hồng Thái (2009): Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: đau ngưc chiếm 55,64%, khó thở chiếm 31,57%, gầy sút cân 27,06%, và cuối cùng là ho máu 26,31% [19]. Vậy các triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau ngực, ho, khó thở, mệt mỏi gầy sút cân.

Với 68 bệnh nhân nữ tiến hành nghiên cứu không có bệnh nhân nào là không có triệu chứng lâm sàng. Theo số liệu thống kê năm 1997-1999 tại Thụy Điển số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng là 24 trên tổng số 364 bệnh nhân chiếm 7%. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng là 18% nhiều hơn nhóm bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là 12% [37].

Triệu chứng thực thể hay gặp nhất là hội chứng ba giảm gặp ở 39 bệnh nhân chiếm 57,4%, các rale Èm, nổ có 7 bệnh nhân (10,3%), rale rít, ngáy có 2 bệnh nhân (2,9%). Theo Đoàn Nam Hưng thống kê có 91 bệnh nhân có hội chứng ba giảm với 34% [12]. Các triệu chứng do khối u chèn Ðp: Hội chứng chèn Ðp tĩnh mạch chủ trên; Hội chứng Pancoast-Tobias; Hội chứng Pierre- Marie đều Ýt gặp với tỷ lệ 1,5%. Kết quả này tương tự với Nguyễn Văn Lưu (2001): Hội chứng cận u rất Ýt gặp ở nữ, tỷ lệ từ 5,5-8,3% [14]. Hội chứng ba giảm thường gặp nhất có thể do khối u di căn vào màng phổi chiếm 24,3%, đây cũng là vị trí di căn thường gặp nhất. (Bảng 3.2)

Triệu chứng lâm sàng của UTPQ rất đa dạng, giống với nhiều bệnh hô hấp khác nên dễ chẩn đoán nhầm, do vậy cần phải hỏi bệnh và thăm khám cẩn thận, kỹ lưỡng cùng với kết hợp các xét nghiệm cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác nhằm mang lại kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân.

4.1.5 Tổn thương trên X Quang

Trong sè 68 bệnh nhân nghiên cứu có 55 bệnh nhân được chụp XQuang, trong đó có 48 bệnh nhân tìm thấy tổn thương trên phim chụp, chiếm 87,3%.

Vị trí tổn thương

Vị trí tổn thương trên XQuang hay gặp nhất ở phổi phải với 26/48 bệnh nhân chiếm 54,2%. Vị trí tổn thương ở phổi trái gặp ở 14/48 bệnh nhân chiếm 29,1%. Vị trí tổn thương trên cả 2 phổi có 8/48 bệnh nhân chiếm 16,7%. (Bảng 3.3)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tù với kết quả nghiên cứu của Ngô Quý Châu và cộng sự (2001): tỷ lệ tổn thương ở phổi phải cao hơn phổi trái là 71/58 [6]. Nguyễn Văn Lưu (2001) thấy tổn thương ở phổi phải chiếm 57,1% so với phổi trái 42,9% [14]. Bùi Trung Nghĩa (2008) thống kê số tổn thương trên phổi phải chiếm 57,9% nhiều hơn phổi trái 46,69% [17]. Hoàng

Hồng Thái (2009) còng cho kết quả tổn thương phổi phải gặp nhiều hơn chiếm 30% [19].

Hình ảnh tổn thương

Hình ảnh tổn thương hay gặp nhất trên XQuang là đám mờ chiếm 43,8%, sau đó đến tràn dịch màng phổi 37,5%, nốt mờ 31,3%, xẹp phổi 16,7%. Hai dạng tổn thương Ýt gặp nhất là tràn khí màng phổi và tràn dịch màng tim, gặp ở 1 bệnh nhân chiếm 2,1%. (Biểu đồ 3.3)

Nguyễn Văn Lưu (2001) cũng gặp các tổn thương dạng đám mờ nghĩ nhiều đến khối u trên X Quang chiếm 55,5% ở nữ và 68,3% ở nam, chung cho cả 2 giới là 62,3% [14]. Nguyễn Hải Anh (2007): trên 125 bệnh nhân có 87 bệnh nhân có hình ảnh khối u chiếm tỷ lệ 69,6%, tràn dịch màng phổi cũng là tổn thương gặp nhiều thứ hai sau tổn thương dạng u chiếm 23,2% [1]. Bùi Trung Nghĩa cũng cho kết quả tương tư: tổn thương đám mờ dạng u chiếm 81%, sau đó đến tràn dịch màng phổi 12% [17].

Nh vậy tổn thương hay gặp nhất trên phim chụp X Quang ở bệnh nhân ung thư phế quản là đám mờ nghĩ nhiều đến khối u, tổn thương gặp ở phổi phải nhiều hơn phổi trái.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát (Trang 41 - 44)