CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát (Trang 39 - 41)

BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng4.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 4.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

UTPQ ở nữ giới gặp ở tất cả các nhóm tuổi với độ tuổi trung bình là 62,1 ± 13,687. Trong sè 68 bệnh nhân nghiên cứu tuổi thấp nhất là 29 tuổi, tuổi cao nhất là 88 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi trên 60 tuổi

chiếm 57,4%. Nhóm tuổi có tỷ lệ thấp nhất là dưới 30 tuổi chiếm 1,5%. 92,6% bệnh nhân có tuổi trên 40. (Bảng 3.1)

Kết quả này tương tù với nghiên cứu của một số tác giả đã công bố. Lê Thị Luyến (1991) có 91,2% bệnh nhân > 40 tuổi [15], Ngô Quý Châu và cộng sự (2003) trong sè 261 bệnh nhân tuổi trung bình là 60,7±11,9, bệnh nhân tập trung chủ yếu > 40 tuổi chiếm tỷ lệ 95,4% [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lưu tuổi trung bình ở nữ giới mắc UTPQ là 49,6, ở nam mắc UTPQ là 56,9 [14].

E.Radzikowska và cộng sự nghiên cứu trên 20561 bệnh nhân UTPQ năm 2002, trong nhóm tuổi dưới 50 tuổi nữ giới chiếm 23,3% nhiều hơn nam giới với 12,6%. Tuy nhiên đối với nhóm trên 50 tuổi thì tỷ lệ UTPQ ở nam cao hơn nữ với 87,4% so với 76,7% [30].

Nh vậy UTPQ tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng. Nhóm tuổi trên 40 tuổi gặp nhiều nhất trong số bệnh nhân UTPQ. Tuổi trung bình là 62,1 ± 13,687.

4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là làm nghề nông với 58%, sau đó đến nhóm trí thức 18%. Kết quả có thể do môi trường sống ở Việt Nam đang theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa dẫn đến ô nhiễm không khí và khả năng người dân tiếp xúc các chất độc hại tăng cao. (Biểu đồ 3.1)

4.1.3 Lý do vào viện

Khi bệnh nhân đến viện vì đau ngực, điều đó chứng tỏ bệnh ở giai đoạn muộn khi khối u gây chèn Ðp hoặc xâm lấn thành ngực, màng phổi hay xương sườn. Lúc đầu đau ngực âm ỉ, sau đó tăng dần, không đỡ khi dùng các thuốc giảm đau thông thường. Ho khan cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhưng bệnh nhân thường bỏ qua, chỉ khi ho khan hoặc ho khạc đờm kéo dài

hay xuất hiện thêm các triệu chứng khác bệnh nhân mới đến viện khám và điều trị.

Trong 68 bệnh nhân nghiên cứu lý do vào viện gặp nhiều nhất là đau ngực chiếm 54,4%, sau đó đến các triệu chứng khó thở chiếm 30,9%, ho khan 27,9%, ho khạc đờm 14,7% và mệt mỏi gầy sút cân có tỷ lệ 11,8%. Ho ra máu là lý do vào viện Ýt gặp nhất trong 68 bệnh nhân chiếm 8,8%. (Biểu đồ 3.2)

Kết quả trên tương tù với các nghiên cứu của một sè tác giả: Lê Thị Luyến đau ngực chiếm 79,3%; ho khan với 76,3% [15]. Nguyễn Hải Anh thấy rằng lý do vào viện của bệnh nhân chủ yếu là đau ngực chiếm 72%, ho kéo dài 60,8% [1]. Nguyễn Văn Lưu (2001) còng cho kết quả tương tự: lý do vào viện vì đau ngực là 38,9% ở nữ giới, sau đó đến ho ra máu là 27,8% [14]. Theo tác giả Stephen G. Spiro có trên 50% bệnh nhân đÕn viện vì đau ngực [38]. Sự khác biệt về thứ tự các lý do vào viện có thể do số lượng 68 bệnh nhân của chúng tôi chưa đủ lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w