1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CỐ ĐỊNH ENZYME– ENZYME IMMOBILIZATION

25 911 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 558,5 KB

Nội dung

Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 CỐ ĐỊNH ENZYME– ENZYME IMMOBILIZATION Enzyme tan và ứng dụng Cho đến trước những năm 1960, enzyme chủ yếu được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm chứ chưa có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác. Ở thời kỳ đó, enzyme được sử dụng đều là enzyme/tế bào vi sinh vật hòa tan vào trong hỗn hợp gồm cả cơ chất và sản phẩm. Việc thương mại hóa enzyme hòa tan gặp nhiều trở ngại do độ bền của enzyme không cao, giá thành cao do các quy trình tách chiết và tinh sạch tốn kém, môi trường lên men thường bị nhiễm vi sinh vật trong quá trình enzyme hoạt động. Khi muốn tách enzyme ra khỏi hỗn hợp phản ứng, người ta thường phải nâng nhiệt độ hay thay đổi pH để tủa enzyme nên enzyme thường bị biến tính và khó có thể được khôi phục để sử dụng lại. Enzyme cố định là gì? Enzyme cố định là enzyme được giới hạn hay khu biệt về mặt vật lý ở một vùng không gian nhất định nhưng vẫn giữ được hoạt tính xúc tác và có thể được sử dụng lặp đi lặp lại/liên tục trong/sau một quá trình xúc tác. Tại sao lại cố định các enzyme ? Các ưu điểm của enzyme cố định : - Khả năng tái sử dụng : enzyme cố định có thể được sử dụng lại nhiều lần, quá trình xúc tác có thể xảy ra liên tục và có thể được kiểm soát triệt để nên việc sử dụng enzyme cố định kinh tế hơn so với enzyme hòa tan. - Có các ứng dụng đa dạng với nhiều kiểu cố định khác nhau phù hợp cho từng ứng dụng đó. - Có thể bất hoạt nhanh enzyme (rapid inactivation of the enzyme) khi cần. - Sản phẩm của quá trình chuyển hóa do enzyme cố định xúc tác có thể được tách ra dễ dàng trong khi vẫn giữ được các đặc tính của enzyme. - Các đặc tính lý hóa có thể thay đổi đa dạng: Độ bền (stability), pH tối ưu (optimum pH), và mức độ đặc hiệu (specificity) có thể được thay đổi tùy theo phương pháp cố định enzyme. Đặc biệt, có một số enzyme nhạy cảm với nhiệt trở lên bền nhiệt hơn khi gắn vào các giá thể chất mang trơ về mặt hóa học. Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 - Có thể được sử dụng như các mô hình của enzyme trong tự nhiên. Ví dụ như việc cố định nhiều loại enzyme trong một con đường chuyển hóa sinh hóa tự nhiên trong các cấu trúc lỗ nano có thể xúc tác in vitro cho một quá trình chuyển hóa phức tạp diễn ra theo nhiều bước. Các yêu cầu đối với một hệ thống enzyme cố định ? Enzyme dạng tan (soluble enzyme) được tách ra từ các hệ thống sống phải đủ tinh sạch và có hoạt tính mạnh, có các thông số hoạt động theo yêu cầu và bền. Chất mang (carrier) là chất để enzyme gắn lên (thường là chất nền làm giá thể có tích điện hoặc có thể liên kết/tương tác bền với enzyme), chất mang cũng có thể là các vật chất nhốt giữ enzyme trong một không gian nhất định. Chất mang phải không tan trong môi trường hoạt động của enzyme, phải không độc, trơ với vi sinh vật và hóa chất (không bị phân hủy), phải có nhiều vị trí để enzyme gắn vào, dễ kiếm và rẻ. Các chất mang có sự khác nhau về: thành phần/bản chất hóa học, vùng bề mặt, kích cỡ hạt, tỉ lệ các nhóm kỵ nước so với các nhóm ưa nước, giá cả, đặc tính lỗ (có lỗ : CPC-CPT; hay không nylon, hạt thủy tinh ; cấu trúc gel-có kích thước lỗ đa dạng, đàn hồi như collagel, PAA, gelatin), có bản chất vô cơ như CPG – CPT – các loại sét ; hay hữu cơ như polysaccharide (cellulose, agarose, sephadex), proteins (collagen, gelatin), polymer tổng hợp (polyacryamide, vinyl polymer, …) Phương pháp cố định (Methods of immobilization): - Phương pháp cho enzyme bám vào chất mang (nó có thể do tương tác lý hóa là liên kết cộng hóa trị hoặc không phải liên kết cộng hóa trị, là hấp phụ); - Phương pháp liên kết chéo (có nhiều hơn một phân tử enzyme thông qua các nhóm/gốc chức năng hoạt động của chúng liên kết với các nhóm chức năng của một chất hoạt động hóa học và cùng nhau kết tụ ở dạng không tan); - phương pháp nhốt giữ (enzyme sẽ được nhốt giữ trong một chất nền hoặc trong một nang, túi). Vậy ta phải chọn phương pháp cố định nào ? Có 4 thông số cần phải cân nhắc: • Sản lượng hoạt độ của việc cố định (không có phương pháp nào cho ra 100% hoạt độ enzyme nên thông số này đồng nghĩa với lượng hoạt tính còn lại sau khi cố định ). • Lượng enzyme (tính theo hoạt độ trong một thể tích chất mang). Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 • Sức chứa và sự ổn định trong hoạt động (halflife). • Giá cả của chất mang và khả năng tái sử dụng. Các tế bào cố định - Các tế bào vi sinh vật chứa enzyme nội bào có thể được cố định. Các vi sinh vật được cố định phải không có các enzyme can thiệp vào phản ứng enzyme chính, tạo ra các phản ứng phụ. - Cơ chất hay sản phẩm của phản ứng enzyme phải đi qua được màng tế bào. Việc cố định vi sinh vật cũng có thể chia làm hai phương pháp chính là hấp phụ (absorption) và nhốt giữ. CỐ ĐỊNH ENZYME BẰNG HẤP PHỤ Đây là một phương pháp rất rộng và không đặc hiệu. Phương pháp này bao gồm việc bám của enzyme vào bề mặt của chất mang không tan, chất mang mà không hình thành nên các liên kết cộng hóa trị. Nó bao gồm tất cả các phương pháp làm protein bám vào chất mang mà không dùng đến liên kết cộng hóa trị. Cố định enzyme bằng hấp phụ là một phương pháp kinh tế, do rất nhiều các tương tác không đặc hiệu, thuận nghịch, đa dạng về bản chất giữa chất mang và enzyme trong các điều kiện bình thường. Phương pháp hấp phụ thường cho năng suất cao (70-90% hoạt tính được giữ lại) do không/ít làm thay đổi cấu hình của phân tử enzyme. Tuy nhiên, sự ổn định và độ bền của mô hình này thường không cao do tương tác giữa enzyme và chất mang là thuận nghịch và không mạnh (thời gian bán hủy có thể chỉ là vài ngày so với vài tháng như các phương pháp cố định qua liên kết cộng hóa trị). Nhược điểm này là đồng nghĩa với một ưu điểm khác là chất mang dễ dàng được tái sử dụng. Các chất mang có thể dùng cho phương pháp hấp phụ enzyme cũng có phổ rộng. Ngoài ra, việc thực hiện các quy trình chuyển hóa vật chất bằng enzyme hấp phụ trên chất mang có nhiều tương đồng với điều kiện tự nhiên trong tế bào sống. Có các loại hấp phụ chính : Hấp phụ vật lý : các chất mang là alumina (Al 2 O 3 ), Celite (diatomite-Al 2 O 3 , 4.0%; CaO, 0.5%; Fe 2 O 3 , 1.3%; Na 2 O + K 2 O, 3.3%; SiO 2 , 89.6% ) Bentonite (Al 2 O 3 4SiO 2 H 2 O) và thủy tinh Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 Hấp phụ qua liên kết ion (ion binding): các chất mang là DEAE-cellulose (Diethylamino Ethanol), Amberlite Hấp phụ qua tương tác kỵ nước: các chất mang là polypropylene beads (Accurel), butyl or hexyl sepharose Hấp phụ thông qua liên kết của muối kim loại, hình thành các cầu nối vô cơ trên bề mặt chất mang để enzyme gắn vào, ví dụ như FeCl 3 Các thông số ảnh hưởng đến sự hấp phụ enzyme lên chất mang: - pH - Các muối - Nồng độ protein - Nhiệt độ - Các đặc tính của chất mang - Thời gian Các phương pháp cố định enzyme bằng hấp phụ: - Quá trình tĩnh (the static process): dung dịch enzyme và chất mang được cho tiếp xúc với nhau trong khoảng thời gian dài để quá trình hấp phụ được diễn ra. Phương pháp này thường cho năng suất thấp, không đồng đều đặc biệt với các chất mang có hệ thống vi lỗ vì không được lắc. Thời gian cố định phụ thuộc vào tốc độ khuyếch tán của enzyme. - Quá trình động (the dynamic batch process): trộn lẫn enzyme và chất mang trong điều kiện thích hợp và khuấy lên nhẹ nhàng. Đây là phương thức phổ biến nhất trong phòng thí nghiệm với thời gian nhanh hơn. - Đưa vào nồi lên men (the reactor loading process): Chất mang được cố định trong nồi lên men và dung dịch enzyme hòa tan được cho chảy tuần hoàn trong đó. Khi nào nồng độ enzyme ở pha lỏng giảm hết cỡ thì dừng quá trình cố định. - Kết tủa bằng điện (the electrodeposition process): chất mang được để gần các điện cực cắm vào nguồn điện và chất mang sẽ được bao bọc bởi các phân tử enzyme. - Hấp phụ thông qua liên kết của muối kim loại: hình thành cấu nối vô cơ. Phương pháp này sử dụng muối của các kim loại chuyển tiếp (TiCl 4 , ZrCl 4 , FeCl 3 .v.v ) để kết nối phân tử enzyme với các chất mang là cellulose, nylon, hạt thủy tinh.v.v Một chất mang đã được hoạt hóa được chuẩn bị bằng việc nhúng vào một dung dịch muối của kim loại Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 chuyển tiếp (5-10 phút) và sau đó được lọc hay làm khô ở 45 o C. Lượng muối thừa không phản ứng được rửa bằng đệm. Chất mang đã hoạt hóa được khuấy với dung dịch enzyme và lượng enzyme không hấp phụ sẽ được rửa đi. CỐ ĐỊNH ENZYME BẰNG LIÊN KẾT CHÉO Phương pháp cố định bằng liên kết chéo có liên quan đến việc liên kết giữa các phân tử enzyme khi có mặt hoặc vắng mặt chất mang/giá thể rắn. Phương pháp này tạo ra các phức enzyme liên kết chéo với nhau trong không gian ba chiều và trở nên không tan thông qua một chất hoạt động đa chức (Diazobenzidine, 1,5-difluro-2,4-dinitrobenzene, trichloro-s-triazine, hexamethylenediisocyanate, glutaraldehyde) liên kết cộng hóa trị với các phân tử enzyme. CỐ ĐỊNH ENZYME BẰNG LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ Phương pháp cố định enzyme bằng liên kết cộng hóa trị dựa vào sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa enzyme và chất nền trong các điều kiện nhẹ nhàng. Các liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng các nhóm chức không tham gia vào phản ứng xúc tác. Enzyme được cố định bằng phương pháp này thường rất bền, có thể dùng được trong vài tháng hoặc bảo quản trong nhiều năm. Tuy nhiên, phương pháp cố định này thường làm cho các enzyme giảm đáng kể hoạt độ xúc tác (thường từ 40-60%) và giá thành của chất mang đóng vai trò quan trọng bởi vì chất mang không thể tái sử dụng. Khả năng liên kết cộng hóa trị của enzyme với chất mang không chỉ phụ thuộc vào bản chất hóa học của chất mang mà còn phụ thuộc vào lượng nhóm chức hoạt động (-NH2, -COOH, -SH, -OH, imidzol, phenolic) trong enzyme có thể tham gia hình thành liên kết cộng hóa trị. Mức độ tham gia hình thành liên kết cộng hóa trị với chất mang được xếp từ cao xuống thấp theo thứ tự sau: lysine > cystein > tyrosine > histidine > aspartic acid > glutamic acid > tryptophan > serine > threonine > methionine. Ngoài ra, việc cố định enzyme bằng liên kết cộng hóa trị còn có thể chia thành 3 loại: ghép enzyme vào polymer chức năng không tan trong nước đã được tạo thành từ trước; đồng polymer hóa các monomer hoạt động cấu thành chất mang và enzyme; thông qua việc hoạt hóa các chất mang chức năng. Ví dụ diazo binding, hình thành liên kết peptide, phương pháp dùng CNBr Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 CỐ ĐỊNH ENZYME BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỐT GIỮ (Entrapment) Giới thiệu Phương pháp nhốt giữ dựa trên khả năng nhốt giữ một enzyme trong một cấu trúc giam giữ (mạng lưới chất nền hay màng polymer), đủ chặt chẽ để ngăn chặn sự giải thoát protein trong khi cho phép cơ chất hoặc chất sản phẩm đi qua. đây cũng là một nhóm các phương pháp khác nhau. • Các phản ứng có sự tham gia của các cơ chất hay sản phẩm có kích thước nhỏ có thể được thực hiện thành công nhờ phương pháp nhốt giữ enzyme này. • Phương pháp này không đòi hỏi phải có sự cải biến hay tham gia của các gốc amino acid của enzyme với chất nền, tạo ra năng xuất cao và sự ổn định trong hoạt động của enzyme. • Có hai phương pháp nhốt giữ enzyme là: nhốt giữ trong gel và nhốt giữ trong vi nang - microcapsule. Phương pháp nhốt giữ bằng gel Phương pháp này bao gồm việc nhốt giữ phân tử enzyme giữa các khe của các cấu trúc gel liên kết chéo và không tan trong nước. Cấu trúc mạng lưới có thể tạo ra từ sự liên kết chéo và thông qua thay đổi các tác nhân ảnh hưởng đến tính tan như nhiệt độ, pH, dung môi và lực ion các tiền chất monomer, oligomer hay polymer. Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 Nhốt giữ enzyme bằng các polymer mạch dài Quá trình gel hóa các ionotropic polymer: enzyme được trộn với một dung dịch lỏng của một polyelectrolyte thích hợp (ví dụ như sodium alginate) và sau đó hỗn hợp này được nhỏ giọt từ từ vào một dung dịch có chứa các ion trái dấu (như Ba 3+ , Ca 2+ …) đang được lắc nhẹ. Kết tủa: Một số polymer tự nhiên và nhân tạo (như gelatin, agarose, collagen) có thể được kết tủa bằng cách thay đổi một số thông số trong dung dịch. Nhốt giữ enzyme bằng cấu trúc sợi Việc nhốt giữ cơ học một enzyme còn có thể được thực hiện bằng việc hòa tan một polymer có khả năng hình thành sợi (như cellulose triacetate) vào một dung môi hữu cơ không trộn lẫn trong nước (chloroform, carbon tetrachloride…) và làm nhũ hóa dung dịch đó bằng dung dịch enzyme trong nước. Thể nhũ này sau đó được đẩy qua một đầu tạo sợi (như việc nhện nhả tơ) vào trong chất lỏng làm đông (như toluene, Ether) sẽ làm ngưng tụ polymer ở dạng sợi, với những giọt enzyme nhỏ được giữ ở bên trong hệ sợi. Nhốt giữ protein trong các nang nhỏ (microencapsulation) Protein hay enzyme có thể được nhốt giữ trong các nang nhỏ cấu tạo bởi màng polymer có lỗ nhỏ cho phép cơ chất và sản phẩm đi qua. Phương pháp này tạo ra được một diện tích bề mặt lớn cho các phản ứng diễn ra. Tuy nhiên các cấu trúc màng này khá dễ vỡ. (Chang et al., Nature 229, 117, 1971. Asparagine in nylon microcapsules.) Cố định các tế bào vi sinh vật Các tế bào Enzyme nội bào của vi sinh vật có thể được cố định thông qua việc cố định các tế bào của sinh vật đó. Các vi sinh vật được cố định phải không có các enzyme can thiệp vào phản ứng enzyme chính, tạo ra các phản ứng phụ. Cơ chất hay sản phẩm của phản ứng enzyme phải đi qua được màng tế bào. Việc cố định vi sinh vật cũng có thể chia làm hai phương pháp chính là hấp phụ (adsorption) và nhốt giữ. Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 ỨNG DỤNG CỦA ENZYME CỐ ĐỊNH Các lĩnh vực chính: Các ứng dụng của enzyme cố định Enzyme cố định đầu tiên được sử dụng trong công nghiệp là amino acid acylase do công ty Tanabe Seiyaku Company, Nhật Bản sử dụng để thay đổi hỗn hợp các đồng phân của amino acid tổng hợp nhân tạo. Amino acid acylase xúc tác phản ứng deacetylation các amino acid có nhóm N-acetyl ở dạng L mà lại không cải biến các amino acid dạng D có nhóm N-acetyl, các amino acid mà có thể tách ra dễ dàng, biến đổi cấu hình không gian dạng D sang L và tái sử dụng. Một số dạng enzyme cố định đã được sử dụng cho mục đích này bao gồm enzyme cố định bằng tương tác ion với DEAE- sephadex và enzyme được nhốt giử trong các giọt trong sợi cellulose triacetate bằng dụng cụ quay sợi ướt do Snam Progetti sáng chế. Rohm GmbH cố định enzyme này lên các hạt có lỗ lớn cấu tạo bằng vật liệu giống thủy tinh dẻo. Cho đến hiện nay, ứng dụng quan trọng nhất của các enzyme cố định trong công nghiệp là việc biến đổi các dịch sirô giàu glucose thành các dịch sirô giàu fructose nhờ enzyme glucose isomerase. Một số dạng enzyme glucose isomerase cố định đã được thương mại hóa được liệt kê trong bảng 1. Hầu hết các dạng enzyme cố định thương phẩm đều hoặc sử dụng kỹ thuật hấp phụ hay kỹ thuật liên kết chéo. Ứng dụng của công nghệ glucose isomerase có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt ở các nước không thuộc vùng Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 nhiệt đới, các nước mà thường có rất nhiều nguyên liệu tinh bột thô. Không giống như những nước này, ở những nước thuộc vùng nhiệt đới như Ấn độ, nơi mà mía đường được trồng rất nhiều, các dịch sirô giàu fructose có thể tạo ra đơn giản bằng quá trình thủy phân sucrose sử dụng invertase. So với sucrose, đường đã chuyển đổi có khả năng giữ ẩm (humectancy), tính tan và áp suất thẩm thấu cao hơn. Về mặt lịch sử, invertase có lẽ là enzyme đầu tiên được miêu tả ở dạng cố định. Có rất nhiều các hệ thống invertase cố định đã được cấp bằng sáng chế. Khả năng sử dụng toàn bộ tế bào nấm men như là nguồn invertase đã được chứng minh bởi D’Sâuz và Nadkarni ngay từ năm 1978 và sau đó được nghiên cứu rộng rãi để áp dụng ở quy mô công nghiệp. Bảng 1: Các dạng glucose isomerase cố định đã thương mại hóa Công ty Nguồn gốc của enzyme Quy trình cố định Clinton Corn processing Streptomyces ribiginosus S. wedmorensis Hấp phụ trên giá thể trao đổi ion Novo Industry Bacillus coagulans Enzyme trộn với chất mang vô cơ hình thành các viên hình cầu hoặc dịch phá tế bào liên kết chéo bằng glutaraldehyde Miles Lab Miles Kali Chemie Streptomyces olivaceus Streptomyces sp. Tế bào liên kết chéo nhờ glutaraldehyde (có hoặc không gia nhiệt). Snamprogetti Streptomyces sp. Nhốt giữ enzyme trong sợi cellulose triacetate Gist Brocades Actinoplanes missourensis Tế bào bị nhốt giữ trong gelatin và liên kết chéo nhờ glutaraldehyde Mi-car Int. Streptomyces olivaceus Liên kết chéo giữa các tế bào nhờ glutaraldehyde ICI Americas inc. Arthrobacter sp. Tế bào cụm lại và được đẩy ra thành các hạt hình trụ CPC int. inc. Streptomyces olivochromogenes Hấp phụ trên alumina/sứ/ nhựa trao đổi ion Corning Glass Works Streptomyces olivochromogenes Enzyme hấp phụ trong lỗ [...]... alumina Enzyme hấp phụ trên nhựa Streptomyces phacochromogenes trao đổi ion Tế bào được nhốt giữ trong màng polymer tạo thành hạt Bảng 2: các dạng lactase cố định thương phẩm Công ty Gist Brocades Nguồn enzyme Saccharomyces lactis Quy trình cố định Enzyme cố định trong các Kluyveromyces lactis sợi cellulose triacetate Enzyme cố định trong các Corn Glass Works Aspergillus niger sợi cellulose triacetate Enzyme. .. acid dạng D tương ứng từ nhiều nguồn Ứng dụng của enzyme cố định trong công nghiệp chế biến Các lĩnh vực ứng dụng chính: Xúc tác ở quy mô công nghiệp cho các quá trình xử lý sinh hóa Các thông số quan trọng: • Năng suất của enzyme từ nguồn ban đầu • Giá cả của chất mang hay các hóa chất cố định • Hoạt tính của enzyme cố định • Độ bền của enzyme cố định Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010... nhũ hóa để tăng cường sự tiếp xúc giữa enzyme lipase và cơ chất, trong thực tế vẫn có những khó khăn về mặt kỹ thuật Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết vấn đề này, trong đó phổ biến là việc sử dụng các lipase cố định Rất nhiều các nghiên cứu cũng đã thực hiện việc cố định glucoamylase Đây là một ví dụ về việc enzyme cố định không cạnh tranh được với enzyme hòa tan tự do, do đó không thấy... laboratory Aspergillus niger trị trên các hạt silica Enzyme hấp phụ hay liên Snampogetti kết chéo với nhựa phenol Sturge Aspergillus oryzae formadehyde Enzyme bằng liên kết cộng hóa trị với ferrit Mn-Zn đã Rohm GmbH Aspergillus oryzae silan hóa Enzyme cố định bằng liên kết cộng hóa trị trong Sumitomo Aspergillus oryzae plexiglass có lỗ lớn Enzyme cố định bằng liên kết cộng hóa trị với nhựa trao đổi ion... dùng enzyme cố định như thermolysin Các enzyme thủy phân protein, như subtilisin, chymotrypsin, papain, ficin hay bromelain, đã được cố định bằng liên kết cộng hóa trị, hấp phụ hoặc liên kết chéo với các chất giá thể polymer đã được sử dụng (Bayer AG) để phân tách A N-acyl-DL-phenylglycine ester racemate, tạo ra các N-acyl-D ester hay các N-acyl-D amide và các N-acyl-L-acid Các aminopeptidase cố định. .. thống beta-galactose đã được tóm tắt trong bảng 2 Một trở ngại trong việc xử lý liên tục lượng lớn sữa bằng enzyme cố định là sự nhiễm khuẩn Việc này có thể được khắc phục bằng cách đồng cố định glucose oxidase trên thành tế bào vi khuẩn sử dụng Con A Một trong các ứng dụng chính của enzyme cố định trong công nghiệp dược phẩm là việc sản xuất 6-aminopenicillanic (6-APA) bằng việc deacylation của chuỗi... immobilizing enzymes into a mesoporous material, recommended to be mesoporous silica Following the immobilization of the enzyme, the material is heated to the enzymes ideal operating temperature or just above the temperature, usually somewhere between 50 and 90 Celsius, resulting in enzyme activity higher than that obtained from non-immobilized enzymes However, the immobilization process does not protect the enzyme. .. lỗ Amerace Corp Aspergillus oryzae lớn Enzyme cố định bằng liên kết cộng hóa trị với tấm PVC-silica lỗ nhỏ L-aspartic acid được sử dụng rộng rãi trong y học và là một chất bổ sung thực phẩm Enzyme aspartase xúc cho sự thêm đặc biệu dị lập thể nhóm NH 3 vào liên kết đôi Đặng Xuân Nghiêm-Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-11/10/2010 của fumaric acid Các enzyme đã được cố định bằng việc sử dụng toàn bộ tế bào... cả các hãng dược phẩm lớn trên thế giới đều sử dụng kỹ thuật này Một số quy trình enzyme cố định đã được cấp bằng sáng chế hay được sản xuất thương mại đối với penicillin acylase, những quy trình sử dụng các kỹ thuật khác nhau sử dụng enzyme đã được tách hay toàn bộ tế bào Đây cũng là những ứng dụng chính của enzyme cố định ở Ấn Độ Cách tiếp cận tương tự cũng được tiến hành trong việc sản xuất 7-aminodeacetoxy-cephalosporanic... nghiệp Điều này chủ yếu là do enzyme hòa tan rẻ tiền và đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ một cách tối ưu mà không gặp phải các vấn đề kỹ thuật nào Việc cố định cũng không cho thấy sự cải thiện đáng kể nào về độ bền nhiệt của amylase Renin cố định hay các protease khác có thể cho phép sự kết tụ lien tục của sữa để sản xuất phomat Một trong các hạn chế chính trong việc sử dụng các enzyme hoạt động với cơ chất . phân tách A N-acyl-DL-phenylglycine ester racemate, tạo ra các N-acyl-D ester hay các N-acyl-D amide và các N-acyl-L-acid. Các aminopeptidase cố định đã được sử dụng để tách các DL-phenylgycinamide. hấp phụ enzyme lên chất mang: - pH - Các muối - Nồng độ protein - Nhiệt độ - Các đặc tính của chất mang - Thời gian Các phương pháp cố định enzyme bằng hấp phụ: - Quá trình tĩnh (the static. trở nên không tan thông qua một chất hoạt động đa chức (Diazobenzidine, 1,5-difluro-2,4-dinitrobenzene, trichloro-s-triazine, hexamethylenediisocyanate, glutaraldehyde) liên kết cộng hóa trị

Ngày đăng: 12/11/2014, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w