Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
214,63 KB
Nội dung
1 Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, việc gia nhập tổ chức WTO đã khảng định được điều ấy; văn hóa với vai trò là nhân tố của một nền kinh tế có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ấy. Có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và kinh tế, sự phát triển của kinh tế luôn đồng hành với sự giao thoa giữa các nền văn hóa và văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế xong không nhiều người chú trọng tới văn hóa với vai trò này. Quảng cáo, một trong những hoạt đông kinh tế được đầu tư và quan tâm nhất quyết định phần lớn sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp. Nền kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không có thể nhìn nhận ở sự phát triển của quảng cáo. Văn hóa quảng cáo góp phần không nhỏ trong sự phát triển ấy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều các doanh nghiệp vì mục tiêu muốn gây ấn tượng cho sản phẩm của mình đối với khách hàng mà xây dựng những ý tưởng quảng cáo “khác thường”, coi nhẹ yếu tố văn hóa trong hoạt động quảng cáo. Trong khi, văn hóa chính là một yếu tố có khả năng chi phối tới hoạt động của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Giá trị văn hóa của quảng cáo là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa của dân tộc. Những giá trị văn hóa của quảng cáo vẫn phải phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam. Nó không chỉ tác động tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển cũng như hoạt động xây dựng văn hóa của đất nước ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn khẳng định: “Khi kinh tế chúng ta vừa thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nền văn hóa đặc sắc đang mở cánh cửa ra thế giới, chính sách kinh tế đã có, chính sách văn hóa đã được xác lập, nếu chúng ta cứ tiếp bước mà thiếu cầu nối sẽ rất khập khiễng. Do đó, đồng thời với việc tái cơ cấu đầu tư văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa cần ưu tiên cho các chính sách và giải pháp mang tính cầu nối giữa kinh tế và văn hóa tập trung vào con người, bởi con người và vì con người, để hài hòa, hạn chế những tác động tiêu cực từ phát triển kinh tế đến văn hóa, nhân lên những ảnh hưởng tích cực, rút ngắn khoảng cách về sự thụ hưởng văn hóa, để văn hóa tự 2 tin phát triển cùng kinh tế…” ( http://dantri.com.vn/c23/s23-547102/phat-trien-hai-hoa- ben-vung-giua-kinh-te-va-van-hoa.htm). Trong nền hội nhập kinh tế cùng với nền kinh tế tri thức, đã có những nhận thức nhất định về sự tương tác giữa văn hóa và kinh tế. văn hóa trở thành mối quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu giống như lĩnh vực của kinh tế như: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong hoạt động kinh doanh… hiện nay có đề tài của tác giả Đỗ Quang Minh: “Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay” luận án nghiên cứu hoạt đọng quảng cáo trên tất cả các phương tiện thông tin như báo trí, quảng cáo tực tuyến, pano áp phích và thực hiện nghiên cứu trên phạm vi cả nước. Luận án đã nêu ra cơ sở lý luận về giá trị văn hóa của quảng cáo. Dự báo xu thế và tác động của giá trị văn hóa của quảng cáo đến sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Đề tài chúng tôi nghiên cứu đề cập tới văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình, nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, đưa ra các giải pháp kiến nghị để phát huy các điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của uảng cáo với giá trị văn hóa. 1. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về văn hóa trong hoạt động quảng cáo - Tìm hiểu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa trong quảng cáo cho các doanh nghiệp phù hợp với Việt Nam hiện nay. 2. Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Văn hóa quảng cáo trên truyền hình + Địa bàn nghiên cứu: Hà Nội + Khách thể nghiên cứu: 1 số doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 3. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu + Phân tích tài liệu ( phương pháp chủ yếu ) + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp + Phương pháp điều tra, phân tích bảng hỏi. 3 Chương1: Cơ sở lý luận về văn hóa trong hoạt động quảng cáo 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế, văn hóa luôn là một yếu tố được đặc biệt coi trọng. Tính đến nay, đã có một số lượng các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa, về yếu tố văn hóa trong bối cảnh hội nhập, phát triển của đất nước nói chung và của nền kinh tế nói riêng. Theo nghiên cứu của chúng em, tuy chưa có một công trình NCKH nào nghiên cứu cụ thể, toàn vẹn về vấn đề văn hóa trong quảng cáo nhưng trong rất nhiều các bài nghiên cứu về quảng cáo, vẫn có thể bắt gặp các khía cạnh khác nhau về văn hóa trong hoạt động quảng cáo được các tác giả để cập tới. Có thể điểm qua một số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về yếu tố văn hóa trong hoạt động quảng cáo như sau: 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa trong hoạt động quảng cáo. Năm 1992, Tác giả Thomas Russell đã xuất bản tác phẩm “Công nghệ quảng cáo”để chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa môi trường kinh tế, xã hội và hoạt động marketing; mối quan hệ của quảng cáo với hoạt động marketing Cùng với đó, tác giả đã chỉ ra các yếu tố văn hóa làm nên thành công của quảng cáo như phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng trong cuộc sống của mỗi người dân. Tác phẩm “Advertising” của tác giả William M. Weilbacher xuất bản năm 1979 đã đề cập đến quảng cáo ở Mỹ về phạm vi các khía cạnh kinh tế xã hội cấu trúc của công nghiệp quảng cáo, mối quan hệ của quảng cáo và thị trường, sự sang tạo trong quảng cáo, nghiên cứu quảng cáo, những vấn đề đặc biệt trong quảng cáo, mối quan hệ của quảng cáo và xã hội. Với cách tiếp cận dựa trên mối liên hệ giữa văn hóa với hành vi người tiêu dùng, hai tác giả Saeed Samiee và Insk Jeong đã đi sâu tìm hiểu về các nền văn hóa. Trên cơ sơ đó, hai tác giả đã xây dựng lên tác phẩm “ Cross- Cultural Reaseach in Advertising” nhằm đề cập đến sự phù hợp của hoạt động quảng cáo trong các nền văn hóa khác nhau. 4 Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, tăng độ chính xác và tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng đối với từng nền văn hóa. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác được đăng trên các trang tạp chí nước ngoài viết về yếu tố văn hóa trong quảng cáo: - Alozie, EC (2005 ) Cultural Reflections and the Role of Advertising in the Socio-Economic and National Development of national Tác giả: The Edwin Mellen Press. - Frith, Katherine T. (1996 ed.) Quảng cáo trên Châu Á Truyền thông, Văn hóa và tiêu dùng . Tóm lại, có thể thấy phần lớn các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa trong quảng cáo mới đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa quảng cáo với văn hóa và mối quan hệ đối với xã hội; sự phù hợp của quảng cáo trong các nền văn hóa khác nhau… 1.1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu trong nước về văn hóa trong hoạt động quảng cáo Ở Việt nam, tác phẩm“ Quảng cáo - lý thuyết và thực hành”xuất bản năm 1991, của nhóm tác giả là các thầy cô trong bộ môn Marketing của trường Kinh tế quốc dân là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất về quảng cáo, về cách thức tiến hành quảng cáo, về một trong những yêu cầu đặt ra là quảng cáo phải phù hợp với nền văn hóa, văn minh chứ chưa thực sự nhận thức được văn hóa là một bộ phận không thể thiếu trong từng hoạt động của quảng cáo nói riêng và hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp nói chung. Về sau, cùng với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước thì yếu tố văn hóa và hoạt động quảng cáo cũng ngày càng thu hút sự đầu tư nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về viết về vấn đề này như sau: Tác giả Đào Hữu Dũng với tác phẩm “Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường” ra đời đúng vào lúc quá trình thị trường hoá của Việt Nam bước vào một giai đoạn mới: hầu hết sản phẩm và dịch vụ được trao đổi trên thị trường tự do trong đó phản ứng của người tiêu thụ là yếu tố chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tác 5 phẩm đã trình bày tóm tắt lịch sử, chức năng, vai trò của hoạt động quảng cáo. Trong đó, đặc biệt tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quảng cáo truyền hình như: các hãng quảng cáo, chủ quảng cáo, đài truyền hình, khán giả Ngoài ra tác giả còn phân tích tác động của phim quảng cáo truyền hình trong thương mại, văn hóa, xã hội và các quy chế đạo đức liên quan Tháng 11/2010, tác giả Đỗ Quang Minh- Học Viện khoa học xã hội đã đưa ra công trình nghiên cứu khoa học mang tên “ Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay”. Luận án đã nêu ra cơ sở lý luận về giá trị văn hóa của quảng cáo. Dự báo xu thế và tác động của giá trị văn hóa của quảng cáo đến sự phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Ngoài ra còn có một số các công trình khác như: Tác giả Mai Xuân Huy- Viện ngôn ngữ học với tác phẩm “Các đặc điểm ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp” với nội dung nghiên cứu một số vấn đề về ngôn ngữ quảng cáo. Hành vi ngôn ngữ, cấu trúc hội thoại và lập luận trong diễn ngôn quảng cáo. Tác giả Đào Thị Thanh Phương - Trường đại học Ngoại Ngữ, đại học Đà Nẵng với tác phẩm “Nghiên cứu giá trị sư phạm của văn bản quảng cáo trong việc dạy và học ngoại ngữ” được đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng số 5 ( 40).2010. Tác phẩm trình bày những giá trị khác nhau của văn bản quảng cáo dưới nhiều góc nhìn như xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tu từ…đồng thời làm nổi bật giá trị sư phạm của văn bản quảng cáo nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy và học ngoại ngữ. 1.2 Văn hóa trong hoạt động quảng cáo 1.2.1. Khái niệm Văn hóa Văn hóa là một khái niệm có nghĩa bao hàm rất rộng. Bản thân văn hóa vừa có tính bao quát lại vừa cụ thể trong từng hoạt động của con người. Văn hóa tồn tại theo 6 chiều dài của thời gian. Sự gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người còn khiến cho văn hóa mang chiều sâu của lịch sử Yếu tố văn hóa vừa mang tình trừu tượng lại vừa cụ thể. Nó được biểu hiện ra bên ngoài là tập quán, là lối sống, là đạo đức, tri thức hay các chuẩn mực xã hội Khái niệm văn hóa có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ kiến thức hay học vấn hoặc văn hóa được dùng để chỉ văn chương và nghệ thuật, trong đó có đủ các bộ môn ca, nhạc, vũ, hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Theo nghĩa rộng, giá trị văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình và trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với môi trường tự nhiên xung quanh. Văn hóa là tài sản chung của loài người, tuy nhiên nó không đồng bộ giống nhau cho các dân tộc khác nhau. Cụ thể, văn hóa của người phương Đông không thể giống với văn hóa của người phương Tây. Văn hóa của Việt Nam cũng không giống với văn hóa của Trung Quốc hay Lào, Campuchia. Bởi lẽ, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt phản ánh cuộc sống thực của họ. Theo UNESCO: “ Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống tín ngưỡng…” (Văn hóa doanh nghiệp trang 6, Đỗ Thị Phi Hoài, NXB Tài chính- Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã đưa ra khái niệm về giá trị văn hóa theo nghĩa rộng nhất : “ Vì lẽ sinh tồn, cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập tr 431). Như vậy, có thể khái quát lại, văn hóa mang một số dấu hiệu cơ bản sau: 7 Thứ nhất, văn hóa phản ánh giá trị vật chất của con người. Dưới góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con người, là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách ứng xử của con người trong cuộc sống đó. (http://huc.edu.vn/chi-tiet/701/Van-hoa-la-he-thong-cac-bieu-tuong thong-tin- xa-hoi.html)Văn hóa là do con người sáng tạo ra. Do đó, nó phản ảnh những giá trị vật chất của chính con người. Thứ hai, văn hóa bao trùm những giá trị về tinh thần trong cuộc sống. Thứ ba, văn hóa mang tính truyền thống, kế thừa và phát triển. Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng nghìn năm, từ thế hệ này sang thế hệ khác của một dân tộc. Mỗi thế hệ đều cộng thêm các nét đặc trưng riêng biệt vào nên văn hóa dân tộc mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Mỗi thế hệ, mỗi khoảng thời gian trôi đi, những cái xấu, không còn phù hợp sẽ bị loại trừ. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian sẽ khiến cho nền văn hóa của một dân tộc trở nên phong phú và giàu có hơn. Đồng thời, trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, tiến bộ của các nền văn hóa khác và ngược lại. Thứ tư, văn hóa phản ánh bản sắc của một dân tộc. 1.2.2. Vai trò của văn hóa trong hoạt động quảng cáo Giá trị văn hóa trong hoạt động quảng cáo chính là một biểu hiện, một phạm trù của văn hóa. Trong chiến dịch marketing nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng của mỗi doanh nghiệp, yếu tố văn hóa luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Trong đó, văn hóa là yếu tố nội tại quyết định hiệu quả của quảng cáo đồng thời điều chỉnh hành vi của các chủ thể liên quan đến quảng cáo. Bởi trên thực tế, xét trên mặt hiệu quả kinh tế, quảng cáo chính là phương tiện cung cấp các thông tin cho sự lựa chọn cuối cùng của người tiêu dùng, là công cụ cạnh tranh và cũng là công cụ giao tiếp quan trọng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của chủ thể kinh doanh đối với xã hội. Xét về mặt ảnh hưởng xã hội, quảng cáo đôi khi khá nhạy cảm vì nó đánh vào yếu tố tâm lý của người xem. 8 Thứ nhất: Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của quảng cáo. Mục tiêu hàng đầu của quảng cáo là mục tiêu thương mại, phục vụ cho hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuân. Văn hóa chính là yếu tố nối kết mục tiêu thương mại ấy với nhu cầu của xã hội. Do đó, văn hóa không phải là yếu tố nằm ngoài hay tách rời với hoạt động quảng cáo mà nó chính là yếu tố bên trong có khả năng chi phối đến hiệu quả của quảng cáo. Nội dung, thông điệp, hình ảnh trong quảng cáo luôn hàm chứa những giá trị văn hóa. Chính vì thế, quảng cáo cũng có thể được coi là cầu nối truyền tải và lưu giữ các giá trị văn hóa. Một quảng cáo nếu không phù hợp với các chuẩn mực, đạo đức văn hóa xã hội đôi khi sẽ khiến doanh nghiệp thất bại trên cả lĩnh vực văn hóa và hoạt động kinh doanh. Đôi khi với khách hàng việc nhớ đến một thương hiệu không nằm ở chỗ họ nắm quy mô tổ chức và phương tiện kỹ thuật cũng như sản lượng, doanh thu, xuất khẩu của công ty mà điều chinh phục họ lại là sức thu hút mang tính rung cảm của một thương hiệu qua cách tiếp thị gần gũi phù hợp với tập quán đời sống và tác động cảm tình bằng những mẫu quảng cáo hay slogan đầy tính nghệ thuật của doanh nghiệp. Khách hàng chỉ cần nghe tên hoặc nhìn thấy một dấu hiệu, hình vẽ biểu tượng của một sản phẩm nào đó có thể liên tưởng ra ngay mức độ đem lại sự thỏa mãn nhu cầu của mình của sản phẩm đó như thế nào. Đúng như Alries Jack Trour- nhà kinh tế học châu Âu đã nhận định: “ giá trị văn hóa là yếu tố quyết định nhất ý muốn và hành vi tiêu dùng của con người”. (Alries Jack Trour (1995), Chiến tranh tiếp thị, NXB Thống kê HN ) Thứ hai: Văn hóa góp phần điều chỉnh hành vi của các đối tượng có liên quan đến quảng cáo: Các đối tượng liên quan ở đây bao gồm : doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp làm quảng cáo, đơn vị truyền hình, các đối tượng xem quảng cáo… 9 Để đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh và các bên liên quan thường đưa ra các chuẩn mực, các quy tắc thậm chí là những quy định pháp lý trong quảng cáo nhằm định hình khuôn khổ hành vi xã hội phổ biến. Các hình thức quảng cáo được coi là hợp lý và hợp pháp khi nó phù hợp với những nguyên tắc đạo đức và pháp lý của xã hội và của chính doanh nghiệp kinh doanh. Để khắc phục được những hạn chế đồng thời phát huy những mặt tích cực, quảng cáo phải bắt nguồn từ chính chủ thể kinh doanh. Đó là sự thực hiện nhất quán, triệt để và kiên trì với sự chỉ đạo của triết lý và đạo đức kinh doanh đúng đắn. Trên căn cứ những giá trị văn hóa đã được lưu truyền và tiếp thu được, các đối tượng xem quảng cáo có thể đánh giá được đâu là một quảng cáo tốt, đâu là một quảng cáo đáng bị lên án, từ đó thực hiện các hành vi tiêu dùng cụ thể. Những hành vi này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến thành công của một quảng cáo đồng thời xác định phương hướng cho các chiến lược về sản phẩm, về chính sách marketing … của doanh nghiệp trong các hoạt động tiếp theo. 1.3. Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp 1.3.1 . Khái niệm doanh nghiệp Khái niệm Doanh nghiệp được tìm hiểu dưới nhiều giác độ khác nhau. Theo cách hiểu thông thường Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động chủ yếu vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp tập trung vào quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng sản phẩm đó đến với khách hàng . Doanh nghiệp ở đây được hiểu đơn giản là đơn vị cung cấp các sản phẩm cho cuộc sống hàng ngày, hoạt động có tổ chức rõ ràng. Theo Luật doanh nghiệp 2005: 10 [...]... hội + Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng + Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể + Mục đích của quảng cáo rất đa dạng, tuỳ vào nhà sản xuất, nhà làm quảng cáo, sản phẩm + Quảng cáo mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, khách hàng 1.3.4 Các hình thức quảng cáo 1.3.4.1 Quảng cáo truyền hình Truyền hình được coi là vua của các hình thức quảng cáo, do... cáo như hiện nay đã thành một hiện tượng văn hóa nảy sinh từ kinh tế khi Việt Nam đi theo con đường kinh tế thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Tác động của quảng cáo vào đời sống xã hội có thể làm thay đổi nhận thức, quan niệm về các chuẩn mực văn hóa, những chuẩn mực xã hội (Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, trang 16) 1.3.3 Đặc trưng cơ bản của quảng cáo Đi... Điều thuận tiện cũng như bất tiện của hình thức quảng cáo này là không có quy định đối với hình thức và nội dung Nội dung, hình thức thiết kế, mẫu mã, thông điệp như thế còn tuỳ thuộc vào doanh nghiệp Ngoài ra còn có các hình thức quảng cáo khác như : quảng cáo qua đèn LED, quảng cáo qua truyền miệng, quảng cáo qua bưu điện, quảng cáo qua phương tiện vận chuyển, quảng cáo trên ấn phẩm của doanh nghiệp…... thuộc) và xuất hiện ở trong miền Nam nước ta trước Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay quảng cáo là hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp Theo quan niệm của marketing: Quảng cáo là một dạng phương thức truyền thông xúc tiến đối với các sản phẩm, dịch vụ ở dạng phi cá thể và phải được trả tiền bởi một chủ thể được xác định Theo hình thức quảng cáo: 11 Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được... tiêu dùng mà quảng cáo không đúng lúc, đúng chỗ Những quảng cáo mà chỉ nêu ưu điểm của sản phẩm mà không nêu những điểm chưa hoàn thiện (đặc biệt là những quảng cáo về mặt hàng thuốc) có thể nói là không văn hóa, lừa dối người tiêu dùng • Thứ ba: đưa yếu tố văn hóa vào trong quảng cáo nhằm tác động đến nhận thức và tri thức của khách hàng Quảng cáo nên tác động vào nhiều bước trong quá trình hình thành... văn hóa ảnh hưởng đến các quyết định marketing Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa rất phong phú & đa dạng Do đó, yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng văn hóa trong hoạt động quảng cáo cũng càng cao hơn Làm sao để nội dung của quảng cáo không đi ngược lại, không làm mờ đi những giá trị văn hóa vốn được lưu truyền, phù hợp với văn hóa từng vùng miền, văn hóa tại thị trường mà doanh nghiệp hướng đến;... về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung Nền văn hóa Việt Nam hiện đại ngày nay không phải chỉ là kết quả của quá trình lưu giữ, bồi đắp và truyền lại từ đời này sang đời khác mà còn là quá trình chọn lọc các giá trị văn hóa vốn có, học hỏi và tiếp thu tinh hóa văn hóa các dân tộc khác phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong. .. 1.3.4.6 Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Tất cả các doanh nghiệp đều quảng cáo bằng hình thức này, doanh nghiệp quảng cáo trên chính sản phẩm của họ Hình thức này cũng có nét tương đồng với quảng cáo bằng tờ rơi tuy nhiên lại tốn kém trong khâu in ấn 1.3.4.7 Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp (hoặc gọi điện trực tiếp) Đây cũng là một hình thức quảng cáo khá phổ biến, theo một số nghiên cứu thì đây là kênh quảng. .. niệm quảng cáo nghiên cứu ở trên có thể thấy một vài đặc trưng của quảng cáo như sau: + Quảng cáo là hình thức truyền thông đuợc doanh nghiệp trả tiền để thực hiện + Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng 12 + Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau và có thể tác động đến lối sống của con người trong. .. biệt là hoạt động quảng cáo Quảng cáo trên truyền hình cũng là một hình thức QC phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Có đến 74,2% các doanh nghiệp đã từng sử dụng hình thức QC này Hiện nay, con số này đã tăng lên 80,6% Tỷ lệ này có thể giảm xuống một chút trong 19 tương lai nhưng vẫn giữ ở mức cao (77,4%) 22,6% các doanh nghiệp chi trả để duy trì một quảng cáo trên truyền hình trong thời gian . luận về văn hóa trong hoạt động quảng cáo - Tìm hiểu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa trong quảng cáo cho các. đến quảng cáo truyền hình như: các hãng quảng cáo, chủ quảng cáo, đài truyền hình, khán giả Ngoài ra tác giả còn phân tích tác động của phim quảng cáo truyền hình trong thương mại, văn hóa, . tên “ Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay . Luận án đã nêu ra cơ sở lý luận về giá trị văn hóa của quảng cáo. Dự báo xu thế và tác động của giá trị văn hóa của quảng cáo đến sự phát