Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình việt nam hiện nay (Trang 62 - 65)

Những thôi thúc Những phản ứng đáp

2.3.2.Các yếu tố chủ quan

Như chúng ta có thể biết nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động của doanh nghiệp. Vốn là cơ sở của tổ chức kinh doanh, quyết định tới thành công của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng hoạt động và đặc biệt là quyết định phần lớn năng lực cạnh tranh. Vai trò to lớn của vốn được quyết định ngay từ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nó được dùng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Theo nghiên cứu thì hầu hết các doanh nghiệp đều chi ra một khoản cố định cho quảng cáo. Nhưng khoản chi phí dành cho quảng cáo trên truyền hình là khá lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng biện pháp quảng cáo hiệu quả này. Thêm vào đó các doanh nghiệp còn dành thêm các khoản chi phí để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khác trong từng chiến lược kinh doanh của mình.

Theo ông Trịnh Chí Cường - giám đốc Công ty nhựa Đại Đồng Tiến, hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa rất ngại lên truyền hình vì vấn đề kinh phí. Trung bình để chi cho 30 giây quảng cáo, doanh nghiệp mất 30-35 triệu đồng, đó là chưa kể quảng cáo “giờ vàng” giá thường đắt hơn 20-30%. Đã vậy, một chiến dịch quảng cáo hiệu quả chỉ khi xuất hiện đều đặn, rỉ rả cả ngày.

Một đoạn quảng cáo dài 30 giây trên truyền hình trong thời gian vàng của truyền hình ( từ 20h- 23h ) có thể chi phí lớn hơn từ 10- 30 lần so với 1 đoạn quảng cáo trên đài phát thanh trong thời gian mọi người lái xe đi làm về ( thời gian vàng của đài phát thanh )

Thật ra, thị trường quảng cáo VN vẫn có một vài thương hiệu Việt như Vinamilk, TH True Milk, mì Gấu Đỏ (Asia)... mạnh tay dành ra những khoản chi phí khổng lồ để xây dựng hình ảnh thương hiệu nhưng thường tập trung theo giai đoạn, chiến dịch chứ không ra rả quanh năm như các công ty đa quốc gia đang làm. Gần đây những thay đổi thói quen tiêu dùng, trong đó ưu tiên hàng Việt, đã khích lệ doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn trong công tác quảng bá, truyền thông.

2.3.2.2. Nhân tố con người, trình độ, nghiệp vụ.

Các doanh nghiệp hiện nay cũng như các công ty quảng cáo (đài truyền hình) ở nước ta trong những năm vừa qua đều bộc lộ rõ điểm yếu của mình là trình độ chuyên môn chưa cao, cũng có thể nói một phần lý do là bởi khoa học công nghệ còn hạn chế xong đó không phải là tất cả. Một quảng cáo thành công không đòi hỏi kĩ sảo hay hoành tráng, nhưng nhất thiết phải thể hiện và nhấn mạnh được cái cần quảng cáo, đó chính là chuyên môn nghiệp vụ của người thực hiện. Nhưng có thể thấy tình trạng đáng buồn là những những người làm công tác quảng cáo hầu như chỉ chăm chăm chú ý vào đơn đặt hàng của bên doanh nghiệp mà quên đi nhân tố quan trọng này, khiến cho các quảng cáo làm ra trở nên mờ nhạt, không mang lại hiệu quả.

2.3.2.3. văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một thành phần quan trọng của văn hóa Việt Nam, được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác mà chúng ta cần tiếp tục giữ gìn và bồi đắp tiếp trong giai đoạn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm đối với các doanh nghiệp. Mặc dù ở nước ta hiện nay, mới chỉ có ít các doanh nghiệp nhận thức đúng và xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp nhưng trong thời gian sắp tới, khi văn hóa doanh nghiệp ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, khẳng định khả năng phát triển bền vững của

các doanh nghiệp thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.

Chương 3: Giải pháp nâng cao văn hóa trong hoạt động quảng cáo cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình việt nam hiện nay (Trang 62 - 65)