Kiến nghị về việc xây dựng một kênh quảng cáo truyền hình dành riêng cho kinh doanh.

Một phần của tài liệu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình việt nam hiện nay (Trang 69 - 73)

Những thôi thúc Những phản ứng đáp

3.5.2 Kiến nghị về việc xây dựng một kênh quảng cáo truyền hình dành riêng cho kinh doanh.

riêng cho kinh doanh.

Như trên chúng ta có thể thấy, tình trạng phim hay các chương trình truyền hình khác ‘độn’ quảng cáo và chiếu quảng cáo không phù hợp về khung giờ… đều làm cho người xem cảm thấy khó chịu và đôi khi gây cảm giác không muốn xem tiếp, vậy để hạn chế tình trạng này việc có thêm kênh truyền hình dành riêng cho quảng cáo liệu có bất hợp lý không?

Kênh dành riêng cho quảng cáo nghĩa là thế nào? Về bản chất đây không hẳn là kênh hoàn toàn về phát chiếu quảng cáo mà là kênh dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ quốc gia. Đó là những doanh nghiệp Việt Nam hoặc những doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hoặc nghững doanh nghiệp có sản phẩm hướng vào người Việt. Tuy nhiên để có tên trong doanh sách ấy thì các doanh nghiệp phải đăng ký tên của mình với kênh truyền hình này để việc quản lý cũng

trở nên đơn giản hơn. Vì thế có thể gọi nôm na đây là một kênh về kinh tế hay tương tự.

Kênh kinh tế này nhằm mục đích cho các doanh nghiệp không chỉ quảng cáo sản phẩm mà còn quảng cáo chính doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra chương trình còn mang tính chất giới thiệu về tình hình của tất cả doanh nghiệp (cả doanh nghiệp đăng ký và doanh nghiệp không đăng ký trên kênh). Công việc này thuộc về nhiệm vụ của ban biên tập kênh, họ tìm ra thông tin và mời những chuyên gia phân tích thông tin, các thông tin ví dụ như có doanh nghiệp phá sản, thay đổi tổng giám đốc, tăng giảm vốn, phát hành thêm cổ phiếu mới, thay đổi trụ sở… đây có lẽ sẽ là những thông tin quý giá cho những nhà đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ được chiếu cố định trong khoảng thời gian nào đó trong ngày, nó có thể thông tin của ngày hôm qua hoặc là truyền hình trực tiếp nếu thông tin có ảnh hưởng và quan trọng.

Đây là một kênh mang lại nguồn thông tin rất lớn vì thế việc quản lý thời lượng chiếu của các chương trình phải thật chặt chẽ. Yêu cầu đặt ra là phải đặt các khung giờ cố định và khoa học cho từng chương trình, như đã nghiên cứu ở trên các sản phẩm tiêu dùng xuất hiện nhiều nhất trên truyền hình và được người tiêu dùng quan tâm nên có thể để thời lượng quảng cáo tiêu dùng nhiều hơn và trong khoảng thời gian ưu tiên, trong khoảng 19h – 20h. quảng cáo mặt hàng dành chi trẻ nhỏ thì có thể săp xếp vào 17h – 18h, đây là khoảng thời gian các em đi học về và cũng trùng với khoảng thời gian sau khi xem hoạt hình trên các kênh truyền hình khác nên sẽ có thuân lợi cho quảng bá sản phẩm cũng như không gây ảnh hưởng nhu cầu của trẻ. Quảng cáo về thực phẩm hướng tới người tiêu dùng là nội trợ thì có thể chiếu trong khung giờ 18h – 18h30 giúp người tiêu dùng có thể vừa chuẩn bị bữa ăn vừa có thể tham khảo thực phẩm trên thị trườn để đưa ra chọn lựa cho gia đình mình.Các quảng cáo về sản phẩm dược phẩm, công nghệ thông tin, dịch vụ… có thể chọn các khung giờ khác nhau tùy theo yêu cầu và mức độ nhu cầu của người tiêu dùng.các chương trình về kinh tế thi nên chiếu vào buổi sáng khoảng 7h-

8h khi đó người đi làm và số đông người lao động chuẩn bị bắt đầu một ngày làm việc mới, viêc kênh truyền hình cung cấp một thông tin khái quát về kinh tế trong ngày là rất thực tế và ý nghĩa. Tất nhiên khi các doanh nghiệp đưa hợp đồng tới thì đài truyền hình phải thực hiện nhiệm vụ không thể thiếu đó là phân loại các quảng cáo sắp xếp theeo loại sản phẩm để đưa chiếu vào khung giờ cố định. Việc xếp khung giờ cho quảng cáo cần phải được hợp lý giữa các chủ thể tham gia và góp ý đưa ra thống nhất cuối cùng để cân đối các lợi ích, tuy nhiên khi đặt hợp đồng quảng cáo của các doanh nghiệp với đài truyền hình thì bắt buộc phải tuân theeo khung giờ chung đã đưa ra.

Ưu điểm của kênh truyền hình này chính là nó mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan như doanh nghiệp, khán thính giả, khách hàng, đài truyền hình, nhà đầu tư…thứ hai, việc có thêm một kênh mới tạo điều kiện cho thời lượng của các kênh hiện tại có nhiều thời gian hơn và khi nguồn thu nhập từ quảng cáo bị cắt đi thì các kênh truyền hình hiện tại sẽ chăm chút hơn cho các trương trình của mình, đây có thể là động lực cho sự phát triển các kênh.

Khó khăn xảy ra đó chính là kinh phí ban đầu, kinh phí cho tuyển nhân viên làm kênh, đòi hỏi phải là những người không chỉ có khả năng biên tập mà còn là những nhà kinh tế giỏi. Thứ hai là việc quản lý cũng là vấn đề đặt ra, phải quản lý thông tin, xác thực thông tin, tìm hiểu doanh nghiệp. Thứ ba, thông tin có tính trễ. Bởi lẽ thông tin đưa ra có thể là của ngày hôm trước nếu không truyền hình trực tiếp. Thứ tư, khó khăn trong sắp xếp các trương trình trong kênh sao cho hợp lý. Nhược điểm lớn nhất của kênh này chính là ý thức của các tổ chức tham gia, các doanh nghiệp có thể thấy khi không được phát quảng cáo trên các kênh truyền hình như VTV3, VTV1… là một mất mát rất lớn và sử dụng những kẽ hở để mình có hình ảnh trên các kênh giải trí và cạnh tranh quảng cáo không lành mạnh với các doanh nghiệp khác.

Theo như chúng tôi nghiên cứu, cho thấy một con số đáng ngạc nhiên: có 124 người trên tổng só 200 người (chiếm 62%) đồng ý với một kênh truyền hình mới chuyên về quảng các, cung cấp thông tin chính xác về doanh nghiệp, sản phẩm đã đề cập ở trên, thậm trí có người dân khi được hỏi về kênh quảng cáo còn cảm thấy rất hào hứng và bày tỏ quan điểm của mình (một bác trai trên 50 tuổi đã về hưu xin được giấu tên). Ngoài ra có 10% số người điều tra thì cho biết không nhất thiết phải có một kênh như thế. Như vậy một phần nào cho thấy việc thiết lập một kênh riêng như thế cũng không phải là bất hợp lý, chỉ cần cân đối các khó khăn và thuận lợi là cũng đáp ứng được mong muốn của đa số người tiêu dùng.

Kết luận

1. Quảng cáo trên thế giới đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống vận hành nền kinh tế. Vai trò của quảng cáo đã được khẳng định, nhờ có quảng cáo mà quá trình lưu thong hang hoá được thúc đẩy, góp phần vào thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt các yếu tố văn hoá trong quảng cáo cũng được chú trọng, đó chính là hướng đi của thời đại mới, hướng đi của tri thức nhưng phải gắn liền với văn hoá, là sự kết hợp hài hoà giữa nhân tố văn hoá và nhân tố kinh tế.

Tuy nhiên ở VN quảng cáo vẫn là một ngành non trẻ. Nhưng không vì thế mà vội phủ nhận vai trò của quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Tuy non trẻ nhưng Quảng cáo cũng được coi là một ngành công nghiệp, đóng góp vào thu nhập quốc dân khoảng 40 triệu $ / năm. Quảng cáo đã thực hiện tốt công tác của mình đó là đưa khách hang đến gần hơn với doanh nghiệp, làm cầu nối giữa hai chủ thể này để hình thành các giao dịch hang hoá, dịch vụ, làm ra tăng giá trị xã hội. Câu hỏi lớn nhất cho ngành quảng cáo bây giờ đó là “quảng cáo làm sao để chuyên nghiệp hơn, văn hoá hơn và hoàn thiện hơn”.

2) Nội dung của công trình nghiên cứu khoa học: “ Yếu tố văn hóa trong hoạt động quảng cáo ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp” đã trình bày những lý luận cơ bản về quảng cáo, ngành quảng cáo và các vấn đề văn hoá trong quảng cáo. Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm(về mặt văn hoá) trong các quảng cáo truyền hình Việt Nam. Thấy được thực trạng để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp.

3) trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn, một số kiến nghị và giải pháp đã được đưa ra. Đối với một số doanh nghiệp đó có thể là những giải pháp cũ, hiển nhiên nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện được tốt, hoàn thiện. Nhưng có thể với một số doanh nghiệp đó có thể là những ý kiến có giá trị. Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng công này không chỉ dừng lại tại đây, trên giấy tờ và trên sách vở mà sẽ được ứng dụng vào thực tế một cách rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình việt nam hiện nay (Trang 69 - 73)