Kiến nghị về pháp luật quảng cáo

Một phần của tài liệu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình việt nam hiện nay (Trang 68 - 69)

Những thôi thúc Những phản ứng đáp

3.5.1Kiến nghị về pháp luật quảng cáo

Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay trong lĩnh vực xử phạt vi phạm quảng cáo chưa được sự quan tâm đúng mức. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 chỉ quy định duy nhất một tội để điều chỉnh về vi phạm quảng cáo tại điều 168 “Tội quảng cáo gian dối”.Trên thực tế thì có nhiều hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội hình sự như: quảng cáo nhằm bôi nhọ danh dự của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh … những hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội hình sự nhưng vẫn chưa có sự quan tâm. Do đó cần thiết phải có thêm những quy định nghiêm khắc hơn và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngôn ngữ được sử dụng để quảng cáo là tiếng Việt. Tuy nhiên, trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay hoạt động đầu tư không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà là đa quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng đáng kể. Thiết nghĩ cần phải nới lỏng quy định về ngôn ngữ trong hoạt động quảng cáo chẳng hạn được sử dụng ngôn ngữ của quốc gia lãnh, thổ mình để quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không trái quy định của pháp luật về quảng cáo không nhất thiết phải sử dụng tiếng Việt nhưng phải đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.

Đây chính là một vấn đề đáng được các nhà làm văn hóa và kinh doanh lưu tâm bởi hiện nay. Vấn đề ngôn ngữ & văn hóa giao tiếp giữa các quốc gia không giống nhau chính vì vậy, trong pháp luật về quảng cáo nên bổ sung thêm các quy định về ngôn ngữ trong quảng cáo, nhất là đối với các quảng cáo của nước ngoài.

Xây dựng một cơ quan chuyên trách kiểm tra tính phù hợp về ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp của các tác phẩm quảng cáo này để tránh vì chạy theo lợi nhuận mà làm việc một cách qua loa, lấy lòng các doanh nghiệp nước ngoài, xây dựng tất cả mọi nội dung của quảng cáo, ngôn ngữ, hình thức, tình huống quảng cáo theo ý muốn của họ.

Đại diện Hiệp hội Quảng cáo VN cho biết nhiều nội dung quảng cáo hiện nay cung cấp thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Điều này một phần do ở VN, trách nhiệm thẩm định phim quảng cáo hoàn toàn thuộc về các đài truyền hình.

Theo ông Trần Hùng - phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo VN, các cơ quan soạn thảo nên có những quy định cụ thể chi tiết hơn để cơ quan quản lý dễ bề xử lý, tránh kẽ hở nảy sinh tiêu cực. Về lâu dài, cần có một hội đồng quốc gia thẩm định các nội dung quảng cáo trước khi phát hành, như vậy mới giảm thiểu những kiểu quảng cáo không chính xác, ảnh hưởng người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình việt nam hiện nay (Trang 68 - 69)