1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng vấn đề chuyển đổi giới tính ở việt nam hiện nay

94 347 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy, sự khác biệt về bản dạng giới của cộng đồng LGBT là tên viết tắt của cộng đồng bao gồm người đồng tính nam/nữ - Gay/Lesbian là người có

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THỊ XUÂN HOA

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THỊ XUÂN HOA

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số : 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Tác giả luận văn

Bùi Thị Xuân Hoa

Trang 4

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BLDS 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005

BLDS 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015

Nghị định 88 Nghị định số 88/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/8/2008

về xác định lại giới tính Luật HN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình

LGBT Cộng đồng bao gồm người đồng tính nam/nữ -Gay/Lesbian;

người song Bisexual; người chuyển đổi giới Transgender)

tính-FTM Chuyển giới từ nữ sang nam

MTF Chuyển giới từ nam sang nữ

TG Người xuyên giới/chuyển giới

TS Người chuyển đổi giới tính

iSEE Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

ICS Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam CSAGA Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình

- Phụ nữ và Vị thành niên

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4

5 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

7 Bố cục của luận văn 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH 6

1.1 Các khái niệm 6

1.1.1 Khái niệm về chuyển đổi giới tính 6

1.1.2 Khái niệm về LGBT trong đó có người chuyển giới 10

1.2 Thực trạng về chuyển đổi giới tính trên thế giới 13

1.2.1 Những nước đã hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính 13

1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết nhu cầu chuyển đổi giới tính của quốc tế 15

1.3 Thực trạng về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam 17

1.3.1 Người chuyển giới trong lịch sử Việt Nam 17

1.3.2 Người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay 19

1.3.3 Mạng lưới xã hội của người chuyển giới ở Việt Nam 20

1.3.4 Một số nhân vật chuyển giới nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới 22

1.3.5 Các thách thức xã hội người chuyển giới phải đối mặt 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH 36

2.1 Thực trạng pháp lý về người chuyển đổi giới tính ở trên thế giới 36

2.1.1.Quan điểm của Liên hiệp quốc 36

2.1.2 Pháp luật của một số quốc gia 37

2.2 Thực trạng pháp lý về người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam 39

2.2.1 Khung pháp lý trước năm 2015 39

2.2.2 Khung pháp lý từ Bộ luật Dân sự năm 2015 45

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 51

3.1 Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong cuộc sống từ việc chuyển đổi giới tính 51

3.1.1 Không có nhu cầu chuyển đổi giới tính thông qua can thiệp phẫu thuật 51

3.1.2 Tạo ra “phong trào” chuyển đổi giới tính 52

3.1.3 Chuyển đổi giới tính cho trẻ em 53

3.1.4 Trở lại giới tính cũ vì thấy không phù hợp 53

3.2 Sự cần thiết xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam 54

3.2.1 Một số căn cứ cho việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính 54

3.2.2 Một số định hướng cho việc xây dựng dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính 59

3.3 Những kiến nghị về xây dựng pháp luật 62

3.3.1 Chuyển đổi giới tính không phải là một dị biệt của chế định quyền nhân thân 62

3.3.2 Thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính trên giấy tờ 64

3.3.3 Những nội dung dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cần quy định rõ 66

3.4 Những kiến nghị về thực thi pháp luật 69

3.4.1.Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan liên quan 70

3.4.2 Tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức xã hội về chuyển giới 70

3.4.3 Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về LGBT 71

3.4.4.Kiểm soát việc tuyên truyền, đưa tin các phương tiện truyền thông 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72

KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong một thời gian rất dài của lịch sử phát triển xã hội, sự khác biệt về bản dạng giới là vấn đề không được chấp nhận trong cộng đồng cũng như trong pháp luật Lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy, sự khác biệt về bản dạng giới của cộng đồng LGBT (là tên viết tắt của cộng đồng bao gồm người đồng tính nam/nữ - Gay/Lesbian là người có tình cảm, cảm xúc với người có cùng giới tính với mình; người song tính - Bisexual là người có tình cảm, cảm xúc với cả người có cùng/khác giới tính với mình; người chuyển giới - Transgender để chỉ những người vượt ra khỏi biên giới bình thường về giới, trong cách ăn mặc, trong cách thể hiện bản thân và cả những người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để có được cơ thể như giới tính họ mong muốn) không hề được đề cập tới trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào từ trước đến nay Điều này cũng có nhiều lý do khách quan và chủ quan, mà một phần trong đó là do nhận thức, ý thức về quyền con người, quyền nhân thân còn nhiều hạn chế

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi con người trong xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần và coi đó là bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của nhận thức, ý thức về quyền con người, quyền nhân thân, thì quan điểm về sự khác biệt bản dạng giới đã có nhiều thay đổi

Những cá nhân thuộc cộng đồng LGBT và cả những cá nhân không thuộc cộng đồng này đều đã và đang có chung một nhận thức rằng quyền lợi chính đáng của những người đồng tính, song tính, chuyển giới chưa được nhà nước, pháp luật

và xã hội quan tâm một cách đúng mực, dẫn đến việc nhiều người phải sống tủi nhục trong sự kỳ thị của xã hội và chính gia đình họ Đặc biệt, ở Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng của quan niệm Á Đông truyền thống, xã hội vẫn giữ thái

độ kỳ thị, phân biệt đối với các cá nhân LGBT khiến họ với số lượng ít ỏi, không có tiếng nói trong xã hội càng trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hét Đã đến lúc

Trang 8

2

pháp luật và xã hội của chúng ta phải đối diện trực tiếp với cộng đồng LGBT và các vấn đề của LGBT để có những giải pháp thích đáng đảm bảo quyền lợi chính, đáng của họ, thay vì bỏ mặc hàng loạt các vướng mắc về mặt xã hội và pháp luật liên quan đến việc đảm bảo tốt hơn quyền con người và quyền lợi của họ

Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam cho thấy, cho đến hiện nay, hôn nhân đồng tính hay chung sống giữa những người đồng tính vẫn chưa được thừa nhận Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015 trong đó có Điều

37 thuộc nhóm quyền nhân thân cho phép chuyển đổi giới tính Đây được xem là một bước tiến rất lớn trong việc công nhận, bảo vệ quyền lợi cho những người trong cộng đồng LGBT nói chung và nhóm người chuyển đổi giới tính nói riêng Vì theo luật pháp, những người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam sẽ được xác định lại tên

họ, thụ hưởng các quyền nhân thân giống như các công dân bình thường khác theo giới tính mà họ đã chuyển đổi Tuy nhiên cho đến nay văn bản hướng dẫn thi hành điều luật vẫn còn nằm trên bàn soạn thảo

Do đó, cộng đồng LGBT nói chung và nhóm người chuyển đổi giới tính nói riêng gần như vẫn đứng ngoài sự điều chỉnh của pháp luật Trong khi đó, thực tế cho thấy ở Việt Nam, rất nhiều người đã ra nước ngoài thực hiện phẫu thuật chuyển giới, kéo theo rất nhiều hệ quả pháp lý phát sinh

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng vấn đề chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn có thể đưa ra góc nhìn

cụ thể về nhóm người chuyển giới cũng như một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền nhân thân của nhóm này Bởi từ chính sách đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa, rất cần thiết sự tính toán chu toàn, chi tiết và tính dự đoán của các nhà làm luật để phòng tránh được những hệ lụy về mặt luật pháp, xã hội

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước và sau khi BLDS 2015 có quy định về cho phép chuyển đổi giới tính, vấn đề này luôn là tâm điểm chú ý trên nhiều diễn đàn, các trang thông tin điện tử, các mặt báo

Trang 9

3

Ở góc độ nghiên cứu khoa học, có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Quyền của nhóm LGBT- Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Lan, Hà Nội, 2015 Đề tài này tổng hợp các bài viết khá toàn diện về các vấn đề của LGBT như: pháp luật về LGBT trên thế giới, thực trạng LGBT trên thế giới và Việt Nam, quyền của nhóm LGBT trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng của những người thuộc nhóm LGBT

- Kỷ yếu tọa đàm khoa học trao đổi các nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm

2015 với các thành viên tổ biên tập do Khoa Pháp luật Dân sự trường Đại học Luật

Hà Nội tổ chức ngày 4-5/1/2017 trong đó các bài tham luận “Bàn về việc sử dụng

từ, thuật ngữ pháp lý và diễn đạt trong một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” của PGS.TS Trần Thị Huệ và TS Vũ Thị Hồng Yến đề cập tới việc chuyển đổi giới tính là vấn đề nhân thân, tuy nhiên trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chuyển đối giới tính được xem như một “dị biệt” của chế định quyền nhân thân, không có

từ “quyền” Quy định như vậy khiến Điều 37 không thể trở thành cơ sở pháp lý mà chỉ qui định một vấn đề mang tính xã hội ở khía cạnh phát hiện Qua đó, tác giả PGS.TS Trần Thị Huệ và TS Vũ Thị Hồng Yến nêu các đề xuất cũng như các quyền nhân thân khác, Điều 37 có tiêu đề “quyền chuyển đổi giới tính” thì mới thực sự là cơ sở pháp lý

- Luận văn thạc sỹ “Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đặng Hoàng Hiếu (2015): nghiên cứu các vấn đề về quyền con người nói chung của LGBT

- Luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề về quyền nhân thân liên quan đến LGBT trong pháp luật dân sự Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hằng (năm 2016) nghiên cứu các vấn đề về quyền nhân thân của LGBT

Ngoài ra còn có loạt bài viết của tác giả Trương Hồng Quang là nghiên cứu viên Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp trên blog https://hongtquang.wordpress.com có nội

Trang 10

4

dung nghiên cứu khá sâu về quyền của người đồng tính và người chuyển giới; các tài liệu liên quan của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE); Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam (ICS); Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA); các tài liệu nhằm phục vụ cho việc xây dựng dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính của Vụ Pháp chế - Bộ Y tế

Nhìn chung, các tác phẩm trên đều tiếp cận theo các hướng nghiên cứu đi sâu vào vấn đề chuyển đổi giới tính dưới góc độ y học, hoặc đi sâu vào vấn đề pháp luật quốc tế, hoặc đề cập đến một vấn đề nhỏ lẻ mang tính thời sự nhất của nhóm người chuyển đổi giới tính mà chưa có tác phẩm nào đề cập một cách tập trung nhất đến các thực tiễn về thực trạng chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng vấn đề chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay Nên với đề tài này, tác giả sẽ chỉ tập trung đề cập đến thực trạng vấn đề chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay từ góc độ thực tiễn xã hội và thực tiễn pháp lý

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục đích của đề tài là trên cơ sở thực trạng vấn đề chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay, đi vào phân tích lý luận chung về chuyển đổi giới tính, thực tiễn chuyển đổi giới tính ở Việt Nam, tìm ra vấn đề còn tồn tại, từ đó có một số kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam

5 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật Tác giả sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp, phân tích để đánh giá một cách khách quan, toàn diện nhất các vấn đề liên quan Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài

Trang 11

5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp một cách

có hệ thống mang tính lý luận về vấn đề chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

Về mặt thực tiễn: luận văn cũng nêu lên những thực trạng, tồn tại và thách thức trong việc chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay từ đó nêu ra một số kiến nghị giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Luận văn này có kết cấu gồm: phần mở đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Trong đó, nội dung các chương như sau:

Chương 1: Khái quát chung về chuyển đổi giới tính

Chương 2: Thực trạng pháp luật về chuyển đổi giới tính

Chương 3: Một số kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

Trang 12

6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm về chuyển đổi giới tính

1.1.1.1 Khái niệm về bản dạng giới

Muốn hiểu về chuyển đổi giới tính, trước hết cần phải hiểu về bản dạng giới, thể hiện giới và phân biệt được sự khác nhau giữa bản dạng giới và giới tính sinh học Bản dạng giới là “cảm nhận nội tâm sâu sắc và những trải nghiệm về giới của một người mà có thể không tương ứng với giới tính khi sinh ra, bao gồm nhận thức

cá nhân về cơ thể và những thể hiện về giới, bao gồm phục trang, lời nói và điệu bộ” Những người có bản dạng giới không trùng với giới tính khi sinh ra thường được gọi là người chuyển giới Cách gọi này áp dụng cho cả những người chưa phẫu thuật, hay những người ăn mặc xuyên giới mà không nhận mình là nam hay

nữ Nếu họ nhận mình là nam (sinh ra là nữ, nghĩ mình là nam) thì sẽ gọi là chuyển giới nam, nếu họ nhận mình là nữ (sinh ra là nam, nghĩ mình sang nữ) thì sẽ gọi là chuyển giới nữ

Thể hiện giới là những biểu hiện bên ngoài về bản dạng giới, thông qua những hành vi, dáng vẻ, tính cách, ngoại hình “nữ tính”, “nam tính” hay “trung tính” trong đời sống

Bản dạng giới độc lập với xu hướng tính dục (là khả năng một người cảm thấy hấp dẫn về mặt cảm xúc sâu sắc, tình cảm, tình dục, mối quan hệ gần gũi với những

cá nhân có giới khác, cùng hay nhiều hơn một giới) vì bản dạng giới liên quan tới việc một người nghĩ mình thuộc giới tính nào, còn xu hướng tính dục liên quan tới việc một người cảm thấy hấp dẫn với ai

Bản dạng giới là do cá nhân tự xác định, do đó, một người có thể cảm nhận vai trò giới của họ đi ngược với cấu trúc sinh học Điều này khác hoàn toàn với giới tính sinh học là giới tính của một người dựa trên cơ quan sinh dục ngoài

Trang 13

7

1.1.1.2 Khái niệm về chuyển giới

Từ việc hiểu về bản dạng giới, thể hiện giới và phân biệt được sự khác nhau giữa bản dạng giới và giới tính sinh học sẽ dẫn tới nhận thức về chuyển giới Đó là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ hoặc bề ngoài như nữ và ngược lại)

Mặc dù người chuyển giới/xuyên giới (transgender-TG) và người chuyển đổi giới tính (transsexual-TS) tồn tại ở mọi xã hội, mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên những khái niệm này vẫn được hiểu một cách khá nhầm lẫn và gây lúng túng ngay

cả với những người trong cuộc khi không thể xác định bản dạng giới của mình

“Transgender” là một thuật ngữ được khởi đầu từ nước Mỹ, được sử dụng để chỉ chung những người có lối sống dường như khác với những chuẩn mực về giới trong

xã hội Nó được dùng để chỉ những người vượt ra khỏi biên giới bình thường về giới, trong cách ăn mặc, trong cách thể hiện bản thân và cả những người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để có được cơ thể như giới tính họ mong muốn

“Transgender” bao gồm nội hàm rất rộng: cả những ai s n sàng trải qua phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật nhưng đơn thuần muốn thể hiện bản thân và sống cuộc đời họ như một giới tính khác Những người chuyển giới vẫn thường được đồng nhất một cách sai lầm với người đồng tính và chuyển đổi giới tính Tuy nhiên, “transgender” có thể tự xác định/hoặc được xác định là người dị tính, đồng tính, hay lưỡng tính Thuật ngữ này bao hàm từ cả những người ăn mặc quần áo theo đúng giới tính sinh học của họ, cho tới những người thể hiện phá cách như là các drag queen (nữ hoàng giả trang) và các đồng tính nữ (lesbian) nam tính Cũng thuộc phạm trù “transgender” có cả những người dị tính - những người đạt được cảm giác về một giới tính mới mẻ thông qua y phục (bao gồm trang sức, hình xăm

và các phục sức khác thường gắn với giới tính đối lập) có thể một cách bí mật hoặc công khai, có thể hoàn toàn hoặc chỉ phần nào Có ba thuật ngữ thường được dùng

để mô tả những người như vậy (trong tiếng Anh thường được nhắc đến là: người ăn

Trang 14

8

mặc cải giới (transvestite), người chuyển giới (transgender); người chuyển giới tính (transsexual) Tuy nhiên trên thực tế, người có giới tính khác biệt với cơ thể sinh học có thể có những bản dạng giới rất phức tạp và họ có thể chuyển từ loại hình này sang loại hình khác trong suốt cuộc đời

Ở Việt Nam, “transgender” là một thuật ngữ mới xuất hiện và gây khó khăn trong khi sử dụng Hiện nay có nhiều cách gọi ám chỉ thuật ngữ này, đó là “người chuyển giới”, “người xuyên giới”, “người vượt giới”, trong khi khái niệm

“transexual” khá được thống nhất về cách hiểu – đó là “người chuyển đổi giới tính” (mong muốn thay đổi cơ thể hoặc đã qua phẫu thuật) Cách gọi phổ thông thường được nhiều người nói đến đó là “người chuyển giới”, mặc dù nội hàm của thuật ngữ này gây lúng túng khi phân tích từ nguyên nghĩa gốc cũng như trên thực tế Bởi rất nhiều người “chuyển giới” hoàn toàn không “chuyển” sang giới tính ngược lại với giới tính sinh học của họ, mà thường có cảm giác về một bản dạng giới mơ hồ về giới tính, hoặc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, giới tính này sang giới tính khác, tùy vào thời gian và bối cảnh Họ thường được phân làm hai nhóm: một

là nhóm từ nam qua nữ (MTF: Male to Female Transgender) và nhóm từ nữ qua nam (FTM: Female to Male Transgender)

Để phân biệt người chuyển giới (TG) và người chuyển đổi giới tính (TS) cần hiểu người chuyển giới là một người được sinh ra với cơ thể sinh học là nam hay

nữ, nhưng có một khát vọng mạnh mẽ và nhất quán, có giới tính khác với giới tính sinh học của họ lúc sinh Họ có thể trải qua hoặc không trải qua việc điều trị y tế để chuyển đổi sang bản dạng giới họ chọn Người chuyển đổi giới tính là người mong muốn hoặc đã trải qua phẫu thuật để đạt đến sự trùng khớp giữa cơ quan sinh dục và bản dạng giới thực sự trong não của họ

Để phân biệt người chuyển giới và người đồng tính, song tính và dị tính cần hiểu là người chuyển giới có cảm nhận và giới tính mong muốn của mình không trùng với giới tính sinh học đang có Người đồng tính là người có sự hấp dẫn về tình cảm và/hoặc tình dục với người cùng giới Người dị tính là người có sự hấp dẫn về

Trang 15

9

tình cảm và/hoặc tình dục với người khác giới Người song tính là người có sự hấp dẫn về tình cảm và/hoặc tình dục với cả nam và nữ Chuyển giới là một khái niệm liên quan đến bản dạng giới, trong khi đồng tính, song tính hay dị tính là những khái niệm liên quan đến xu hướng tình dục

1.1.1.3 Khái niệm về chuyển đổi giới tính

Từ sự chuyển giới đến nhu cầu chuyển đổi giới tính là một tất yếu, tuy rằng không phải tất cả với mọi người Tuy nhiên, nguyên nhân của việc muốn chuyển đổi giới tính cho đến nay chưa ai có thể giải thích đến tận gốc rễ vấn đề Đó có thể là kết quả của việc bào thai được bao bọc bởi hoóc-môn của một giới tính khác khi còn nằm trong tử cung hoặc cũng có thể do sự biến đổi gen tự phát Trải qua sự

“trầm cảm về giới” (một thuật ngữ tâm lý học được dùng để diễn tả những cảm giác như sự đau đớn, thống khổ hay băn khoăn nảy sinh khi giới tính mong muốn của một người khác với giới tính sinh học của họ và nảy sinh từ sức ép của gia đình, xã hội bắt một người phải sống theo những chuẩn mực về giới; hầu như tất cả những người chuyển giới đều phải trải qua sự trầm cảm về giới ở nhiều mức độ khác nhau) khi không hài lòng về cơ thể của mình, những người chuyển đổi giới tính dần cảm thấy không thể nào tiếp tục sống với giới tính được ấn định lúc mới sinh

Người chuyển giới bao gồm: người chuyển đổi giới tính và người ăn mặc chuyển giới Người chuyển đổi giới tính là những người cảm thấy giới tính lúc mới sinh của họ là sai và muốn chuyển đổi sang giới tính khác Những người chuyển đổi giới tính gồm có FTM và MTF Trong số người này có người đã trải qua phẫu thuật,

có người sắp tiến hành phẫu thuật và có những người không thực hiện phẫu thuật vì một số lý do Người ăn mặc chuyển giới là những người mặc trang phục của giới tính khác để phần nào thể hiện những cảm nhận và quan niệm bên trong của họ về giới Người ăn mặc chuyển giới thường được xem là nhóm lớn nhất của bộ phận những người chuyển giới Mặc dù những người này hầu hết đều là nam và có xu hướng dị tính, nhưng cũng có người nữ ăn mặc chuyển giới và tất cả họ có thể thuộc bất kỳ xu hướng tính dục nào (dị tính, đồng tính, song tính) Khác với những người

Trang 16

1.1.2 Khái niệm về LGBT trong đó có người chuyển giới

Người chuyển giới thuộc nhóm LGBT Đây là tên viết tắt tiếng Anh của cụm

từ L-Lesbian (đồng tính nữ), G-Gay (đồng tính nam), B-Bisexual (song tính) và Transgender (chuyển giới) Theo đó:

T Đồng tính (bao gồm đồng tính nam T Gay và đồng tính nữ T Lesbian): là từ viết tắt của cụm từ đồng tính luyến ái (homosexuality) là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài Cụm từ này xuất hiện lần đầu trong một tiểu thuyết của nhà văn Đức Karl Maria Kertbenty xuất bản năm 1869 nhằm phản đối việc nước Phổ ban hành luật chống lại các quan hệ tình dục trái tự nhiên (sodomy law), sau đó lần lượt được sử dụng lại trong các tác phẩm Discovery of the Soul (1880) của Gustav Jager, Psychopathia Sexualis (1886) của Richard von Krafft- Ebing Từ đó thuật ngữ trên được dùng rộng rãi để phân biệt giữa người có khuynh hướng tình dục đồng tính với người dị tính và người lưỡng tính 1

Đồng tính luyến ái bản chất là một biến thể bình thường và tích cực của tính dục con người, không phải là một “bệnh” hay sự lệch lạc tâm lý và không phải là nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lý tiêu cực Những người đồng tính có cấu tạo sinh học của bộ phận sinh dục hoàn toàn bình thường và bản dạng giới của họ phù hợp với cấu tạo đó Tuy nhiên, điều khiến họ khác với những người dị tính đó là xu

1

Theo Nguyễn Hồng Quang, Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính, HongTQuang’s blog

Trang 17

“song tính” là một khái niệm chung, bởi vì giữa từng người song tính khác nhau sẽ rất khác nhau Ví dụ, những người cảm thấy hấp dẫn bởi cả nam và nữ có thể không nhất thiết phải nhận dạng mình là song tính - họ có thể xem mình chủ yếu là đồng tính hoặc dị tính, hoặc họ có thể lựa chọn không gắn bất cứ cái “nhãn” nào cả Nhiều trường hợp, một người có thể có cảm xúc hấp dẫn với cả nam và nữ, nhưng chỉ quan hệ tình dục với một giới, hoặc không hề có quan hệ tình dục Sự hấp dẫn không nhất thiết phải được cân đo, cảm xúc với hai giới tính không nhất thiết ngang nhau hoặc tồn tại trong cùng một thời điểm Điều này phụ thuộc vào những người

mà họ tiếp xúc, bởi cảm xúc luôn là điều phức tạp và không đoán trước được

Một vài nghiên cứu cho thấy người song tính chiếm tới gần 50% trong tổng số cộng đồng LGBT Trong quá khứ, tâm lý học đã bỏ qua song tính vì cho rằng song tính không tồn tại Có hẳn một thuật ngữ để chỉ về hiện tượng phủ nhận sự tồn tại của song tính: Bisexual erasure Cách hiểu lầm này xoay quanh việc giảm tối đa khả năng một người có thể là người song tính, mà luôn muốn quy về thành đồng tính hoặc

dị tính Một số khác cho rằng đó là một dạng hành vi lệch chuẩn hoặc một giai đoạn nhất thời, lưỡng lự, không dứt khoát, băn khoăn, lăng nhăng, tò mò, muốn gây chú ý 2Người chuyển giới (Transgender) là người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới của họ, họ đã nhờ sự can thiệp của y học để chuyển giới tính hoặc

“tìm lại giới tính thật” của mình

2

http:// www 6sac com/2012/06/song-tinh-trong-gioi-cua-ong-tinh-va-di html

Trang 18

12

Mặc dù người chuyển giới đã tồn tại như một bộ phận của các nền văn hóa và

xã hội khác nhau trong lịch sử loài người, nhưng đến gần đây họ mới trở thành tâm điểm chú ý của giới y học Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc chuyển giới có nguồn gốc từ những yếu tố sinh học phức tạp và nó là bẩm sinh Tuy nhiên, sự hà khắc của xã hội đã biến việc là một người chuyển giới trở thành một vấn đề nghiêm trọng, khó chấp nhận

Ở Việt Nam, khái niệm chuyển giới chỉ mới biết đến trong thời gian gần đây Trước kia, người chuyển giới được gộp chung vào nhóm đồng tính hay thế giới thứ

ba Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của internet và các diễn đàn mạng (như LesKing.com.vn; Thegioithu3.vn ), những người sống giữa hai giới không hoàn toàn hài lòng khi bị xem là người đồng tính Thực tế, người chuyển giới thường trải qua quá trình bối rối trong việc nhận diện giới của chính mình cũng như đối mặt với những quyết định chuyển đổi, khó khăn liên quan đến sử dụng hoóc-mon phẫu thuật

và công khai thể hiện giới

Đối với người chuyển giới, trong xã hội không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của người chuyển giới Dưới đây xin tóm tắt một số nhận thức sai lầm về người chuyển giới đang tồn tại trong xã hội hiện nay:

+ Người chuyển giới là những người có giới tính sinh học khác biệt so với những người dị tính bình thường khác: Đây hoàn toàn là quan điểm sai lầm Thực chất người chuyển giới được sinh ra với một giới tính sinh học bình thường, hoàn chỉnh (phân biệt rõ là nam hay nữ) nhưng lạỉ có cảm nhận và mong muốn giới tính của mình không trùng với giới tính sinh học đang có Bên cạnh đó, người chuyển giới cũng cần được phân biệt với các trường hợp cần được phẫu thuật xác định giới tính Những người cần phẫu thuật xác định giới tính thường được gọi là người liên giới tính (ví dụ vừa có dấu hiệu cơ quan sinh dục của nam nhưng cũng có dấu hiệu của nữ giới như có buồng trứng, dạ con hay có ngực giống như nữ giới/cơ quan sinh dục không rõ là nam hay nữ…) Như vậy, về bản chất, giới tính của những đối tượng này chưa rõ ràng, cần được phẫu thuật để xác định Việc xác định loại này phải thông qua việc xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính tại các cơ quan y tế để xác định rõ giới tính Điều này hoàn toàn khác so với người chuyển giới

Trang 19

13

+ Phải phẫu thuật chuyển giới thì mới được xem là người chuyển giới Quan điểm này không hoàn toàn đúng Thực ra, chỉ cần một người mong muốn, ý thức mình phải mang giới tính ngược lại so với giới tính sinh học của họ thì đã được xem

là người chuyển giới Tuy nhiên, nếu như pháp luật cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính (đúng với mong muốn) thì họ phải thực hiện việc phẫu thuật mới được làm lại giấy tờ tuỳ thân, ví dụ như chứng minh nhân dân, đăng ký lại hộ tịch Lúc này,

họ được gọi với một khái niệm đầy đủ hơn là “người chuyển đổi giới tính” (transsexual)

+ Những trường hợp như nam giới thường hay giả trang làm nữ giới hoặc ngược lại là người đồng tính Quan điểm này cũng chưa chính xác Trừ một số người cải trang thành người giới tính khác để thực hiện nhu cầu nghề nghiệp, giải trí thì đa số những người này đều là người chuyển giới Như đã nêu ở trên, vì họ mong muốn thành người có giới tính ngược lại nên họ đã cải trang như vậy (họ không phẫu thuật chuyển giới vì pháp luật chưa cho phép hoặc do không có điều kiện kinh tế).3Nói tóm lại, xu hướng tính dục của con người được chia thành 3 loại chủ yếu:

dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới LGBT là một tổ hợp từ chỉ một nhóm người có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt với số đông, chiếm thiểu số trong xã hội Sự khác biệt và tỉ lệ thiểu số không thể hiện đây là một nhóm bệnh tâm lý hay là một nhóm tệ nạn xã hội có thể lây lan, mà thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới

1.2 Thực trạng về chuyển đổi giới tính trên thế giới

1.2.1 Những nước đã hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính

Tính đến tháng 9/2015, có 61 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ4.

Và từ 01/01/2017, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 62 trên thế giới công nhận việc chuyển đổi giới tính Phần lớn các nước

Trang 20

14

châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á thừa nhận quyền thay đổi nhân thân sau khi phẫu thuật, các nước đang thay đổi theo xu hướng thừa nhận quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ ngay cả khi không phẫu thuật Ngoài ra, quyền thay đổi họ tên không phụ thuộc vào việc phẫu thuật hay chưa cũng đã được thừa nhận rộng rãi Hiện tại ở Châu Âu có 38 quốc gia cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ, gồm toàn bộ Liên minh Châu Âu và các nước ngoài Liên minh trừ Albania, Andorra, Armenia, Cyprus, Georgia, Kosovo, FYR Macedonia, Monaco, San Marino và Serbia Ví dụ như: Áo (không bắt buộc phẫu thuật); Azerbaijan; Belarus (không bắt buộc phẫu thuật); Bỉ; Bosnia and Herz; Bulgaria; Croatia (không bắt buộc phẫu thuật); Cộng hòa Séc; Đan Mạch (không bắt buộc phẫu thuật)…

Châu Mỹ: Canada (tất cả các tỉnh không bắt buộc phẫu thuật, trừ tỉnh Saskatchewan); Hoa Kỳ (tùy bang, 5 bang không cho phép thay đổi, 27 bang cho phép thay đổi giấy tờ sau khi phẫu thuật, 18 bang cho phép và không bắt buộc phẫu thuật); Mexico (Mexico City, 2008 - là năm mà quốc gia có luật, phán quyết tòa án cho phép thay đổi giới tính pháp lý); Cuba (2008, chi phí phẫu thuật do nhà nước chi trả); Panama (2006); Colombia (2015); Brazil (2009); Bolivia (2003); Uruguay (2009); Argentina (2012); Chile (2007)…

Châu Phi: Nam Phi (2003, không bắt buộc phẫu thuật); Châu Đại dương: Úc (1987, chi phí phẫu thuật do nhà nước chi trả); New Zealand (1993)

Châu Á: Iran (chỉ từ nam sang nữ, chi phí phẫu thuật do nhà nước chi trả); Israel (không bắt buộc phẫu thuật, chi phí phẫu thuật do nhà nước chi trả); Syria (2004); Nepal (2013); Trung Quốc (2009 bao gồm Hồng Kông); Hàn Quốc (2006,

từ 2013 không bắt buộc phẫu thuật); Nhật Bản (2008); Đài Loan (2013, không bắt buộc phẫu thuật); Phillipines (2008); Singapore (1973)

Việt Nam là một trong ít những nước trên thế giới cấm việc phẫu thuật chuyển giới (gồm Ethiopia, Morroco, Cotê d’voire, Tiểu vương quốc A Rập Thống Nhất, Oman, Qatar, Kuwait, Macedonia) nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã cho phép chuyển đổi giới tính (Điều 37)

Trang 21

15

1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết nhu cầu chuyển đổi giới tính của quốc tế

Tuy cùng là hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ hoặc thừa nhận quyền thay đổi nhân thân sau khi phẫu thuật hoặc đang thay đổi theo xu hướng thừa nhận quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ ngay cả khi không phẫu thuật, nhưng mỗi quốc gia lại có một kinh nghiệm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề này

Với châu Á, nhiều nước châu Á thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật, như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Phillipines… và một số nước không yêu cầu phải phẫu thuật để thay đổi giấy tờ như Hàn Quốc, Đài Loan, Israel… Từ trước, không có luật nào ở Trung Quốc cấm phẫu thuật chuyển giới5 Năm 2002 và 2008,

Bộ Công an Trung Quốc ra hai hướng dẫn về việc thay đổi giới tính trên sổ hộ khẩu

và thẻ căn cước, sau khi nhận thấy nhiều khó khăn của người chuyển giới trong việc đăng ký thay đổi hộ tịch Sau khi đã chuyển đổi thành công trên giấy tờ, họ có tất cả quyền và nghĩa vụ như giới tính mới, bao gồm cả việc kết hôn Ước tính có tới 400.000 người chuyển giới ở đất nước đông dân nhất thế giới này Năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc ra một số quy định nhằm thắt chặt hơn, như phải trên 20 tuổi, không có tiền án, phải sống công khai với giới tính mong muốn ít nhất 3 năm trước khi phẫu thuật và phải hoàn tất quá trình phẫu thuật trước khi thay đổi giấy tờ Quy định này được cho là quá khắc nghiệt, vì theo hướng dẫn chính thức của Hiệp hội Chuyên khoa Sức khỏe Chuyển giới, thì chỉ cần 3 điều kiện: 12 tháng liên tục sống công khai như giới tính mình mong muốn, sử dụng liệu pháp hoóc-mon và một chứng nhận từ chuyên gia tâm lý

Vào năm 2013, Tòa án Tối cao Hàn Quốc ra phán quyết rằng một người không nhất thiết phải phẫu thuật chuyển giới mới có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ Nguyên đơn của vụ kiện là 5 người chuyển giới, tất cả đều chưa trải qua phẫu thuật Trong đó có một người tên “K.”, sinh ra là nữ, bắt đầu nhận và thể hiện mình là nam từ tuổi vị thành niên Khi trưởng thành, anh này phẫu thuật cắt bỏ ngực, sử

đổi giới tính

Trang 22

16

dụng hoóc-mon để phát triển râu, cơ bắp, giọng trầm Anh đã sống cùng vợ mình hơn 20 năm, tuy vậy anh chưa đi đến bước phẫu thuật cuối cùng là tạo hình dương vật Không chỉ bởi vì đó là một phẫu thuật nguy hiểm, mà nó thực ra là một chuỗi rất nhiều phẫu thuật dai dẳng và tốn hàng chục ngàn đô-la Trước đó, năm 2006, Hàn Quốc có quy định rằng người chuyển giới có thể thực hiện thay đổi giới tính giấy tờ sao cho giống với “cơ quan sinh dục ngoài” của một người Mặc dù được xem là một bước tiến, nhưng nó cũng nhanh chóng cho thấy tính khắc nghiệt của mình Không phải ai cũng đủ tiền bạc để theo đuổi Đặc biệt khi tỉ lệ thành công của phẫu thuật nữ sang nam thường thấp hơn nhiều so với nam sang nữ

Nhà nước không thể quyết định giới tính người dân – đó là câu chuyện của Hà Lan Năm 1985, Hà Lan là một trong những nước châu Âu đầu tiên thừa nhận quyền của người chuyển giới – những người có giới tính tự nhận khác với giới tính khi sinh ra – được quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân, mặc dù với hàng loạt điều kiện chặt chẽ Một quy định tưởng chừng như rất đương nhiên, là người chuyển giới có quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ nếu họ đã trải qua điều trị hoóc-mon và phẫu thuật chuyển giới, nhưng lại trở thành một vấn đề nghiêm trọng sau này Những điều kiện quy định tại Điều 1:28 của Bộ luật Dân sự Hà Lan, được cho

là đã vi phạm quyền tự chủ cơ thể, quyền tự quyết về bản dạng giới của con người, gây ra những tác động xấu lên đời sống thường ngày của người chuyển giới Những nhà vận động, khoa học đòi hỏi rằng cần phải tách bạch câu chuyện y tế và pháp lý của người chuyển giới ra riêng rẽ Việc thừa nhận pháp lý của một người không nên phụ thuộc vào tình trạng can thiệp y tế của họ Không phải người chuyển giới nào cũng có điều kiện kinh tế, sức khỏe, thời gian để phẫu thuật chuyển giới Hoặc họ

có điều kiện nhưng không muốn phải trải qua quá trình can thiệp y tế dai dẳng Những người này cho rằng họ không “mắc kẹt trong một cơ thể sai”, mà họ chỉ

“mắc kẹt trong một quy định pháp luật” mà thôi Cơ quan đăng ký hộ tịch của Hà Lan (GBA) chứa tất cả dữ liệu hộ tịch của công dân Có khoảng hàng trăm cơ quan chức năng khác cũng có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu này để thực thi nhiệm vụ

Trang 23

17

của họ như công an, thuế, quỹ lương hưu, bảo hiểm… Ngoài ra các cơ quan như ngân hàng, trường học, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ dữ liệu riêng của mình trùng khớp với dữ liệu của GBA Cơ sở dữ liệu này khiến thông tin về giới tính của người chuyển giới hiện diện ở khắp nơi Và trong mọi giao dịch hàng ngày, họ sẽ phải khai đi khai lại thông tin cá nhân của mình cho trùng khớp, hoặc sẽ bị tội gian lận khai báo Không đổi được giới tính, đồng nghĩa với người chuyển giới cũng bị rắc rối trong việc đổi tên Hà Lan không nêu rõ giới tính nào thì đặt tên nào, nhưng chỉ nói là tên phải “phù hợp.” Và trong nhiều vụ việc, tòa án cho rằng một người nữ

mà chọn tên nam, hay ngược lại, thì tên đó là “không phù hợp” và bác đơn của họ Tháng 12/2013, Quốc hội Hà Lan sửa đổi Bộ luật Dân sự, chỉnh sửa lại một số quy định từ năm 1985, bãi bỏ những điều kiện về trị liệu hoóc-mon và phẫu thuật chuyển giới, từ nay, người chuyển giới chỉ còn cần một giấy chứng nhận từ chuyên gia tâm lý rằng người này có bản dạng giới thuộc về giới tính kia, sẽ có thể thay đổi giới tính trên thông tin hộ tịch của mình Đây là sự thay đổi rất ý nghĩa Nó chặt chẽ vừa đủ và trao thêm tự do cho cả người dân và cơ quan nhà nước Và khẳng định một chân lý là: giới tính của một người không thể do người khác quyết định Nhà nước không trao cho họ giới tính mà nhà nước chỉ có thể thừa nhận giới tính đó

1.3 Thực trạng về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam

1.3.1 Người chuyển giới trong lịch sử Việt Nam

Nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ lịch sử đã cho thấy hiện tượng chuyển giới tồn tại rất lâu ở Việt Nam với trường hợp đầu tiên được ghi chép trong biên niên sử từ năm 1351 (Đại Việt sử ký toàn thư, dẫn theo Đại Việt thông sử 1759)6 Ví dụ ghi chép của các sử quan về trường hợp “người con gái Nghệ An biến thành con trai” vào năm 1351; hay ghi chép về thói quen của một thành viên hoàng gia An Vương Tuân – con trưởng của Hiến Tông “là người thông minh học rộng, sức lực hơn người, nhưng tính ngang bướng, thích mặc quần áo phụ nữ”

6

Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE), Giới thiệu về cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam

Trang 24

18

Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên Đại Nam âm quốc tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của xuất bản năm 1896 cho thấy các thuật ngữ địa phương và truyền thống chỉ người chuyển giới như: lại cái, bóng, đồng Từ đồng theo nghĩa Nôm có ý chỉ căn tính giới của những người chệch khỏi các chuẩn giới tính sinh học cũng như các chuẩn hành vi có tính giới – có thể giả định vốn bắt nguồn từ sự thể hiện các hành

vi bất tuân trong trình diễn văn hóa truyền thống lên đồng Trong hình thức tín ngưỡng này, những người có biểu hiện giới tính khác biệt với khuôn mẫu giới (ví dụ như nam giới nữ tính hay phụ nữ nam tính) được cho là có “căn” của một vị thánh trong Tứ Phủ và được thể hiện vượt ra khỏi khuôn mẫu giới truyền thống – điều mà

họ không dám thể hiện trong đời sống hàng ngày

Tài liệu về người chuyển giới trong lịch sử Việt Nam trải qua các thời kỳ từ cổ đại đến cận đại vì nhiều lý do lịch sử như: nhận thức hạn chế, chiến tranh loạn lạc nhiều thời kỳ… mà không có nhiều Những tư liệu được ghi nhận trong lịch sử cổ đại và cận đại chủ yếu về người đồng tính, tuy nhiên cũng không nhiều Ví dụ như: sách sử có chép rằng trong thế kỷ thứ 16 và 17 có một vài vua chúa có sủng thần là đàn ông; hoặc vua Khải Định tuy có tất cả 12 bà vợ nhưng không thích gần đàn bà

và thích xem đàn ông đóng giả "đào" khi diễn tuồng Trong thời Pháp thuộc, một quân y người Pháp tên Jacobus X đã miêu tả các hoạt động đồng tính tại Việt Nam Ông miêu tả mại dâm nam giữa khách hàng là người Pháp hoặc người Trung Quốc và các trẻ em trai từ khoảng 7 đến 15 tuổi Trong thời chiến tranh Việt Nam, tại Sài Gòn có 18 quán bar dành cho đồng tính nam và 3 quán bar dành cho đồng tính nữ Nhiều khách hàng tại các quán bar đồng tính nam là thương gia ở tuổi trung niên và sinh viên dưới 20 tuổi và rất ít người ẻo lả như phụ nữ

Trên thế giới, việc nghiên cứu về lịch sử người chuyển giới cũng là mối quan tâm của nhiều nhà khảo cổ và nhân học Năm 2015, các nhà khoa học Nga Alexander Pilipenko của Viện Tế bào học và Di truyền học và Tiến sĩ Natalia Polosmak của Viện Khảo cổ học và Dân tộc học chi nhánh Siberia của Viện khoa học Nga đã công bố bằng chứng về người chuyển giới cổ xưa nhất từng được phát

Trang 25

19

hiện Theo đó, năm 2015, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một ngôi mộ có niên đại gần 2.500 năm tại dãy núi Altai thuộc vùng Trung Á Các nhà khảo cổ và nhân chủng học khẳng định ngôi mộ này thuộc về một bộ tộc chiến binh cổ xưa tại dãy nói Altai và người trong mộ đã qua đời cách đây 2.500 năm Kết quả từ việc phân tích DNA bộ xương khiến các nhà khoa học tin rằng đây chính là bằng chứng về người chuyển giới cổ xưa nhất từng được phát hiện, bởi kết cấu bộ xương là nam giới nhưng lại được mai táng cùng với phụ kiện và trang sức dành cho một người phụ nữ trẻ Cỗ quan tài và gối gỗ khá nhỏ so với những ngôi mộ bình thường dành cho nam giới Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vỏ ốc, một điều khá hiếm trong nghi thức chôn cất của văn hóa Pazyrk và là biểu tượng cho khả năng sinh sản của phụ nữ Điều này càng củng cố cho việc người quá cố từng được xem là một người phụ nữ trẻ Đặc biệt, người quá cố còn được trọng vọng vào loại bậc nhất trong bộ lạc khi chôn cùng cô là 9 con ngựa với vai trò làm đoàn hộ tống đến thế giới bên kia Đây rất có thể là bằng chứng về việc người chuyển giới không những không bị kỳ thị mà còn được xem trọng trong những nền văn minh cổ xưa Mặc dù đây có thể bộ xương đầu tiên của một người chuyển giới cổ nhất từng được phát hiện thế nhưng trong lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp chuyển giới khác nhau, đặc biệt là Hy Lạp cổ Những người phụ nữ chuyển giới thường đảm nhận vai trò

nữ tu sĩ phục vụ tại các đền thờ thần Artemis và Diana cũng như nhiều câu chuyện

về các nam thần và nữ thần thay đổi giới tính Một số nhà sử học cũng cho rằng các thành viên của Amazon – một nhóm các chiến binh thường xung đột với người Hy Lạp – chính là người chuyển giới hoặc lưỡng tính

1.3.2 Người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có cuộc tổng điều tra nào về số lượng hoặc

tỷ lệ người chuyển giới ở Việt Nam Còn nghiên cứu trên thế giới cho các kết quả khác nhau từ 0,1% - 0,5% dân số là người chuyển giới Gần đây, các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế giới đã có câu hỏi nhằm xác định bản dạng giới và xu hướng tình dục Số liệu ước tính mới nhất cho thấy có khoảng 0,3% dân số Mỹ là

Trang 26

20

người chuyển giới tức là khoảng 700.000 người Nếu đưa tỷ lệ này áp dụng ở Việt Nam trên ước tính dân số 91,3 triệu người theo Tổng Cục Thống kê thì số người chuyển giới tại Việt Nam là khoảng hơn 270.000 người.7

Theo số liệu liên quan đến người chuyển giới tại Việt Nam do iSEE, ICS và một số tổ chức bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT công bố, vì bệnh viện Việt Nam bị cấm thực hiện phẫu thuật chuyển giới nên 100% các ca phẫu thuật liên quan tới bộ phận sinh dục đều được thực hiện ở nước ngoài Chỉ tính riêng một tại một địa điểm phổ biến ở Thái Lan, trung bình 2 ngày có một khách hàng người Việt Nam chuyển giới toàn bộ cơ thể (183 người/năm); trung bình 1 ngày có 3 người Việt Nam chuyển giới một phần cơ thể (1.095 người/năm) Tổng cộng, ước tính có 1.287 người/năm sang Thái Lan làm phẫu thuật chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ

1.3.3 Mạng lưới xã hội của người chuyển giới ở Việt Nam

Nếu như người đồng tính nam và nữ có thể xác định các diễn đàn mạng cho mình một cách dễ dàng, thì người chuyển giới lại chưa hề có sân chơi chỉ dành riêng cho họ Cho đến nay, người chuyển giới đang phải ẩn mình trong các diễn đàn hay các câu lạc bộ dành cho đồng tính nam hay đồng tính nữ Điều này một mặt cho thấy sự lúng túng trong việc nhận dạng bản dạng giới của chính mình, mặt khác cộng đồng người chuyển giới chưa trở thành một cộng đồng riêng biệt và độc lập Nói đến người chuyển giới, diễn đàn LesKing, Thegioithu3, và G3VN dường như được nhắc đến nhiều nhất

LesKing là một mạng lưới hàng đầu dành cho FTM và các đồng tính nữ và vai trò như một kênh thông tin cho FTM ngày càng trở nên rõ nét hơn Ra đời ở Hà Nội vào ngày 2/9/2010, LesKing có mục đích cung cấp kiến thức dành cho những người trong cơ thể nữ (Les & Trans Guy) Hiện tại LesKing đã mở rộng ra các kiến thức

về LGBT nói chung, tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung vào đối tượng là những người

7

Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, Khát vọng được là chính mình – người chuyển giới Việt Nam những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE), 2012

Trang 27

21

sinh ra trong cơ thể nữ Số lượng thành viên đăng ký trên diễn đàn là 29.607 người, tuy nhiên Ban Quản trị trang mạng từng tiến hành nhiều đợt xóa các nick không hoạt động nên số lượng hiển thị là trên 20 ngàn thành viên Các thành viên rộng khắp từ Bắc vào Nam, có những quan hệ trao đổi thông tin, các hoạt động trao đổi thương mại liên quan đến những đồ dùng dành cho người chuyển giới từ nữ sang nam

Thế giới thứ 3 là diễn đàn dành chủ yếu cho đồng tính nam và MTF Thành lập từ năm 2005, diễn đàn khai trương chính thức vào ngày 1/10/2005 Lúc đầu chỉ

có khoảng hơn hai chục người nhóm họp với nhau, rồi sau đó quyết định lập diễn đàn, bao gồm cả các thành viên trong nước và nước ngoài Diễn đàn trả tiền duy trì mạng bằng sự ủng hộ của các thành viên nước ngoài, hoặc đăng quảng cáo Hiện tại

có trên 80 ngàn thành viên đăng ký, bao gồm cả Việt kiều ở nước ngoài

G3VN được thành lập gần đây, tháng 10/2011, cho cả người đồng tính và chuyển giới, nhưng kỳ vọng sẽ là một diễn đàn thông tin và chia sẻ nhiều cho những người chuyển giới từ nam sang nữ Trang mạng chủ yếu có mục đích tư vấn thông tin online cho người trong giới, và kiếm thu nhập nhờ quảng cáo trên trang mạng

Có thể nói, với sự phát triển của internet và các diễn đàn mạng, thế giới mạng

đã trở thành ngôi nhà và cánh cửa mở ra cho các bạn thuộc “thế giới thứ 3”, đặc biệt với các bạn chuyển giới trẻ, những người vốn gặp phải sự kỳ thị nặng nề không chỉ trong xã hội mà còn chính trong cộng đồng LGBT, tạo sân chơi giao lưu, làm quen, kết bạn và kết đôi cho người chuyển giới Với việc tham gia diễn đàn, cộng đồng của người chuyển giới đang ngày càng lớn mạnh Đó cũng là kênh thông tin nhiều khi là duy nhất đối với những người còn đang mơ hồ về giới tính

Ngoài các diễn đàn, nhiều câu lạc bộ MSM (nam quan hệ tình dục với nam) do các dự án phát triển xây dựng lên như Câu lạc bộ Ước mơ Tuổi trẻ, Thông Xanh, Hải Đăng, Niềm tin Xanh, We are students… cũng là các tổ chức mà người đồng tính, trong đó có cả người chuyển giới tham gia Các tổ chức như VINCOMC, LIFE

và SHAPC, Quỹ Toàn cầu… đều có những hoạt động thành lập và hỗ trợ cho MSM

Ví dụ như Quỹ Toàn cầu khởi xướng nhiều câu lạc bộ MSM, đào tạo các phương

Trang 28

22

pháp tiếp cận các nhóm đối tượng đích để truyền thông phòng chống HIV, ở cả các tỉnh như Hải Dương, Bắc Cạn, Sơn La, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Yên…

Từ hoạt động của các câu lạc bộ, đã có nhiều nhóm chuyển giới từ nam sang

nữ tự phát hình thành, ví dụ như nhóm Ruby, Pattaya, Eva ở Hà Nội… Nhóm Pattaya với 5 cô gái là người đã trải qua phẫu thuật chuyển giới tính là nhóm biểu diễn thời trang của người mẫu chuyển giới công khai đầu tiên, nổi lên từ 2008-

2009, và thường xuyên biểu diễn tại cà phê Đêm Vọng (Phố Vọng, Hà Nội) Đây là nhóm “người mẫu” chuyển đổi giới tính đầu tiên tại Hà Nội dám công khai mình Nhóm Ruby thành lập năm 2008, tập hợp các bạn trẻ có cùng sở thích thời trang, chuyên trình diễn thời trang ở các quán café và các chương trình biểu diễn truyền thông Nhóm Eva với khoảng 10 thành viên, cũng tích cực tham gia vào các hoạt động truyền thông nhóm và đóng góp cho cộng đồng chuyển giới

1.3.4 Một số nhân vật chuyển giới nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới

Lê Duy tên thật là Nguyễn Trường Duy 8sinh ra trong một gia đình khó khăn ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Tham gia đoàn cải lương khiến Lê Duy dần dần nhận ra giới tính thật của mình Tuy nhiên, định kiến xã hội đã khiến chị phải dấu mình theo cách người ta gọi là “bóng kín’” 28 tuổi, Lê Duy có người yêu, tuy nhiên sau 4 năm sống chung, người yêu của chị phải về lấy vợ Tổn thương mối tình đầu

đã khiến Lê Duy quyết tâm tìm lại giới tính thật của mình Chị đặt mục tiêu nhất định phải kiếm tiền để sang Thái Lan phẫu thuật Chị đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật kinh hoàng, đầy đau đớn thể xác và tinh thần để được mang hình hài của một người phụ nữ Vượt qua đau đớn, việc xã hội cởi mở hơn, chấp nhận con người thật là hạnh phúc lớn nhất của chị Hiện Lê Duy đã có chồng và gây dựng được tên tuổi trong lĩnh vực trang điểm với khách hàng là nhiều hoa hậu, người mẫu Ngoài

ra Lê Duy còn là ca sĩ với những ca khúc được nhiều người biết như "Hai giới tính một cuộc đời", “Cuộc đời và giới tính” là những lời tâm sự đẫm nước mắt của những người thuộc giới tính thứ ba

8

Báo Pháp luật Việt Nam, Chuyên đề về người chuyển giới, 11/2016

Trang 29

sự thật về giới tính, gia đình đã rất sốc, sau đó họ chấp nhận “chàng trai” trong vỏ ngoài cô gái yêu kiều là Tú Khi việc chuyển giới được chấp nhận tại Việt Nam, Tú rất vui dù biết rằng chưa được hưởng lợi gì từ bộ luật này bởi lẽ theo luật chỉ những người đã phẫu thuật chuyển giới mới được quyền chuyển đổi giới tính trên giấy tờ

Tú chưa phẫu thuật chuyển giới, thậm chí không muốn phẫu thuật chuyển giới, nên

hy vọng rồi đây pháp luật Việt Nam sẽ cho phép quyền chuyển đổi giới tính trên giấy tờ với những người không phẫu thuật chuyển giới Hiện Tú đang bắt tay vào thực hiện dự án kết hợp với các công ty truyền thông (Yan TV, Vietnamnet ICom, Emobi, Zing…) xây dựng ứng dụng riêng dành cho cộng đồng LGBT đầu tiên tại Việt Nam “Happy Rainbow - Cầu vồng hạnh phúc” Nội dung phát sóng trên các kênh sẽ là những câu chuyện về cuộc sống của cộng đồng LGBT, những câu chuyện cảm động, nhân văn Những câu chuyện thành công, giáo dục giới tính, những người nổi tiếng trong cộng đồng LGBT trong nước và thế giới, chương trình ca nhạc, phim, tin tức…

Họa sĩ Lili Elbe 10bắt đầu sống công khai như một phụ nữ tại thành phố Copenhagen từ đầu thế kỷ 20 Đến những năm 30, bà thực hiện ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính và là người chuyển giới đầu tiên trên thế giới Câu chuyện của Lili Elbe chính là nguồn cảm hứng cho bộ phim The Danish Girl của đạo diễn Tom Hooper, công chiếu năm 2016 và đạt nhiều hạng mục giải thưởng Oscar của Viện Hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ

Trang 30

24

Nong Poy là một trong những mỹ nhân chuyển giới xinh đẹp nhất thế giới Năm 17 tuổi, chàng trai sinh năm 1986 Treechada Petcharat, quyết định phẫu thuật chuyển giới và hai năm sau giành ngôi Hoa hậu chuyển giới Thái Lan năm 2004, Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2004 Kể từ khi chuyển giới, Nong Poy tâm sự cô cảm thấy mình như được sinh ra lần nữa và sống hạnh phúc bên bạn trai Hiện tại, Nong Poy là một người mẫu, diễn viên nổi tiếng của Thái Lan

Ca sĩ chuyển giới người Hàn Quốc Harisu tên thật là Lee Kyung Eun, sinh năm 197511 Chào đời trong hình hài của một cậu bé, Harisu được bố mẹ đặt tên là Lee Kyung Yeop Từ nhỏ, không giống những bé trai khác, Harisu lại có sở thích chơi búp bê Các thành viên trong gia đình đều nhìn thấy Harisu có nhiều biểu hiện của con gái Sau khi trải qua một mối tình tan vỡ với một chàng trai khi còn ở tuổi niên thiếu đã thôi thúc Harisu phẫu thuật chuyển giới Cuộc phẫu thuật chuyển giới

từ nam sang nữ của Harisu được bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng Kim Suk-Kwon thực hiện vào năm 1995 Cô là sao Hàn Quốc đầu tiên chuyển giới và là người Hàn Quốc thứ hai chính thức công khai việc chuyển giới của mình Sau phẫu thuật chuyển giới, một thời gian Harisu sống ở Nhật và đi học làm tóc Trong thời gian đó cô làm

ca sĩ ở quán bar và được một công ty giải trí phát hiện tài năng Năm 2000, cô trở về Hàn Quốc để hoạt động nghệ thuật và lấy nghệ danh là Harisu Cuộc đời Harisu đã bước sang một trang mới kể từ sau cuộc đại phẫu chuyển giới nhưng có những điều khiến nữ ca sĩ vẫn đau đáu trong lòng vì không được công nhận là nữ trong tất cả những giấy tờ liên quan Visa, hộ chiếu, thông tin tài khoản ngân hàng của cô phần giới tính vẫn ghi là nam giới

1.3.5 Các thách thức xã hội người chuyển giới phải đối mặt

1.3.5.1 Kỳ thị, phân biệt, đối xử, bạo lực trong gia đình và trong xã hội

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người chuyển giới khá phổ biến và ở mức độ nghiêm trọng hơn so với người đồng tính hoặc người có quan hệ cùng giới

11

http://www.baomoi.com/qua-trinh-bien-doi-gioi-tinh-cua-ngoi-sao-xu-han-harisu/c/22523336.epi

Trang 31

25

nói chung Bên cạnh việc bị kỳ thị do có quan hệ đồng giới, họ còn bị phản ứng từ gia đình, bạn bè, cộng đồng do sự thể giới tính khác với vai trò giới được xã hội

mong đợi, thể hiện qua cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và điệu bộ

Phản ứng của gia đình khi con cái bộc lộ bản dạng giới thường là phản đối và mong một ngày nào đó con sẽ biểu hiện giới tính đúng với mong đợi xã hội Nhiều trường hợp phụ huynh có ý định hoặc ép con đi gặp bác sĩ tâm lý với hy vọng điều chỉnh con cái mình sống đúng với giới tính sinh học, mặc dù chính điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người chuyển giới Bên cạnh hình thức phổ biến là bạo lực lời nói, một số người tham gia nghiên cứu của iSEE cũng cho biết đã từng bị bạo lực thân thể từ gia đình như bị đánh vì cắt tóc ngắn như con trai hoặc vì bắt chước con gái

“Khi em công khai giới tính với bố mẹ em, tối hôm đó em mới nói với bố em

là “cái đầu của con nó là đầu con trai nhưng thân con là thân con gái, con muốn chỉnh thân hình cho phù hợp với suy nghĩ, tư tưởng của mình” Thế là bố bảo “rồi mai đi gặp bác sĩ tâm lý để chỉnh cái đầu mày” Em buồn vì cái đầu là nơi lưu giữ tất cả kỷ niệm gia đình, bạn bè, là tất cả những gì làm nên con người của mình, chứ không phải cái thân mà bố lại muốn chỉnh như vậy có nghĩa là bố s n sàng mất đi đứa con của mình” (trường hợp chuyển giới từ nữ sang nam, TP.HCM, trích nghiên cứu iSEE 2012)

Người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết thường xuyên bị gọi bằng các ngôn ngữ mang tính kỳ thị như pê đê, bóng Đây là nhóm dễ bị kỳ thị và phân biệt đối xử hơn so với các nhóm chuyển giới từ nữ sang nam Điều này phản ánh quan niệm đề cao giá trị của nam giới ở Việt Nam, vì vậy xã hội phản ứng gay gắt hơn khi sự nam tính bị đe dọa Theo số liệu khảo sát trực tuyến về cuộc sống của những người nữ yêu nữ có tới 12,4% người chuyển giới từ nữ sang nam đã bị cha mẹ mắng, xúc phạm, 4,1% bị cha mẹ đánh và 4,6% bị cha mẹ từ hoặc đuổi đi do “thiếu

nữ tính” Các con số này có thể cao hơn trong nhóm chuyển giới từ nam sang nữ

Trang 32

26

Ở độ tuổi đang còn đi học trong nhà trường, nhiều người chuyển giới đã không thể che giấu khao khát được thể hiện bản dạng giới của mình (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ mặc áo tay bồng của con gái đi học, hay chơi với con gái và để

ý bạn trai, hay người chuyển giới từ nữ sang nam cắt tóc ngắn, thích chơi với con trai và để ý bạn gái) nên dễ dàng trở thành tâm điểm trêu chọc và phân biệt đối xử của giáo viên và bạn bè trong nhà trường Có người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết bạn còn thường bị “đánh hội đồng” ở trường phổ thông nhiều đến mức nghĩ đến

đi học đã cảm thấy sợ hãi và thường xuyên phải trốn học Chính vì sự kỳ thị người chuyển giới từ nam sang nữ nặng nề hơn nhiều so với nhóm người chuyển giới từ

nữ sang nam, nên trong khi nhiều người chuyển giới từ nữ sang nam có thể học lên đại học và cao hơn, rất ít người chuyển giới từ nam sang nữ có thể học hành lên cao, đặc biệt tỉ lệ phải bỏ học giữa chừng (do gia đình không trợ giúp và trường học không chấp nhận) khá nhiều

“Em cũng học đến đại học… Em học quản trị nhà hàng khách sạn, nhưng mà

em bỏ học giữa chừng Tại vì áp lực nhiều quá Đi học, vô lớp bạn bè cũng kì thị mình Người ta không thích em Cũng có bạn bè chơi với em nhưng mà em thấy nó

cứ xa lạ Một số người con trai trong lớp người ta thấy em người ta cũng không thích lắm Không thích chơi chung, không thích nói chuyện giống như bệnh pê-đê

bị lây vậy Em cũng tủi thân một phần với lại về gặp áp lực gia đình nữa” (trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ, 25 tuổi, TP HCM, trích nghiên cứu iSEE)

Ở những không gian công cộng, người chuyển giới thường xuyên phải nghe những lời nói miệt thị Nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ vẫn không dám ra đường ban ngày vì sợ ánh mắt kỳ thị, soi mói của người ngoài đường Ban ngày ngủ trong nhà, tối đến mới trang điểm ra đường, ra công viên chơi, gặp gỡ người cùng giới, hoặc đi “làm gái” là chu trình sống lặp lại hàng ngày của nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ Khi bị đụng độ với dân phòng hay công an, sự kỳ thị thể hiện

rõ ràng từ hình thức bên ngoài của người chuyển giới và dù không làm gì sai trái họ vẫn bị đối xử như tội phạm hoặc tệ nạn xã hội “Có lần bị công an bắt Người ta hỏi

Trang 33

vệ sinh Người chuyển giới thường lúng túng không biết chọn vệ sinh nam hay nữ,

và nhiều người cho biết khi còn đi học, họ thường phải nhịn không đi vệ sinh “Hồi

đi học em vẫn mặc đồ con trai nhưng mà em đi toilet nữ Mấy bạn gái biết lên méc

cô và cô la em, cô uýnh em, bắt em khoanh tay và nói mai mốt không dạy em nữa

Mà em đi vệ sinh đái ngồi chứ không đái đứng Ngày đó bị mọi người nói là pê đê

Mà ngày đó nghĩ pê đê là ma là quỷ lắm ấy Thế là lần sau em phải vô bên nam, nhưng vô bên nam mà cũng đái ngồi (trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ, 25 tuổi, TP HCM, trích nghiên cứu iSEE)

Truyền thông nhiều khi cũng góp phần đem lại cách hiểu một chiều về người chuyển giới khi mô tả họ như những người “biến thái”, ví dụ mô tả một cách châm biếm về “tạp kỹ pê-đê” mà không thực sự hiểu những nguyên do họ bị đẩy vào con đường kiếm sống như vậy, hay viết về họ như những “tội phạm” “Nhiều khi các nhà báo họ giật tít về bọn em cũng nghe ghê lắm Nhiều lúc họ nói là vụ giết người

ở vườn ổi ở Từ Liêm hay gì đấy ạ, họ dùng nhiều từ em cũng không nhớ, thực sự họ giật tít kiểu mang lời lẽ miệt thị Thứ nhất là nhà báo, thứ hai là chính quyền (trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ, 22 tuổi, Hà Nội, trích nghiên cứu iSEE)

Bị gia đình, xã hội kỳ thị, đối xử bạo lực nên ngoài diễn đàn mạng, nơi người chuyển giới có thể kết bạn, thể hiện bản thân và sống với giới tính thật của mình, một số người chuyển giới cho biết người chuyển giới thường không dám bộc lộ mình ở quê, mà chỉ xuống các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

họ mới dám thể hiện Một người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết ở quê mình,

ai cũng biết nhau nên nếu có thể hiện gì thì mọi người sẽ đàm tiếu, ảnh hưởng đến

Trang 34

28

gia đình Vì thế chỉ khi nào xuống thành phố mới dám “làm lộ”, còn khi về quê lại

ăn mặc như nam giới Ngay cả ở hai thành phố lớn cũng có khác biệt về sự cởi mở đối với người chuyển giới Ở Hà Nội, người chuyển giới sống dè dặt và ít dám thể hiện mình, cũng như ít khi xuất hiện đơn lẻ ở nơi công cộng Vì thế, trừ những người đã phẫu thuật, nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ ở Hà Nội vẫn phải sống hai mặt, ban ngày thì mặc đồ nam và chỉ khi đi chơi hoặc biểu diễn buổi tối mới dám trang điểm và mặc đồ nữ, vì vậy có cảm giác ở Hà Nội ít người chuyển giới hơn thành phố Hồ Chí Minh Mặc dù vẫn bị kỳ thị, nhưng môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh dường như cởi mở hơn ngoài Hà Nội, dễ sống hơn, các hoạt động cộng đồng sôi nổi hơn, và người chuyển giới cũng dám thể hiện mình hơn

“Chị đi chuyển giới về, gia đình chị chả ai bảo ai tự động gọi là chị Mẹ chị tự động gọi con gái luôn Còn như ở ngoài Bắc này, chị có khi người ta còn gọi là anh, người ta không chấp nhận mình là đàn bà…” (một trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ đã từng sống ở miền Nam và hiện nay đang định cư ở Hà Nội 42 tuổi, trích nghiên cứu iSEE)

Bản thân trong cộng đồng LGBT cũng có sự kỳ thị lẫn nhau Những người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết những người đồng tính nam chưa công khai

xu hướng tình dục không muốn xuất hiện cùng hoặc tham gia hoạt động cùng với người chuyển giới Một số người đồng tính nam cho rằng người chuyển giới làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của người đồng tính nam Một người đồng tính nam cho biết một số câu lạc bộ khi có sự tham gia của người chuyển giới là các gay khác không muốn tham gia, vì sợ bị đánh đồng với người chuyển giới Vì thế để đáp ứng mục đích truyền thông định s n, nhiều câu lạc bộ đồng tính nam không s n lòng chào đón người chuyển giới Tương tự như vậy, nhiều diễn đàn mạng lập tức xóa nick nếu thành viên nào post ảnh “lộ” lên mạng

1.3.5.2 Đối mặt với khó khăn về việc làm

Việc làm là một thách thức với cộng đồng người chuyển giới Những định kiến cho rằng người chuyển giới là bệnh hoạn, đua đòi hoặc trộm cướp khiến họ khó có

Trang 35

29

cơ hội xin được việc làm Một số người xin được công việc tạm thời trong quán ăn hoặc doanh nghiệp tư nhân, nhưng hầu như phải nghỉ việc sau một thời gian ngắn vì thái độ phân biệt đối xử và bất công nơi làm việc (theo điều tra của iSEE năm 2012) Mặt khác, một số trường hợp do e sợ rằng sẽ không xin được việc làm và lo ngại môi trường làm việc không thân thiện với người chuyển giới nên không tích cực tìm kiếm cơ hội việc làm

Câu chuyện của My: My 19 tuổi ở TP.HCM là người chuyển giới từ nam sang

nữ Vì hay chơi các trò con gái, My thường bị các bạn nam trêu chọc Một lần, mặc

áo tay bồng đi học, thầy cô yêu cầu My đi thay áo, không chịu nổi áp lực từ sự kỳ thị trong trường học, My bỏ học Sau một lần cãi lại gia đình khi bị xúc phạm là “pê đê”, My bị đuổi ra khỏi nhà Sống lang thang trên đường phố, tối ngủ ngoài công viên, cần có một công việc để kiếm sống, sau nhiều lần xin việc thất bại với nhiều chỗ nói thẳng vào mặt “ở đây không mướn pê đê”, My đi hát đám ma và bán dâm

để kiếm sống

Câu chuyện của Ken: Ken 22 tuổi ở Hà Nội vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch khách sạn Từ bé, Ken không thích mặc đồ nữ và chưa bao giờ để tóc quá vai Năm lớp 10, cắt tóc tém như con trai, Ken bị mẹ đánh vì “trông không giống ai” Từ đó, bố mẹ hạn chế cho tiền tiêu vặt để không cắt tóc, mua quần áo con trai nữa Ken đã nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi nhưng bị từ chối vì “nhân viên khách sạn cần phải có hình thức, nam ra nam, nữ ra nữ” Ken xin làm bồi bàn, đươc yêu cầu đánh phấn son là điều Ken không bao giờ làm và không thích

*Việc làm cho nhóm MTF

Cơ hội làm việc đặc biệt khó với những người chuyển giới từ nam sang nữ Họ thường có nhu cầu làm các ngành nghề dịch vụ, làm đẹp và biểu diễn Do bị phân biệt, đối xử từ trong gia đình, họ thường ít được gia đình đầu tư cho việc học hành

và phát triển nghề nghiệp Sự kỳ thị nặng nề trong nhà trường khiến họ khó theo đuổi đến cùng việc học Thiếu nền tảng hỗ trợ từ gia đình và không bằng cấp khiến

cơ hội việc làm ngày càng trở nên mong manh hơn Chính vì vậy, những người

Trang 36

30

chuyển giới từ nam sang nữ ở TP.HCM thường tập hợp thành các nhóm nhỏ đi hát

ở các đám tang để kiếm sống Mại dâm cũng là một công việc theo tinh thế mà họ lựa chọn Một số người cũng trải qua những vấn đề bạo lực trong tình dục khi khách hàng cho rằng họ bỏ tiền ra nên có quyền làm bất cứ việc gì

Với công việc hát đám ma, người chuyển giới từ nam sang nữ thường phải đối mặt với trường hợp bạo lực xảy ra ngay tại đám ma, khi khách đòi giành micro để hát

mà không được, đập bàn đạp ghế, quậy để “bóng lộ” không hát được “Lúc hát thì bị người ta sờ mó Kiểu hát ở đây người ta nhét tiền vô vú, nhét tiền vô chỗ này chỗ nọ thì

có Có lúc có người bóp trộm thì cũng có” (nam sang nữ, 27 tuổi, TP HCM)

Một trong những “nghề” được người chuyển giới từ nam sang nữ ở TP Hồ Chí Minh hay nhắc đến, đó là “làm gái” vì không thể xin việc ở bất kỳ đâu nên tình thế đường cùng đã đẩy họ ra “đứng đường” Việc làm gái mại dâm cũng đẩy những người người chuyển giới từ nam sang nữ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục hoặc chịu sự sỉ nhục của khách hàng “Nó quan hệ xong nó vứt tiền lên người mình như kiểu sỉ nhục vậy đó Sau lần đó em không có làm nữa” (nam sang nữ, 27 tuổi,

TP HCM)

*Việc làm cho nhóm FTM

Với nhóm người chuyển giới từ nữ sang nam cũng có những khó khăn nhất định, tuy không khó như với nhóm từ nam sang nữ Nhiều người chuyển giới từ nữ sang nam cho biết làm về nghề kinh doanh khách sạn, du lịch, làm bếp, nhân viên quầy bar là dễ xin hơn cả Tuy nhiên, họ cũng thường xuyên bị kỳ thị trong môi trường làm việc “Em xin việc khó lắm Đi xin việc thì nhìn ngoài mình cũng cao ráo, nhưng đưa hồ sơ ra họ đọc tên là con gái thế là họ không cho làm luôn” (nữ sang nam, 20 tuổi, TP HCM)

Như vậy, có thể thấy, đối với người chuyển giới nói chung, công ăn việc làm

là một thách thức lớn Nhưng sự tự trọng liên quan đến bản dạng giới đã khiến cả nhóm chuyển giới từ nam sang nữ và từ nữ sang nam đều khẳng định thà họ không

có việc làm còn hơn phải thay đổi “Thà em không xin được việc đấy còn hơn là

Trang 37

31

mặc áo dài và trang điểm Bởi vì em không muốn trong lốt của nữ mãi” (nữ sang nam, 22 tuổi, Hà Nội) “Nếu em phải cắt tóc và mặc quần áo nam mới xin được việc làm thì thà em không có việc còn hơn, vì lúc đó em không còn là em nữa” (nam sang nữ, 19 tuổi, TP HCM)

1.3.5.3 Đối mặt với rủi ro về sức khỏe

*Sức khỏe tinh thần

Một trong những nguy cơ về sức khỏe của người chuyển giới là vấn đề sức khỏe tinh thần Năm 2011, iSEE tiến hành nghiên cứu về trẻ em đồng tính, song tính và chuyển giới tại TP.HCM, trong số 23 em tham gia nghiên cứu có 21 em thể hiện các mức độ trầm cảm và cô đơn, 13 em từng tự rạch cơ thể mình, thường là dung lưỡi dao lam cứa vào tay Nghiên cứu do iSEE thực hiện năm 2012 về người chuyển giới cũng ghi nhận những trường hợp có ý định tự tử, tự làm đau (rạch tay hoặc châm thuốc lá vào tay) hoặc đã từng thực hiện hành vi tự tử do không được gia đình chấp nhận bản dạng giới hoặc do thất bại trong tình yêu

Nhiều người trải qua giai đoạn khủng hoảng trước những quyết định quan trọng như có quyết định “làm lộ” hay không (ăn mặc, để tóc như con gái hoặc như con trai), có phẫu thuật hay không Ngay cả với người chuyển giới sau khi phẫu thuật cũng mất vài năm đầu bị hoang mang trầm cảm khi hình thức bên ngoài của

họ không hẳn giống nam cũng chẳng hẳn giống nữ Trước áp lực của sự kỳ thị, cũng

có những người chuyển giới trở nên tự kỳ thị chính mình, trở nên bi quan, chán nản

Họ trở nên nhút nhát, rất ít người dám đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh vì sợ ánh mắt kỳ thị của y tá, bác sĩ

“Ra đường ấy, em gặp mẹ em mà mẹ em không dám nhận, giống như gia đình

bỏ em rồi Lúc đó cũng buồn bã và nghĩ tự tử” (nam sang nữ, 25 tuổi, TP HCM)

*Sức khỏe tình dục

Do đặc thù nên nhóm chuyển giới từ nam sang nữ thường gặp những rủi ro của các bệnh lây truyền tình dục Với những nhóm chuyển giới từ nam sang nữ kiếm tiền bằng cách “làm gái”, mặc dù có được nghe tuyên truyền nhiều về HIV và các

Trang 38

để khám chữa bệnh vì sợ bị soi mói, kỳ thị, nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

“Dùng miệng thì không được đeo bao Cũng có khi kinh muốn móc cổ, nhịn

ăn cả trưa chiều luôn” (nam sang nữ, 19 tuổi, TP HCM)

*Rủi ro sức khỏe liên quan đến nhu cầu thay đổi cơ thể

Nhu cầu hỗ trợ sức khỏe đặc thù của nhóm chuyển giới liên quan đến mong muốn thay đổi cơ thể sinh học Đa số người chuyển giới từ nam sang nữa trong nghiên cứu của iSEE năm 2012 đều mong muốn được phẫu thuật chuyển đổi giới tính (7 người từng sử dụng hooc môn nữ, 5 người đã tiến hành phẫu thuật ngực, 1 người phẫu thuật bộ phận sinh dục/14 trường chợp chuyển giới từ nam sang nữ được nghiên cứu) mặc dù chi phí phẫu thuật cao và khó tiếp cận

Nhiều người chuyển giới mua hooc-môn “xách tay” từ Thái Lan, Trung Quốc

về để tự tiêm và mua thuốc tránh thai tại các hiệu thuốc để điều chỉnh hooc môn Không có sự trợ giúp của bác sỹ tâm lý hay cơ sở y tế nào, người chuyển giới phải chịu nhiều áp lực tâm lý tổn hại sức khỏe tâm thần và có những giải pháp tiêu cực làm hại đến bản thân Việc sử dụng hooc môn và tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính không qua sự tư vấn của bác sĩ và những người có chuyên môn đem lại sự rủi ro lớn về sức khỏe cho những người chuyển giới

Trang 39

33

Nhiều người chuyển giới đều cho biết nếu có điều kiện sẽ đi sang nước ngoài (Thái Lan hoặc Hàn Quốc) để phẫu thuật Điều này không chỉ gây khó khăn về tài chính cho cá nhân những người chuyển giới, mà còn gây “chảy máu ngoại tệ” khi

số tiền họ phải chi cho công nghệ làm đẹp ở các nước này ít nhất là 5000-6000 USD Vì vậy, hầu hết những người chuyển giới đều thể hiện mong muốn được cho phép chuyển giới cả về mặt pháp lý và hỗ trợ y tế ngay ở trong nước

Trang 40

34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuyển giới là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ hoặc bề ngoài như nữ và ngược lại) Mặc dù người chuyển giới/xuyên giới (transgender-TG) và người chuyển đổi giới tính (transsexual-TS) tồn tại ở mọi xã hội, mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên những khái niệm này vẫn được hiểu một cách khá nhầm lẫn và gây lúng túng ngay cả với những người trong cuộc khi không thể xác định bản dạng giới của mình Từ sự chuyển giới đến nhu cầu chuyển đổi giới tính là một tất yếu, tuy rằng không phải tất cả với mọi người Người chuyển giới thuộc nhóm LGBT Mặc dù người chuyển giới đã tồn tại như một bộ phận của các nền văn hóa và xã hội khác nhau trong lịch sử loài người, nhưng đến gần đây họ mới trở thành tâm điểm chú ý của giới y học Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc chuyển giới có nguồn gốc từ những yếu tố sinh học phức tạp và nó là bẩm sinh Tuy nhiên, sự hà khắc của xã hội đã biến việc là một người chuyển giới trở thành một vấn đề nghiêm trọng, khó chấp nhận

Đối với người chuyển giới, trong xã hội không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của người chuyển giới Tính đến tháng 9/2015, có

61 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ Và từ 01/01/2017, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 62 trên thế giới công nhận việc chuyển đổi giới tính

Nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ lịch sử đã cho thấy hiện tượng chuyển giới tồn tại rất lâu ở Việt Nam với nhiều trường hợp trong lịch sử Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có cuộc tổng điều tra nào về số lượng hoặc tỷ lệ người chuyển giới ở Việt Nam Còn nghiên cứu trên thế giới cho các kết quả khác nhau từ 0,1% - 0,5% dân

số là người chuyển giới Gần đây, các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế giới đã

có câu hỏi nhằm xác định bản dạng giới và xu hướng tình dục Số liệu ước tính mới nhất cho thấy có khoảng 0,3% dân số Mỹ là người chuyển giới tức là khoảng 700.000 người Nếu đưa tỷ lệ này áp dụng ở Việt Nam trên ước tính dân số 91,3

Ngày đăng: 14/03/2019, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w