Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh MỤC LỤC SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII lịch sử xã hội loài người đã từng chứng kiến hàng loạt những trận cuồng phong của các cuộc cách mạng tư sản trước chế độ phong kiến và lần đầu tiên trong giai đoạn lịch sử ấy con người được hít thở một bầu không khí tự do sau hàng trăm năm ngột ngạt dưới đêm trường trung cổ. Bước sang thế kỷ XX, thế giới một lần nữa chứng kiến một cơn bão táp cách mạng ở một mức độ cao hơn, hoàn mỹ hơn. Cuộc cách mạng ấy không những đưa nhân loại bước vào một thời kỳ mới với một tư tưởng mới, tiến bộ hơn mà còn xác lập một mô hình nhà nước trong tương lai mà nhân loại đang hướng tới. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện vĩ đại trong tiến trình lịch sử nhân loại báo hiệu sự cáo chung của kỷ nguyên xã hội áp bức giai cấp từng tồn tại mấy nghìn năm trên trái đất; nó tỏa ánh bình minh của một ngày mới đang đến với loài người, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. “Như ánh nắng mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc cách mạng tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người” và “làm thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất” [34, tr.3,57]. Nối tiếp Cách mạng tháng Mười Nga, hàng loạt các phong trào cách mạng trên thế giới liên tiếp bùng nổ như một phản ứng dây chuyền đập tan mọi xiềng xích bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Thắng lợi của của cách mạng Trung Quốc, cách mạng Việt Nam cùng với sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX đã chứng minh sự đúng đắn, tính tất yếu của hình thái kinh tế xã hội mới mà nhân loại đang hướng tới. Cách mạng tháng Mười Nga không những soi đường, chỉ lối cho các dân tộc bị áp bức, bóc lột mà còn chỉ ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc chớp thời cơ, giành chính quyền, quản lý chính quyền, liên minh công nông… Điều đặc biệt nhất chính là các hình thức đấu tranh cách mạng. Để giành chính quyền, trong một số trường hợp cụ thể khi kiện khách quan và chủ quan cho phép có thể dùng phương pháp đấu tranh hòa bình. Mỗi cuộc cách SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh mạng nổ ra dù thành công hay thất bại, nếu tổng kết kinh nghiệm tốt, đều góp phần làm cho học thuyết đó thêm phong phú. Nhưng đối với bạo lực cách mạng, không phải mọi người đều có quan niệm giống nhau. Có người đồng nhất bạo lực với các hoạt động vũ trang, lực lượng quân sự. Do vậy, việc nhận thức về vấn đề bạo lực cách mạng là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Hiểu như thế nào là đúng về bạo lực cách mạng, bạo lực cách mạng được thể hiện như thế nào trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga? Nghiên cứu vấn đề bạo lực cách mạng trong tiến trình phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 sẽ góp phần trả lời một số những vấn đề nêu trên. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bạo lực cách mạng, đặc biệt là hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917), tôi đã chọn đề tài: “Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga ở Liên Xô (nay là Liên Bang Nga) và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam bởi quy mô và tác động vĩ đại của cuộc cách mạng đối với tiến trình lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX. Nghiên cứu về hình thức đấu tranh chính trị của Cách mạng Nga do đó cũng không là ngoại lệ. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nga, cho nên hầu hết tài liệu chúng tôi tiếp cận được là các tài liệu tiếng Việt. Cho đến nay ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười tương đối nhiều so với các vấn đề lịch sử thế giới khác. Đặc biệt có nhiều bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về cuộc cách mạng này như: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng…Các nhà hoạch định cách mạng, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử như: Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu…Bên cạnh đó, nhiều công trình chuyên khảo đã được xuất bản: Bùi Công Trừng (1957), Cách mạng tháng Mười và sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương; Nguyễn Khánh Toàn (1968), Cách mạng tháng Mười và vấn đề chính quyền; Nguyễn Xuân Trúc, Vũ Ngọc Oanh…(1987), Cách mạng SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh tháng Mười Nga; Nguyễn Huy Qúy (1982), Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại; Nguyễn Quốc Hùng (2007),Cách mạng tháng Mười Nga 1917 lịch sử và hiện tại… Tuy nhiên, vấn đề bạo lực Cách mạng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, mặc dù đã được đề cập trong các công trình chung về cuộc cách mạng này. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là tài liệu quý giá cho chúng tôi tham khảo trong công trình của mình. Hy vọng, trong một chừng mực rất nhỏ bé kết quả nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp góp phần khẳng định các bài học kinh nghiệm cũng như tầm vóc vĩ đại của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 trong tiến trình phát triển của nhân loại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung đề tài nghiên cứu hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917). 4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả khóa luận hệ thống hóa các nguồn tư liệu để từ đó phân tích và giải thích rõ hơn hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917). 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, nội dung khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Trình bày và phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bạo lực cách mạng, trên cơ sở đó nhấn mạnh hình thức đấu tranh chính trị trong vấn đề bạo lực cách mạng. - Trình bày và phân tích đường lối bạo lực cách mạng của Đảng Bônsêvích, các hình thức đấu tranh chính trị cụ thể trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917). Trên cơ sở thực tiễn của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917, tác giả khóa luận nêu lên một số nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm về việc sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của Đảng Bônsêvích trong cuộc đấu tranh giành chính quyền. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu sử dụng trong đề tài Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu chính sau: - Các bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo Bônsêvích (V.I.Lênin; I.V.Xtalin), các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các sách chuyên khảo về lịch sử Thế giới hiện đại, lịch sử Việt Nam, Lịch sử Quan hệ quốc tế, các bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí nghiên cứu lịch sử quân sự, Tạp chí nghiên cứu châu Âu…có nội dung liên quan đến vấn đề hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga xuất bản tại Việt Nam. - Ngoài ra tác giả khóa luận còn sử dụng một số tư liệu được công bố trong các khóa luận tốt nghiệp, các bài viết trên mạng Internet. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Quán triệt quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong quá trình nghiên cứu bạo lực cách mạng nói chung và hình thức đấu tranh chính trị trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp logic, tận dụng ưu thế của phương pháp lịch sử để khôi phục và tái hiện lại các sự kiện, tư liệu và nội dung có liên quan đến hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917), đồng thời qua đó áp dụng phương pháp logic để đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Bên cạnh đó để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: phân tích, so sánh, tổng hợp, lập SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh bảng thống kê để đối chiếu làm rõ vấn đề, xử lý các nguồn tư liệu trước khi sử dụng trong công trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của khóa luận - Về lí luận: Trên cơ sở những tư liệu lịch sử có được, tác giả khóa luận sắp xếp, hệ thống hóa và xác lập một bức tranh tổng thể về tiến trình phát triển của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga từ tháng Tư đến tháng 7 năm 1917 thông qua hình thức đấu tranh chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích để giành chính quyền. Nội dung khóa luận trong mức độ nhất định góp phần làm rõ hơn bản chất của vấn đề bạo lực cách mạng trong cách mạng xã hội nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Về thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917)”, tác giả khóa luận hi vọng sẽ cung cấp thêm một số tư liệu cho những ai quan tâm đến đề tài này. Kết quả đạt được của khóa luận còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên khi học về lịch sử nước Nga nói riêng và học chương trình lịch sử thế giới hiện đại nói chung. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bạo lực cách mạng Chương 2: Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga ( từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917) B. NỘI DUNG SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC CÁCH MẠNG 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng Sau chế độ cộng sản nguyên thủy, lịch sử của tất cả các xã hội cho đến nay là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp. Trong các cuộc đấu tranh giai cấp đó “bạo lực” đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mác viết: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để mở đườngcho mình và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng” [24,tr.259]. Chính vì thấy được tầm quan trọng của bạo lực cách mạng mà Mác, Ăngghen, Lênin…rất quan tâm đến vấn đề vai trò của bạo lực trong cách mạng vô sản. Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học mới ra đời, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản; C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh vai trò của bạo lực cách mạng. Sang thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin – người kế tục vĩ đại nhất sự nghiệp Mác – Ăngghen đã nói: Tư tưởng cách mạng bạo lực ấy là nền móng của toàn bộ học thuyết Mác và Ăngghen. Người khẳng định: “Nhà nước tư sản không thể nhường chỗ cho nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) bằng con đường tự tiêu vong được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng cuộc cách mạng bạo lực thôi” [13,tr.27]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bạo lực là hành động dùng sức mạnh có tổ chức của một giai cấp, một tập đoàn xã hội chống lại các giai cấp và các tập đoàn xã hội khác để giành và giữ chính quyền, để bảo vệ mọi quyền lợi chính trị và kinh tế đạt được. Trong quá trình phát triển của lịch sử có hai loại bạo lực: bạo lực phản cách mạng và bạo lực cách mạng. Bạo lực phản cách mạng là do bản chất phản động của giai cấp bốc lột, chúng thường dùng bạo lực để đàn áp nhân dân lao động và khi đã bị lật đổ, chúng tìm mọi cách tổ chức lực lượng để cố giành lại địa vị đã mất. Bạo lực cách mạng là sức mạnh có tổ chức của giai cấp cách mạng để lật đổ những thế lực phản động thống trị nhằm mục đích giành và giữ chính quyền, tước đoạt tư liệu sản xuất từ tay giai cấp bóc lột và các nhóm phản động về tay nhân dân lao động, SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh bảo vệ những thành quả cách mạng, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của thù trong giặc ngoài. Bạo lực cách mạng dựa trên hai lực lượng chính: Lực lượng chính trị là lực lượng quần chúng lao động đã được tổ chức lại; và lực lượng vũ trang tức là quân đội và những tổ chức nhân dân cách mạng được vũ trang. Bạo lực cách mạng được thể hiện qua hai hình thức: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và sự kết hợp giữa hai hình thức đó. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng: vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Trong cách mạng vô sản, giai cấp vô sản muốn giành chính quyền về tay mình thì phải sử dụng con đường cách mạng bạo lực, chỉ có dùng bạo lực cách mạng của quần chúng mới đập tan bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị để xây dựng một xã hội mới. Giai cấp thống trị phản động không bao giờ tự rút khỏi vũ đại chính trị, và khi đã bị đánh bại chúng tìm mọi cách ngóc đầu dậy điên cuồng chống phá cách mạng. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là cả một thời đại lịch sử. Chừng nào mà giai đoạn lịch sử đó chưa chấm dứt thì bọn bóc lột vẫn nuôi hy vọng phục hồi, hy vọng ắt hẳn trở thành mưu toan để phục hồi. Sau thất bại nặng nề lần đầu, bọn bóc lột vẫn không hề ngờ là sẽ như thế và không thừa nhận sẽ là như thế, nên chúng lao vào trận đấu với một nghị lực gấp mười, với một nhiệt tình cuồng dại, với lòng căm thù tăng gấp trăm lần để chiếm lại cái “thiên đường đã mất” [18,tr.57]. Điều đó chứng tỏ rằng, giai cấp thống trị nói chung và chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn luôn dùng bạo lực đối với quần chúng nhân dân để đàn áp phong trào cách mạng, để duy trì địa vị thống trị của chúng. Chủ nghĩa đế quốc càng đến ngày giãy chết càng điên cuồng chống phá cách mạng. Bạo lực phản cách mạng trở thành chỗ dựa vững chắc, chỗ dựa cuối cùng và quyết liệt để kéo dài hơi thở của chúng trước khi rời bỏ vũ đài chính trị của chúng. Bởi vậy, phương pháp giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng là duy nhất đúng đảm bảo mọi thắng lợi của một cuộc cách mạng. Một tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt những người macxít chân chính với bọn cơ hội chủ nghĩa dưới mọi màu sắc là vấn đề có dùng bạo lực cách mạng của quần chúng để đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp bócc lột và thành lập nhà nước chuyên chính vô sản hay không. Những người macxít chủ trương “giai cấp vô sản SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực để chống lại giai cấp thống trị” [4,tr.100]. Đây là con đường duy nhất để giai cấp vô sản giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản. Do đó, những người cộng sản “công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có” [26,tr.100] và Lênin đã khẳng định: “không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được” [12,tr.323]. Như vậy, vấn đề sử dụng bạo lực cách mạng là một phương tiện cơ bản để đảm bảo sự thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản. Song chủ nghĩa Mác – Lênin cũng chỉ ra rằng cách mạng vô sản phải biết tạo cho được những điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc cách mạng bạo lực đảm bảo giành được thắng lợi triệt để. Mấy chục năm qua, trong điều kiện có sự cùng tồn tại và đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội thế giới, sự phát triển của nền dân chủ trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao đã tạo ra cho phong trào cách mạng những khả năng lớn hơn trong việc sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình để đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bạo lực chỉ là phương tiện, là công cụ chứ không phải là mục đích của cách mạng, là điều kiện chứ không phải nguyên nhân sản sinh ra xã hội mới. Do đó, người macxít không phủ nhận khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp hòa bình, kể cả việc sử dụng “con đường dân chủ” mà coi đó là khả năng hiếm hoi nhưng rất quý báu. Phương pháp hòa bình được hiểu là những hình thức đấu tranh không diễn ra sự xung đột vũ trang đổ máu. Vì vậy, phương pháp hòa bình, theo quan điểm macxít, không phải là sự loại trừ bạo lực cách mạng. Trái lại, khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp hòa bình chỉ được thực hiện khi có bạo lực cách mạng làm điều kiện. Đối với những người mácxít, đấu tranh vũ trang không phải là một cứu cánh. Những người cộng sản hoàn toàn không phải chủ trương sử dụng vũ khí trong bất cứ lúc nào và bất cứ trường hợp nào. Mác đã dùng hình ảnh gọi bạo lực là bà đỡ đẻ của mỗi chế độ xã hội mới. Nhưng bạo lực giữ vai trò đó không phải vì các giai cấp cách mạng mong muốn nhất thiết phải dùng nó mà vì những giai cấp lỗi thời đã lợi dụng bạo lực để bảo vệ của cải và đặc quyền của chúng. Trong bản sơ thảo về cuốn Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Ph. Ăngghen đã đặt câu hỏi: có thể thủ tiêu chế độ tư SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh hữu bằng phương pháp hòa bình được không? “Rất mong muốn là có thể làm được như thế, và tất cả những người cộng sản sẽ tán thành điều đó hơn cả… Nhưng đồng thời, những người cộng sản cũng thấy rằng sự phát triển của giai cấp ở trong hầu hết các nước đều bị trấn áp bằng bạo lực và do đó kẻ chống lại những người cộng sản chính là ra sức làm việc cho cách mạng. Nếu như rốt cuộc tất cả những việc đó sẽ đẩy giai cấp vô sản bị áp bức phải làm cách mạng thì những người cộng sản chúng tôi khi đó sẽ bảo vệ sự nghiệp của giai cấp vô sản bằng hành động không kém gì việc bảo vệ bằng lời nói hôm nay”[25,tr.331]. Các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, giai cấp công nhân muốn giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình để cải tạo xã hội tư bản thành xã hội cộng sản. Sỡ dĩ giai cấp công nhân muốn hòa bình thực hiện cách mạng là vì con đường đó sẽ giảm bớt những hy sinh và làm cho sức sản xuất khỏi bị tàn phá, vì nếu có nội chiến thì nhất định sức sản xuất bị phá hoại. Phải hiểu việc hòa bình chuyển chính quyền vào tay giai cấp công nhân như thế nào và trong những điều kiện nào thì con đường hoà bình của cách mạng có thể thực hiện được? Mới nhìn qua thì có thể tưởng rằng việc hòa bình chuyển chính quyền vào tay giai cấp công nhân là việc chuyển mà không có cách mạng. Nhưng quan niệm đó là sai lầm. Việc giai cấp công nhân giành lấy chính quyền bao giờ cũng là một cuộc cách mạng, không kể là thực hiện bằng phương pháp hòa bình hay bằng khởi nghĩa vũ trang. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là quy luật phổ biến của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cũng là một sai lầm nếu quan niệm rằng việc hòa bình chuyển chính quyền vào tay giai cấp công nhân gạt bỏ đấu tranh giai cấp. Không phải như thế, nếu không có đấu tranh giai cấp, và do đó nếu không đè bẹp sự phản kháng của mọi kẻ thù giai cấp của giai cấp vô sản, thì không thể thực hiện được cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hòa bình chuyển chính quyền vào tay giai cấp công nhân chỉ có nghĩa là không sử dụng hình thức đấu tranh giai cấp và hình thức bạo lực có tổ chức như khởi nghĩa vũ trang, nội chiến. Đó là một bước chuyển biến không dùng vũ trang để lật đổ chính quyền đương thời. Khả năng phát triển hòa bình của cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể bị thu hẹp, hay ngược lại có thể mở rộng tùy ở những điều kiện lịch sử thay đổi và tùy ở lực lượng so sánh giữa các giai cấp thay đổi. SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 10 [...]... vừa đấu tranh vừa chính trị vừa quân sự thì mới thấy rõ thế tiến công của cách mạng [7, tr.160] SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 19 17) 2.1 Đường lối bạo lực cách mạng của Đảng Bônsêvich trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga Chiến tranh. .. Luận cương tháng Tư trở thành cương lĩnh chiến đấu của toàn đảng BSV và giai cấp công nhân cách mạng Luận cương là bó đuốc soi đường cho Đảng BSV và giai cấp công nhân Nga nhanh chóng chuyển sang con đường mới, triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì sự thắng lợi của cách mạng XHCN 2.2 Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 19 17) Dưới ánh... sản trong cuộc cách mạng hiện nay" (mà sau này được gọi là Luận cương Tháng Tư), chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin đã tận dụng được quá trình đấu tranh cách mạng hòa bình để giành chính quyền cho đến bạo lực vũ trang một cách khôn khéo, mềm dẻo cho đến cứng rắn vì vậy càng thấy được tầm nhìn thâu tóm cách mạng trong tư tưởng của Lênin Thời kỳ cách. .. ta, cách mạng bạo lực mà Đảng ta đề ra là sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng, cho nên phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng, phát triển cả hai lực lượng chính trị và vũ trang Kháng chiến toàn dân phải kết hợp với các mặt trận và hình thức đấu tranh, trong đó đấu tranh quân sự là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, vì đây là hình. .. cho rằng, nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và giai cấp nông dân; cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới có nhiều khả năng thuận lợi và “hết sức gần” để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong tháng 1 năm 19 17, hàng trăm ngàn công nhân tham gia bãi công, sang tháng 2, con số này lên tới 40 0 ngàn người Ngày... binh sĩ đang giao chiến” [ 14, tr.1 37] Vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội là vấn đề giành chính quyền Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là sự tồn tại hai chính quyền song song Theo Lênin, “Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại chỉ phản ánh một thời kỳ quá độ trong sự phát triển của cách mạng, khi cuộc cách mạng này đã vượt quá khuôn khổ của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản thông thường,... giai cấp thống trị phải tuân theo ý chí của giai cấp cách mạng Mức độ cần thiết của sức mạnh đó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Đấu tranh chính trị có nhiều hình thức: từ việc tham gia bầu cử vào cơ quan nhà nước cho đến những cuộc biểu tình quần chúng, từ việc sử dụng diễn đàn nghị viện một cách hòa bình đến đấu tranh cách mạng giành chính quyền Nhiệm vụ chủ yếu của đấu tranh chính trị của giai... tế đối với hết thảy mọi cuộc cách mạng vô sản” [16,tr .43 8] Và Lênin coi sự kết hợp đó là đặc điểm của toàn bộ thời kỳ giông tố cách mạng Đương nhiên, không phải bất cứ hình thức đấu tranh chính trị nào cũng là bạo lực cách mạng Hoạt động đấu tranh chính trị mang ý nghĩa bạo lực cách mạng khi nó chủ trương chống lại sự đàn áp của cảnh sát và quân đội nhằm mục đích lật đổ chính quyền phản động Nó tạo... cách mạng sẽ diễn ra bằng phương pháp hòa bình, nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp công nông sẽ chuyển thành nền chuyên chính xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản”[35,tr.136] Trong điều kiện nước Nga sau cách mạng tháng Hai, khi những người cách mạng đang đứng trước ngã ba đường chưa tìm ra con đường thích hợp để tiếp tục đẩy cách mạng tiến lên, thì Luận cương tháng Tư của Lênin có ý nghĩa. .. phóng của nhân dân ta đến thắng lợi về cơ bản là con đường bạo lực Song, trong chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng của dân tộc ta, bạo lực cách mạng không đồng nghĩa với đấu tranh vũ trang và chỉ dựa vào đấu tranh vũ trang, mà còn đòi hỏi phải có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị Coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang và không ngừng tăng cường hiệu lực của đấu tranh quân sự là tuyệt . hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 19 17) , tôi đã chọn đề tài: Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 19 17) 2.1. Đường lối bạo lực cách mạng của Đảng Bônsêvich trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng. là hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 19 17) . 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung đề tài nghiên cứu hình thức đấu tranh chính