1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chợ phiên cam lộ (quảng trị) trước cách mạng tháng tám 1945

69 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

1 RỈÅÌNG ÂẢI HC SỈ PHẢM HÚ KHOA LËCH SỈÍ  LỈU THË NGUÛT CHỢ PHIÊN CAM LỘ (QUẢNG TRỊ) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hú, nàm 2014 MỤC LỤC 2 3 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Chương trình Tiếng Việt tiểu học 2000 được xây dựng theo quan điểm giao tiếp, tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Mục tiêu hàng đầu của dạy học Tiếng Việt được xác định là “rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong môi trường phù hợp lứa tuổi”. Dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp không những hướng đến mục tiêu dạy để giao tiếp mà còn chú trọng việc xây dựng nội dung, hệ thống phương pháp, phương tiện hỗ trợ để đảm bảo dạy bằng giao tiếp. Những định hướng về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện sau 2015 cũng nhấn mạnh việc phát triển một cách hiệu quả ở học sinh các năng lực học tập, trong đó có năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Từ định hướng “kĩ năng” sang những phác thảo mới mang tên “năng lực” là một sự vận động, “chuyển hóa về chất” các thao tác lời nói và thao tác trí tuệ. Xây dựng, chuẩn bị một tư liệu hỗ trợ học tập các đơn vị từ vựng tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực chính là một bước đi mới trong thời điểm chuyển giao này. 1.2. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” và như trên đã nói, dạy ngôn ngữ cần phải hướng tới việc dạy để giao tiếp và dạy bằng giao tiếp. Luyện từ và câu là một phân môn có nhiệm vụ làm giàu vốn từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ và cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là những nội dung dạy học khá thú vị trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Tính uyển chuyển trong biểu đạt nghĩa, giá trị gợi tả, biểu cảm cao từ những “thăng hoa” về nghĩa trong thực tiễn sử dụng từ được thể hiện khá rõ nét trong các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa. Khả năng vận dụng các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp rất thường xuyên. Việc xây dựng một tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa vì thế thật sự cần thiết và hữu ích. 1.3. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí và giáo viên tiểu học khá tích cực trong việc tập hợp, xây dựng các tư liệu dạy học Tiếng Việt. Mặc dù vậy, các tư liệu dạy học chỉ dừng ở mức độ đơn giản, riêng rẽ, chưa có 4 tính hệ thống, chưa đảm bảo được tính đa dạng, tính hấp dẫn Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5 nhằm hướng đến thiết kế một tư liệu đảm bảo được các yêu cầu giáo dục, đồng thời mang lại một kênh thông tin hữu ích để giáo viên và học sinh lựa chọn trong quá trình thực hành tiếng Việt. Tư liệu này cũng hi vọng có thể góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là các lớp từ vựng tiếng Việt có vị trí quan trọng, được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về Từ vựng học như Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) của Đỗ Hữu Châu; Nhập môn Ngôn ngữ học của Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán; Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn của Trương Chính; Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn. Các công trình nghiên cứu không những cung cấp một hệ thống các tri thức lí luận khái quát về lớp từ vựng có quan hệ về ngữ nghĩa mà còn khẳng định vai trò của các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp. Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn mang đến một tập hợp từ “gần âm, gần nghĩa” và bằng việc “cung cấp nghĩa trong tương quan với các từ trong từng nhóm, đủ để giúp cho sự phân biệt giữa các từ trong nhóm”, tác giả đã làm giàu thêm vốn từ cho người đọc, đồng thời phát triển kĩ năng so sánh, phân biệt nghĩa và năng lực vận dụng từ trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Vấn đề dạy học từ, dạy học từ vựng ở nhà trường phổ thông cũng được đề cập đến trong khá nhiều các công trình về phương pháp dạy học. Tiêu biểu là Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II của Lê Phương Nga; Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học của Lê Thị Thanh Nhàn; Dạy học Từ ngữ ở tiểu học của Phan Thiều – Lê Hữu Tỉnh. Mặc dù được viết trên nền của ngữ liệu dạy học cũ song cho đến nay, công trình của Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh vẫn còn nguyên giá trị. Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ vựng, trong đó tác giả đã giành rất nhiều trang viết cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong ngôn ngữ. Đặc biệt, từ cuốn sách này, mối quan hệ giữa lí luận ngôn ngữ và thực tiễn dạy học các đơn vị từ vựng được thể hiện một cách rõ nét. Những mô tả về nội 5 dung dạy học các lớp từ trên cùng những chỉ dẫn về cách thức, phương pháp tổ chức bài học thực sự có ý nghĩa với quá trình triển khai xây dựng tư liệu dạy học mà đề tài hướng tới. Về xây dựng tư liệu dạy học và các vấn đề lí luận liên quan đến định hướng dạy học giao tiếp, có thể kể đến các bài viết, các đề tài nghiên cứu sau:  Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint và Violet (đề tài khóa luận tốt nghiệp) của Hoàng Thị Huê.  Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ giải nghĩa từ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4, 5 bằng phần mềm PowerPoint và Violet (đề tài khóa luận tốt nghiệp) của Nguyễn Thị Yến.  Một số vấn đề về dạy học từ và câu ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp (bài báo) của Trần Thị Quỳnh Nga. Những tư liệu nêu trên đã cho chúng tôi nền tảng cơ sở lí luận vững chắc và định hướng quý báu trong việc triển khai đề tài. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh nhằm bổ sung, hoàn thiện tư liệu dạy học Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học; góp phần nâng cao chất lượng dạy học các lớp từ vựng tiếng Việt và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực giao tiếp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa; về định hướng dạy học giao tiếp. - Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học; thực trạng dạy học các lớp từ vựng tiếng Việt. - Sưu tầm, thiết kế nhằm hoàn thiện tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. 6 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa. - Hình thức tư liệu dạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích, xử lí nguồn tài liệu, tổng hợp thông tin và rút ra các kết luận sư phạm. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa. - Phương pháp thiết kế tư liệu dạy học: giúp hình thành nguồn tư liệu dạy học về các lớp từ vựng tiếng Việt. 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp Chương 2: Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tiếng Việt 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong Tiếng Việt 1.1.1.1.1. Từ đồng nghĩa Cho đến nay, trong các công trình ngôn ngữ học ở nước ngoài và các tài liệu Việt ngữ học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa. Mỗi định nghĩa nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới những góc độ riêng. Đỗ Hữu Châu trong cuốn Giáo trình Việt ngữ (tập 2) lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về từ đồng nghĩa: “Trong vốn từ hội của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa (tức là nghĩa của từ) là giống nhau; do đó, trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể có thể thay thế cho nhau được. Những từ này là những từ đồng nghĩa” [2; 63]. Với cách định nghĩa này, tác giả đã nêu ra đặc điểm của những từ đồng nghĩa: hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên, mức độ đồng nghĩa chưa được đề cập đến và cũng cần phải nói thêm rằng, về sau, Đỗ Hữu Châu đã nhìn nhận lại một cách khoa học hơn về tiêu chí “có thể thay thế cho nhau” của các từ đồng nghĩa. Chính vì lẽ đó, trong Giáo trình Giản yếu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đã đưa ra quan niệm tinh giản hơn về từ đồng nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa, hoặc nghĩa biểu vật, hoặc nghĩa biểu niệm”. Nguyễn Văn Tu, tác giả cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại lại giải thích: “Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng” (dẫn theo [17; 346]). Đây là một quan niệm khá hẹp, bởi 8 theo quan điểm này, các từ đồng nghĩa lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau được. Trong khi đó, Đỗ Xuân Thảo và Lê Hữu Tỉnh đã đưa ra nhận định trong giáo trình Tiếng Việt II: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh nhưng có chung ít nhất một nét nghĩa”. Theo quan niệm này, các từ đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau tùy theo số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất. Cho nên, cách định nghĩa này là quá rộng, không phù hợp với ngữ cảm về từ đồng nghĩa của người dùng tiếng Việt. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, tương đồng nhau về nghĩa và có phân biệt về một số sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng” (dẫn theo [17; 346]) và chỉ ra rằng: “Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh những tương đồng”. Đây là hướng quan niệm thỏa đáng được đông đảo người dùng chấp nhận hơn cả. Cách định nghĩa này vừa ngắn gọn vừa đầy đủ. Các tác giả đã đi vào chi tiết, cụ thể về khái niệm từ đồng nghĩa và chỉ ra được mức độ khác nhau của các từ đồng nghĩa, đó là phân biệt một số nét nghĩa về sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng. Điều đó thể hiện được nét bản chất của sự tồn tại hệ thống từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ. Có thể nói chính những khác biệt về sắc thái nói trên là lí do tồn tại của lớp từ này. Cũng như vấn đề định nghĩa từ đồng nghĩa, cách phân loại về từ đồng nghĩa có những khác biệt nhất định. Theo mô tả của Nguyễn Đức Tồn, từ đồng nghĩa có ba nhóm chính: - Các từ đồng nghĩa ý niệm: là các từ đồng nghĩa trung tính về phong cách, khác biệt nhau về sắc thái của ý nghĩa cơ bản, chung cho mỗi từ. Ví dụ: đừng – chớ có nghĩa chung là biểu thị ý “khuyên ngăn không nên làm điều gì”. Tuy nhiên, hai từ này có sắc thái ý nghĩa khác nhau ở chỗ: + Đừng biểu thị ý khuyên ngăn nói chung. Như: đừng làm ồn, đừng khóc nữa. + Chớ biểu thị ý khuyên ngăn không nên làm điều gì, thường cốt để tránh sự không hay nào đó, biểu thị thái độ dứt khoát hơn so với đừng. Như: Chớ ăn quả xanh, chớ uống nước lã. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (Tục ngữ). - Các từ đồng nghĩa phong cách: là những từ đồng nhất về ý nghĩa của chúng và khác nhau về màu sắc phong cách. 9 Có thể xác định một từ là từ đồng nghĩa phong cách khi đối chiếu nó với từ trung tính về phong cách tương ứng. Xem xét các cặp từ đồng nghĩa phong cách sau để thấy rõ đặc trưng của loại từ đồng nghĩa phong cách. Ví dụ: + Chân - Cẳng (khẩu ngữ) + Máy bay – Phi cơ (từ cũ) + Hói – Sói (từ địa phương) - Các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách: là những từ và các đơn vị tương đương của chúng biểu thị cùng một khái niệm hoặc cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan và khác nhau không chỉ về màu sắc phong cách mà còn khác nhau về cả sắc thái của ý nghĩa ở mỗi từ. Chẳng hạn có các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách như: trinh sát, do thám, thám thính. + Trinh sát: là từ thường dùng trong quân sự, có nghĩa là “dò xét, thu thập tình hình của đối phương để phục vụ tác chiến” như máy bay trinh sát, lính trinh sát + Do thám và thám thính tuy cùng có nghĩa “dò xét, nghe ngóng để thu thập tình hình” nhưng ngày nay thám thính đã ít dùng hơn; còn do thám thì thường dùng với sắc thái ý nghĩa xấu, để nói về thực dân, đế quốc xâm lược hoặc bọn phản cách mạng, nói chung về lực lượng phi chính nghĩa. Ví dụ: Địch tung gián điệp đi do thám. Tác giả Nguyễn Văn Tu từng đề xuất 2 cách phân loại từ đồng nghĩa đó là: từ đồng nghĩa phân loại theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc, từ đồng nghĩa về sắc thái ý nghĩa. Trong đó, mỗi loại lại được chia thành các tiểu loại nhỏ. - Từ đồng nghĩa phân loại theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc: + Từ cũ và từ mới cùng tồn tại Ví dụ: học trò (cũ) – học sinh (mới) + Từ địa phương và từ của tiếng phổ thông cùng tồn tại Ví dụ: bố, cha (từ phổ thông) – tía (miền Nam) + Từ thuần Việt và từ vay mượn cùng tồn tại Ví dụ: bệnh nhân (từ gốc Hán) – người bệnh (từ thuần Việt) + Thuật ngữ và từ thường dùng cho toàn dân cùng tồn tại Ví dụ: trần bì (thuật ngữ đông y) – vỏ quýt (thường dùng) - Từ đồng nghĩa phân loại theo sắc thái ý nghĩa + Sắc thái tình cảm: những từ này không khác nhau về nghĩa mà chỉ khác nhau về thái độ của người nói đối với sự vật. Ví dụ: khái niệm ăn được biểu thị bởi các từ như ăn, xơi chén, táp + Về phạm vi to – nhỏ, rộng – hẹp khác nhau 10 Ví dụ: lâu đài và nhà là hai từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về phạm vi to, nhỏ. Lâu đài là cái nhà to của những nhà quyền quý thời xưa; còn nhà chỉ chung chỗ ở. + Về mức độ khái quát khác nhau Ví dụ: Từ cây cụ thể hơn từ ghép cây cối. + Về mức độ năng – nhẹ, cao – thấp khác nhau Ví dụ: ngại có mức độ nhẹ hơn sợ, kinh lại có mức độ cao hơn sợ. + Về thái độ thân mật, kính trọng hay bình thường Ví dụ: các từ chết, mất, toi mạng, từ trần Chết: thái độ bình thường Mất: thái độ thân mật Toi mạng: thái độ khinh thường Từ trần: thái độ kính trọng + Về phương pháp hay phương tiện khác nhau Ví dụ: xóa, gạch, tẩy Xóa: làm cho mất đi vết tích bằng giẻ lau hoặc bằng bút. Gạch: xóa đi bằng một nét thẳng (bút, phấn ) Tẩy: xóa bằng cái tẩy 1.1.1.1.2. Từ trái nghĩa Tác giả Giản yếu về từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt đã đưa ra nhận định “Đối lập với hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa là hiện tượng giữa các từ (hay ngữ cố định) có nghĩa trái ngược nhau”. Cách định nghĩa này chủ yếu dựa vào nghĩa của từ hoặc ngữ cố định để xác định từ trái nghĩa. Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến thì lại có định nghĩa về từ trái nghĩa trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt như sau: “Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.” Dễ thấy rằng nếu cách quan niệm về từ đồng nghĩa cũng như cách gọi tên bộ phận từ này của giới nghiên cứu chưa thực sự thống nhất thì với lớp từ trái nghĩa, các ý kiến dù được diễn đạt ít nhiều có khác nhau song hầu như không có sai biệt lớn. Về cơ bản, từ trái nghĩa được hiểu như sau: “Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau”. Định nghĩa này đã nêu ra hai thuộc tính cơ bản chủ chốt của từ trái nghĩa đó là: mang nghĩa đối lập và nằm trong thế quan hệ tương liên – dựa vào sự thống nhất trong quan hệ ngữ nghĩa. Ví dụ: cao – thấp, dài – ngắn, lớn – bé, [...]... phát triển, biến đổi nghĩa của từ gồm hai loại là nghĩa gốc và nghĩa phái sinh (nghĩa nhánh) Nghĩa gốc là nghĩa có trước Ví dụ: nghĩa gốc của “đầu” là “bộ phận trên hết hoặc trước hết của thân thể người hoặc loài vật, chứa bộ não”; của “xuân” là “mùa xuân đầu tiên của năm, từ tháng giêng đến tháng ba” Nghĩa phái sinh là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc Ví dụ: Từ “đầu” và từ “xuân”... quan trọng trong việc định hướng cách trình bày hệ thống tư liệu Để xây dựng một hệ thống tư liệu hoàn chỉnh trên phần mềm Microsoft PowerPoint, chúng tôi tiến hành các công việc sau: - Xác định những kiến thức tổng hợp về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa chính yếu - Tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, thông tin cần thiết - Định hướng thứ tự, cách sắp xếp các mục một cách có hệ thống và dễ sử dụng... ngôn ngữ kích thích mạnh mẽ hứng thú tiếp nhận, tạo được sự hào hứng cho học sinh Điều này cũng đồng nghĩa với việc thành công trong truyền thụ kiến thức có thể đạt được một cách dễ dàng hơn Các từ đồng nghĩa mang đến lợi ích về cách thức biểu đạt nghĩa, tránh lỗi lặp trong dùng từ Học sinh sẽ thấy được cái hay khi cùng một sự vật hiện tượng, tính chất, trạng thái, hoạt động lại được biểu thị bởi rất... cho học sinh 28,6% ý kiến cho rằng nó tiết kiệm thời gian lên lớp của giáo viên và 14,3% ý kiến cho rằng việc tin học hóa tư liệu giúp chuyển tải đến các giáo viên một cách dễ dàng Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động vẫn còn một khoảng cách nhất định Điều này còn phụ thuộc vào sự thành công của việc xây dựng tư liệu Trên thực tế, việc xây dựng tư liệu dạy học còn mang tính tản mạn, rời rạc Giáo viên... thế như đang tiến về phía trước Lui có các nghĩa là di chuyển ngược lại trong không gian theo bất cứ tư thế nào còn; chỉ hành động trừu tượng hoặc hành động diễn ra không phải trong không gian Người ta chỉ nói Tôi xin rút lui ý kiến chứ không nói Tôi xin rút lùi ý kiến - Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hòa về mặt phong cách, có tần số xuất hiện... nhờ mở rộng hay thu hẹp nghĩa Ví dụ: (1) Tạo từ nhiều nghĩa thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ + Sự giống nhau về hình thức: răng người/ răng bừa, răng cào 17 + Sự giống nhau về màu sắc: màu da cam, màu cánh sen, màu cà phê + Sự giống nhau về chức năng: đèn dầu, đèn Hoa Kì, đèn điện + Sự giống nhau về âm thanh: tiếng người hú, tiếng gió hú, tiếng chó sói hú (2) Tạo từ nhiều nghĩa nhờ mở rộng... tiếng mẹ đẻ ở nhà trường là triệt để phục vụ cho năng lực giao tiếp”; còn chương trình dạy tiếng Pháp của bang Quy-bách (Canađa) thì cho rằng: “Việc sử dụng lời nói như một công cụ giao tiếp phản ánh trước hết qua một tổng thể các kĩ năng” [16; 14-15] Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng được xem là một định hướng cơ bản, xuyên suốt chương trình Tiếng Việt hiện hành ở tiểu học Nguyên tắc... cần nắm 18 nhu cầu nói, viết của học sinh để có thể xây dựng những tình huống giao tiếp giả định phù hợp, tạo sự hứng thú, hấp dẫn các em tham gia Bên cạnh đó, cần tạo những kích thích giao tiếp bằng cách đặt người học vào những cảnh huống ngôn ngữ với những nhiệm vụ cần giải quyết bằng con đường giao tiếp - Tạo hoàn cảnh giao tiếp tốt, tích cực và thân thiện Người tổ chức cần xây dựng những tình huống... dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp khá “ưu ái” phương pháp sử dụng trò chơi học tập Trò chơi học tập còn là một hình thức dạy học nhằm hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh một cách sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập cho học sinh Trò chơi học tập cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng, có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn, phù hợp... tập là vào cuối tiết học, lúc học sinh có dấu hiệu mệt mỏi Phương pháp thực hành giao tiếp, ngay tên gọi, đã mang đến một luồng sinh khí mới cho dạy học tiếng hiện nay Phương pháp thực hành giao tiếp là cách thức sử dụng các bài tập tình huống giao tiếp để rèn cho học sinh năng lực ngôn ngữ Với việc đóng vai các nhân vật trong những tình huống giao tiếp giả định đó, học sinh sẽ thực hành các hành vi ngôn . 1 RỈÅÌNG ÂẢI HC SỈ PHẢM HÚ KHOA LËCH SỈÍ  LỈU THË NGUÛT CHỢ PHIÊN CAM LỘ (QUẢNG TRỊ) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hú, nàm 2014 MỤC LỤC 2 3 MỞ ĐẦU 1 phong cách: là những từ đồng nhất về ý nghĩa của chúng và khác nhau về màu sắc phong cách. 9 Có thể xác định một từ là từ đồng nghĩa phong cách khi đối chiếu nó với từ trung tính về phong cách. nghĩa có trước. Ví dụ: nghĩa gốc của “đầu” là “bộ phận trên hết hoặc trước hết của thân thể người hoặc loài vật, chứa bộ não”; của “xuân” là “mùa xuân đầu tiên của năm, từ tháng giêng đến tháng

Ngày đăng: 13/11/2014, 10:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học TiếngViệt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
2. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ(tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1962
3. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Trương Chính (2006), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2006
5. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Hoàng Thị Huê (2011), Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở TH với sự hỗ trợ của phần mềm P.P và Violet, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng HSGTiếng Việt ở TH với sự hỗ trợ của phần mềm P.P và Violet
Tác giả: Hoàng Thị Huê
Năm: 2011
7. Bùi Văn Huệ (2001), Giáo trình tâm lí học tiểu học, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 2001
8. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009
9. Trần Thị Quỳnh Nga (2013), Một số vấn đề về dạy học từ và câu ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp, Tạp chí giáo dục, số 314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dạy học từ và câu ở tiểu học theoquan điểm giao tiếp
Tác giả: Trần Thị Quỳnh Nga
Năm: 2013
10. Lê Thị Thanh Nhàn (2013), Từ vựng Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2013
11. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh (2002), Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học
Tác giả: Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
12. Nguyễn Đức Tồn (2011), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đồng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2011
13. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2013), SGK Tiếng Việt lớp 5(tập 1),NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
14. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2004), SGV Tiếng Việt lớp 5 (tập 1),NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên" (2004), "SGV Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
15. Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
16. Nguyễn Trí (2009), Môt số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môt số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ởtiểu học
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
17. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w