1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

17 904 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì

Trang 1

TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ:

THƠ XUÂN DIỆU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LÃNG MẠN VIỆT NAM 1932-1945

ĐỀ TÀI

ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH

MẠNG THÁNG TÁM 1945

Học viên : Kiều Thị Loan Lớp :Cao học K56 Nhóm : 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

Trang 2

MỞ ĐẦU

Xuân Diệu là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất, nổi bật nhất của phong trào thơ mới 1932 - 1945 Thơ Xuân Diệu đắm say, rạo rực một tình yêu mãnh liệt, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu trần thế… Với cá tính độc đáo và mạnh mẽ, Xuân Diệu đã đem đến góp vào cho thơ Mới một phong cách nghệ thuật thật tiêu biểu, thật nổi bật và cũng thật riêng tư, thật khác biệt Thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời Không gian nghệ thuật là một bộ phận, một yếu tố hợp thành, là diện mạo của cái thế giới nghệ thuật đó

Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật

mà nhà văn đã sáng tạo nên Không gian trong thơ được cảm nhận qua con mắt tinh tế

và tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của người nghệ sĩ Những không gian nghệ thuật tô điểm cho thơ vẻ đẹp từ điểm nhìn thẩm mỹ của thi nhân Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nhận xét: "Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có Thơ là nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng"

Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì chống lại được của thời gian kéo theo bao nhiêu là tàn phai, úa héo, phôi pha… Có thể nói sự than vãn về sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám Nhưng không gian nghệ thuật cũng là một phương diện thể hiện theo cách khác

những cảm hứng và bản sắc sáng tạo của nhà thơ Qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương

Trang 3

cho gió người đọc sẽ hiểu những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật trong

thơ Xuân Diệu

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

Con người là một tổng thể của không gian và thời gian nghĩa là: "Nó như một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, một thế giới trong đại thế giới" Đối với tác phẩm văn học con người xuất hiện với tư cách là trung tâm kiến giải của mọi vấn đề và không gian thời gian nói chung, cũng như không gian nói riêng và yếu tố làm nền để những kiến giải đó được xây dựng và thể hiện một cách hợp lý Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp

phần biểu hiện cho quan niệm ấy Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì không gian là

"hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó".Người nghệ sĩ khi chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn

và một trường nhìn nhất định Chính yếu tố này sẽ chi phối đến việc cảm thụ không gian của tác giả Ngoài không gian vật thể, địa lý, còn xuất hiện không gian tâm lý trong văn hoc

Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của hiên thực cuộc sống như: thời gian, xã hội, đạo đức hoặc mang tính địa điểm, tính phạm vi Không gian nghệ thuật còn góp phần trong việc thể hiện một cách tích cực hoặc hạn chế những nét tính cách của con người Ví dụ như trong một không gian thoải mái, tự do con người được vùng vẫy với chính mình, ở đó

họ cũng bộc lộ con người thật của mình, cũng như những suy nghĩ, ước mơ hay khát vọng của bản thân Ngược lại, nếu không gian chi phối họ thì phần nào đó họ phải thay đổi cách sống cho phù hợp, phải điều chính những suy nghĩ cá nhân để thích nghi Ngôn ngữ không gian nghệ thuật rất đa dạng và nhiều phạm trù: cao thấp, xa -gần, trên - dưới tuỳ thuộc vào ý đồ của tác giả song mục đích chính là, sử dụng để

Trang 4

biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội, trong đó con người là tâm điểm

Không gian nghệ thuật cũng như thời gian nghệ thuật là một trong những yếu

tố quan trọng của thế giới nghệ thuật.Nó vừa là hình thức tồn tại của hình tượng, vừa

là một lĩnh vực quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học Không gian trong thơ được cảm nhận qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của người nghệ sĩ Những không gian nghệ thuật tô điểm cho thơ vẻ đẹp từ điểm nhìn thẩm mỹ của thi nhân Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nhận xét: "Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có Thơ là nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng" Như vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại Mặt khác đó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình Khám phá thế giới nghệ thuật thơ không thể không khai thác không gian nghệ thuật ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của nó Nó là mấu chốt quan trong giúp người đọc hình dung được người nghệ

sĩ đang đứng điểm nhìn nào để đánh giá sự việc Xét cho cùng nếu không có không gian nghệ thuật thì văn cũng như thơ mất đi một hình thức quan trọng khi xây dựng thế giới nghệ thuật

II KHÔNG GIAN TRONG THƠ XUÂN DIỆU

1 Thơ Xuân Diệu - một không gian trần thế xinh đẹp đầy sức sống và vô cùng quyến rũ.

Xuân Diệu là nhà thơ của lòng yêu đời và niềm say mê ân ái Nếu thời gian trong thơ ông nghiêng về trục hiện tại với ý thức của nhân vật trữ tình là được tồn tại, được sống, được yêu và nếm trải thì không gian trong thơ ông tất yếu phải là một không gian trần thế tươi đẹp, đầy sức sống với sự quyến rũ ngọt ngào tâm hồn và tinh thần sống của thi nhân Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” Đã hơn

Trang 5

hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại

1.1 Không gian trong thơ Xuân Diệu có thể là không gian tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của con người Trong không gian ấy, những hiện tượng và sự vật chủ yếu là trăng, hoa, cây, lá, vườn, nắng, mưa, mây, gió, sương, những con đường những dòng sông, những dẫy núi và thấp thoáng một ít gương mặt tuổi trẻ xung quanh những câu chuyện tình tự lứa đôi

Xuân Diệu là nhà thơ luôn yêu đời và yêu người tha thiết Không gian trần thế trong thơ Xuân Diệu là sự đối lập hoàn toàn với thế giới hư ảo thiên đường và địa ngục Xuân Diệu đã tự tay xây dựng lấy phần không gian của mình sao cho thật vui tươi chan hoà Nó là thế giới kỳ diệu của thiên nhiên với những " nụ cười xuân ", những đêm trăng

" huyền diệu " những " sương mờ ", có thể nói đây mới thực sự là thiên đường của Xuân Diệu :

Sao muôn chấm cứ mơ hồ toả mộng Anh bế em vào ẩn giữa lòng đêm Giữa lòng anh tơ giăng như mắc võng

Em nằm đi, anh ru giấc êm đềm (Điệu tình)

Bất cứ bài thơ tình nào của Xuân Diệu cũng mang theo âm hưởng của cuộc đời Thơ tình của Xuân Diệu vừa bộc lộ những khát khao lành mạnh của nhịp sống trần thế vừa hết sức thanh tao mơ mộng.Từ khung cảnh không gian thấm đẫm hương tình, nơi gặp gỡ của những tình cảm yêu đời, yêu người tha thiết, nơi con người với

những cung bậc yêu thương như “bóng ân ái”, “ môi giao hoà “, “yêu”, “hẹn hò”,

“tương tư” Xuân Diệu đã không cam lòng để cho ngày tháng trôi qua trong mỏi

mòn vô vị Dường như đây mới là thiên đường thực sự trong thơ ông

Tay ân ái như những làn thân thể

Đã ôm đời vào ngực để mơn ru Thu biếc tỏ hè nâu, thơm vị quế

Trang 6

Xuân như đàn, đông cũng quyện đường tơ (Tình mai sau)

1.2 Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu tràn ngập âm sắc quyến rũ của trần gian, phản chiếu một cách sinh động nỗi đam mê lớn lao đối với cuộc đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi sĩ

Một trong những không gian tiêu biểu của thơ Xuân Diệu là không gian vườn Vườn ở đây cớ thể là một không gian trừu tượng của trần thế, đối lập với cõi âm tăm tối, cũng có thể là không gian tượng trưng không gian tâm hồ của nhân vật trữ tình

Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh

và hương vị nhưng nhiều hơn cả lại là những khu vườn thiên nhiên cụ thể Nó không giống vườn địa đàng của Huy Cận vắng bóng người mà những khu vườn tự nhiên ấy lại được miêu tả với những hình ảnh ngập tràn hoa lá, cỏ cây, chim chóc và hòa hợp với con người

Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất, Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

(Vội vàng)

Có khi không gian vườn ấy lại được mô tả lung linh dưới ánh nắng lunh linh

rực rỡ với “Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều – Bên màu hoa mới thắm như kêu”;

“Son sẻ trời như mười sáu tuổi – Má hồng phơn phớt mắt long lanh” Và hàng loạt

các hình ảnh rực rỡ dưới cái nắng nơi khu vườn trần thế ấy được phát sáng càng khơi

dậy ở nhà thơ khát vọng sống và khát vọng tận hưởng cho no nê, cho đã đầy thỏa cơn

khát thèm

Nhưng cũng vẫn khu vườn ấy khi đêm về, nó lại được tắm mình dưới ánh

trăng tạo nên một không gian ghép vườn – trăng độc đáo

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá

Trang 7

Ánh sáng tuôn đầy các lối đi Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ

Im lìm, không dám nói năng chi.

(Trăng)

Thi sĩ như lạc vào một khu vườn kì ảo, ngập tràn trong ánh trăng Trăng đẹp quá! Ánh trăng như đang luồn qua từng cành cây, kẽ lá, “ tuôn đầy các lối đi” Đúng

là chỉ có Xuân Diệu mới cảm nhận trăng như thế Ánh sáng mà “tuôn” như dòng nước vậy sao? Kì lạ thật Có phải ánh trăng đang tuôn chảy hay chính lòng thi sĩ đang tuôn trào cảm xúc trước đêm trăng? Có thể lắm chứ Trước đêm trăng đẹp như thế, thơ mộng như thế lòng ai có thể chai lì, vô cảm nhất lại là hồn thơ Xuân Diệu

Suốt hai tập thơ, Xuân Diệu chưa một lần miêu tả những khu vườn ấy trong đêm đen kịt Diều đó cũng chứng tỏ rằng cảm nhanạ của Xuân Diệu luôn hướng về ánh sáng Thông minh hơn ông không chỉ dừng lại ở cách miêu tả khu vườn bằng thị giác với màu sắc và đường nét mà ông đã kết hợp hài hòa nó với âm thanh và hương

vị để khiến cho không gian đó trở nên lung linh và mang hơi thở của sự sống

Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang, Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá

Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.

Trong Nhị hồ ta cũng bắt gặp tương tự

Cây cỏ bình yên; khuya tĩnh mịch Bỗng đâu lên khúc Lạc âm thiều

Nhị hồ để bốc niềm cô tịch, Không khóc, nhưng mà buồn hiu hiu

Cũng có lúc không chỉ dừng ở đó, không gian ấy còn được tổ chức theo hình thức hài hòa từ cao - thấp, từ bầu trời - mặt đất

Một tối bầu trời đắm sắc mây, Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy.

Trang 8

Hoa nghiêng xuống cỏ , trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu , một tối đầy.

(Với bàn tay ấy)

Xuân Diệu cũng đặc biêt chú ý tới gió khi mô tả không gian đêm với gió du

dương, gió đượm buồn, gió đào thỏ thẻ Có lúc gió như một sợi dây nối liền bầu trời

-mặt đất, nhiều khi gió hiện lên như một trang phong lưu trong câu chuyện sự tích về các loài hoa để cả khu vườn trở thành nơi tình tự, “trăng gió” của các loài hoa trong khu vườn ấy

Gió canh khuya hay nghìn ngón tay ôm Trăng mối lái phủ màng tơ mơ mộng

Không gian trong thơ Xuân Diệu từ “vườn” tới “vườn trăng” và “ gió” và

“trăng”, từ không gian cụ thể, xác định, tới không gian trừu tượng Nhà thơ cất cánh nàng thơ phiêu du theo gió tranưng với bầu trời nhưng rồi điểm dừng an toàn của hồn thơ ấy vẫn quay trở về với chốn “vườn trần” như một nơi trú ngụ an toàn

Gió nọ mà baylên lên nguyệt kia, Thêm đêm sương lạnh xuống đầm đìạ Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ, Hoa bưởi thơm rồi : đêm đã khuya

(Buồn trăng)

1.3 Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là một không gian " vừa tầm tay với của con người" Trong cái không gian ấy, tất cả đều đáng yêu, tươi tắn, gần gũi và thân thiện Đó là một không gian cho con người

Cùng với không gian “vườn” thì trong thơ Xuân Diệu còn có không gian của

“con đường” là một trong những sự hóa thân của không gian trần thế chứa đựng nhiều

ẩn ý Con đường trước hết phải là một không gian cụ thể, nhưng đồng thời đó cũng mang nghĩa của con đường đời hay con đường tình Con đường ấy lúc đông, lúc vắng, lúc lại tấp nập, vui vẻ, huyên náo, khi lại vắng lặng thưa thớt

Trang 9

Khi vui thì con đường đó trở thành không gian đám đông, mang tâm trang vui vầy và giữa dòng đời hối hả

Tôi dạo thanh bình giữa phố đông Một luồng ánh sángxô qua mặt Thắm cả đường đi, rực cả đời (Tình qua)

Còn khi tâm trạng buồn thì con đường đó lại là không gian sở hữu của cá nhân

cái tôi trữ tình: “Tôi là một kẻ làm thơ thẩn – Cúi nhặt thơ rơi giữa sỏi đường” hay

“Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách – Mà tình yêu là quán trọ bên đường” Nét

quen thuộc của không gian con đường trong thơ Xuân Diệu, đó là những con đường

quê với tâm trạng nhớ nhung cùng những hồi ức đậm nhạt với các bài thơ như :Ngã

ba, Buổi chiều Đôi khi con đường quê ấy lại trở thành cô đơn trống trải của sự

hoang vắng khi nó bắt gặp tâm trạng buồn, cô đơn của thi nhân “Cảnh thưa thớt chỉ

một con đường vắng” hay “Những đêm đông dạt bước ở trên đường” để rồi ở một

khoảnh khắc nào đó thi nhân nhận thấy mình như “Khách lữ hành mệt mỏi nỗi đường

xa”.

Ấn tượng hơn với không gian con đường trong thơ Xuân Diệu đó dường như

là sự xuất hiện của con đường với nghĩa là con đường tình yêu

Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

(Thơ duyên)

Có lẽ nào "con đường nhỏ nhỏ" ở đây là con đường tình! - "lả lả cành hoang"

là sự lơi lả tình tứ Con đường như dụi đầu vào gió, cành hoang ngả mình vào nắng Tác giả lạc bước vào vương quốc của tình yêu nên nhận ra một biến đổi kỳ diệu vừa diễn ra trong trời đất Tiêu biểu cho sự bày tỏ tình yêu – sự sống bằng cảm quan hết

Trang 10

sức tinh nhạy và vi tế của hồn thơ Xuân Diệu, con đường ấy mang theo cái tài hoa, bay bướm của “ chàng hoàng tử” của thơ mới

Trong thơ Xuân Diệu, con đường cũng là không gian của những tình cảm

chớm nở đầu đời của những trái tim non tuổi học trò (Thơ duyên, Lưu học sinh), là nơi sinh tụ tình cảm yêu thương nhung nhớ (Gặp gỡ) Lúc gặp gỡ con đường bừng lên sắc vui tươi háo hức(Rạo rực, Xuân không mùa), khi chia ly thì con đường cũng lại đầy lưu luyến (Tình qua) Có nghĩa là không gian của những con đường tình yêu ấy

mang đậm dấu án xúc cảm của cái tôi trữ tình Đó chính là không gian của cái tôi cá nhân

2.Thơ Xuân Diệu - một không gian tình ái

Thơ Xuân Diệu nổi bật với cái tôi trữ tình khát khao giao cảm với đời Có lẽ

vì thế mà cái tôi trữ tình ấy luôn gắn với không gian là nơi đón nhận và giao cảm với tình yêu, với thiên nhiên vạn vật và với cuộc sống của “nhà, căn phòng” hay là

“quán” “Đây là quán tha hồ muôn khách đến”.

Trong không gian của căn phòng, nhà thường xuất hiện hình ảnh của nhân vật trữ tình giữa không gian trống trải:

Buổi chiều ra cửa sổ Bóng chụp cả trời tôi

Ôm mặt khóc rưng rức

Ra đi là hết rồi (Viễn khách)

Đôi khi, xuất hiện nhân vật thứ hai và căn phòng ấy lập tức lại trở thành nơi

tình tự với những giận hờn, những âu yếm trong (Xa cách), những lời mời mọc ân ái trong Lời kĩ nữ

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;

Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi.

Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;

Khách không ở, lòng em cô độc quá.

Ngày đăng: 27/03/2015, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w