ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội TỈNH NGHỆ AN GIAI đoạn 2006 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN MÔN: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 -2010 Nhóm SV: Nhóm 8 Huế, 09/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 -2010 Nhóm SV: Nguyễn Thị Vân Anh Nguyễn Đình Đức Phan Thị Hiếu Nguyễn Thị Lan Hương Lê Thị Loan Nguyễn Thị Nhung Lê Thị Minh Tâm Hoàng Thị Lệ Thiết Đặng Thị Thúy Hồ Văn Tình Hồ Thị Tuyết Nguyễn Tài Tuyết Huế, 09/2012 LỜI MỞ ĐẦU Quy hoạch kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2020 được xây dựng trong điều kiện dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi nên các mục tiêu đề ra khá cao, có tính đột phá. Tuy nhiên thực tế trong 5 năm 2006-2010 đã diễn ra không thuận lợi như dự báo: tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng tài chính tác động .); thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và đời sống i . Tình hình thế giới cùng có nhiều biến động, suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh cục bộ, bạo loạn, khủng bố một số khu vực trên thế giới, tác động của biến đổi khí hậu, động đất . cùng làm tác động đến trong nước và trong tỉnh. Tuy vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đã đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Các ngành kinh tế - xã hội giữ được ổn định, trong đó có những lĩnh vực tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 2006-2010 1. VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế * Trong 5 năm 2006-2010 kinh tế có bước phát triển, thực hiện cơ bản các mục tiêu Quy hoạch của giai đoạn: Trong hai năm đầu (2006, 2007) kinh tế tăng trưởng khá cao (trên 10,5%). Từ cuối năm 2007 chịu ảnh hướng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây hậu quả nặng nề, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 vẫn đạt 9,77%. Tổng GDP đạt 16.388 triệu đồng (Giá 1994), đạt 90% mục tiêu quy hoạch. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 14,19 triệu đồng/người/năm (5,94 triệu đồng Giá 1994/MT QH 5,7-6 triệu đồng), tăng 2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ. Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy nhưng do xuất phát điểm ban đầu thấp nên trong tương lai, nếu chỉ duy trì mức tăng trưởng như hiện nay thì Nghệ An không thể tăng đáng kể phần đóng góp của tỉnh cho GDP của toàn vùng, nhất là về công nghiệp và dịch vụ, và khoảng cách phát triển giữa tỉnh với cả nước vẫn chưa đạt (GDP bình quân đầu người mới đạt 60,5% của cả nước) . - Nông, lâm, ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, dịch bệnh, song với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và nhiều cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời nên vẫn có bước phát triển khá: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm đạt trên 5,12%/MT quy hoạch 5,3-5,5%; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng cao; cơ cấu kinh tế nội ngành và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển dịch theo hướng tích cực . Đạt mục tiêu sản lượng lương thực ổn định ở mức trên 1 triệu tấn/năm. Mở rộng và đầu tư thâm canh các vùng cây nguyên liệu tập trung, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu; diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp tăng khá. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp được đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô công nghiệp ở Phủ Quỳ (TH) bước đầu có tác động đột phá về công nghệ và chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp thuần tăng từ 36% năm 2005 lên 41,4% năm 2010. Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá: Công tác quy hoạch và điều chỉnh diện tích 3 loại rừng đã chú trọng phát triển rừng kinh tế, rừng nguyên liệu. Tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng gắn với cải tạo rừng nghèo kiệt nên đã tăng độ che phủ rừng từ 47% năm 2005 lên 53%/mục tiêu 53%. Đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến thuỷ sản. Làm tốt công tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản: Hệ thống trại sản xuất giống thuỷ sản được đầu tư khá đồng bộ và đã phát huy hiệu quả. Sản lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản đều đạt và vượt mục tiêu quy hoạch. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 65,7%; có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh. Đời sống nông dân từng bước được nâng lên; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Các vùng sản xuất chuyên canh đã được hình thành và phát triển theo quy hoạch, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến (vùng mía Phủ Quỳ, chè ở vùng Tây Nam, dứa ở Quỳnh Lưu, sắn ở Thanh Chương, .). - Công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng: Giá trị sản xuất công nghiệp -xây dựng tăng khá, bình quân 5 năm đạt 15,28%/Mục tiêu quy hoạch 17-18%. Đã xác định và tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và đồ uống, công nghiệp chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, dệt may . Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; nhiều nhà máy lớn được xây dựng, nâng cấp: Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh lên 50 triệu lít/năm, xây dựng nhà máy bia Sài Gòn- Sông Lam 100 triệu lít/năm, bia Hà Nội- Nam Cấm 50 triệu lít/năm, Nhà máy xi măng Anh Sơn, Nhà máy xi măng 19/5 Anh Sơn; Xi măng Đô Lương, xây dựng các công trình thuỷ điện với tổng công suất trên 724 MW; nâng cấp rượu Vodka 3 triệu lít/năm, bao bì Sabeco . Một số nhà máy đã đi vào hoạt động, nhiều sản phẩm tăng nhanh so với đầu nhiệm kỳ (bia, xi măng, gạch, thiếc, bao bì). Công tác tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện tích cực, công tác khuyến công được đẩy mạnh, nhờ vậy các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và hiệu quả hơn; các loại hình kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh. - Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền, một số ngành có tốc độ phát triển cao hơn mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng GTSX dịch vụ bình quân hàng năm đạt 11,3%/MT quy hoạch 11-12%. Ngành thương mại tiếp tục được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch chuyển biến khá mạnh, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư: Nâng cấp cửa khẩu Nậm Cắn thành cửa khẩu quốc tế, hình thành cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ; tiếp tục đầu tư xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch, triển khai dự án xây dựng quần thể nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Xô viết Nghệ Tĩnh, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn; hình thành và phát triển các cụm, tuyến du lịch mới; chủ động tham gia vào các tuyến, các chương trình du lịch quốc tế; từng bước xây dựng Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò thành trung tâm lưu trú và trung chuyển khách du lịch. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 19%/Mục tiêu 20-25%. Số lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm. Các ngành dịch vụ khác, như: Vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng . phát triển nhanh, cơ bản đạt và vượt mục tiêu quy hoạch. Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, quy mô ngày càng tăng. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,35%; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 29,30% lên 33,70%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,95% năm 2010. Xét về mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP, trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp nhiều nhất 47,3%, tiếp đó là khu vực dịch vụ đóng góp 39,5%, khu vực nông - lâm - ngư (13,2%). Như vậy, mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên rất nhanh (1,64 lần) trong khi mức đóng góp của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm rất nhanh (1,84 lần). Điều này thể hiện sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo định hướng phát triển các thành phần kinh tế với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là khu vực kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún, đơn giản, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung ương quản lý) giảm về tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn tỉnh từ 35,5% năm 2005 còn 33,92% năm 2010. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Năm 2010 khu vực này đóng góp 1,19% cho GDP tỉnh. Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh theo thành phần kinh tế Đơn vị : %, giá hiện hành Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số 100,00 100,00 100,00 - Khu vực kinh tế nhà nước 33,96 35,51 33,92 - Ngoài nhà nước 65,36 62,88 64,89 + Khu vực Tập thể 22,75 10,93 0,79 + Khu vực tư nhân 42,65 51,95 64,0 Trong đó : Hộ cá thể phi N-L-N 41,62 41,89 51,50 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,68 1,61 1,19 Nguồn: Niên giám Thống kê - Cục Thống kê Nghệ An. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Khu vực đồng bằng, ven biển (gồm 9 huyện, thành, thị) là khu vực đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã tăng từ 67,44% năm 2005 lên 69,60% năm 2010. Các hoạt động kinh tế phát triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây. Khu vực miền núi (gồm 11 huyện, thị) tăng trưởng khá hơn do khai thác tốt hơn các tiềm năng sẵn có. Kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến bộ, hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh. Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng mở rộng, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được hoàn thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình thành và phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ . phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn như mô hình kinh tế trang trại trong trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông – lâm kết hợp, mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy hoạch đề ra (về cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và lãnh thổ) diễn ra đúng hướng và phù hợp với mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhưng tốc độ chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng và chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa mạnh. Nhiều ngành dịch vụ (nhất là thương mại, vận tải, du lịch) chưa phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội sẵn có, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường .). Nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, nhất là du lịch biển, chưa được đầu tư khai thác hợp lý do thiếu vốn, làm hạn chế đáng kể mức độ đóng góp của ngành cho tỉnh về GDP và tạo việc làm. Tuy tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng khá (từ 65,59% năm 2005 lên 71,54% năm 2010) nhưng chủ yếu do tăng tỷ trọng GTGT của ngành dịch vụ. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến chưa được khai thác. Tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp thuần còn cao. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. 1.3. Thu chi ngân sách Thu ngân sách hàng năm tăng khá, năm 2010 đạt 6.199,8 tỷ đồng (5.078,6 tỷ đồng không tính ghi thu ghi chi và các khoản không cân đối)/mục tiêu quy hoạch 5.000- 5.500 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với đầu nhiệm kỳ, đạt tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm 25%/năm. Chi ngân sách đã có nhiều cố gắng, cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách, tăng dần chi tích luỹ cho đầu tư phát triển, giảm mạnh những khoản chi mang tính bao cấp trong ngân sách. 1.4. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp Thu hút đầu tư có bước chuyển biến mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2006-2010, thu hút 287 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 99 ngàn tỷ đồng, trong đó có một số dự án có quy mô lớn. Tổng vốn đầu tư xã hội được huy động đạt 76 ngàn tỷ đồng/mục tiêu quy hoạch 70-75 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với 5 năm trước, trong đó nguồn huy động trong dân chiếm 20%, đầu tư nước ngoài 5,5%. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại hoạt động theo luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp được sắp xếp đã hoạt động ổn định và hiệu quả hơn; các loại hình kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh. Số doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn tăng từ 2.731 doanh nghiệp năm 2005 đến năm 2010 đạt trên 7.999 doanh nghiệp, góp phần tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. 2. VĂN HÓA XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG AN NINH 2.1. Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ - Thực hiện quy hoạch, giáo dục và đào tạo bước đầu có hiệu quả; chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia năm sau cao hơn năm trước (11) ; đạt mục tiêu 20/20 huyện, thành, thị được công nhận phổ cập THCS, 100% xã có trường mầm non. Chương trình kiên cố hoá trường học được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được nâng lên; Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 45%. Cơ bản hoàn thành kế hoạch nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng lên cao đẳng và đại học. Đào tạo và dạy nghề phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng một số trường đại học, các cơ sở đào tạo chất lượng cao để xây dựng Vinh và Cửa Lò thành trung tâm đào tạo, dạy nghề của vùng Bắc Trung bộ. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. - Hoạt động khoa học và công nghệ đã hướng vào mục tiêu đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Một số đề tài khoa học xã hội và nhân văn được triển khai đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Thực hiện có hiệu quả 9 chương trình khoa học công nghệ và các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm giai đoạn 2006- 2010, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. 2.2. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được nâng lên. Trang thiết bị, cơ sở vật chất từ tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn được tăng cường. Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường, bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc và Tây Nam, các bệnh viện tuyến huyện . được đầu tư nâng cấp, xây dựng. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, phát triển nhanh các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập (Bệnh viện 115, Cửa Đông, Phủ Diễn, Thành An, Thái An, Mắt Sài Gòn .). Tập trung đẩy mạnh công tác phòng dịch, tăng cường công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xẩy ra. Tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt trên 95%, đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 28,9% xuống còn 20%/mục tiêu 20%. Công tác kế hoạch hoá gia đình tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Mức giảm sinh hàng năm đạt 0,7‰. Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số 1,15% đến năm 2010 đạt 1,02% /MT <1%. 2.3. Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo Thực hiện tốt các chính sách xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và đã trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân. Triển khai chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ở 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong đạt kết quả khá. Tạo việc làm hơn 34 ngàn người/năm; tỷ lệ người thất nghiệp thành thị giảm từ 5,5% xuống còn 3,55%/mục tiêu 3%; bình quân mỗi năm giảm được 12.000-14.000 hộ nghèo, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 12% (Tiêu chí trước năm 2010), vượt mục tiêu đề ra. 2.4. Hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông, thể dục thể thao Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá, thể thao được tăng cường. Đẩy mạnh và nâng cao phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả các hủ tục, tệ nạn xã hội, các hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá. Tăng cường cơ sở vật chất, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đáp ứng được các yêu cầu phục vụ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Xứ Nghệ. Năm 2010, 80% gia đình được công nhận gia đình văn hoá/mục tiêu quy hoạch là 80-85%; 47% làng, bản, khối phố văn hoá/mục tiêu 45-50%; 100% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá, thể thao, trong đó thiết chế đạt chuẩn quốc gia là 46,5%/MT quy hoạch 50%. Công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao được tăng cường. Tiếp tục duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống; bảo tồn và phát huy hiệu quả các di tích lịch sử, văn hoá gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Hệ thống phát thanh truyền hình các cấp được tăng cường về cơ sở vật chất, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là tăng diện phủ sóng phát thanh truyền hình quốc gia và của tỉnh ở vùng sâu, vùng xa. Hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình tiếp tục được củng cố và phát triển. Tổ chức tốt các sự kiện, các ngày lễ lớn, phục vụ kịp thời nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không ngừng được nâng lên. . KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN MÔN: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ. Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 -2010 Nhóm SV: Nguyễn Thị Vân Anh Nguyễn Đình Đức Phan Thị