GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh chúng, do kinh nghiệm riêng của mình, nhận rõ tính đúng đắn của những khẩu

Một phần của tài liệu hình thức đấu tranh chính trị trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917) (Trang 47)

chúng, do kinh nghiệm riêng của mình, nhận rõ tính đúng đắn của những khẩu hiệu này. Qua thực tiễn những khẩu hiệu trở thành khẩu hiệu của bản thân quần chúng. Nhấn mạnh vấn đề này, I.V.Xtalin viết: “Một trong những đặc điểm của sách lược của những người Bôn sê vích trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng tháng Mười, là sách lược đó biết định ra một cách đúng đắn những con đường và bước ngoặt tất nhiên phải đưa quần chúng tới những khẩu hiệu của Đảng, có thể nói là chính ngay ngưỡng cửa của cách mạng, do đó giúp họ cảm thấy, dễ kiểm tra và dễ công nhận, bằng kinh nghiệm riêng của mình sự đúng đắn của những khẩu hiệu ấy”[38,tr.120].

4.2.4. Xác định đúng đối tượng cách mạng và lực lượng ủng hộ chúng để đề ra chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp

Sau cách mạng tháng Hai, đứng trước tình hình hai chính quyền song song cùng tồn tại, Lênin và Đảng Bônsêvích đã xác định kẻ thù chủ yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhà nước tư bản mà đại diện là Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập sau Cách mạng tháng Hai. Trong Luận cương tháng Tư, V.I Lênin chỉ rõ: “Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn

thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do chỗ trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp kém, tiến lên giai đoạn thứ hai của các mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và những tầng lớp nghèo nhất trong nông dân”[14,tr.4]. Một trong những bài

học kinh nghiệm để đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Bônsêvích trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười chính là đường lối cô lập các Đảng thỏa hiệp. Đảng Bônsêvích coi các đảng thỏa hiệp là những tập đoàn nguy hiểm nhất trong thời kỳ cách mạng bủng nổ. Theo I.V.Xtalin “1.Chỗ dựa xã hội nguy hiểm

nhất, những kẻ thù của cách mạng trong thời kỳ sắp nổ ra cuộc cách mạng là các đảng thỏa hiệp; 2.Không thể nào lật đổ được kẻ thù nếu không cô lập được các đảng ấy; 3.Trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng, những đòn chủ yếu, do đó, phải nhằm cô lập các đảng ấy, đưa đông đảo quần chúng lao động ra khỏi ảnh hưởng của các đảng ấy”[38,tr.115]. Sau cuộc cách mạng tháng Hai, từ lực lượng thỏa

hiệp, Đảng dân chủ lập hiến trở thành lực lượng cầm quyền, lực lượng thống trị tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, chỗ

GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh

dựa xã hội nguy hiểm nhất của Chính phủ tư sản lâm thời là các đảng thỏa hiệp tiểu tư sản – Mensêvích và Xã hội cách mạng. Trong Luận cương tháng Tư, V.I. Lênin đã chỉ rõ cơ sở xã hội của Chính phủ tư sản lâm thời là các đảng thỏa hiệp. Các tác giả của công trình “Cách mạng tháng Mười Nga” nhận định: “Trong chiến lược

cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng Bônsêvích đã chỉ rõ kẻ thù chủ yếu cần đánh đổ là giai cấp tư sản. Song hướng tấn công chủ yếu là nhằm cô lập các đảng thỏa hiệp. Có thể nói, chính sách cô lập các đảng thỏa hiệp là một trong những đặc điểm của chiến lược, sách lược của Đảng Bônsêvích trong thời kỳ tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga”[37,tr.134]. Nét đặc trưng của thời kỳ này là thông qua thực tiễn

đấu tranh cách mạng mà quần chúng lao động ngày càng cách mạng hoá hơn, họ thật sự thất vọng với các đảng thỏa hiệp Mensêvích và Xã hội Cách mạng, dần dần rời xa các đảng này và tiến đến đoàn kết, tập hợp xung quanh đường lối của Đảng Bônsêvích; “Vì nếu không cô lập được bọn Xã hội cách mạng và bọn Mensêvích,

thì không thể nào lật đổ được chính phủ của bọn đế quốc; mà nếu không lật đổ được chính phủ này thì không thể nào thoát ra khỏi cuộc chiến tranh được; chính sách cô lập bọn Xã hội cách mạng và Mensêvích rõ ràng là một chính sách duy nhất đúng”[38,tr.116]. Đường lối cô lập các đảng thỏa hiệp Xã hội cách mạng và

Mensêvích của Đảng Bônsêvích là nhằm tách quần chúng công nông ra khỏi các đảng này. Để thực hiện đường lối này, Đảng Bônsêvích đã đưa ra khẩu hiệu “Tất

cả chính quyền về tay Xô Viết” nhằm động viên quần chúng thành những cơ quan

chính quyền và thành một bộ máy của nhà nước vô sản mới. Có thể nhận thấy rằng, Đảng Bônsêvích coi việc nắm các Xô viết đại biểu như một đòn bẩy cơ bản về phương diện tổ chức để thực hiện đường lối cô lập đảng Mensêvích và Xã hội cách mạng, thúc đẩy khả năng cách mạng của quần chúng. Việc thực hiện khẩu hiệu

“Tất cả chính quyền về tay Xô viết” được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu

tiên từ tháng 4 đến tháng 7, giai đoạn thứ hai từ tháng 8 đến tháng 10. Trong giai đoạn thứ nhất, thực hiện khẩu hiệu này là tách khối những người Mensêvích và Xã hội Cách mạng ra khỏi những người dân chủ lập hiến, một chính phủ Xô viết được thành lập bao gồm đa số những người Mensêvích và Xã hội cách mạng. Với tư cách là phe đối lập, những người Bônsêvích được quyền tự do tuyên truyền, cổ động cùng các chính đảng khác có quyền tự do đấu tranh trong nội bộ các Xô viết. Qua

GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh

thực tiễn, quần chúng nhân dân thấy rõ bộ mặt thật của các đảng thỏa hiệp, họ không bao giờ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, bản chất phản cách mạng của họ sẽ bị lật tẩy, quần chúng sẽ xa rời và họ sẽ bị cô lập. Sự kiện tháng Bảy đã thể hiện rõ nhất chân tướng phản cách mạng của các đảng Mensêvích và Xã hội Cách mạng trước quần chúng nhân dân. Các đảng thỏa hiệp công khai đứng về phía chính phủ tư sản. Sau vụ phiến loạn Coocnilốp bị đè bẹp, tương quan so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng. Đúng như nhận định của J.Xtalin: “…Chủ

trương biến các Xô viết thành những cơ quan của chính quyền Nhà nước là điều kiện quan trọng nhất của việc cô lập các đảng thỏa hiệp và của sự thắng lợi của chuyên chính vô sản”[38,tr.119].

B. KẾT LUẬN

Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa lịch sử và thời đại to lớn, là sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử phát triển của nhân loại, báo hiệu sự sụp đổ của chế độ người bóc lột người đã tồn tại hàng ngàn năm và mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh các giai cấp, các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới và đã vạch ra con đường giải phóng cho các giai cấp, các dân tộc bị áp bức trên hành tinh.

Ngoài những ý nghĩa lịch sử lớn lao, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới, khẳng định con đường bạo lực cách mạng là tất yếu trong đấu tranh chống lại ách áp bức giai cấp. Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau, song dù dưới hình thức nào, cách mạng không thể đạt tới thành công nếu không tạo được một nhân tố không thể thiếu là bạo lực cách mạng. Song chủ nghĩa Mác cũng không bao giờ phủ định con đường hòa bình phát triển cách mạng trong một số trường hợp đặc biệt, giai cấp công nhân bao giờ cũng mong muốn giành chính quyền bằng phương pháp nào ít gây tổn thương nhất cho cách mạng vì con

GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh

đường hòa bình phù hợp với nguyện vọng, tư tưởng nhân đạo của những người cộng sản.

Qua thực tiễn sinh động của cuộc Cách mạng Nga, với tình hình độc đáo xuất hiện sau Cách mạng tháng Hai, Lênin đã khéo léo tận dụng khả năng phát triển hòa bình rất hiếm và rất quý để giành chính quyền. Nhưng Lênin vẫn coi vũ trang cho nhân dân là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự thắng lợi trong sự phát triển hòa bình của cách mạng cũng như trong trường hợp không còn khả năng phát triển hòa bình, thì với vũ khí ở trong tay giai cấp vô sản sẽ lật đổ giai cấp tư sản.

Với đường lối Lênin vạch ra trong Luận cương tháng Tư đã trở thành bó đuốc soi đường cho Đảng Bônsêvích và giai cấp công nhân Nga nhanh chóng chuyển sang con đường mới, triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng Bônsêvích đã kiên trì giải thích, tố cáo chính sách thỏa hiệp của các Đảng Mensêvích và Xã hội cách mạng để cô lập các đảng này trong quần chúng. Có thể nói quá trình phát triển cách mạng từ tháng 4 đến tháng 7 là quá trình động viên, giáo dục quần chúng, quá trình cô lập các phái thỏa hiệp và tranh thủ đa số trong các Xô viết. Chính trải qua những cuộc đấu tranh chính trị, những cuộc biểu tình trong các tháng 4, tháng 6, tháng 7, Đảng Bônsêvích đã từng bước tập hợp và xây dựng được một đạo quân chính trị to lớn chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, tiến tới sự thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại.

Như vậy, bạo lực cách mạng là sức mạnh của phong trào quần chúng được đường lối chính trị tiên tiến hướng dẫn vùng dậy chống giai cấp thống trị phản động. Đó không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà bao gồm lực lượng chính trị của quần chúng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh cách mạng. Hơn nữa, chính lực lượng chính trị của quần chúng là nguồn gốc sức mạnh của lực lượng vũ trang quân sự, là cơ sở của bạo lực cách mạng.

Trên thế giới, một số dân tộc sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ở đây quá trình cách mạng hóa xã hội chủ nghĩa không phải được mở đầu bằng cách mạng bạo lực giành chính quyền, mà là sử dụng chính quyền cách mạng để tạo những tiền đề, xây dựng những cơ sở ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Đến nay, lịch sử vẫn đang tìm kiếm những hình

GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh

thức cách mạng xã hội chủ nghĩa trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao. Nhưng hình thức đó không thể không đa dạng và độc đáo, song không thể không là sức mạnh cách mạng cần thiết của phong trào quần chúng, là bạo lực cách mạng. Khi chủ nghĩa xã hội đã thực sự trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người thì chắc chắn rằng, các quá trình cách mạng càng mang những hình thức phong phú hơn nữa. Không thấy tính tất yếu của bạo lực cách mạng sẽ rơi vào những sai lầm cơ hội hữu khuynh. Ngược lại, quan niệm bạo lực cách mạng với những hình thức chết cứng sẽ không thể giúp ta nhận thức được triển vọng và những khả năng của cách mạng để có được phương pháp cách mạng phù hợp với sự phát triển năng động của xã hội trong thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu hình thức đấu tranh chính trị trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w