1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI DO ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG KHỞI XƯỚNG VÀ CÁC ĐẠI HỘI SAU TIẾP TỤC BỔ SUNG HOÀN CHỈNH.

40 2,8K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 293 KB

Nội dung

Một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến vận mệnh của dân tộc - đó là tư duy nhận thức của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, hoạt động nhận thức (tư duy) của Đảng có vai trò, ý nghĩa cực kỳ quan trọng

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI DO ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG KHỞI XƯỚNG VÀ CÁC ĐẠI HỘI SAU TIẾP TỤC BỔ SUNG HOÀN CHỈNH.

A MỞ ĐẦU

Một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến vận mệnh của dân tộc

-đó là tư duy nhận thức của Đảng Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, hoạt độngnhận thức (tư duy) của Đảng có vai trò, ý nghĩa cực kỳ quan trọng Trên cơ sở củamột nhận thức nhất định mà Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách Nhậnthức đúng, sai quyết định đến xu hướng, bước tiến, qui mô và có thành bại của cuộccách mạng

Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật và độc đáo trong tưduy về con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đã được chủ nghĩa Mác Lênin giải quyết khá căn bản về mặt lý luận Dường như, sau khi giành được chínhquyền, các Đảng Cộng sản chỉ việc quán triệt cho đầy đủ những luận điểm lý luận

-và sử dụng kinh nghiệm của các nước đi trước cho phù hợp với hoàn cảnh nướcmình Nhiều lắm là đem đến cho nó một vẻ riêng biệt nào đó trên cơ sở của cùngmột con đường, đã được hình dung sẵn Nhưng trong thực tế ở các nước xã hội chủnghĩa trước đây và ở Việt Nam, đã có một quá trình không đơn giản, thậm chí cókhông ít vấp váp, sai lầm, đến độ phải đổi mới nhận thức về con đường quá độ lênchủ nghĩa xã hội

Vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đảng ta hình dung ngay từ khithành lập Đảng Đó là con đường sau khi đã hoàn thành cuộc cách mạng điền địa vàphản đế, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua phát triển tư bản chủ nghĩa.Đảng đã bước đầu chuẩn bị cho những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.Nhưng phải đến năm 1954, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, vấn đề

Trang 2

quá độ mới thực sự được đặt ra Những kinh nghiệm và nhận thức của hai Đảng lớnLiên Xô, Trung Quốc về thời kỳ quá độ khi ấy được thừa nhận là có ý nghĩa phổbiến.

Vì những lí do chủ quan và khách quan, mặc dù có nêu việc đưa miền Bắctiến lên chủ nghĩa xã hội (tại Hội nghị Trung ương lần VIII, 8-1955) Thời kỳ kỳ

1954 - 1957 Đảng chưa thể vạch ra một chương trình tổng thể xây dựng miền Bắclên chủ nghĩa xã hội Những giải pháp kinh tế-xã hội xuất phát từ thực tiễn đấtnước nhằm khôi phục kinh tế… đã tỏ ra có hiệu quả to lớn Nhưng nó sớn bị ngưnglại và dường như chỉ được coi là chuẩn bị tiền đề cho miền Bắc bắt đầu vào thời kỳquá độ, hơn là những biện pháp, chủ trương cần có của chính thời kỳ quá độ

Khi rõ ràng không còn khả năng hiệp thương hoà bình giải quyết vấn đềthống nhất đất nước, khi gánh nặng của cuộc cách mạng ở từng miền và cả nướctuỳ thuộc vào đôi vai của miền Bắc và sau Hội nghị các Đảng Cộng sản và côngnhân ở Matxơcơva 1957 và 1960 Đảng dứt khoát khẳng định miền Bắc bước vàothời kỳ quá độ và mặc nhiên thừa nhận những quy luật của cuộc cách mạng theocác mô hình chung lúc đó

Nhà nước chuyên chính vô sản trên nền tảng kinh tế của chế độ công hữudưới hai hình thức: toàn dân và tập thể, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếnhành các cuộc cải biến về văn hoá - tư tưởng nhằm thiết lập hình thái kinh tế - xãhội xã hội chủ nghĩa Từ Đại hội III (9-1960) đến Đại hội IV (12-1976) của Đảng,những quan điểm đó không thay đổi, về hình thức, bước đi để giải quyết các nhiệm

vụ kinh tế - chính trị của thời kỳ quá độ - Chủ trương tương đối nhất quán củaĐảng là phải tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để tiến nhanh, tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Từ 1976, Đảng có chủ trương kết thúc thời kỳquá độ sau vài ba kế hoạch 5 năm Có thể nói, với công thức chuyên chính vô sản -chế dộ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, màĐại hội IV đề ra những quan niệm về “chủ nghĩa xã hội - Nhà nước” đã đạt đếnnhận thức cao nhất vượt qua những điều kiện thực tiễn đất nước

Nội dung nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội thời kỳ 1975 - 1986 đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên

Trang 3

cứu tổng kết bằng những nhận định, tư liệu phong phú và sâu sắc Trong bài viếtnày tôi xin đi sâu hơn về quá trình nhận thức của Đảng Đó là quá trình tìm tòi,phát hiện và không ngừng đấu tranh để giữ vững lập trường cách mạng theo conđường đi lên chủ nghĩa xã hội Quá trình nhận thức được chia làm 2 thời kỳ vàđược đánh dấu bằng hai kỳ đại hội Đó là đại hội IV và V của Đảng Từ 1975 -

1986 nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội càng được củng cố

và nâng cao hơn

Trang 4

B NỘI DUNG

Chương 1: VÀI NÉT VỀ NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN,

HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN VỀ ĐỔI MỚI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CNXH Ở VIỆT NAM.

1.1 Khái niệm đổi mới

Đổi mới là một khái niệm ra đời trong thời kỳ hiện đại, những tư duy ngôn ngữ nhânloại để nhận thức cả lịch sử của xã hội loài người từ xa xưa Nội hàm của khái niệm “Đổimới” nhằm chỉ những hoạt động của con người làm thay đổi cái cũ, lạc hậu, lỗi thời bằngcái mới tiến bộ hơn

1.2 Quan điểm về thời kỳ quá độ lên CNXH

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội

là quá trình lịch sử tự nhiên Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra cácquy luật vận động của nó, C.Mác và Ph Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xãhội cộng sản chủ nghĩa

Đồng thời C.Mác và Ph Ănghghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặctrưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội cao; chế độ sở hữu xã hội

về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thỏamãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nền sản xuất được tiến hành theo một kếhoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lậpgiữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay bị xóa bỏ

Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai đoạn:giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao Sau này V.I.Lênin gọigiai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản C.Mác gọi giaiđoạn đầu xã hội chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản

Vận dụng học thuyết C.Mác vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xôtrước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 5

Nội dung cơ bản của lý luận đó là:

a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia

nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển

Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phát triển, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn so với các nước đi lên chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế lạc hậu

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để,toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sảngiành được chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thànhcông những cơ sở của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sởkinh tế và kiến trúc thượng tầng

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được quy định bởi đặc điểm rađời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế, xã hội của chủ nghĩa xãhội

b) Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế

nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng

vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đỗi một cách sâu sắc

Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, có lợi cho

sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế Theo Lênin, mâu thuẩn của thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu thuẩn giữa chủ nghĩa xã hội đã giành thắng lợi nhưngcòn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng vẫn còn khả năng khôi phục Vìvậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa tư bản quyết liệt, quanh co, khúc khuỷu và phức tạp

c) Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Phân tích tính chất và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thới kỳ tự do cạnh tranh,C.Mác và Ph Ăngghen đã nêu ra khả năng quá độ lên chủ nghĩa cộng sản ở các nước lạchậu khi cách mạng vô sản ở các nước Tây Âu giành được thắng lợi

Trang 6

Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, phát triển raquy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin rút rakết luận quan trọng về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở một số nước riêng lẻ chứkhông thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước Khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở mộtnước, thì nhân loại bắt đầu bước vào thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trênphạm vi toàn thế giới Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủnghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:

Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền

và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết

để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên

tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạtnhững bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới” Chính sách kinh tế mới

là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân

1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến

và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc

Nội dung cơ bản của “ chính sách kinh tế mới” bao gồm:

- Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách cộngsản thời chiến

- Thiết lập quan hệ hàng hóa tiền tệ, phát triển thị trường , thương nghiệp thaycho Chính sách cộng sản thời chiến

- Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá độ, khuyến khíchphát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho sự thủ tiêu kinh doanh tư nhântrong chính sách cộng sản thời chiến, sử dụng củ nghĩa tư bản nhà nước , chuyển các xínghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển qua hệ kinh tế vớicác nước phương Tây để tránh thủ vốn, kỹ thuật

Trang 7

“Chính sách kinh tế” mới có ý nghĩa to lớn Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nướcNga Xôviết đã làm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục đượckhủng hoảng kinh tế và chính trị Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa

xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta đãthể hiện sự nhận thức và vận dụng “ chính sách kinh tế mới” của V.I.Lênin phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta

2 Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm 1954 ở miềnbắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân đã hoàn thành thắng lợi, đất nước đã hòan thành thắng lợi, đất nước đã hòa bình thốngnhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xâydựng chủ nghĩa xã hội, dù điểm xuất phát ở trình độ phát triển cao hay thấp

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử Bởi vì: Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách

quan của lịch sử Loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế- xã hội: công xã nguyênthuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa Sự biến đổi của các hình thái kinh tế-

xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơnhình thái kinh tế- xã hội trước nó Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội nói trên đềutuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển củalực lượng sản xuất

Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về vốn, khoa học, côngnghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mực nhất định quan hệ sản xuất

để thích nghi với tình hình mới, nhưng không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của

nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuấtvới chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Mâu thuẫn này khôngnhững không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc Sự phát triển mạnh mẽ củalực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày

Trang 8

càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa

xã hội Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người Theo quy luật tiến hoá củalịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội

Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế

của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc,dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trướchết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ đồng thời nó là tiền đề để “ làmcho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được

ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh” Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tụchợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thựchiện triệt để

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi quốc gia đi lên chủ nghĩa

xã hội, nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia ; do điều kiện xuất phát riêng

của mỗi quốc gia quy định Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặcđiểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội khôngphải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Khi cả nước thống nhất cùng tiến lênchủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chínhtrị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp Đấtnước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thựcdân phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xãhội và nền độc lập của nhân dân ta”

Như vậy, đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Gỉai quyết vấn

đề này có ý nghĩa lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn

Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” theokiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua cảnhững cái “không thể bỏ qua” như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây

Trang 9

Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiếntrúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại

đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triểnnhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn”quá trình lên chủ nghĩa xã hội Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ýchí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế

“phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa, Trái lại, phải tôn trọng quy luậtkhách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ

và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thúc, bước đi thích hợp Phát triển theocon đường “rút ngắn” là phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủnghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế vàkiến trúc thượng tầng, như Lênin đã nói về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga với kỹ thuật hiệnđại trong các tơrớt của Mỹ và nghệ thuật quản lý trong ngành đường sắt ở Đức

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủnghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thứcquá độ Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của hình thức kinh tế quá độ đượcLênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước Thực hiện các hìnhthức kinh tế quá độ, các khâu trung gian vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lựclượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó

là hình thúc vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể

Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra

sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn, phức tạp,tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổchức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường rút ngắn

để xây dựng đất nước văn minh, hiện đại Nhưng khả năng tiền đề để thực hiện con đường

đó như thế nào? Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc

Trang 10

hậu, nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa.

Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của loàingười Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được sự đồng tình,ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựachọn con đường phát triển tiến bộ của mình

Về những tiền đề chủ quan

Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thông minh,trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng chục ngànngười là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệtiên tiến của thế giới Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi và những

cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được xây dựng là những yếu tố hết sức quan trọng để tăngtrưởng kinh tế Những tiền đề vật chất trên tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh

tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiêntiến của các nước phát triển

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội không những phù hợp với quy luật phát triển lịch sử màcòn phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinhkhông chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh Những yêu cầu ấy chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được.Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội

Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mộtĐảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân,

Trang 11

có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được củng cố vững mạnh

và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan vô cùng quan trọng bảo đảmthắng lợi côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh

Quán triệt quan điểm của Mac – Lê nin về thời kỳ quá độ và thực tiễn các nước xâydựng CNXH, khi Việt Nam đi lên CNXH, Hồ Chí Minh lưu ý, Đảng ta cần chú trọng một

số vấn đề

Cần có nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm cụ thể của mỗi nước khi quá

độ lên CNXH Hồ Chí Minh đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu là: Qúa độ trực tiếp

từ CNTB phát triển lên CNXH và quá độ gián tiếp từ nghèo nàn lạc hậu, tiến lên CNXH,qua chế độ dân chủ nhân dân

Đi vào thời kỳ quá độ ở Việt Nam Hồ Chí Minh đã chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫncủa nó Theo người miền Bắc nhất định phải tiến lên CNXH Mà đặc điểm to nhất của tatrong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không trảiqua giai đoạn phát triển TBCN Đặc điểm này sẽ chi phối, quy định nội dung, những hìnhthức và bước đi, cách làm CNXH ở Việt Nam Từ đặc điểm này, Hồ Chí Minh cho rằng:Tiến lên CNXH, không thể một sớm một chiều Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục.Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi mới xã hội cũ thành xã hội mớigian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc CNXH không thể làm mau được mà phải làm dầndần

Mâu thuẫn bao trùm thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiếnlên xây dựng một chế độ mới có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hóa vàkhoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu, kém phát triển, lại phải đối phó với các thế lực cảntrở, phá hoại mục tiêu xây dựng, thành công CNXH ở nước ta Vì vậy cuộc cách mạngCNXH là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất, thời kỳ quá độ là một thời kỳlịch sử lâu dài, đầy khó khăn gian khổ

Hồ Chí Minh còn chỉ ra nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ là phải xây dựng nềntảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp vànông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng XHCN

Trang 12

chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụchủ chốt và lâu dài.

1.2.3 Quan điểm của Đảng

Trang 13

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở NƯỚC TA TỪ 1986 – NAY.

2.1 Tính tất yếu của việc hình thành đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng CNXH Ở Việt Nam.

2.1.1 Về mặt khách quan:

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự hình thành xã hội thông tin

Nửa sau thế kỉ XX, nhất là từ những năm 70 trở đi, thế giới bước vào thời kỳ pháttriển mạnh mẽ và nhanh chóng của những nổi bật trong nghiên cứu phát minh Sự bùng nổthông tin với gia tốc lớn, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự xuất hiện lànsóng vô đại của đổi mới công nghệ….cho thấy đây thực sự là một gia đoạn phát triển bướcngoạt trong lịch sử khoa học – công nghệ Cuộc cách mạng mới trong khoa học – côngnghệ đã bắt đầu Nó không chỉ đánh dấu trình độ phát triển mới của nghiên cứu căn bản, lýthuyết, sự rút ngắn khoảng cách thời gian từ nghiên cứu tới ứng dụng mà còn dẫn tới thayđổi lớn đảo lộn có tính cách mạng, về phương pháp nghiên cứu, tổ chức hoạt động, hệthống các thiết chế, thể chế khoa học đẩy nhanh sự gắn kết trong khoa học mọi sản xuất vàdịch vụ trong xã hội hiện đại

Tiến bộ khoa học – công nghệ phản ánh trình độ tư duy sức mạnh của trí tuệ, nănglực sáng tạo vô tận của loài người trong nhận thức, cải tiến thế giới, đối tượng vừa tham giatrực tiếp vào hoạt động sản xuất, trở thành động lực quyết định đới với sự phát triển sảnxuất tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại nguồn của cải vật chất to lớn cho xã hộiđồng thời làm phát triển sâu sắc hơn nhiều các giá trị tinh thần của con người – cá nhân,cộng đồng dân tộc và nhân loại

Cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực khoa học – công nghệ chỉ đem lại hình ảnh,diện mạo mới của khoa học mà còn tác động sâu sắc tới những biến đổi kinh tế, giá trị, vănhóa và tổ chức đời sống xã hội Đây thực sự là một trong những xu thế lớn của thế giớiđương đại

Trong cách mạng khoa học – công nghệ, những thành quả nghiên cứu phát minh,sáng chế, cải tiến thường tác động trực tiếp hoặc trước hết đối với sản xuất, nâng cao năngxuất lao động, sau đó tác động sang các lĩnh vực khác Do đó cách mạng khoa học – công

Trang 14

nghệ được coi là nguồn gốc sự phát triển kỳ diệu có được LLSX, gấp hàng chục, trăm,ngàn lần so với trước.

Cách mạng khoa học – công nghệ, tình hình đã thay đổi căn bản Sự tách bạch cácquá trình tác động, từ kết quả nghiên cứu phát minh khoa học, sáng chế, cải tiến kỹ thuậtvào sản xuất và đời sống xã hội đã bị thay thế bởi sự tác động đồng thời Hầu như cùngmột lúc thành quả khoa học và công nghệ thâm nhập vào hoặc có khả năng ảnh hưởng đếnhầu khắp các mặt của đời sống xã hội, vào từng ngành sản xuất, lĩnh vực, đối phương, giaiđoạn, đời sống, cách làm, biến đổi độ mặt vật chất, văn hóa các quốc gia, tác động đời sốngnội tâm, thế giới tinh thần bên trong của con người

- Khoa học – công nghệ là lực lượng sản xuất, làm tăng gấp bội các LLSX, là nhân

tố bên trong của mọi tiến bộ xã hội, nguồn gốc xuất hiện nền văn minh mới của loài người.Khoa học – công nghệ xuất hiện nhiều về số lượng, đa dạng, loại hình, chất lượng, giá trịdồn dập về tốc độ, nhịp độ rộng lớn về lực lượng ứng dụng, bổn phận cấu thành thước đotiến bộ xã hội.( Khoa học xã hội – nhân văn, yếu tố nội sinh phát triển quốc gia dân tộc)

Công Nghệ : Công nghệ trong mọi dạng hoạt động của con người

Dưới ảnh hưởng của cách mạng Khoa học – công nghệ, tính quyết liệt trong cạnhtranh sản xuất, kinh doanh nổi bật cạnh tranh công nghệ( người chiến thắng là người nắmgiữ làm chủ công nghệ cao, hiện đại) Đầu tư cho công nghệ là đầu tư trực tiếp cho sảnxuất

Phát triển công nghệ cao là vấn đề then chốt của hiện đại hóa, gắn mọi yêu cầu pháttriển theo chiều sâu và bền vững

Cánh mạng Khoa học – công nghệ, sự bùng nổ thông tin, hình thành văn minh tinhọc trong xã hội thông tin cho thấy hàng loạt vấn đề đặt ra của phát triển bền vững và hiệnđại hóa đòi hỏi các nước phải thích ứng, đáp ứng nội dung phản ứng linh hoạt của mìnhbằng chính sách và cơ chế

Trước hết tiến bộ Khoa học – công nghệdiễn ra không đồng đều giữa các nước vàtrong khu vực Những chênh lệch rất xa về trình độ phát triển, khác biệt thể chế xã hội làmcho sử dụng tiến bộ Khoa học – công nghệ như là một cơ hội tiến vào nền văn minh mới

Trang 15

phụ thuộc nhiều yếu tố ( hoàn cảnh lịch sử, nguồn lực nội sinh từng quốc gia - dân tộc đòihỏi nổ lực chung, cộng đồng trách nhiệm chung.

Cần có sự phối hợp nổ lực tự phát của từng quốc gia – dân tộc mọi phát triển chungcủa cộng đồng quốc tế, phối hợp, chia sẻ trách nhiệm giải quyết vấn đề sống còn sống còncủa tất cả các dân tộc , hòa bình, an ninh trong cuộc sống, công bằng, bình đẳng trong pháttriển

Thứ 2: Trong xã hội thông tin , tiêu chuẩn về sản xuất, quản lý được xác lập, quanniệm về hoạt động kinh tế , vai trò doanh nghiệp có thay đổi lớn Hàm lượng tài nguyên trítuệ tăng, kết tinh nhiều trong sản sản phẩm hàng hóa nên doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợinhuận, sáng tạo thông tin, tri thức, định hướng kinh tế, văn hóa kinh doanh, doanh nghiệpđáp ứng yêu cầu xã hội, người tiêu dùng

Xã hội thông tin đòi hỏi phối hợp hài hòa giữa công nghệ cao với giao tiếp tinh tế ,giữa nền công nghệ dựa trên những trí tuệ mọi tiềm năng con người Sự cân bằng nhu cầucao về vật chất với đòi hỏi sâu về tinh thần con người là dấu hiệu nổi bật của sự thâm nhậplẫn nhaungayf càng trở nên sâu sắc giữa kinh tế và văn hóa

Con người thay đổi quan niệm, nhận thức, cách làm việc, lối sống, đạo đức…

Thứ 3: cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ, hình thành xã hội thông tin, kinh tế,tri thức đòi hỏi quốc gia dân tộc phải đổi mới, hiện đại hóa 1 cách căn bản Những tácđộng trên của Khoa học – công nghệ, sự bùng nổ thông tin, hình thành xã hội thông tin,nền văn minh tin học và kinh tế, tri thức đã hối thúc mạnh mẽ đối với công cuộc đổi mớiđât nước ta Trước một thế giới đổi thay và phát triển như vậy, làm thế nào để nước ta thoátkhỏi cuộc khủng hoảng, trì trệ, bắt kịp nhịp sống chung của thế giới hiện đại để bước vào

sự phát triển năng động, thích ứng mọi đòi hỏi mới của thời đại

Đổi mới trước hết là đổi mới tư duy hình thành và trở nên chín muồi, trở thành mộtquyết sách chiến lược để phát triển bắt nguồn từ tác động và ảnh hưởng đó

- Toàn cấu hóa kinh tế gắn liền mọi quá trình tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa – 1 xu thế chủ quan và phổ biến.

Nữa sau thế kỷ XX, vài thập kỷ nay, toàn cầu hóa là vấn đề đáng quan tâm và thảoluận toàn cầu hóa diễn ra như cơn lốc, một thực tế kinh tế, chính trị là một quá trình nhiều

Trang 16

mặt, xu thế lớn trong đời sống đương đại, tác động hàng ngày , hàng giờ, hàng phút hànggiây Tức khắc đến mọi mặt sinh hoạt , hoạt động, mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc,toàn bộ cuộc sống con người trên hành tinh, không một quốc gia nào đứng ngoài tác độngtoàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa là quá trình phức tạp, biến cố khôn lường, bước đi ngoắt ngoéo, hiệntượng nghịch lý, mâu thuẫn Toàn cầu hóa là một quá trình vận động, bao hàm trong đónhững diễn tiến của quốc tế hóa và khu vực hóa, từ sản xuất và kỹ thuật đã thâm nhập cáclĩnh vực: văn hóa, xã hội, chính trị và ngược lại chiến tranh, hợp tác song phương, đaphương

Toàn cầu hóa bắt đầu từ quốc tế hóa sản xuất, biến đổi mạnh mẽ, phân công laođộng, chuyên môn hóa thúc đẩy bởi những cải biến trong công cụ, cái yếu tố “ động’ nhấtcủa LLSX, nới rộng thị trường, tăng lên không ngừng hoạt động thương mại

- Toàn cầu hóa trong Khoa học – công nghệ

- Toàn cầu hóa và khuôn khổ một nền kinh tế toàn cầu là một xu thế lớn nhất của thếgiới, nó chứa đựng các cơ hội đồng thời cũng là thách thức quan trọng đối với mọi quốcgia

- Toàn cầu hóa không chỉ là tác nhân tạo cơ hội một mà mỗi quốc gia dân tộc cầnphải đón kịp không bỏ lỡ bằng cách cổ đông hội nhập kinh tế quốc tế, ra sức hội nhậpthành quả cách mạng Khoa học – công nghệ, phát sinh hậu quả tiêu cực là thách thức vượtqua- tác động toàn cầu hóa tới mọi mặt đời sống xã hội

- Toàn cầu hóa gắn liền với mọi mở cửa hội nhập, gắn liền quá trình tiếp xúc – giaolưu, đàm thoại giữa các nền văn hóa của các dân tộc, thuộc các khu vực khác nhau, làmphong phú, sống động đời sống văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa Văn hóa thông qua đótham dự phát triển đồng thời mọi chi phối, định hướng bản thân sự phát triển ấy

- Cuộc khủng hoảng của CNXH hiện thực và vấn đề thời đại.

Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX trong khi các nước TBCNphương tây ra sức tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học – công nghệvào sản xuất, nâng cao đáng kể năng xuất lao đỗngã hội với mức tăng trưởng kinh tế đồngthời áp dụng những công nghệ hiện đại vào quản lý, nhạy bén và năng động trước những

Trang 17

cải cải cách của kinh tế - xã hội thì các nước XHCN lại rơi vào tình trạng trì trệ , xuất hiệnnhững dấu hiệu khủng hoảng, đứng trước nguy cơ tụt hậu khá nghiêm trọng so với CNTB.

Đây là tình huống phức tạp, đặt CNXH hiện thực tiêu biể mô hình Liên Xô lúcđó( CNXH Xô Viết hay CNXH nhà nước) Trước những thử thách nặng nề , các nướcCNXH bỏ lỡ mất cơ hội tận dụng thành tựu của cách mạng Khoa học – công nghệ Tháchthức đặt ra cho các nước XHCN từ Liên Xô từ Liên Xô – Tây Âu, hệ thống XHCN trên thếgiới vào thế đối mặt trực tiếp, sự trì trệ của thể chế tập trung quan liêu, tâm lý bảo thủ, lạchậu của lý luận, công tác tư tưởng gây tâm trạng khép kín phát triển đơn tuyến ( trong hệthống XHCN với nhau) Công nghệ giáo điều, hình thức, bệnh quan liêu duy ý trí phổ biến

đã cản trở nhận thức cái mới , chậm phát triển vấn đề , chậm sữa chữa khuyết tật mà cácĐảng cầm quyền trong các nước XHCN mắc

Xuyên qua tất cả đòi hỏi đó là đổi mới quan hệ Đảng – Nhà nước – nhân dân phùhợp tình hình nhiệm vụ mới từ chiến tranh đến hòa bình, chiến tranh chống ngoại xâmgiành độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sang xây dựng tổ chức cuộc sống mới, pháttriển kinh tế văn hóa nâng cao không ngừng cơ sở vật chất tinh thần cho nhân dân, đáp ứngnguyện vọng thiết tha của toàn dân được sống trong độc lập tự do hạnh phúc

Hậu quả nặng nề của chiến tranh, khó khăn phức tạp mới nảy sinh sau chiến tranh

Đế quốc Mỹ 25 năm ( 954 – 1975) tiếp sức cho chế độ ngụy quyền tay sai và xâm lượcMiền Nam phát động chiến tranh phá hoại hủy diệt miền Bắc Những khuyết điểm, nhữngsai lầm trong chỉ đạo thực hiện đường lối chủ trương chính sách làm tăng thêm những khó

Trang 18

khăn phức tạp của tình hình kinh tế xã hội, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở nước

ta trước đổi mới Những sai lầm của Đảng ta:

Trong nhận thức hoạt động chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,chưa nắm vững, vận dụng đứng quy luật, sự phù hợp giữa quan hệ sản xuât và tính chấttrình độ LLSX

Nhiều chính sách cơ chế lỗi thời chưa được thay đổi , một số thể chế còn chắp vá ,không ăn khớp trái ngược Tập trung quan lưu còn nặng, hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luậtkhá phổ biến Cần khắc phục hai khuynh hướng: Bảo thủ, trì trệ, không muốn đổi mới vànóng vội, giản đơn muốn giải quyết mọi vấn đề trong một thời gian ngắn

Chưa có chính sách, cơ chế về tài chính gắn liền với chính sách đúng đắn về giá cả,tín dụng, tiền tệ, tiền lương

Chi ngân sách nặng tính bao cấp, một thời gian dài vượt quá nguồn thu gây thâm hụtngân sách dẫn đến lạm phát trầm trọng

Phạm sai lầm trong việc giải quyết vấn đề giá, lương, tiền Sai lầm trong lĩnh vựcphân phối lưu thông là sai lầm rất nghiêm trọng trong lãnh đạo quản lý kinh tế Những sailầm trên là những sai lầm rất nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sailầm về chỉ đạo chiến lược, tổ chức thực hiện

Sau khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, bên cạnh những thành tựu đạtđược, chúng ta đã cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức mới Tư tưởng chủquan, say xưa với chiến thắng, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong mộtthời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hìnhkinh tế hoạch hóa, tập trung quan lưu bao cấp ngày càng rõ làm cho tình hình kinh tế rơivào trì trệ, khủng hoảng Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đó, cuối những năm 70 củathể kỷ XX ở một số địa phương, một số lĩnh vực bắt đầu có những tìm tòi thử thách, cáchlàm mới, đưa ra những lời giải đát cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra Qua những thànhcông bước đầu đạt được trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đó Đảng và nhân dân ta càng

Trang 19

nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằmxây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả hơn.

2.2 Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từ 1986 đến nay.

2.2.1 Đường lối đổi mới từng bước được hình thành trong quấ trình Đảng chỉ đạo cách mạng Việt Nam 1975 - 1985.

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân Việt Nam bắt tay xây dựngchủ nhĩa xã hội trên phạm vi cả nước Song do nhiều nguyên nhân khác nhau (cả chủ quan

và khách quan) , công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta gặp nhiều khó khăn ,thậm chí lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội bịthách thức

Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam bị suythoái Nhu cầu tối thiểu trong đời sống của nhân dân không được đáp ứng, lương thực, thựcphẩm thiếu trầm trọng (năm 1980 nhập 1.576.000 tấn lương thực) Nhiều sản phẩm côngnghiệp giảm hoặc tăng không đáng kể Mất cân đối nghiêm trọng giữa xuất khẩu và nhậpkhẩu (năm 1979 nhập 1.526 triệu rúp-đôla, xuất 320 triệu rúp – đôla) Giá cả sinh hoạttăng cao so với thu nhập của nhân dân Năm 1976: 128%; năm 1977: 117%; năm1978:120,9%; năm 1979: 119,4%; năm 1980: 125%

Nhìn một cách tổng quát, thời kỳ 1976 – 1980, nền kinh tế nước ta lâm vào tìnhtrạng trì trệ Trong 5 năm 1976 – 1980, sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là0,6%, nông nghiệp là 1,9%, thu nhập quốc dân 0,4%, trong khi đó dân số tăng 4,5 triệungười

Đứng trước những đòi hỏi bức xúc đó của cuộc sống, với xu thế phát triển của thờiđại, lại chịu ảnh hưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới, buộc Việt Nam phảiđổi mới

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam có thể nói là bắt đầu từ Hội nghị Trung ương lần thứsáu khóa IV (8-1979) Đây là hội nhị chuyên bàn về những vấn đề kinh tế cấp bách và sảnxuất hàng tiêu dùng Tuy chưa cơ bản và toàn diện, nhưng Hội nghị trung ương sáu đã đưa

Trang 20

ra một số quan niệm, chủ trương đổi mới có tính chất cục bộ, đây là bước khởi đầu có ýnghĩa hết sức quan trọng cho toàn bộ sự nghiệp đổi mới tiếp theo.

Tư tưởng cơ bản trong Hội nghị lần này là “làm cho sản xuất bung ra” đúng hướng,nghĩa là phải phát triển lực lượng sản xuất, lấy lợi ích kinh tế làm đòn bẩy để thúc đẩy sảnxuất phát triển Phải tận dụng mọi khả năng lao động, kỹ thuật, quản lý của các thành phầnkinh tế: quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể (kể cả tư sản được kinh doanh hợppháp ) tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ đời sống

và xuất khẩu Nghị quyết Trung ương sáu như luồng sinh khí tốt lành thổi vào cuộc sống,

xã hội Việt nam bắt đầu khởi sắc và có những chuyển biến tích cực

Sau nghị quyết Trung ương sáu khóa IV,chỉ thị 100 – CT/TW của Ban Bí thư Trungương Đảng (1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã – đây

có thể coi là một bước đột phá hết sức quan trọng về mặt tư duy trong việc cải cách mộtphần mô hình hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam

Để có chỉ thị 100, chúng ta phải trải qua quá trình tìm tòi, thử nghiệm Nếu nhưTrung Quốc có “khoán chui” ở An Huy, hay “nới lỏng và cởi mở các chính sách” ở TứXuyên, thì ở Việt Nam cũng có “khoán chui” ở Vĩnh Phúc (1966 – 1979), cho dù đây lànhững trường hợp ngẫu nhiên, không có bất kỳ sự liên hệ nào giữa An Huy, Tứ Xuyên vớiVĩnh Phúc cả Rất có thể đây là cơ sở thực tiễn, trên cơ sở đó để Trung Quốc và Việt Namtiến hành cải cách, mở cửa và đổi mới, mà bước khởi đầu là từ trong nông nghiệp, nôngthôn

Trong quản lý công nghiệp, chúng ta có Quyết định số 25 – CP, ngày 21 – 1 – 1981

về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh vàquyền tự chủ về về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh, là một đổi mới có ý nghĩa rấtquan trọng trong lĩnh vực công nghiệp

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tháng 3

-1982 đã đánh giá một cách đúng đắn những thành tựu có ý nghĩa chiến lược trong xâydựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, đồng thời chỉ ra những tồn tại và yếu kém màchúng ta cần khắc phục Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, đất nước ta đang đứng trước nhiềuvấn đề gay gắt, cần tháo gỡ (sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh; thu nhạp

Ngày đăng: 05/04/2013, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w