Chỉ thị số 52CT/TƯ ngày 21/01/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chỉ thị số 52CT/TƯ ngày 21/01/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐNĐV). Thanh niên là lực lượng "rường cột của nước nhà" và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa (XHCN) của thanh niên. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, thanh niên càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển đi lên của cả dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị, phường là địa bàn mà ở đó các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được hiện thực hóa. Nằm trên địa bàn đô thị, phường là nơi diễn ra những hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt chính trị, xã hội sôi động nhất. Những tác động 1 tích cực cũng như tiêu cực đều diễn ra ở đây. Điều đó đã tác động một cách trực tiếp đến lý tưởng, động cơ, lối sống của thanh niên thành phố. Hiện nay, ở Đà Nẵng đảng viên đang sinh hoạt tại các Đảng bộ phường rất đa dạng và không đồng đều, xét theo nhiều khía cạnh. Số đảng viên "đương chức" (trong đó có số trẻ) làm nòng cốt của các Đảng bộ đang giữ trọng trách tại các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân phường, trường học, đồn công an, trạm xá, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ ít (và chất lượng cũng còn nhiều hạn chế). Còn lại là các đảng viên đã nghỉ hưu hoặc mất sức lao động. Chính vì vậy, làm tốt công tác phát triển đảng viên (CTPTĐV) trong thanh niên ở cấp phường để góp phần trẻ hóa, tăng thêm sinh lực, trí tuệ cho các Đảng bộ phường bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của phường là một vấn đề rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xây dựng Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng, tác giả muốn góp tiếng nói trong vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về CTPTĐV của Đảng, về giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho thanh niên như: "Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội", luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2001; về công tác phát triển Đảng có các công trình "Phát triển đảng viên trong sinh viên các trường đại học công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của Vũ Thế Kỳ, 2001; "Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng 2 viên mới trong học viên hệ đào tạo sĩ quan ở các nhà trường thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân trong thời kỳ mới", luận văn thạc sĩ của Lê Văn Lương, 2002; "Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên đại học ở Đà Nẵng hiện nay", luận văn thạc sĩ của Lê Thưởng, 2001; và "Công tác phát triển Đảng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ của Dương Trung Ý, 2001. Riêng về CTPTĐV trong thanh niên ở Đà Nẵng đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Cũng tương tự như vậy, vấn đề phát triển đảng viên ở phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng là việc làm cần thiết và cấp bách. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Góp phần đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng trong giai đoạn mới và phục vụ công tác giảng dạy của bản thân ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. * Nhiệm vụ - Làm rõ vai trò của thanh niên nói chung, thanh niên trên địa bàn phường nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta. - Phân tích, đánh giá thực trạng thanh niên trên địa bàn phường và CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. Từ đó, rút ra nguyên nhân của thực trạng, đề xuất một số giải pháp để làm tốt CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn mới. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Là CTPTĐV trong thanh niên trên địa bàn phường của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. * Phạm vi nghiên cứu CTPTĐV là vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu ở nhiều giai đoạn, đối tượng khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu CTPTĐV trong thanh niên (sống và làm việc ở phường, gắn bó chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phường - gọi tắt là thanh niên trên địa bàn phường) của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng và xây dựng CNXH. - Luận văn sử dụng phương pháp luận mác xít, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp như: phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê và lý luận gắn liền với thực tiễn. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn * Ý nghĩa Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo thực tiễn CTPTĐV của các Đảng bộ phường. * Đóng góp của luận văn - Hệ thống, khái quát thực trạng CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ 1997 đến nay (2003). 4 - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới CTPTĐV trong thanh niên ở Đảng bộ phường tại Đà Nẵng thời kỳ mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 5 Chương 1 CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG THANH NIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG THANH NIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - QUAN NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA 1.1.1. Quan niệm của Đảng bộ phường ở Đà Nẵng về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên Lịch sử tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chứng minh rằng, Đảng luôn luôn chú trọng phát triển đảng trong thanh niên. Đây là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với tuổi trẻ Việt Nam mà còn liên quan đến sinh mệnh và sức sống của Đảng. Trong bối cảnh mới đầy biến động và phức tạp trên thế giới, những thời cơ và thách thức của đất nước ta hiện nay, ĐCSVN vẫn giữ vững được trọng trách lãnh đạo toàn xã hội vươn lên. Bản thân Đảng đã tự đổi mới, tự chỉnh đốn để ngang tầm với nhiệm vụ quan trọng của thời cuộc đặt ra. Vì vậy, CTPTĐV trong thanh niên nhằm: Tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng. Làm tốt công tác tạo nguồn để lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những người ưu tú có đủ tiêu chuẩn, trong Đoàn thanh niên, trong công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang .chú ý những cơ sở trọng yếu, những nơi còn ít và chưa có đảng viên. Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc, đồng thời không định kiến, hẹp hòi . phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo 6 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Đặt CTPTĐV trong thanh niên thành chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, mang lại kết quả thiết thực [6, tr. 39]. Trong quá trình đấu tranh, trưởng thành, lãnh đạo nhân dân trước đây và đổi mới hiện nay, các cấp ủy Đảng ở Thành phố Đà Nẵng nói chung, ở các Đảng bộ phường nói riêng đều nhận thức và quan niệm rằng: Thứ nhất, trong sự tồn tại và phát triển của mình, Đảng phải thường xuyên bổ sung vào ĐNĐV những lực lượng mới, ưu tú trong phong trào quần chúng. Đó là qui luật trong quá trình trưởng thành và là một nội dung quan trọng trong công tác đảng viên của Đảng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, CTPTĐV càng trở nên có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng ĐNĐV của Đảng. Có thể nói, trong các phạm vi vận động thanh niên hiện nay thì địa bàn dân cư là phạm vi khó nhất, đang gặp nhiều lúng túng nhất. Thực tiễn ở Đà Nẵng đặt ra: Thanh niên trên địa bàn dân cư, họ là những ai? Có thể phân ra bốn loại thanh niên trên địa bàn dân cư. Một loại đã được tập hợp trong tổ chức Đoàn, Hội ngoài phường, tạm gọi là loại thứ nhất; loại đã được tập hợp trong tổ chức Đoàn, hội ở phường, tạm gọi là loại thứ hai; loại đã được tập hợp trong tổ chức thanh niên không phải là Đoàn, Hội, tạm gọi là loại thứ ba và loại chưa được tập hợp trong tổ chức thanh niên nào, tạm gọi là loại thứ tư. (Xin nói rằng, việc phân loại ở đây chỉ là thao tác trừu xuất trong nghiên cứu và quản lý, hoàn toàn không mang ý nghĩa phân biệt, đối xử - một điều tối kỵ trong quá trình đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên). Nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở loại thứ hai, thứ ba, thứ tư và tạm gọi là thanh niên trên địa bàn dân cư. Thứ hai, trước thực trạng ĐNĐV hiện nay, bên cạnh số đông có phẩm chất và đạo đức tốt, có một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, 7 biến chất về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức và năng lực yếu, không tỏ rõ vai trò của mình đối với tổ chức Đảng và với quần chúng. Cho nên, việc nâng cao chất lượng đảng viên theo phương châm: chặt chẽ hơn nữa "đầu vào", xử lý chính xác "đầu ra", nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có và CTPTĐV phải kết hợp gắn chặt với việc chỉnh đốn, sàng lọc ĐNĐV. Thứ ba, về nguyên tắc, Đảng chỉ kết nạp những người ưu tú, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ của Đảng. Trong khi kết nạp đảng viên mới phải đặc biệt chú trọng thực hiện phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng đơn thuần. Bảo đảm chất lượng là yêu cầu xuyên suốt quá trình phát triển đảng viên mới. Đây là một chuỗi các công đoạn đòi hỏi tổ chức Đảng mà trực tiếp là các cơ sở đảng và các chi bộ phải quan tâm chỉ đạo công phu, chu đáo ngay từ khi tạo nguồn như tuyên truyền, giáo dục, lựa chọn đến các khâu kết nạp và giúp đỡ đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức. Quá trình đó phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương. Trong CTPTĐV phải luôn coi trọng chất lượng, lấy tiêu chuẩn đảng viên làm cơ sở, phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể, không hạ thấp yêu cầu về chất lượng, chạy theo số lượng, nhưng cũng không có thái độ hẹp hòi, định kiến, bảo thủ, cầu toàn, không tích cực tạo điều kiện phát triển đảng viên mới. Lênin cho rằng: "Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải là để quảng cáo mà là để làm việc thật sự. Những người đó, chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ của chúng ta, đảng ta mở rộng cửa để đón những người lao động" [11, tr. 256]. Sức mạnh của Đảng phụ thuộc vào chất lượng đảng viên. Người được xét kết nạp vào Đảng phải có đủ tiêu chuẩn đảng viên, số lượng chỉ có ý nghĩa khi bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi cơ cấu, thành phần và độ tuổi của ĐNĐV còn mất cân đối thì Đảng cần có một số lượng đảng viên phù hợp để hoàn thiện tổ chức, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. 8 Với ý nghĩa đó, số lượng đảng viên có quan hệ chặt chẽ với chất lượng đảng viên. Giải quyết mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng chung trong toàn Đảng đã là khó khăn, phức tạp, lâu dài thì đối với các đảng bộ phường (nói chung) ở Đà Nẵng nói riêng lại càng nan giải. Bởi vì, do lịch sử để lại nhiều đảng viên giai đoạn cách mạng trước tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nay chuyển sang giai đoạn cách mạng mới nhiều đảng viên do điều kiện hoàn cảnh mới, đòi hỏi năng lực mới, không phát huy được vai trò của mình. Thậm chí có một bộ phận tụt hậu. Bộ phận này cũng đã được các cấp ủy Đảng giải quyết dần dần bằng nhiều cách hợp lý, hợp tình. Nhưng dù có giải quyết thế nào thì theo qui luật 10 đến 15 năm nữa số này sẽ hết. Trong khi đó hướng kết nạp đảng viên mới hiện nay là chú trọng vào đối tượng nam, nữ thanh niên ưu tú để "trẻ hóa" ĐNĐV thì ở phường lại gặp rất nhiều khó khăn cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, một vấn đề đặt ra đối với các cấp đảng bộ phường ở Đà Nẵng là trên cơ sở nắm vững những yêu cầu về tiêu chuẩn đảng viên, coi trọng chất lượng nhưng cần vận dụng linh hoạt trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Không đòi hỏi thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc các tiêu chuẩn ở những địa bàn dân cư chưa có đảng viên hoặc ít đảng viên mà rất cần có sự lãnh đạo trực tiếp của người đảng viên. Nếu làm tốt việc phát triển đảng viên trẻ thì chất lượng ĐNĐV sẽ được tăng cường, sau khoảng 10, 15 năm nữa các đảng bộ phường sẽ có một ĐNĐV trong sạch vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và các thời kỳ tiếp theo trên địa bàn phường. Thứ tư, xét duyệt đúng tiêu chuẩn, đúng nguyên tắc, đúng trình tự, đúng thủ tục. Đồng thời không định kiến, hẹp hòi, không "thành phần chủ nghĩa". 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác phát triển đảng viên trong thanh niên 9 1.1.2.1. Vai trò của thanh niên Thanh niên có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc. Theo C.Mác, giai cấp công nhân chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp khi ý thức được địa vị và tương lai của mình. Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên [17, tr. 263]. Cuối thế kỷ XIX trong bối cảnh xã hội tư bản, Mác cho rằng, cần phải giải thoát cho thanh niên, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân, là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Khi đánh giá vai trò của thanh niên trong đấu tranh cách mạng, các quan điểm mácxít đã chỉ ra, chỉ có cách mạng vô sản và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới thực sự làm cho thế hệ thanh niên phát huy được vai trò to lớn của mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do vậy, giáo dục thanh niên được coi là nhiệm vụ hàng đầu để có con người mới XHCN. Ph. Ăngghen nêu rõ: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Chính Ăngghen là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như: "Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản", "đội hậu bị của đảng" để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi "đảng của Mác" đã khẳng định được vị trí của mình trên vũ đài chính trị, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại đạo luật đặc biệt của Bítxmác, Ăngghen đã viết: Chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho đảng. Luận thuyết của Mác - Ăngghen luôn khẳng định lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo cần được tập hợp, tổ 10 [...]... chức Thành ủy Đà Nẵng Từ lâu các Đảng bộ phờng ở Đà Nẵng đã coi trọng CTPTĐV, bởi lẽ xu hớng lão hóa trong các đảng bộ ở đây nổi lên quá rõ Mặt khác, sự hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ cơ sở có nguyên nhân từ chỗ không làm tốt CTPTĐV mới trong thanh niên trên địa bàn dân c Năm 1997 tổng số đảng 31 viên đang công tác và sinh hoạt tại 33 phờng là 9.237 đồng chí chiếm 43,2% so với tổng số đảng viên toàn thành. .. Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Nhìn vào cơ cấu đảng viên trên ta thấy vấn đề nổi lên cần quan tâm là: tỷ lệ đảng viên trẻ ở độ tuổi thanh niên quá thấp Trong khi đó tỷ lệ đảng viên là hu trí, mất sức cao Số đảng viên trên 60 tuổi chênh lệch lớn so với số đảng viên dới 30 tuổi Tuổi đời bình quân của toàn đảng bộ gân 50 tuổi Đây là cơ cấu không hợp lý, phản ánh đúng tình hình đảng bộ đang bị "lão hóa"... viên toàn thành phố, đến cuối năm 2002 tăng lên 10.218 đồng chí chiếm 38% tổng số đảng viên, trong đó đảng viên hu trí là 7.507 đồng chí (73,4%), còn lại là đảng viên trẻ và đảng viên đơng chức đang làm việc, công tác tại các cơ quan, đoàn thể ở phờng Nếu nói rằng, sự chênh lệch về số lợng giữa đảng viên già (trên 60 tuổi) với đảng viên trẻ (dới 30 tuổi) toàn thành phố là lớn thì đối với các phờng là... Sơn 178 đảng viên mới kết nạp về cơ bản bảo đảm về chất lợng, đợc thử thách trong thực tiễn, tham gia công tác ở cơ sở, đảng viên nữ chiếm tỷ lệ 36,7%, đoàn thanh niên 27,3%; đa số đảng viên mới có trình độ phổ thông trung học trở lên Đối tợng đợc phát triển nhiều nhất là giáo viên và lực lợng dân quân tự vệ Nếu nh trớc đây khu dân c Hải Châu (phờng Hòa Hải) không có đảng viên thì nay tất cả các địa... dân c đều có đảng viên, có chi bộ Đảng Lực lợng thanh niên u tú trên địa bàn phờng nói trên đợc kết nạp vào Đảng qua các năm tuy còn ít, nhng đã phát huy đợc vai trò của mình, đa số là 34 những cán bộ cốt cán trong phong trào đoàn ở cơ sở, là những nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền vận động thanh niên phấn đấu để đợc đứng vào hàng ngũ của Đảng Qua các kỳ phân loại chất lợng hầu hết các đồng chí... tiêu chuẩn loại 1 và đợc chuyển thành đảng viên chính thức đúng thời hạn (xem biểu 6) Quận Liên Chiểu nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng có 3 phờng, năm 1997 đợc cấp trên tăng cờng cán bộ về công tác ở phờng, lúc này CTPTĐV đợc coi là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp ủy và chi bộ Đảng Để CTPTĐV đi vào nề nếp, đạt hiệu quả và chất lợng cao, bớc đầu các Đảng ủy tiến hành lập kế hoạch... trọng, thờng xuyên để đảm bảo sự kế thừa, phát triển của Đảng, để chi bộ, đảng bộ ngày càng đợc củng cố về mọi mặt và làm tròn trách nhiệm của mình Từ 1997 đến nay, Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc rất quan tâm đến CTPTĐV, xem đây nh một nhiệm vụ chính trị quan trọng Chính vì vậy số lợng và chất lợng phát triển đảng viên mới tăng qua các năm tăng lên Biểu 2.2: Đảng viên mới kết nạp từ 1997 - 2002 1997... chán nản, làm ảnh hởng đến tình hình chung Hơn 6 năm Đảng bộ phờng đã phát triển đợc 58 đảng viên trên tổng số đảng viên mới là 363 (15,9%) Cụ thể năm 1997 phát triển đợc 6/26 (2,31%); 1998 là 11/61 (10%); 1999 là 8/54 (14,8%); 2000 là 8/64 (12,5%); 2001 là 14/70 (20%); 2002 là 4/68 (5,9%); quí I 2003 là 7/20 (35%) Tỷ lệ đảng viên mới tuổi đời dới 30 chiếm khoảng 30% so với tổng số đảng viên mới đợc kết... th h thanh niờn gi; ng thi l ngi ph trỏch, dỡu dt th h thanh niờn tng lai" "Thanh niờn l lc lng c bn trong b i, cụng an v dõn quõn t v" Trong mi cụng vic thanh niờn l ngi cú kh nng thc hin khu hiu "õu cn thanh niờn cú, vic khú thanh niờn lm" [7, tr 96] Ngi tng kt: "Thanh niờn l mt b phn quan trng ca dõn tc Dõn tc b nụ l thỡ thanh niờn cng b nụ l Dõn tc c gii phúng, thanh niờn mi c t do Vỡ vy thanh. .. ngang của từng đối tợng là con em cán bộ và gia đình cách mạng trên địa bàn phờng để tìm hiểu nguồn phát triển Đảng, từ đó có kế hoạch bồi dỡng, tiếp tục tạo nguồn trong những năm tiếp theo Do đợc khảo sát kỹ nên các đối tợng quần chúng sau giai đoạn thử thách đều đợc xét kết nạp, không có tình trạng đối tợng đợc đi học nhng do vớng mắc về lý lịch gia đình mà không đợc kết nạp, dẫn đến nảy sinh t tởng . chọn đề tài: " ;Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay& quot; làm luận. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG THANH NIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - QUAN NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA 1.1.1. Quan niệm của Đảng