Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu: - Thực trạng sản xuất của một số làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn - Thực trạng môi trường của làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
NGUYỄN VĂN PHỤNG
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ
THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Phí Văn Kỷ
Thái Nguyên – 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong các công trình nào khác
Tôi cam đoan rằng các thông tin trong luận văn đƣợc trích dẫn từ các tài liệu có nguồn gốc tin cậy./
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Phụng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn:
- Các thầy, cô giáo Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
- Đặc biệt tới thầy giáo Tiến sĩ Phí Văn Kỷ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
- Các cơ quan, ban ngành của tỉnh Bắc Ninh, các phòng ban của thị xã
Từ Sơn, lãnh đạo các địa phương nơi có làng nghề
- Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người
đã động viên và giúp đỡ tôi cả về tinh thần lẫn vật chất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để thực hiện đề tài này
Bắc Ninh, ngày tháng 9 năm 2012
HỌC VIÊN
Nguyễn Văn Phụng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii, iv, v,vi Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng, biểu viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Những đóng góp của đề tài 3
5 Bố cục của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn 4
1.1.1.1 Khái niệm và tiêu chí làng nghề 4
1.1.1.2.Đặc điểm chung của làng nghề 4
1.1.1.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề 5
1.1.1.4 Một số làng nghề chính ở Việt Nam 7
1.1.1.5 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.1.6 Những tác động tiêu cực đến môi trường của làng nghề 12
1.1.2 Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề 14
1.1.2.1 Quan niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 14
1.1.2.2 Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề 16
1.1.2.3 Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề 17
1.1.2.4 Tác động của sản xuất ở làng nghề tới sức khỏe cộng đồng 21
1.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề và kinh nghiệm xử lý ô nhiễm 22
1.2.1 Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam 22
1.2.2 Kinh nghiệm xử lý môi trường của một số nước trên thế giới 23
1.2.2.1 Nhật Bản 23
1.2.2.2 Singapo 24
Trang 51.2.3 Kinh nghiệm xử lý ô môi trường của một số tỉnh trong nước 25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Phương phân tích số liệu 28
2.2.2 Phương pháp phân tích so sánh 28
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.2.4 Phương pháp xử lý tài liệu 29
2.2.5 Phương pháp thống kê môi trường 29
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về môi trường 29
2.3.1 Môi trường không khí bị ô nhiễm 29
2.3.2 Môi trường nguồn nước bị ô nhiễm 30
2.3.3 Môi trường đất bị ô nhiễm 30
2.3.4 Tiếng ồn và các yếu tố khí hậu 30
2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích về phát triển sản xuất làng nghề 30
2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế 30
2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích xã hội 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.1.1 Vị trí địa lý 32
3.1.1.2 Địa hình, kinh tế, xã hội 32
3.1.1.3 Khí hậu và thời tiết 32
3.1.1.4 Đặc điểm đất đai 33
3.1.1.5 Đặc điểm về dân số lao động 35
3.1.1.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng 37
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế 38
3.2 Thực trạng phát triển sản xuất và ô nhiễm môi trường ở làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 40
3.2.1 Thực trạng phát triển sản xuất ở làng nghề thị xã Từ Sơn 40
3.2.1.1 Loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu tại các làng nghề 40
Trang 63.2.1.2 Tình hình đất đai cho phát triển ngành nghề của các cơ sở sản xuất 44
3.2.1.3 Tình hình vốn và trang thiết bị sản xuất 45
3.2.1.4 Tình hình lao động trong các làng nghề 48
3.2.1.5 Đóng góp của ngành nghề cho kinh tế xã hội của địa phương 53
3.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở LN thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh 55
3.2.2.1 Nhóm làng nghề tái chế kim loại 55
3.2.2.2 Nhóm làng nghề sản xuất đồ gố mỹ nghệ 62
3.2.2.3 Nhóm làng nghề dệt nhuộm 69
3.2.2.4 Ô nhiêm môi trường tại các làng nghề và tác động đến đới sống, sức khoẻ và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư 73
3.2.2.5 Nguyên nhân và tồn tại 75
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH 78
4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường 78
4.1.1 Quan điểm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 78
4.1.2 Định hướng phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 79
4.1.3 Mục tiêu phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 80
4.2 Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường và thúc đẩy sự phát triển bên vững ở làng nghề thị xã Từ Sơn 80
4.2.1 Quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề 80
4.2.2 Tăng cường sử dụng công cụ pháp luật và các công cụ kinh tế để chống ô nhiễm môi trường làng nghề 85
4.2.3 Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và xử lí ô nhiễm môi trường 91
4.2.4 Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để bảo vệ môi trường các làng nghề 91
4.2.5 Tổ chức phân cấp bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 95
4.2.6 Thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề 95
4.3 Kiên nghị 97
KẾT LUẬN 99
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu ô xi sinh hoá BVMT Bảo vệ môi trường COD Nhu cầu ô xi hoá học
DO Hàm lượng ô xi hoà tan ONMT Ô nhiễm môi trường
SXSH Sản xuất sinh học QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCMT Tiêu chuẩn môi trường NSTP Nông sản thực phẩm TSS Tổng chất rắn lơ lửng TTCN Tiểu thủ công nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề 13
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của thị xã giai đoạn 2009 – 2011 34
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của thị xã giai đoạn 2009 – 2011 36
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của thị xã giai đoạn 2009 – 2011 39
Bảng 3.4: Các loại hình tổ chức sản xuất ngành nghề giai đoạn 2009-2011 42
Bảng 3.5 Đất đai cho phát triển làng nghề của các cơ sở điều tra năm 2011… …44
Bảng 3.6: Tình hình trang thiết bị của các cơ sở trong làng nghề năm 2011… …47
Bảng 3.7: Quy mô lao động tại các cơ sở làng nghề năm 2011 50
Bảng 3.8: Trình độ kỹ thuật của lao động ở các cơ sở làng nghề năm 2011 52
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt làng nghề Đa Hội……….… 57
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước thải Đa Hội 58
Bảng 3.11: Các dạng phát thải từ hoạt động tái chế kim loại 59
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nước ngầm tại Đa Hội……… 60
Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Đa Hội… ……60
Bảng 3.14 Kết quả phân tích mẫu đất tại làng nghề Đa Hội……… 61
Bảng 3.15 Các dạng chất thải phát sinh tại Đồng Kỵ……… ……65
Bảng 3.16 Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước mặt tại Đồng Kỵ 66
Bảng 3.17 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại Đồng Kỵ……… .67
Bảng 3.18 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí của Đồng Kỵ …68
Bảng 3.19 Kết quả phân tích chất lượng đất làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ 69
Bảng 3.20 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề Tương Giang…71 Bảng 3.21 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Tương Giang….71 Bảng 3.22 Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực làng nghề Tương Giang… 72
Bảng 3.23 Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực làng nghề Tương Giang… 72
Bảng 3.24 Lượng chất thải rắn phát sinh từ làng nghề dệt nhuộm Tương Giang … 73
Bảng 3.25 Tình hình sức khoẻ của người dân trong các làng nghề 74
Bảng 4.1 Phân loại tác động của các loại làng nghề tới môi trường 81
Bảng 4.2 Quy định mức thu phí nước thải công nghiệp……… …89
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu đồ: 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 7
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số làng nghề đƣợc khảo sát 10
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam 11
Hình 3.1: Quy trình gia nhiện, tẩy rỉ và mạ kẽm điện 56
Hình 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ 63
Hình 3.3: Quy trình sản xuất đồ gỗ tại làng Đồng Kỵ 64
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đang phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Song bên cạnh đó, cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề
Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm gần đây Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phương Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khấm khá lên do sản xuất nông nghiệp phát triển đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, cần phải giải quyết kịp thời
Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều thuận lợi, được Nhà nước hộ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm Tuy nhiên, do phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trường ở các làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Tại nhiều làng nghề hiện nay đang bị
ô nhiễm cả về: Vật lý, hóa học và sinh học Hiện trạng về ô nhiễm biểu hiện: Không khí thì bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói và không gian sống thì ngày càng bị thu hẹp do đất phải nhường chỗ cho sản xuất công nghiệp và các công trình khác Đất sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt nhiều nơi đang có nguy cơ
bị ô nhiễm nặng do phế thải công nghiệp và sinh hoạt Cây xanh vốn là đặc trưng của nông thôn Việt Nam, nhưng nay đã bị thu hẹp dần nhường chỗ cho các công trình xây dựng Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động xấu đến sức khoẻ con người, người dân làng nghề đang có nguy cơ mắc bệnh mà do ô nhiễm môi trường gây nên như da liễu, hô hấp, đường ruột và ung thư…
Trang 11Ô nhiễm môi trường nông thôn nói chung và môi trường các làng nghề nói riêng hiện đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm Để tìm hiểu thực trạng môi trường của các làng nghề tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Tôi đã lựa chọn đề tài:
"Thực trạng và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường ở làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh"
Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trường của khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động ô nhiễm môi trường làng nghề và ảnh hưởng của nó, từ đó đưa ra các giải pháp chính nhằm cải thiện môi trường trên địa bàn dân cư tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu:
- Tình hình sản xuất tại các làng nghề liên quan đến môi trường
- Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
- Các giải pháp chính nhằm khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường và sự phát triển bền vững của các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Trang 123.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Thực trạng sản xuất của một số làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn
- Thực trạng môi trường của làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng môi trường, đưa ra các giải phápchính
nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
3.2.2.Phạm vi không gian
Một số xã, phường có làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang gây ô
nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã
3.2.3 Phạm vi thời gian
Phần đặc điểm địa bàn nghiên cứu được tác giả thu thập trong giai đoạn 2009
– 2011 Số liệu nghiên cứu về làng nghề và tình hình ô nhiễm môi trường được thu
thập từ số liệu trong thời điểm khảo sát, mức độ ô nhiễm tại các làng nghề; đồng
thời đưa ra các giải pháp cơ bản trong thời gian tới
4 Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống lại một số vấn đề về làng nghề, môi trường và ô nhiễm môi
trường Đồng thời đánh giá một cách trung thực về thực trạng làng nghề, vấn đề ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề
5 Bố cục của luận văn:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường ở làng nghề thị xã Từ sơn tỉnh
Bắc Ninh
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm và tiêu chí làng nghề
Có nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm làng nghề Theo Trần Minh Yến khái niệm làng nghề bao gồm những nội dung sau:
Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn Làng nghề gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ lớn trong tổng dân số của làng
Tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình là: số
hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công, phi nông nghiệp chiếm ít nhất 30% tổng số hộ và lao động, ở làng nghề có ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất 300 triệu đồng
1.1.1.2.Đặc điểm chung của làng nghề
Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung các đặc điểm sau:
- Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong
làng Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn
Trang 14- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo cho các hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì nó đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình Do đó, nó có thể huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm sản xuất của gia đình
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiểu hộ gia đình cùng tham gia Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế độc quyền những nghề nghiệp, sản phẩm
- Tính chuyên môn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề rất rõ rệt Một số trường hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề phụ thuộc vào từng khâu trong quy trình sản xuất Nghề càng phức tạp, càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tính chuyên môn hóa càng cao Sự phân chia này không chỉ trong một làng
- Biết tận dụng nguyên vật liệu và nhân lực thông qua kỹ năng lao động và
sự khéo léo để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn
1.1.1.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích cực
và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam với đặc thù hết sức đa dạng Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình kinh tế này và các tác động của nó gây ra đối với môi trường Để giúp cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn để thấy được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng sau:
Trang 15- Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: dựa trên đặc thù văn hoá, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trưng cho các vùng văn hoá lãnh thổ khác nhau
- Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định nguồn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như phần nào thấy được
xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội
- Phân loại theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của các làng nghề qua đó có thể xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu cầu
đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề
- Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét, đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tại các làng nghề, tiến tới có được giải pháp quản lý và kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng cũng như hạn chế tác động đến môi trường
- Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển: nhằm xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với sự phát triển của làng nghề Tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà ta áp dụng
cách phân loại này hay phân loại kia
Với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả Vì thực tế cho thấy nếu đánh giá được ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản
xuất thì sẽ đánh giá được tác động của sản xuất ngành nghề đến môi trường
Làng nghề nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức đã tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Cách tiếp cận tốt nhất là nhóm các làng nghề lại theo các kiểu sản phẩm và phương thức sản xuất chính Theo cách tiếp cận này, làng nghề được xem xét đồng thời trên các mặt: quy trình sản xuất, sản phẩm sản xuất và quy mô sản xuất Phân loại làng nghề theo 6 nhóm
Trang 16Thủ công mỹ nghệ 39%
Chế biến l-ơng thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ 20%
Tỏi chế phế liệu 4%
Dệt nhuộm -ơm tơ, thuộc da 17%
Các ngành nghề khác 15%
Vật liệu xây dựng, khai thác đá
5%
(Nguồn: Tổng cục mụi trường tổng hợp, năm 2008)
Biểu đồ 1.1: Phõn loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Sự phõn chia theo nhúm ngành cho chỳng ta thấy:
- Mỗi ngành chớnh cú nhiều ngành nhỏ liờn quan phụ thuộc vào nhau tạo thành cỏc nhúm ngành
- Mỗi nhúm ngành làng nghề trong hoạt động sản xuất, sẽ gõy ảnh hưởng khỏc nhau đến mụi trường
1.1.1.4 Một số làng nghề chớnh ở Việt Nam
* Làng nghề chế biến lương thực phẩm, đi kốm với chăn nuụi cú số lượng làng nghề lớn (chiếm 20% số lượng làng nghề) phõn bố đều trờn cả nước, phần nhiều sử dụng lao động nụng nghiệp, khụng yờu cầu trỡnh độ cao, hỡnh thức sản xuất thủ cụng, ớt cú thay đổi về quy trỡnh sản xuất Nước ta cú nhiều làng nghề thủ cụng truyền thống như nấu rượu, làm bỏnh đa nem, đậu phụ , với cỏc nguyờn liệu chớnh
là gạo, ngụ, khoai, sắn, đậu , cỏc nghề này thường gắn với hoạt động chăn nuụi ở quy mụ gia đỡnh
* Làng nghề thờu, dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da đó cú từ lõu đời, nhiều sản phẩm đó gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hoỏ đậm nột địa phương Những sản phẩm như lụa, tơ tằm, thổ cẩm, thờu ren, dệt may , khụng chỉ là những sản phẩm hàng hoỏ cú giỏ trị mà cũn là những tỏc phẩm nghệ thuật được đỏnh giỏ cao Tại cỏc
Trang 17làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp)
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá có từ lâu đời, tập trung ở các vùng có sẵn nguyên liệu xây dựng Lao động loại làng nghề này chủ yếu
là thủ công, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp Khi nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công trình tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh đặc biệt là các vùng núi đá vôi
* Làng nghề tái chế phế liệu chủ yếu mới hình thành, nên số lượng ít nhưng lại được phát triển nhanh về loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy nhựa, vải đã qua sử dụng) Ngoài ra, các làng nghề cơ khí, chế tạo và đúc kim loại phế liệu sắt vụn, cũng là loại hình làng nghề
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ lệ lớn
về số lượng (khoảng 40% tổng số làng nghề) có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, đậm nét văn hoá dân tộc, có tính địa phương cao Quy trình sản xuất của các làng nghề này gần như không thay đổi, lao động thủ công nhưng đòi hỏi tay nghề cao, đòi hỏi chuyên môn hoá và có tính chuẩn trong sáng tạo
* Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ như cầy bừa, quốc xẻng, liềm hái, đóng thuyền, làm quạt giấy, đan vó đan lưới, làm lưỡi câu , những làng nghề nhóm này có từ lâu đời, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương Lao động chủ yếu thủ công, thu hút nhiều lao động, sản phẩm ít có cải tiến thay đổi
1.1.1.5 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
- Chủ trương phát triển làng nghề
Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông thôn, Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách như Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn,
Trang 18chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu
Nghị định số 73/1995/NĐ-CP ngày 01/11/1995, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn Trên cơ sở đó, Bộ NN &PTNT đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách mà cụ thể là Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP, Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề cũng như đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 của bộ NN
&PTNT là thực hiện chương trình “mỗi làng một nghề”, với mục tiêu khôi phục và
phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, tạo thu nhập từ phi nông nghiệp với các hoạt động như: hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động
nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý chất thải làng nghề
- Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát triển các làng nghề Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch, giao thông và các yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết cho sự phát triển của các làng nghề Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo ở nước ta thông qua việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây
Trang 190 20 40
chỉ phục vụ đời sống nhân dân khu vực lân cận
- Làng nghề và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề thủ công nhưng vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu kinh tế địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt 60 - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20 - 40% Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng (biểu đồ 1.3) Chính vì vậy, có thể thấy, làng nghề đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập,
(Nguồn: Báo cáo môi trường làng nghề Quốc Gia,- Tổng cục
môi trường, năm 2008)
Trang 20nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ở khu vực nông thôn Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn còn tạo thêm việc làm cho lao động phụ như người già, trẻ em, người khuyết tật
Mức thu nhập của người lao động ngành nghề cao gấp 3 đến 4 lần so với thu nhập của người lao động thuần nông Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ sản xuất thuần nông sang sản xuất thủ công nghiệp và chuyên làm nghề ngày càng tăng nhanh Báo cáo “Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn của nước CHXHCN Việt Nam” do bộ NN
&PTNT thực hiện đã chỉ ra rằng, tỷ lệ hộ nghèo trung bình trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7% thấp hơn nhiều mức trung bình cả nước là 12%
(Nguồn: Bộ NN &PTNT, năm 2008)
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam
- Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn hoá lâu dài Điểm chung của làng nghề là thường nằm trên trục giao thông đường bộ hay đường sông Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm hoặc tuyến du lịch lữ hành Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hoá hay một hệ thống di tích lịch sử Bên cạnh đó, khách tham quan còn được tận mắt theo dõi quá trình sản xuất ra các sản phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản xuất nào đó, chính điều này tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề
Triệu USD
Trang 21Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng
tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm
cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống của người dân thông qua các dịch vụ phụ trợ , điển hình như các tỉnh Hà Tây (trước đây), Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, đã và đang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch làng nghề đây là điểm đến của nhiều tuyến
du lịch lữ hành của khách tham quan trong nước đồng thời thu hút nhiều khách du lịch
1.1.1.6 Những tác động tiêu cực đến môi trường của làng nghề
Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề đã phát sinh một số tác động tiêu cực đến môi trường Những tác động sấu đến môi trường nhiều năm qua đã làm cho chất lượng môi trường nhiều làng nghề ngày càng suy giảm, ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển bền vững ở làng nghề, mà còn ảnh hưởng đến cả tính bền vững của nhiều ngành kinh tế khác
* Một số tồn tại của làng nghề ở Việt Nam:
Làng nghề Việt Nam trong quá trình phát triển, đến nay đã bộc lộ một
- Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ xuất thân từ nông dân đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường
Người sản xuất không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp Hơn thế nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) không đầu tư phương
Trang 22tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường Ví dụ như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm,
là nguồn chất thải rắn tạo bụi ở làng nghề bún Phú Đô mỗi năm sử dụng 5.250 tấn than, làng nghề Dương Liễu là 34.000 tấn Như vậy theo ước tính của viện Khoa học công nghệ và Môi trường cứ một tấn than cháy tạo ra 0, 2 tấn xỉ than thì chỉ riêng làng nghề bún Phú Đô đã thải ra 7.850 tấn xỉ than/năm
- Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, sử dụng lao động có tính gia đình, sản xuất theo kiểu "bí truyền", giữ bí mật cho dòng họ, tuân theo
"hương ước" không cải tiến áp dụng những khoa học kỹ thuật, nên đã cản trở việc áp dụng giải pháp khoa học kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến mang hiệu quả BVMT của người lao động
- Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên liệu làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, khí ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường Kỹ thuật lao động sản xuất
ở các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ khí, chưa có làng nghề nào áp dụng tự động hóa được thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề
Đơn vị tính: %
Trình độ kỹ thuật Chế biến nông, lâm, thủy sản
Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng
Các ngành dịch vụ
Các ngành khác
Thủ công, bán cơ khí 61,51 70,69 43,90 59,44
(Nguồn: báo cáo môi trường quốc gia – Tổng cục môi trường, năm 2008)
- Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá thấp, khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường
Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy động tài chính và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng, ngân hàng) Do đó, khó
Trang 23chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng không thể đầu tư cho xử lý môi trường
- Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, đang học nghề, văn hóa thấp, nên hạn chế nhận thức đối với công tác BVMT
Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nhìn chung còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60% Mặt khác đa số người lao động xuất thân từ nông dân nên chưa có
ý thức về môi trường lao động, chỉ cần việc làm có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong lúc nông nhàn,
nên ngại học hỏi, không quan tâm tới BVMT
- Nhiều làng nghề chưa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho BVMT Cạnh tranh trong 1 số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất Tuy nhiên đây không phải là đầu tư cho kỹ thuật bảo vệ môi trường Vì vậy hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều không có các hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường
Hầu hết các làng nghề không có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử
lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, như không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, không có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, không chú ý đầu tư phương tiện thu gom quản lý chất thải nguy hại Đây là một thách thức lớn vì để khắc phục điều này đòi hỏi nhiều kinh phí và thời gian
1.1.2 Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.2.1 Quan niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
* Khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 tại Điều 3 thì môi trường được định nghĩa như sau: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật„„
Như vậy, môi trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong đó bao gồm các yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thông nhất tác
Trang 24động trực tiếp tới đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên
Vai trò của môi trường: Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta
cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển Vai trò của môi trường thể hiện trên các mặt sau:
- Môi trường là nơi con người khai thác tài nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống
- Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người
- Môi trường là nơi chứa chất thải
- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan
Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người Bên cạnh đó mối quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với nhau Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy môi trường phát triển Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môi trường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tác động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Trước khi tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trường chúng ta cần phải hiểu được „„Tiêu chuẩn môi trường,, theo Luật BVMT năm 2005 thì „„TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường‟‟ Cơ cấu của hệ thống TCMT bao gồm các nhóm chính sau:
- Những quy định chung
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải; Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp; Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Trang 25- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá và Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển
Hiện nay, ở nước ta đã có trên 200 TCMT quy định về chất lượng môi
trường, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trường, đồng thời cũng
là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm môi trường có liên quan
Từ khái niệm về TCMT, khái niệm ô nhiễm môi trường được định nghĩa trong Luật BVMT năm 2005 như sau:
„„Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật‟‟
Như vậy ta có thể thấy khái niệm ONMT phụ thuộc vào hai yếu tố: tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như làm thay đổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khoẻ con người Tác động cũng
có thể mang tính hoá học như ảnh hưởng của mưa axít đối với các công trình, nhà cửa
1.1.2.2 Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc Ô nhiễm môi trường làng nghề
có một số đặc điểm sau:
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã) Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, đất và không khí trong khu vực
* Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại các khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động
Trang 26Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hoá chất
Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy có 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước hoặc đất hoặc cả
3 dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu thế tăng nhanh
1.1.2.3 Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
Theo kết quả nghiên cứu tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS , hàm lượng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngành nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải, thải ra môi trường Do đó, để tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về tải lượng và thành phần chất thải của mỗi ngành sản xuất Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề
Ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con
người và thực tế ô nhiễm môi trường luôn phát triển cùng chiều với các hoạt động sản xuất
Ở các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết
bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nước ta trở nên
bức xúc nhất hiện nay
Trang 27Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất làng nghề một cách đầy đủ hơn cả là tìm hiểu theo các nhóm nghề Theo cách này hiện trạng ô nhiễm ở các làng nghề được xét theo các nhóm sau:
- Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến NSTP
Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường Tùy theo quy trình chế biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên tới 2500 - 5000mg/l, COD
13300 - 20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn) Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 32 lần
Chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm rất đa dạng Nhìn chung chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy Trong khu vực các làng nghề này thường có thêm ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản để tận thu các nguồn nguyên liệu còn thừa ra Chất thải của ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm chất thải chủ yếu là chất hữu cơ, định mức chất thải rắn đối với gia súc, gia cầm (lợn thải ra 1,5 kg/con/ngày, gà, vịt, ngan thải ra 0,1 kg/con/ngày, trâu, bò thải ra 3 kg /con/ngày) Chất thải ngành chăn nuôi
là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi khó chịu, nếu không được xử lý
tốt sẽ gây ô nhiễm cả 3 môi trường: đất, nước và không khí
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của các làng nghề chế biến NSTP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra Các khí ô nhiễm gồm H2S, CH4, NH3 đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động Mặt khác tại các làng nghề chế biến NSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép
Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế biến nông sản có sự khác nhau giữa các làng nghề Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải
Trang 28ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ Hiện nay bã thải sắn được tận dụng làm thức ăn cho cá và chăn nuôi Bã dong chứa hàm lượng sơ cao, một phần được đem phơi khô làm nhiên liệu, phần lớn được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề
Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm Vì vậy, tại các làng này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng nghề Còn tại các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng
Ở các làng này mức độ ô nhiễm không khí là nghiêm trọng nhất Bụi phát sinh từ quá trình khai thác, gia công nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm là rất lớn Khói độc và sức nóng toả ra từ các lò nung, tiếng ồn do hoạt động giao thông làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân, cây cối và hoa màu
Trong quá trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch đã gây huỷ hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn tới quá trình tưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác
- Làng nghề tái chế phế thải
Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa , là một ngành mới được hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã phát triển khá nhanh
Trang 29Ở các làng này ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá nghiêm trọng do đặc điểm sử dụng nhiều nước Trong quá trình rửa sạch chất thải, nước thải mang theo khá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trường; ví dụ tại làng nghề Dương Liễu nước có hàm lượng COD là 630 - 1260 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 12 lần, ngoài ra hàm lượng Phenol rất cao (0.2 mg/l) vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần
ở làng nghề tái chế kim loại nước thải của quá trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa hoá chất axit, xút, các kim loại như: Cr2+, Pb2+ , gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làng nghề Phước Kiều - Quảng Nam, hàm lượng Pb2 +
là 0.6 mg /l vượt quá tiêu chuẩn cho phép 6 lần
Ngoài ra ở những làng này phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi và khí độc nhiều
- Làng nghề dệt nhuộm
Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị trí quan trọng Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị về mặt kinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc
Cũng như các làng chế biến nông sản thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm Đây là ngành sử dụng nhiều nước, nhiều hoá chất, thuốc nhuộm Thông thường khoảng 30% thuốc nhuộm
và 85 - 90% hoá chất còn lại, sau quy trình công nghệ nhuộm được thải vào trong nước, vì vậy nước thải có pH, COD, TS, BOD, độ màu rất cao
Làng nghề thêu ren: phát thải ra trong hoạt động tẩy trắng các sản phẩm, nước thải có chứa các hoá chất tẩy, các chất hữu cơ, các xơ sợi
Theo đánh giá của sở công nghệ và môi trường Hà Nam năm 2008 Để tẩy trắng sản phẩm, lượng hoá chất dùng để sản xuất cho 100m vải cần khoảng 0,25 kg Javen, 0,2 kg silicat, 0,2 kg H2O2 Phẩm màu công nghiệp dùng để nhuộm hấp xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, người dân làm nghề không nắm được thành phần, độc tính của thuốc nhuộm Nguồn thải làng nghề dệt nhuộm, ngoài nước thải có thành phần thông thường như: các chất hữu cơ, NH3, NO2-, PO3-, còn có một lượng lớn các hoá chất là thành phần thuốc nhuộm (trong đó có một số hợp chất rất độc
Trang 30với con người và môi trường sinh thái như các hợp chất diazô), các chất màu làm cho nước nhiễm màu Thông thường lượng thuốc nhuộm đi cùng nước thải chiếm tới 25% Ô nhiễm môi trường không khí, bụi do sử dụng than và các loại khí sinh ra khi phân huỷ chất thải
Tại làng nghề dệt nhuộm các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD,
SS đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 4 lần Độ ồn do các thiết bị dệt gây ra từ
75 - 90 dB cao hơn tiêu chuẩn cho phép
Làng nghề ươm tơ: sản xuất 1kg kén tơ cần sử dụng 1,5 kg than, 0,08 kg củi,
01 tạ kén sử dụng 1m3 nước, chất thải phát sinh từ sản xuất tơ tằm, nước thải có chứa các chất hữu cơ, nitơ, tơ sợi vì thế nước thải dễ phân huỷ và gây mùi khó chịu tại khu vực làng nghề này Ô nhiễm không khí từ các lò hơi, các lò than sinh ra bụi
và các khí độc
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Các làng nghề này hiện tượng ô nhiễm môi trường nước diễn ra ít nghiêm trọng như các làng nghề chế biến NSTP và các làng nghề tái chế Tuy nhiên, sản xuất tại các làng nghề này lại thường xuyên gây ra bụi và tiếng ồn lớn, hoặc gây ra khí độc khi tẩm sấy các đồ mây, tre đan
Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu: thường tạo ra các chất thải rắn (xỉ than, gạch vỡ, gạch phồng, đất đá thải do khai thác khoáng sản ) và chất thải khí (bụi, SO2, CO, NOx ) Theo phương pháp đánh giá thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển đá vôi như sau: khoan nổ mìn 0, 4kg bụi/tấn, bốc xếp, vận chuyển: 0,17 kg/tấn, nghiền sàng 0,3kg/tấn
Nhìn chung trong các thành phần gây ô nhiễm môi trường thì các hoạt động trong làng nghề cũng là một thành phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể
1.1.2.4 Tác động của sản xuất ở làng nghề tới sức khỏe cộng đồng
Chất thải trong hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và của cộng đồng nói chung Số liệu thống kê của phòng y tế các huyện và trạm y tế xã về tình hình sức khỏe của nhân
Trang 31dân làng nghề cho thấy ở từng làng nghề khác nhau thì các bệnh nghề nghiệp có khác nhau: ở làng nghề cơ khí, đúc, sản xuất nguyên vật liệu do sử dụng lượng than lớn để phục vụ sản xuất nên tỷ lệ mắc các bệnh về phổi, phế quản cao Làng nghề tẩy nhuộm vải sợi, tẩy mạ kim loại sử dụng nhiều hóa chất độc hại, kim loại nặng thì tỷ lệ người bị bệnh ung thư cao, tuổi thọ giảm Làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước như chế biến lương thực, mây tre đan, chế biến gỗ thì tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh, bệnh não, tuổi thọ giảm Chẳng hạn như làng nghề tái chế chì thuộc xã Chỉ O - huyện Mỹ Văn - tỉnh Hưng Yên thì tỷ lệ các bệnh như đau mắt hột, các bệnh về đường hô hấp, hiện tượng phát triển trí tuệ không bình thường ở trẻ em của
xã cao hơn các xã khác trong vùng do nguồn nước bị ô nhiễm chì Làng thuộc da xã Liễu Xá (tỉnh Hưng Yên), do ô nhiễm nguồn nước với các dư lượng như Cr, phèn, thuốc thực vật, vôi nên các bệnh liên quan thể hiện rất rõ ràng và phổ biến như bệnh
về phổi não, máu, da, những bệnh về hô hấp, mắt Số người mắc các bệnh hô hấp rất cao trong các làng nghề sản xuất mây tre đan, dược liệu (như làng nghề Yên Nhân - huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định) Hay ở làng nghề gốm Bát Tràng, ô nhiễm môi trường không khí đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân Theo một tài liệu điều tra sức khỏe 223 người dân Bát Tràng thì có 76 người bị bệnh về hô hấp và 23 người bị bệnh lao, có 23 người làng này chết về bệnh ung thư Cư dân làng gốm này chiếm 70% số bệnh nhân bị bệnh ung thư ở các viện ở Hà Nội Các làng nghề gây tiếng ồn ở xen kẽ trong nơi ở của dân cư gây tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ sức khỏe của người trực tiếp sản xuất mà cả với cộng đồng dân cư xung quanh Người tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn bị căng thẳng thần kinh, đau đầu mất ngủ, giảm tuổi thọ
1.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề và kinh nghiệm xử lý ô nhiễm
1.2.1 Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam
Ô nhiễm môi trường làng nghề ở nước ta hiện nay đang là vấn đề nổi cộm Trong những năm qua do sự phát triển mang tính tự phát lại thiếu quy hoạch, không
có các giải pháp kỹ thuật về môi trường nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề rất phổ biến
Trang 32Về mặt quản lý Nhà nước đã ban hành các văn bản để bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số: 80, 21 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số: 117, 26 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Chỉ thị số: 36 của Ban chấp hành Trung ương, Chỉ thị số: 200 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số: 132, 237 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường
Nhà nước có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn đảm phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm
từ nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước nhằm hạn chế một phần tác hại đến môi trường của các sản phẩm chất thải, hoá chất nhựa công nghiệp
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề chỉ đạo huyện xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ để tạo mặt bằng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển đảm bảo vệ sinh môi trường
Các văn bản trên là cơ sở bảo vệ môi trường, phát triển các làng nghề bền vững
1.2.2 Kinh nghiệm xử lý môi trường của một số nước trên thế giới
Trang 33loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Đối với những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công
ty vệ sinh môi trường đến chuyên chở
Nhật bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả
1.2.2.2 Singapo
Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singgapo Để đảm bảo đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970, Singapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm (gọi tắt là APU), có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm tra các ngành công nghiệp mới Bộ Môi trường (ENV) được thành lập năm 1972 có chức năng bảo vệ và cải thiện môi trường Bộ đã thực hiện các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và các biện pháp mạnh, nhằm hạn chế lũ lụt, ngăn chặn và kiểm soát nạn ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất phế thải rắn
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam Chính quyền Singapo khi đó đã đầu tư
447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác
Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040 Để bảo vệ môi trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (dừng lại) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu càng
Trang 34tốt và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới Tại Singapo, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “đừng vứt
đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “recycle”
Chính phủ Singapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích họ tham gia tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường Chương trình giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu học, trung học và đại học Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn được tham gia các chuyến đi
dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế chất thải
1.2.3 Kinh nghiệm xử lý ô môi trường của một số tỉnh trong nước
* Thành phố Hà Nội
Với tổng số 1270 làng nghề đang hoạt động, được phân bổ ở 19 quận, huyện, chiếm gần 56% tổng số làng nghề của cả nước và là nơi có nhiều làng nghề nhất, hệ thống làng nghề cũng đa dạng phong phú nhất trong cả nước Đồng thời làng nghề nơi đây cũng mang nhiều đặc điểm tương đồng với làng nghề của Bắc Ninh như về ngành nghề, quy mô sản xuất và cả về tình trạng ONMT tại các làng nghề cũng đang ngày một gia tăng Trong những năm qua chính quyền thành phố đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương triển khai nhiều biện pháp khắc phục tình trạng ONMT tại các làng nghề như: Xử lý nước thải quy mô
hộ gia đình, giảm tiếng ồn từ các phương tiện sản xuất bằng máy móc, xây dựng các cum công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề ở ngoài khu dân cư, đẩy mạnh tuyền truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho dân trước, trong và sau khi sản xuất, vận động các hộ sản xuất, doanh nghiệp ở làng nghề đầu tư công nghệ, thiết bị mới không ảnh hưởng đến môi trường; xây dựng một số trạm xử lý nước thải tại làng nghề chế biến nông sản có mức độ ô nhiễm lớn, triển khai dự án trình diễn mô hình quản lý môi trường cho làng nghề cơ khí Thanh Thuỷ (Thanh Oai) có sự tham gia của cộng đồng trong khuôn khổ Dự án quản lý Nhà nước về môi trường cấp tỉnh, Dự án hợp tác song phương Việt Nam – Canada; xây dựng mô hình xử lý bụi
Trang 35chà gỗ mỹ nghệ tại xã Vân Hà (Đông Anh), ngoài các dự án mô hình mà thành phố
đã triển khai nhằm khắc phục tình trạng ONMT ở các làng nghề thì tại một số địa phương nơi có làng nghề đã đưa một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và đã thu được kết quả khả quan, điển hình là làng nghề Phùng Xá Tại đây chính quyền địa phương đã thành lập các tổ, đội thu gom rác thải trên địa bàn; nhiệm vụ là thu gom rác thải rắn trên đường làng ngõ xóm, từ các hộ dân, các cơ sở sản xuất và tập kết vào nơi quy định, khơi thông cống rãnh, làm sạch ao hồ Với hình thức này, tại cấp xã đã có một tổ chức làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường chuyên nghiệp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm môi trường đồng thời góp phần làm giảm gánh nặng BVMT cho nhà nước
* Tỉnh Thái Bình
Trong những năm qua, UBND tỉnh Thái Bình đã có những biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục, hạn chế tình trạng ONMT ở các làng nghề cụ thể:
- Xây dựng quy chế cho các làng nghề truyền thống;
- Xây dựng các dự án, quy hoạch tổng thể phát triển các làng nghề;
- Đầu tư và bố trí hợp lý cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp thoát nước, bãi rác thải;
- Dùng vốn khuyến công lấy từ ngân sách của Tỉnh để hỗ trợ cho một số doanh nghiệp sản xuất lớn trong các làng nghề để cải tiến công nghệ nấu, tẩy nhằm hạn chế ONMT
- Xây dựng các dự án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm ONMT như dự án‚„„áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xưởng mạ bạc quy mô nhỏ bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường tại xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương”
* Tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhất khu vực duyên Hải miền Trung Hiện nay, toàn tỉnh có 51 làng nghề truyền thống đang hoạt động với hơn 6.800 cơ sở sản xuất ngành nghề CN – TTCN Trong những năm qua, việc khôi phục và phát triển các làng nghề đã góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Đối với công tác BVMT chung và môi trường các làng nghề nói riêng trên địa
Trang 36bàn tỉnh từng bước được chú trọng và đã đạt được những hiệu quả nhất định Một kinh nghiêm quý báu mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đạt hiệu quả trong công tác BVMT để các tỉnh khác có cùng điều kiện nghiên cứu học tập đó là: việc đầu tư ngân sách cho phát triển và giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc trong các làng nghề; đồng thời xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch và dịch
vụ Tổng số vốn đầu tư thực hiện này lên tới trên 20 tỷ đồng Nguồn vốn này được
hỗ trợ cho các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường Nhờ đó mà nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã chủ động đầu
tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế phát thải vào môi trường Hiện tại, toàn tỉnh có 19/51 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có 3 làng nghề mộc Kim Bồng (Hội An), ươm tơ dệt lụa Mã Châu (Duy Xuyên) và đúc đồng Phước Thiều (Điện Bàn) được chọn làm thí điểm xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch và dịch vụ với tổng nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng
Những kinh nghiệm trên đây là biện pháp đã được sử dụng và thực tế đã có hiệu quả Từ những kinh nghiệm này có thể rút ra một số bài học về giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trường để vận dụng cho hoàn cảnh của tỉnh Bắc Ninh nói chung và của địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình trạng ONMT ở các làng nghề của thị xã như:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các văn bản về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho mọi người hiểu biết về môi trường; đồng thời xây dựng Chương trình giáo dục về môi trường nhằm nâng cao ý thức cho mọi người trong việc bảo vệ môi trường
- Đầu tư nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình xử lý nước thải, xử lý chất thải, các mô hình xử lý khói bụi cho các làng nghề; đồng thời hỗ trợ kinh phí cho cơ sở sản xuất đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất
- Thành lập các tổ vệ sinh môi trường ở các địa phương để thu gom các chất thải rắn và vệ sinh đường làng, ngõ xóm đưa về nơi qui định
Trang 37CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính:
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế của địa phương như thế nào?
Câu hỏi 2: Vấn đề ô nhiễm môi trường do các làng nghề ở thị xã Từ Sơn gây
ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Để giải quyết vấn đề ô nhiễm đó cần những giải pháp gì?
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu
* Phân tích thống kê mô tả:
Là phương pháp dùng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh những đặc trưng về mức độ ô nhiễm môi trường và môi trường tại các làng nghề tại thị xã Từ Sơn
* Phương pháp phân tổ thống kê:
Là phương pháp xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến môi trường
2.2.2 Phương pháp phân tích so sánh Nhằm xác định sự thay đổi về,
- Môi trường không khí, nước, đất tại các làng nghề sản xuất với các làng
không sản xuất nghề đó;
- Lực lượng lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp với các nghề khác
- Số lượng người bị mắc bệnh về đường hô hấp và một số bệnh khác do bị ô nhiễm không khí và nguồn nước
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập tài liệu thứ cấp: Đây là nguồn số liệu đảm bảo tính khách quan cho đề tài nghiên cứu được thu thập từ các nguồn: Sách báo, tạp chí về môi trường, các đề tài về môi trường, số liệu từ Sở tài nguyên và môi trường, Sở công thương,
sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc ninh, UBND thị xã Từ Sơn, Phòng kinh tế, Chi cục thống kê thị xã
* Thu thập tài liệu sơ cấp: Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh
Trang 38của các làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề trên địa bàn thị xã do đó nguồn số liệu thứ cấp chỉ đáp ứng được một mảng nội dung của đề tài
vì vậy bước thu thập số liệu sơ cấp đóng vai trò hoàn chỉnh luận văn Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trong hộ sản xuất, trong các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, nội dung điều tra tập trung vào các ý như: tình hình sử dụng vốn, lao động, đất đai, trang thiết bị máy móc, tình hình sức khoẻ, các bệnh thường mắc đối với người dân trong xã, mức độ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
2.2.4 Phương pháp xử lý tài liệu
Các số liệu và tài liệu thu thập được sắp xếp hệ thống hoá lại Ngoài ra, các số liệu thu thập được xử lý, tính toán bằng máy vi tính dựa trên phần mềm bảng tính Excell
2.2.5 Phương pháp thống kê môi trường
Trong nghiên cứu môi trường phương pháp này được áp dụng bằng hình thức thống kê, lấy mẫu và dùng phương pháp đo đạc để đo mức độ ô nhiễm môi trường thông qua thông số, tiêu chuẩn môi trường (trong đề tài, tác giả sử dụng tài liệu thứ cấp đã được nghiên cứu và đo đạc đầy đủ do Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện); đồng thời trong đề tài sử dụng nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng môi trường nông thôn có hoạt động của làng nghề bao gồm: độ ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về môi trường
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài và thông qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp và
sơ cấp về các chất trong môi trường không khí, môi trường nước, đất, đề tài sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sau:
2.3.1 Môi trường không khí bị ô nhiễm: Trong các làng nghề được nghiên cứu thì
môi trường không khí được xác định rõ ràng nhất, nó chứa đựng các khí thải chủ yếu sau:
Hàm lượng bụi trong không khí, Axeton, Buty; Axetat
Hơi hoá chất (Hơi hoá chất, hơi kiềm)
Hàm lượng các khí SO2, CO2 và NO2
Trang 392.3.2 Môi trường nguồn nước bị ô nhiễm: Gồm rất nhiều những chỉ tiêu qua đo
đạc, chủ yếu là các chỉ tiêu sau:
Nước thải có các thông số: độ màu, độ cứng ( theo CaCO3), tính axit và giá trị độ pH trong nước
Các kim loại trong nước như: Fe, Zn, Ni cũng như dầu mỡ, Phenol và khoáng chất
Hàm lượng các chất hữu cơ
2.3.3 Môi trường đất bị ô nhiễm: Trong qua trình sản xuất các chất rắn như: xỉ than,
vụn kim loại, hàm lượng Zn, Pb, Cu và các ion kim loại trên trong đất tại các làng nghề tái chế kim loại đều có cao hơn so với đất tại một số vùng khác trong tỉnh
Trong môi trường đất bị ô nhiễm các loại như: dầu mơ, chất mang tính kiềm trong đất; các loại rác thải sinh hoạt túi bóng, vỏ đồ hộp, bao bì đóng gói; các chất thải công nghiệp phế liệu loại, vẩy sắt, vụn sắt, xỉ than từ sản xuất
2.3.4 Tiếng ồn và các yếu tố khí hậu
Các yếu tố vi khí hậu khu vực dân cư biểu hiện khá rõ ảnh hưởng của bụi tại tất cả các khu vực lấy mẫu đất phân tích, đặc biệt là khí hậu tại khu vực sản xuất thép có giá trị đo vượt nhiệt độ môi trường nền trên 5 - 60C
Tiếng ồn là loại ô nhiễm đặc trưng của làng nghề sản xuất thép, chỉ tiêu này được đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn theo tiêu chuẩn Việt Nam
2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích về phát triển sản xuất làng nghề
2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế
- Giá trị sản xuất: (GO)
- Giá trị sản xuất/lao động
- Số hộ, cơ sở tham gia sản xuất,
- Diện tích đất đai, nhà xưởng phục vụ cho làng nghề,
- Số vốn thu hút tham gia vào các làng nghề,
2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích xã hội
* Các chỉ tiêu phân tích về lao động, dân số:
- Số lượng lao động
Trang 40- Trình độ lao động
+ Trình độ văn hoá
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật
+ Trình độ tay nghề: Thợ cả, thợ chính, thợ phụ, giúp việc, kế toán…
- Mật độ dân số: người/km2
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp/tổng lao động,
- Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội