KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM ThS. Nguyễn Lan Phương, TS. Tạ Quốc Dũng Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM TÓM TẮT Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM nói chung, Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí nói riêng, trong 2 năm 2008 – 2009 đã tiến hành thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo cho K2008 và K2009 đã có đổi mới, cải tiến nhiều so với các chương trình đào tạo đã được xây dựng trước đây. Các nghiên cứu dựa trên các khảo sát, phân tích vị trí ngành nghề đào tạo của Khoa để thiết kế hoàn chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với các mục tiêu đào tạo. CTĐT này có xem xét và tích hợp với các tiêu chí kiểm định của ABET vào từng đề cương môn học để đánh giá. Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí đã chọn phương pháp tiếp cận CDIO là cơ sở lý luận, vạch ra được con đường phát triển của từng khối kiến thức – mapping CTĐT. Bản chất của chương trình đào tạo là có tính thời đoạn và được chia thành chuỗi các quá trình thể hiện bằng các học kỳ. Phương pháp này đã sử dụng kỹ thuật Course (black box) tương tự một kỹ thuật của vận trù học cho kế hoạch đào tạo các chuyên ngành. Cuối cùng, phương pháp tiếp cận CDIO được đánh giá là tiện lợi để sử dụng xây dựng chương trình đào tạo mới. GIỚI THIỆU Việt Nam đang trên con đường hội nhập nền kinh tế của mình vào thế giới (AFTA, GAT, WTO,…). Song song với các mục tiêu phát triển kinh tế thì phát triển nguồn nhân lực kèm theo là quan trọng hàng đầu. Đảng và Chính Phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo là bước đột phá để phát triển nền kinh tế. Đại học Quốc Gia Tp.HCM đang có chủ trương triển khai chương trình kiểm định chất lượng đào tạo đến từng trường thành viên (tài liệu tham khảo [1]. Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa cũng nằm trong kế hoạch chung. Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay rất đa dạng, rất nhiều trường đại học và cao đẳng được thành lập về mô hình quản lý về vốn đầu tư: hệ thống các trường công lập, hệ thống các trường tư thục – dân lập, các trường bán công, các trường liên kết với đại học nước ngoài, trường liên kết quốc tế, Phát triển của các trường đại học đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa các trường (trong nước – nước ngoài; giữa các chương trình liên kết với nước ngoài; chính các trường đại học trong nước), thậm chí giữa các ngành nghề trong cùng một trường đại học. Để đáp ứng được môi trường ngày càng cạnh tranh trong giáo dục thì các trường đại học ngày càng phải được kiểm định để đảm bảo chất lượng cho người học và người sử dụng năng lực của người học sau này. Trong quá trình kiểm định chất lượng đào tạo thì việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là rất cần thiết; do vậy người thiết kế & xây dựng chương trình đào tạo đòi Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-4/1 hỏi phải thuyết minh được tính đúng đắn và hiệu quả của nó. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI CTĐT Khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm, người ta sẽ nhìn vào các công dụng, chức năng và lợi ích của sản phẩm này so với sản phẩm khác tương tự để đánh giá. Ngoài ra nhãn mác và thương hiệu của sản phẩm cũng là một trong những lựa chọn của người tiêu dùng. Nếu như nhà sản xuất đó đã được các hệ thống thẩm định có uy tín đánh giá chất lượng cao – tốt thì sản phẩm đó được người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn. Trong quá trình giáo dục và đào tạo của các trường thì người học vừa là nguyên liệu của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (tri thức) đầu ra; vừa là quá trình tự vận động tham gia vào điều khiển sản xuất (tự học, làm bài tập, ĐAMH,…). Còn về người tiêu dùng trong quá trình giáo dục và đào tạo đại học là các doanh nghiệp tuyển dụng, gia đình của sinh viên và bản thân sinh viên chọn lựa trước khi bước vào trường đại học. Đối với nhà sản xuất thì đó là bản đánh giá để kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất của mình, đồng thời loại bỏ các bán phẩm bị hỏng hoặc phát hiện ra lỗi hay các sai sót trong quá trình, máy móc thiết bị để phục hồi ngay lập tức tránh tạo ra nhiều sản phẩm hỏng. Quá trình giáo dục và đào tạo ở nhà trường cũng tương tự vậy. Chuẩn đầu ra của CTĐT nếu nói như trong hệ thống sản xuất đó là một bản mô tả những công năng và lợi ích của việc dùng sản phẩm, chính những tiêu chuẩn này sẽ được người sử dụng (các doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên) đánh giá lại chất lượng sản phẩm có tốt hay là xấu. Các chuẩn đầu ra (outcome learning) nhằm thiết lập được các lộ trình của đào tạo để phát triển tư duy và các kỹ năng cần thiết của người học. Đó là lộ trình phát triển của các khối kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về khoa học & kỹ thuật. Khi chúng ta thiết lập được các lộ trình trong quá trình đào tạo thì được gọi là mapping - bản đồ học tập. Do vậy, các chuẩn đầu ra là định hướng và là đích đến đích thực của việc dạy và học trong trường đại học. Nếu chúng ta xác định chuẩn đầu ra không rõ ràng thì dễ dàng dẫn đến sự đào tạo bị lệch hướng hoặc mất cân đối có thể xa rời mục tiêu của chúng ta đặt ra. Từ chuẩn đầu ra này sẽ đặt cho chúng ta những đòi hỏi về nhân lực (đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ giảng dạy), tài lực (nguồn tài chính) và vật lực (cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy). Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí khi được tiếp cận để xây dựng CTĐT có những khó khăn nhất định; bởi vì các hệ thống đánh giá mà ĐHQG đưa ra đều là mẫu mô hình cho các chương trình đào tạo chủ yếu là cơ khí chế tạo và máy tính, còn đặc thù của các ngành của địa chất – dầu khí chưa có hình mẫu cụ thể. Nếu CĐR xác định không đúng sẽ cho ra một sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu. Qua thực tế của Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí, có ý kiến cho rằng ngành Địa chất khoáng sản không cần có thểm mảng kiến thức về địa chất công trình (bỏ hẳn hệ thống các môn học về cơ lý đất đá – thạch luận công trình) mà người kỹ sư vẫn hoàn thành được nhiệm vụ và phát triển tốt. Mô tả này cho thấy người kỹ sư còn có những khiếm khuyết, mặc dù họ vẫn có đủ kiến thức để tìm ra được các mỏ quặng nhưng thiếu kiến thức về hành vi và ứng xử của đất đá đối với các công trình đi qua. Liệu rằng SV sau tốt nghiệp có đủ kiến thức để xử lý trong thiết kế để đảm bảo độ an toàn của công trình và lúc khai đào mỏ quặng không? Sau khi đã cân nhắc Hội đồng Khoa học Khoa đã bác bỏ ý kiến này. Đây là một trong những thí dụ để cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của CĐR của CTĐT. C-4/2 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ TÌM CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM, đã được tập huấn một số chương trình kiểm định các chương trình đào tạo như ABET, CDIO, AUN,… nói chung các hệ thống đánh giá này đều tập chung hướng việc xây dựng mục tiêu đào tạo của chương trình, tìm chuẩn đầu ra cho các CTĐT. Theo hệ thống đánh giá của ABET2007 outcome được xây dựng trên các tiêu chuẩn về năng lực của người kỹ sư (tài liệu tham khảo [3]). Qua nghiên cứu các tiêu chuẩn của CDIO cũng tương ứng với các chuẩn kiểm định của ABET (tài liệu tham khảo [2]). Để đề ra được các chuẩn đầu ra của CDIO luôn nhấn mạnh: “Sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật nên đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ toàn diện nào khi rời khỏi trường đại học và đạt được ở trình độ năng lực nào“ (tài liệu tham khảo [2]). Đầu tiên phải xác định bằng được vị trí ngành nghề và chỗ đứng của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường ở đâu? Một câu hỏi mà thường được sinh viên và phụ huynh hỏi là: “Nhóm ngành địa chất của Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí – Trường ĐH BK có khác gì so với nhóm ngành địa chất được đào tạo tại Khoa Địa chất – Trường ĐH KHTN hay không?“ Vị trí các chuyên ngành trong khoa học địa chất Các ngành khoa học về địa chất học được phân tích thể hiện trong hình dưới, nó thể hiện 2 vùng nghiên cứu rõ ràng: khoa học cơ bản – lý thuyết (vùng thứ nhất); khoa học nghiên cứu ứng dụng, tìm kiếm thăm dò để khai thác và phục vụ đời sống của toàn xã hội (vùng thứ hai). Rõ ràng nó có sự khác biệt hoàn toàn giữa 2 chương trình đào tạo của 2 trường bởi vì sứ mệnh của 2 trường khác nhau (BK: đào tạo ra kỹ sư nhóm ngành địa chất & dầu khí; KHTN: đào tạo ra cử nhân về địa chất học) mục tiêu đào tạo của 2 nơi là khác nhau do vậy tầm nhìn của mỗi cơ sở đào tạo đã khác nhau ngay từ đầu. Trường ĐH KHTN: Khoa Địa chất cho CTĐT của mình tập trung ở vùng 1 - sẽ được coi trọng hơn, giảng dạy sẽ kỹ hơn, trong khi đó phần 2 sẽ bị giảm nhẹ - dạy lướt qua Æ đào tạo các CB nghiên cứu về lý thuyết cơ bản của địa chất học. Æ Trường cấp bằng cử nhân đào tạo 4 năm. Trường ĐH BK: Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí cho CTĐT của mình tập trung ở Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-4/3 vùng 2 và phát triển mạnh vùng nghiên cứu này; trong khi đó vùng 1 là những kiến thức cơ bản không thể thiếu được trong quá trình tiếp nhận kiến thức của sinh viên, giảng lượng vừa đủ để cho SV tiếp thu kiến thức tiếp theo. Æ Trường cấp bằng kỹ sư đào tạo hệ chính qui 4,5 năm. Chính vì vậy SV của 2 trường đào tạo khác nhau nên khả năng làm việc ở 2 vùng cũng hoàn toàn khác. Sau khi xác định được vị trí của từng ngành nghề mà sinh viên được đào tạo và sẽ phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Từ đó nó mang lại sự mô tả được hình ảnh về khả năng của SV khi tốt nghiệp ra trường: Ứng dụng các khoa học để giải đoán và tính toán các điều kiện địa chất ứng dụng theo chuyên môn đào tạo. Lập các PA, quản lý các DA để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có khả năng chỉ dẫn cho nhóm các công nhân kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ của nhóm. Nắm vững pháp luật và kinh tế chính trị để tránh những sai phạm đáng tiếc không cần có. Tìm các lời giải kỹ thuật cho các vấn đề toàn cầu hóa và xã hội hóa. Sau khi định hướng đề tài luận văn tốt nghiệp mà sinh viên đã thực hiện, rút ra được khả năng có thể làm việc được của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính những đề tài định hướng cho đầu ra của chương trình, sử dụng mô hình hộp đen của CDIO đã tạo ra được các lộ trình kiến thức mà sinh viên phải học. Từ đó chúng tôi đã xây dựng được bản đồ của chương trình đào tạo (mapping) [3] và thiết lập được chương trình đào tạo. Bản chất của việc đào tạo là có tính thời đoạn và được chia thành chuỗi các quá trình (các học kỳ). Vận dụng các lý thuyết về qui hoạch động trong vận trù học [4],[5], từ chuẩn đầu ra chúng ta suy ngược dần đến các kiến thức cần phải có trong quá trình học tập và đào tạo của SV. Việc cân đối lại các thời lượng và trật tự môn học trước sau chúng ta có được CTĐT cụ thể của từng chuyên ngành. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Từ các nhận định ở trên, yêu cầu các chuẩn đầu ra - program outcome (chuẩn đầu ra của sinh viên phải mô tả được những gì sinh viên biết, nắm vững kiến thức và có thể làm được . Chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí cho sinh viên tốt nghiệp các nhóm ngành địa chất và dầu khí như sau: Có khả năng tốt về chuyên môn của ngành được đào tạo: được thể hiện bằng các luận văn của sinh viên (tùy theo từng ngành chuyên môn có những định hướng riêng). Có khả năng áp dụng khoa học vào các phương pháp tiếp cận mục tiêu và nghiên cứu đối tượng ở sâu ở trong lòng đất, thăm dò sâu và giải đoán được tài liệu. (chung cho SV khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí) Có các kỹ năng hỗ trợ để sử dụng các trang thiết bị hiện đại: ngoại ngữ để đọc được các tài liệu hướng dẫn và tham khảo; có kiến thức cơ bản về điện – điện tử và cơ khí C-4/4 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 để có thể quản lý và điều khiển thiết bị hiện đại cho việc nghiên cứu và thực hành của mình; khả năng tính toán và xử lý dữ liệu bằng máy vi tính. (theo qui định chung của Trường và yêu cầu của từng Khoa) Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý công việc, có thể đánh giá được các lợi ích kinh tế từ các dự án: có thể lãnh đạo và hướng dẫn cho công nhân thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về việc hoàn thành công việc của nhóm. (qui định chung của Bộ và yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với SV từng khoa) Có kiến thức về chính trị - xã hội và môi trường sống của trái đất: nhận thức rõ về đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sao cho không hoạt động bị sai phạm về pháp luật cũng như về an toàn đối với môi trường sống nhằm đảm bảo phát triển bền vững. (qui định chung của Bộ) Có sức khỏe tốt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (qui định chung của Bộ) Liệu CTĐT có tích hợp với các tiêu chí kiểm định của ABET hay của CDIO không? Trong khi xây dựng CTĐT, việc tích hợp các tiêu chí gắn vào trong từng đề cương môn học chi tiết (theo mẫu chung của Trường qui định) là cần thiết. Ứng với mỗi chương trong đề cương gắn với số tiết để giảng dạy có thể tính % thời lượng chiếm của từng tiêu chí nếu như chúng ta tổng hợp hết các môn học trong chương trình đào tạo. Bản đồ chương trình đào tạo chuyên ngành địa kỹ thuật KẾT LUẬN Để xác định chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trong khoa, đi theo đúng qui trình xây dựng chương trình đào tạo của phương pháp tiếp cận CDIO cũng như cách thức xây dựng CTĐT theo hệ thống ABET: sứ mệnh Æ nhiệm vụ Æ tầm nhìn Æ xác định vị trí Æ mục tiêu của chương trình đào tạo Æ xây dựng chuẩn đầu ra của từng chương trình. Từ bản đồ chương trình đào tạo, chúng ta có thể đặt hàng ngược lại cho GV phụ trách môn học, xây dựng đề cương chi tiết với yêu cầu phù hợp với mục tiêu đào tạo của chúng ta Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-4/5 cần. Với tiếp cận theo phương pháp của CDIO đã dẫn dắt con đường phát triển tư duy của từng khối kiến thức. Khó khăn trong quá trình thực hiện, nói chung các CBGD của Khoa chưa quen với cách tiếp cận này, do vậy cần phải có nhân sự đào tạo bài bản để hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần phải thiết kế nhiều biểu mẫu để tiến hành lấy thông tin từ các doanh nghiệp, các chuyên gia hàng đầu của ngành, của SV và XH; từ đó tổng hợp dữ liệu phân tích đánh giá nhằm đạt được kết quả cuối cùng. Số lượng các môn học cho từng chuyên ngành là lớn, nếu tập hợp đầy đủ các chuyên ngành thì trở thành một khối lượng công việc đồ sộ, chiếm thời gian rất lớn. Đây là môt trong những nhiệm vụ khó khăn vì chúng ta phải vừa làm vừa đào tạo. Việc tiến hành công việc muốn đạt kết quả tốt cần có nhiều thời gian và kinh phí. Chúng tôi rất mong có sự quan tâm và hỗ trợ từ cấp trên lãnh đạo Đại học Quốc gia Tp.HCM và Ban giám Hiệu nhà trường. Với kiến thức hạn hẹp của mình, chúng tôi mong nhận được nhiều sự đóng góp của đồng nghiệp để nhiệm vụ này có qui trình rõ ràng và hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu hội nghị chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lần II. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh, 2009. Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. (biên dịch từ tài liệu Rethinking Engineering Education: The CIDO Approach; Edward Crawley, Johan Malmqvist; 2007; Springer Science+Business Media, LLC ). Tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo theo ABET. Dimitri P. Bertsekas, Mass fall 2009, Lecture slides on dynamic programming base on lectures given massachusetts institute of technology Cambridge. Taha, Operations Research 7 th , 2002 C-4/6 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 . trong chương trình đào tạo. Bản đồ chương trình đào tạo chuyên ngành địa kỹ thuật KẾT LUẬN Để xác định chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trong khoa, đi theo đúng qui trình xây dựng chương. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM ThS đã xây dựng được bản đồ của chương trình đào tạo (mapping) [3] và thiết lập được chương trình đào tạo. Bản chất của việc đào tạo là có tính thời đoạn và được chia thành chuỗi các quá trình