Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trường Đại học GTVT hiện nay còn nhiều
Trang 1A PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Triết học Mác-Lênin với tư cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận, giữ một vai trò hết sức quan trọng trong kho tàng tri thức của nhân loại Một trong những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và triết học Mác-l ênin nói riêng là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn là linh hồn của triết học Mác-Lênin Quán triệt nguyên
tắc này luôn có ý nghĩa quan trọng với nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn
cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại không dành riêng một tác phẩm nào đẻ
nói về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng cả cuộc đời hoạt động và cống hiến cho dân, cho nước của Người là một tắm gương sáng mẫu mực về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm Trong các bài nói, bài viết của mình, Người dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng: “Lý luận phải liên hệ với thực tế”, “Lý luận phải đi đôi
với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành” Cốt lõi mà Người muốn nhấn mạnh là “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [8, 496]
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là môn học được giảng dạy trong chương trình đào tạo ở các trường đại học hiện nay Trong đó những nguyên lý triết học có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng cho người học thế giới quan Mac-Lénin, niềm tin khoa học và các phẩm chất nhân cách cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp tương lai Đề đạt được mục đích đó, những năm vừa qua, các trường đại học nói chung và trường Đại học GTVT cơ sở 2 nói riêng đã có nhiều đổi mới trong quá trình giảng dạy triết học Trong đó chú trọng tăng cường khả năng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
Trang 2to
luận và thực tiễn PPGD cũng được giáo viên thường xuyên đổi mới, nhất là khi có trang thiết bị giảng dạy hiện đại Vì thế, hiệu quả giảng dạy và học tập triết học Mác-Lênin ngày càng được nâng cao Phần lớn sinh viên đã nhận thấy vai trò quan trọng của triết học trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động của cá nhân
Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
giảng dạy học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trường Đại học GTVT hiện nay còn nhiều hạn chế Đó là sự bất cập trong việc xây dựng chương trình, đến nội dung, phương pháp cũng như các yếu tố khác của quá trình dạy học Điều đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc giảng dạy và học
tập triết học Ở trường Đại học GTVT cơ sở 2 nói riêng và các trường đại học khối
kỹ thuật hiện nay nói chung, hiện tượng đáng chú ý là, hầu như sinh viên chỉ chú trọng những môn khoa học chuyên ngành mà không coi trọng những kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có kiến thức triết học vị thế của môn học này vì thé cũng bị mờ nhạt
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ Một trong những giải pháp đó là vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Đó chính là lý do tác giả lựa chọn
đề tài: “Vận dụng nguyên tắc thông nhất giữu lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản cúa chú nghĩa Mác-Lênin phần 1” (Qua khảo sát tại trường Đại học GTVT cơ sở 2 hiện nay) làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đổi mới PPDH luôn là yêu cầu và nhiệm vụ của giảng viên, nhất là trong giai
đoạn hiện nay đổi mới PPDH có ý nghĩa như là một cuộc cách mạng về phương pháp Cuộc cách mạng này sẽ mang lại sức sống mới cho sự nghiệp giáo dục Đề cập đến vấn đẻ này phải kể đến các tác giả và công trình nghiên cứu sau “Cải cách giáo dục trong thé giới ngày nay: Các xu hướng toàn câu hóa và khu vực” Mai
Chỉ dịch, Nxb Thông tin xã hội, 1997 Có nội dung đề cập đến tầm quan trọng của
Trang 3giáo dục trong sự tổn tại và phát triên của xã hội, những thay đôi và xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, từ đó giáo dục cũng phải có những cải cách, đổi mới cho
phù hợp với sự phát triên đó
Đổi mới PPDH môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đối
với các trường đại học nói chung và đối với trường Đại học GTVT nói riêng là rất
cần thiết trong giai đoạn hiện nay; vì nó hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của triết học trong những năm qua các trường đại học trong cả nước đã không ngừng đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong đó chú trọng tăng cường khả năng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào giảng dạy môn học này và đã đạt được những kết quả nhất định Đề cập đến vấn đề này phải kể đến các tác giả: Trần Viết Quang: “Vận dụng nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy triết học” đã phân tích mối quan hệ biện chứng riêng là giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời tác giả cũng chỉ ra yêu cầu của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy triết học” “Mồi số
ý kiến trao đồi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận Mác-Lênin ở
đại học và Cao đẳng” của tập thé tác giả Lê Xuân Nam, Lê Thanh Sinh, Nguyễn
Thanh, Lương Minh Cừ, Hoàng Trung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, đã
trình bày một số ý kiến về phương pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận Mác -
Lênin Đào Duy Huân: “Suy nghĩ về giảng dạy và học tập các môn lý luận Mác- Lénin trong các trường đại học ở nước ta hướng tới nền kinh tế trí thức”, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ nền kinh tế trí thức buộc Việt Nam phải đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nhăm đào tạo con
người phát triển toàn diện Từ đó tác giả đề cập đến đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy và cách thức học tập của sinh viên về các môn khoa học Mác-Lênin
Bùi Văn Mưa-Bùi Xuân Thanh: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao việc giảng dạy-học tập môn triết học Mác-Lênin đối với sinh viên hệ đại học chính
quy tập trung của trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” qua bài viết này
Trang 4các tác giả đã trình bày đặc điêm chung của môn học và người học cũng như chỉ ra tình hình học tập và giảng dạy của trường và qua đó dé xuất một số giải pháp nhăm nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập môn triết học Mác-Lênin
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo ra một hệ thống lý luận làm
cơ sở cho quá trình đổi mới PPDH nói chung và PPDH môn Những nguyên lý cơ bản của chủ Mác-Lênin nói riêng, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lêni¡n Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thẻ, trực tiếp việc: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ
sở 2 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đây là một nguyên tắc đạy học quan
trọng không chỉ đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) mà còn là nguyên tắc dạy học của tất cả các môn khác
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1), từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
giảng dạy môn học này tại trường Đại học GTVT cơ sở 2
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1)
- Phân tích thực nghiệm, đánh giá thực trạng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin (phan 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2.
Trang 5- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tài sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp luận chung: Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Phương pháp cụ thê
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, đánh giá
+ Phương pháp điều tra, thống kê
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
Những vấn đề nêu trên được giải quyết thông qua quá trình khảo sát trực tiếp
tại trường Đại học GTVT cơ sở 2
6 Giá thuyết khoa học
Kết quả nghiên cứu vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1)
sẽ góp phần phát huy tính tích cực, hứng thú tự học của sinh viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tích cực đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy theo hướng gắn lý luận với thực tiễn
7 Đóng góp của đề tài
Trang 6Đề tài góp phần làm rõ cơ sở khoa học của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1)
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo Luận văn kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phan 1)
Chương 2: Thực nghiệm sư phạm vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phan 1) tại trường Đại học GTVT cơ sở 2
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) tại tường Đại học GTVT cơ sở 2
Trang 7B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TÁC THONG NHAT GIUA LY LUAN VA THUC TIEN TRONG GIANG DAY MÔN NHỮNG NGUYEN LY CO BAN CUA CHU NGHIA MAC-LENIN (PHAN 1)
1.1 Cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chú nghĩa
không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nên
quan điểm của họ mang tính chất trực quan Các nhà triết học duy tâm lại tuyệt đối hóa yếu tố tinh than, tu tưởng của thực tiễn, họ hiểu họat động thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động của “ý niệm”, tư tưởng, tổn tại đâu đó ngoài con người, nói cách khác, họ gạt bỏ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội
C.Mác-Ph.Ăngghen, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khắc phục những hạn chế trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước và đưa ra quan
điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Với việc đưa phạm
trù thực tiễn vào lý luận, C.Mác-Ph.Ăngghen đã thực hiện bước chuyên biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng Theo triết học Mác-Lênin: “Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội” [3:105]
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghỉ một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của
Trang 8mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình và đề làm chủ thế giới Trong qúa trình hoạt động thực tiễn con người đã tạo ra được một “thiên nhiên thứ
hai” của mình, một thế giới của văn hóa tinh than và vật chất, những điều kiện mới
cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn không có sẵn trong tự nhiên Vì vậy,
không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và
phát triền được Thực tiễn là phương thức tổn tại cơ bản của con người và xã hội,
là phương thức đầu tiên, chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới Phạm trù lý luận là sản phẩm cao của nhận thức của sự phản ánh hiện thực khách quan Trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, các nguyên lý và các quy luật tạo nên lý luận, quy luật là hạt nhân của lý luận, là sản phẩm của qúa trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là sự phản ánh một cách gần đúng đối tượng nhận thức
Trong tương quan với trí thức kinh nghiệm tri thức lý luận mang tính trừu
tượng và khái quát cao Kinh nghiệm và lý luận đều là những tri thức, những hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng nhưng ở những trình độ khác nhau Kinh nghiệm được nảy sinh trực tiếp từ cuộc sống và hoạt động hàng ngày của con người Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm lại chỉ đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng
rẽ, về các mối liên hệ bên ngoài của sự vật hiện tượng Dừng lại ở trình độ tri thức kinh nghiệm, con người chưa thể nắm được cái tất yếu, cái bản chất của các sự vật, hiện tượng Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm, nó được hình thành từ sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong qúa trình lịch sử Lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thẻ đi trước
những dữ kiện kinh nghiệm mà vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với
kinh nghiệm Lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm mà được hình thành thông qua sự trừu tượng hóa và khái quát hóa của tư duy
Trang 9Bằng sức mạnh của trừu tượng hoá và khái quát hoá, lý luận đem lại sự hiêu biết sâu sắc về bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan Vì vậy, nhận thức không nên dừng lại ở trình độ kinh nghiệm mà cần phát
triển lên trình độ lý luận
Tri thức kinh nghiệm thường mới chỉ là sự khái quát ban đầu, chỉ mới là sự phản ánh sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể, vì thế mà nó có tính chất cục bộ, rời rạc, riêng biệt Tri thức lý luận mang tính hệ thống, lôgic, chính xác và chặt chẽ
Nó có khả năng vạch ra tính tất yếu, bản chất ấn dấu sâu xa trong sự vật, hiện tượng thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật Hơn nữa, lý luận còn được nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn bởi các nhà tư tưởng, được sàng lọc, bé sung ngày càng hoàn thiện và nâng lên thành các học thuyết để chỉ đạo hoạt động thực tiễn
Kinh nghiệm và lý luận đều có vai trò với thực tiễn Tuy nhiên, kinh nghiệm
do sự hạn chế của nó nên phạm vi vận dụng (cả thời gian và không gian) hẹp hơn,
đồng thời hiệu quả thường không cao Trong khi đó, lý luận thẻ hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thông hơn, vì thế phạm vi vận dụng của nó rộng rãi hơn và có hiệu quả hơn Lý luận không phải chỉ là tư tưởng, quan điểm lí thuyết đơn thuần như một hiện tượng tỉnh thần thuần tuý Lý luận trong quan hệ với thực tiễn là lý luận khoa học, phản ánh đúng sự vận động của thực tiễn xã hội, từ đó mới
có sức mạnh cải tạo thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao Chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét lý luận và thực tiễn trong sự thống nhất biện chứng Thực tiễn là hoạt động vật chất còn lý luận là hoạt động tính thần, nên thực
tiễn đóng vai trò quyết định trong quan hệ đối với lý luận V.I Lênin đã khái quát rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản
của lý luận về nhận thức” [13, 167]
Tính phổ biến của thực tiễn đối với nhận thức (lý luận) thể hiện ở chỗ, thực
tiễn là khâu quyết định đối với hoạt động nhận thức, là cơ sở động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức Còn tính hiện thực
Trang 1010
trực tiếp của thực tiễn trong quan hệ với lý luận thẻ hiện ở chỗ, thực tiễn tạo ra những điều kiện không chỉ kiểm tra lý luận mà còn biến lý luận từ cái tỉnh thần
thành cái vật chất cảm tính (vật chất hoá cái tỉnh thần) Bản thân lý luận không thẻ
thực hiện được điều này, mà phải qua hoạt động vật chất thực tiễn mới biến thành các đối tượng vật chất cụ thể được Tính quyết định của thực tiễn đối với lý luận được thẻ hiện trên những bình diện sau:
Trước hết, /hực tiễn là cơ sở của nhận thức, của lý luận Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, của lý luận Con người quan hệ với thế giới không phải
bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn Chính từ trong quá trình hoạt động thực
tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hóa để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận Như vậy, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, lý luận Mọi tri
thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này hay thế
hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn Chính vì thế, việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn luôn là cơ sở rất quan trọng cho
việc phát triền lý luận
Trong "Sửa đổi lè lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Lý luận là do
“kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó mà thành” [§ 272] Như vậy không có kinh nghiệm thực tiễn không thể có lý luận Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn tự thân nó chưa phải là
lý luận Kinh nghiệm thực tiễn chỉ là điều kiện, tiền đề để khái quát thành lý luận
Kinh nghiệm phải được đúc rút, tống kết thành những kết luận Muốn trở thành lý luận, kết luận phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật một cách khái quát Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, có cơ sở là kinh nghiệm thực
Trang 1111
tiễn và phải có tính khái quát cao, vì được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn mới
có thê tổng kết thực tiễn Không có tổng kết thực tiễn không thẻ có lý luận Tổng kết lý luận càng tiến hành chu đáo, nghiêm túc thì càng có cơ sở đề khái quát thành
lý luận
Tổng kết thực tiễn còn tạo cơ sở đề đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn
đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết, trên cơ sở đó mới có tác dụng thúc đây lý luận phát triển Trên thực tế, tổng kết 20 năm thực tiễn đổi mới ở đất nước ta đang đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết một cách tích cực
Báo cáo chính trị của Đại hội X chỉ rõ: “Qua tổng kết lý luận, thực tiễn 20 năm đổi
mới chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (năm1991), đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh” [7 72]
Có thé thay, tổng kết thực tiễn là cơ sở dé chỉ ra nhiệm vụ, khuynh hướng
phát triên lý luận, từ đó chủ động phát triền lý luận phù hợp với yêu cầu thực tiễn Bản thân thực tiễn cũng đề ra nhiệm vụ, khuynh hướng cho các nhà lý luận nhưng
có tổng kết thực tiễn thì nhiệm vụ, khuynh hướng phát triển lý luận sẽ được phát
hiện nhanh hơn Thông qua hoạt động, con người chủ động điều chinh, phát triển
lý luận phục vụ mục đích phù hợp với điều kiện thực tiễn Nhờ có tổng kết thực tiễn, lý luận được phát triển tự giác hơn, gắn với nhu cầu thực tiễn của cách mạng
và con người hơn Mặt khác, tổng kết thực tiễn cũng trực tiếp góp phần hoàn thiện
phương pháp tư duy biện chứng duy vật của các nhà lý luận trên cơ sở đó lý luận
có cơ hội phát triển Bởi một thực tế là, sự phát triển của lý luận không thể thiếu sự phát triển về mọi mặt, nhất là phương pháp tư duy biện chứng duy vật của các nhà
lý luận-những người khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận Càng tham gia
tổng kết thực tiễn thì các nhà lý luận càng có cơ hội đề rèn luyện, trau dồi, phát
triển năng lực khái quát hoá, trừu tượng hóa Tổng kết thực tiễn góp phần ngăn
ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều.
Trang 12Thực tiên là động lực của nhận thức, của lý luận Chính thực tiễn đã để ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức, lý luận Nhu cầu thực tiễn đồi hói
phải có những tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận đẻ bổ
sung cho sự phát triển của lý luận, của khoa học Cũng vì thế mà các ngành
KHTN, KHXH, nối tiếp nhau ra đời và phát triển như toán học, thiên văn học, y
học, vật lý học
Như vậy, thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, của lý luận, là động lực thúc đây lý luận ra đời và phát triển Nếu không xuất phát từ thực
tiễn thì không thê có nhận thức đúng đắn, không thể có tri thức sâu sắc và khoa
học, không thể có lý luận khoa học về nhận thức và do đó không thể vạch ra đường lối đúng đắn cho hoạt động cách mạng
Thực tiên là mục đích của nhận thức, lý luận Nhận thức phải quay trở về phục vụ thực tiễn Kết quả nhận thức phải hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn
Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng XHCN ở nước ta đang
đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để
đáp ứng những yêu cầu đó Chẳng hạn, những vấn đề về CNXH và con đường đi
lên CNXH ở nước ta; về công nghiệp hoá, hiện đại hoá; về kinh tế thị trường, về đổi mới hệ thống chính trị, về thời đại ngày nay Qua việc làm sáng tỏ những vấn
đề do thực tiễn đặt ra trên đây, lý luận sẽ có được vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta
Thực tiễn còn là tiêu chuẩn đề kiểm tra tính đúng đắn của lý luận
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người
có thé dat tới một chân lý khách quan hay không; không phải là một vấn dé ly luận
mà là vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn con người chứng minh chân lý, nghĩa
là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh trần tục của tư duy mình Sự tranh cãi về
Trang 1313
tính hiện thực hay tính không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn là một vấn đề
kinh viện thuần tuý” [16, 10]
Như vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Tất nhiên, nhận thức khoa học
còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic Nhưng tiêu chuẩn logic không thể
thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào thực
tiễn
Thực tiễn giúp cho con người có được những khái niệm, tri thức phản ánh thế giới khách quan Và cũng bằng thực tiễn, con người chứng minh sự đúng đắn, khách quan của những khái niệm, tri thức, khoa học của mình Lênin khẳng định:
“Sự sống sinh ra bộ óc, thế giới tự nhiên phản ánh vào trong bộ óc của con người Trong khi kiểm nghiệm và áp dụng sự đúng đắn của những phản ánh ấy vào thực tiễn của mình và trong kỹ thuật con người đạt tới chân lý khách quan” [14, 16] Như vậy, chính thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo tính đúng đắn khách quan của nhận thức, cho nên một hệ thống lý luận muốn thể hiện tính đúng đắn khoa học của mình thì phải thông qua kết quả cải tạo hiện thực mà lý luận đó đã soi đường
Sự phân tích trên đây về vai trò thực tiễn đối với nhận thức, đối với lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc
nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc và bệnh quan liêu
Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh vai trò của thực tiễn, triết học Mác-Lênin cũng khăng định rằng: Lý luận không phải thụ động mà cũng rất năng động trong
quan hệ với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn
thông qua hoạt động của con người
Lý luận là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn Trong quan hệ với thực tiễn,
lý luận có vai trò làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động thực tiễn của con
Trang 1414
người càng trở nên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát Đặc biệt trong thời đại ngày nay, chỉ có bằng tư duy lý luận khoa học mới có thê lý giải được tính chất hết sức đa dạng, phức tạp và đầy mâu thuẫn với những biến động to lớn của thực tiễn Đặc biệt khi nói đến lý luận cách mạng, V.I.Lênin đã nhấn mạnh vai trò của nó trong luận điểm nổi tiếng của mình: “Không có lý luận cách mạng
thì không thê có phong trào cách mang” [13, 30]
Vai trò thúc đây của lý luận khoa học có được là ở chỗ, lý luận khoa học đã trang bị cho hoạt động thực tiễn những tri thức về bản chất, quy luật của đối tượng
và logic của hoạt động thực tiễn Khi tuân theo logic của đối tượng do nhận thức vạch ra thì sẽ đạt được những kết quả mong muốn Song chỉ như thế, lý luận cách mạng chưa có thể đem lại một chút biến đổi nào trong hiện thực, lý luận cách mạng, muốn tác động trở lại thực tiễn thì phải xâm nhập vào quần chúng, được quần chúng ý thức được, hình dung ra công việc mình làm một cách tự giác, tổ chức
thực hiện và với ý chí quyết tâm cao trong hành động thì mới có thẻ dẫn tới sự
biến đổi thực tiễn C.Mác-Ph.Ăngghen đã nhiều lần coi vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học, vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng là với ý nghĩa trên Như vậy chúng ta không thể tuyệt đối hoá vai trò của thực tiễn mà thực
ra lý luận có tính độc lập tương đối của nó
Tính độc lập tương đối của lý luận thẻ hiện ở chỗ, không phải bất kỳ một lý
luận nào cũng nảy sinh trên một cơ sở duy nhất là thực tiễn, mà bản thân lý luận còn khái quát, bao gồm cả những kinh nghiệm trước đó Về sự ra đời lý luận của CNXH, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Cũng như mọi học thuyết mới, CNXH trước hết
phải xuất phát từ những vật liệu tư tưởng đã được tích lũy từ trước, mặc dù gốc rễ
của nó nằm sâu trong những sự kiện kinh tế Nói cách khác lý luận có quy luật phát triển nội tại của nó, lý luận mới tiếp thu những tri thức của loài người đã được thực tiễn xác nhận là chân lý
Như vậy, lý luận nảy sinh từ thực tiễn nhưng nó tác động trở lại, hướng dẫn cải tạo thực tiễn có hiệu quả hơn Hậu quả của việc coi thường vai trò của lý luận
Trang 1515
trong thực tế là không nhỏ Điều này đã được Ph.Ăngghen nhận định: Sự thờ ơ đối
với mọi lý luận, một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao phong
trào công nhân Anh tiến rất chậm
Trong hoạt động thực nghiệm khoa học cũng vậy, muốn có kết quả cao, muốn
có phương pháp nghiên cứu đúng đắn thì phải có sự chỉ đạo của lý luận Còn đối với các khoa học khác cũng giống như vậy, chính sự phát triên phong phú, đa dang của thế giới khách quan, là nguồn gốc của sự hình thành các môn khoa học khác nhau, nhưng mỗi môn khoa học muốn phát triển được đòi hỏi phải có lý luận riêng của nó
Trong xã hội, một dân tộc muốn phát triển được cũng phải có một lý luận dẫn đường Ph.Ăngghen đã từng khẳng đỉnh: Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận
V.ILLênin cũng rất coi trọng vai trò của lý luận Theo V.I.Lênin thì: Nhận thức con người phản ánh thế giới khách quan, qua đó tìm ra cái chung, cái bản chất, cái quy luật mà hướng dẫn hoạt động thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm vật chất trực tiếp thõa mãn nhu cầu của con người: “ý thức con người không phải chỉ phản
ánh thế giới khách quan mà cũng tạo ra thế giới khách quan”[15, 233]
Tính vượt trước của lý luận đối với thực tiễn Trong quan hệ với thực tiễn, lý
luận không những đóng vai trò làm kim chỉ nam cho thực tiễn, giúp cho thực tiễn
có hiệu quả cao mà khi phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, lý luận có khả năng phản ánh vượt trước, tiên đoán, dự đoán về tương lai của sự vận động, phát triển của thực tiễn và các hiện tượng, sự vật Tính vượt trước của nhận thức thực
chất là nắm bắt được bản chất, quy luật của hiện thực vật chất Cho nên, lý luận
cũng vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai nữa
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự
phản ánh hiện thực nên lý luận có khả năng xa rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng
Khả năng ấy càng tăng lên nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư tưởng không
Trang 16Hồ Chí Minh mặc dù không có tác phẩm nào bàn về sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, song bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau mối quan hệ này đã được quán triệt trong toàn bộ tư tưởng của Người Hồ Chí Minh luôn coi trọng “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành” [19 292] Như vậy, lý luận chỉ đạo, hướng dẫn thực tiễn nhưng lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, thực
tiễn luôn luôn kiểm tra lý luận đề từ đó điều chỉnh, bổ sung cho lý luận, định
hướng cho lý luận Vì thế, Người nhấn mạnh: “Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông.” [17, 496) Điều đó có nghĩa là: Thực tiễn cần lý luận soi đường, còn
lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn Nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều hoặc bệnh kinh nghiệm
Hồ Chí Minh cho rằng, để khắc phục bệnh kinh nghiệm, thì trước hết phải
khắc phục bệnh kém lý luận “Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ” {[17 23] Theo Người, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối
với thực tiễn, nó là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn, cho nên: “Không có lý
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” [17, 234-235]
Tuy nhiên, Người cũng nhắc nhở rằng, có lý luận thì phải kết hợp chặt chẽ với
kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn, nếu không lại mắc phải bệnh lý luận
suông, tức bệnh giáo điều Người khăng định: “Lý luận cốt dé áp dụng vào công
việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông Dù
xem được hàng ngàn, hàng vạn quyền lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách [I7, 234] Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn Đồng
thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Trang 1717
Hồ Chí Minh cũng quán triệt nguyên tắc này ngay trong học tập chủ nghĩa Mác-Lênin Điều quan trọng theo Người là phải chống giáo điều, sách vở: “Học sách vở Mác-Lênin nhưng không học tinh thần Mác-Lênin” [19, 292], học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là “phải học tỉnh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy đề mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực
tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [19, 497] “Hoc tập chủ nghĩa Mác-
Lênin là học tập cái tỉnh thần xử lý mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phô biến của chủ nghĩa Mác-Lênin đề áp dụng một
cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta Học đề mà làm”[19, 292]
Qua những luận điểm trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm
và bệnh giáo điều có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn dé làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới
Có như vậy thì lý luận mới gắn bó với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều,
đồng thời thực tiễn mới được chỉ đạo bởi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp Quán triệt sâu sắc quan điểm đó Đảng ta luôn coi trọng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình lãnh đạo của mình Bản thân sự ra đời của Đảng cũng biêu hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Trong tất cả các giai đoạn đấu tranh nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng đất nước, Đảng ta hiểu rõ: Vai trò của lý luận không
phải ở chỗ chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới Đường lối cách mạng
Việt Nam theo Đảng ta phải là sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và CNXH Đây là kết quả sự vận dụng sáng tạo của Đảng và cũng là một phát kiến vĩ đại góp phan bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc Trong nội dung đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
Trang 1818
CNXH có sự kết hợp giữa thực tiễn Việt Nam với lý luận Mác-Lênin, giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống với lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại Sự kết hợp này nhuan nhuyén đến mức hai mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH hòa vào nhau làm một: Muốn tổ quốc có độc lập thực sự và bền vững thì phải theo con đường cách mạng vô sản, nghĩa là một khi thoát khỏi ách nô lệ phải hướng đến mục tiêu XHCN đẻ thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Mặt khác, muốn có CNXH đề thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì trước hét phải giành bằng được độc lập cho dân tộc Đường lối này luôn luôn là chiến lược nhất quán từ trước đến nay cũng như từ nay về sau của cách mạng Việt Nam
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã tiến hành nhiều
biện pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém, hạn chế của công tác lý luận và đã
có những bước tiến đáng kể Cùng với đổi mới tư duy nói chung, trong lĩnh vực lý
luận đã thể hiện sự tích cực tìm tòi và tiếp cận với tư tưởng theo hướng càng ngày
càng gắn liền lý luận với thực tiễn hơn Kiên định mục tiêu lý tưởng, con đường
gắn độc lập đân tộc với CNXH, dũng cảm nhìn thang vào sự thật, tôn trọng quy luật khách quan, khắc phục sự lạc hậu về nhận thức, đổi mới tư duy về CNXH chúng ta đã dần dần tháo gỡ khó khăn, vượt qua hiểm nghèo trong cuộc khủng
hoảng của CNXH, giữ vững thành quả cách mạng, ổn định xã hội, chuyên hướng xây dựng và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới được vạch ra từ Đại hội
Đảng VI
Về sự lạc hậu hiện nay của lý luận, theo Đảng ta có nguyên nhân từ việc học tập và vận dụng lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách giáo điều,
từ sự coi nhẹ tổng kết lý luận, thực tiễn Chính thiếu sót này đã dẫn đến nhiều bất
cập trong quá trình tìm lời giải đáp có sức thuyết phục cho nhiều vấn đề bức xúc của thực tiễn Vì thế, việc đổi mới công tác lý luận nói chung và đặc biệt tăng cường sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng là một việc làm hét sức cần thiết, để bảo vệ và phát huy nền tảng tư tưởng và kim chỉ
Trang 19Đặc thù của tri thức triết học và hoạt động dạy học triết học là cung cấp hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy Vì thế, đặc thù của dạy học triết học là không đi vào những vấn
đề cụ thể, không chỉ dừng lại ở những kiến thức triết học đơn thuần mà trang bị thế
giới quan, phương pháp luận cho con người, giúp con người không chỉ giải thích
thé giới mà còn cải tạo thế giới
Mục đích của dạy học triết học là giúp trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận, làm cho người học sáng tỏ được những khái niệm phạm trù, nguyên lý triết học Từ đó vận dụng vào thực tiễn luận giải những vấn đề xã hội đặt ra
Triết học Mác-Lênin góp phần xây dựng thé giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên Môn học này giúp sinh viên có quan điểm đúng đắn và phương pháp biện chứng duy vật đẻ tiếp thu các môn học khác có hiệu quả cao Đồng thời, trang bị cho các em thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng
dé có quan điểm và cách nhìn dúng đắn khi nhận thức và giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra KHTN và KHXH luôn có sự giao thoa, sự thâm nhập lẫn nhau cho nên sinh viên dù học trường kỹ thuật hay trường KHXH, đều phải nhận thức mối quan hệ biện chứng này mới mong có được kết quả học tập tốt Ph.Ăngghen
đã có lời cảnh báo đối với những nhà khoa học có phương pháp nhận thức siêu hình, đề cao vai trò của khoa học tự nhiên mà quay lưng lại với khoa học xã hội và ngược lại Ph.Ăngghen viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phi báng nó” [16, 692], nhưng trên thực tế thì “Những ai phi bang triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ
Trang 20của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tôi tệ
nhất” [16, 693] Thực tiễn phát triển của KHTN thời ấy và thực tiễn hiện nay đã
chứng minh những điều Ph.Ăngghen nêu trên là hoàn toàn chính xác
Trong hệ thống các môn học ở trường đại học nói chung, trường Đại học GTVT nói riêng, những nguyên lý triết học giữ một vị trí đặc biệt, góp phần tạo ra
những con người phát triển toàn diện Đây chính là môn học có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng cho người học thế giới quan Mác-Lênin, nhân sinh quan khoa học và nhiều phẩm chất nhân cách khác Trong tông thê các kiến thức
mà người học lĩnh hội được qua thời gian đào tạo tại trường thì kiến thức triết học thực sự chiếm giữ một phần quan trọng, tạo nên “tài sản riêng” của họ cho hoạt động nghề nghiệp tương lai, giúp họ hình thành phong cách tư duy khoa học Đặc biệt, ngày nay, những biến đổi nhanh chóng trên các phương diện chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hoá đã làm cho cuộc sống, hoạt động của con người ngày càng trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, đòi hỏi người học phải xem xét một cách khoa hoc, biết cách luận giải rõ ràng về các sự kiện, hiện tượng diễn ra xung quanh và các mối quan hệ hết sức phong phú giữa chúng để xác lập phương hướng hành động đúng đắn, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động thực tiễn Điều đó càng khẳng định
rõ hơn vị trí, vai trò to lớn của triết học Mác-Lênin trong cuộc sống, trong hoạt động của con người Thế giới quan khoa học và phương pháp tư duy biện chứng
mà triết học Mác-Lênin trang bị cho người học sẽ giúp họ khám phá, sáng tạo, tìm kiếm những cách thức và biện pháp trong nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn kịp thời, có hiệu quả Thế giới quan duy vật biện chứng là cái cốt lõi giúp cho người sinh viên có định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời còn là cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển năng lực sáng tạo trong cả nhận thức và hoạt động thực tiễn Thế giới quan duy vật biện chứng giúp cho sinh viên xem xét, đánh giá một cách khách quan khoa học các sự vật, hiện tượng với quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển
và quan điểm thực tiễn.
Trang 21Cùng với quá trình giảng dạy các môn khoa học khác, quá trình giảng dạy những nguyên lý triết học Mác-Lênin trong ở trường Đại học GTVT cơ sở 2 nhằm thực hiện mục tiêu chung đào tạo ra những chuyên gia kỹ thuật, có đầy đủ phẩm chất và năng lực-nguồn nhân lực bậc cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Trong mục tiêu chung đó, giảng dạy triết học Mác-Lênin ở các trường đại học khối kỹ thuật còn có mục tiêu, nhiệm vụ riêng Đó là trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho những kỹ sư tương lai, những người có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, góp phần phát triển tư duy lý luận cho họ khi còn ngồi trên giảng đường đại học Điều này không chỉ để họ trở thành những chuyên gia kỹ thuật thành thạo về chuyên môn, mà còn có năng lực nhận thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; giàu khả năng sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ; khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc; có bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thé hệ trẻ Việt Nam hiện đại
Chính vị trí, mục đích, nội dung quan trọng của việc học nguyên lý triết học nên yêu cầu đối với sinh viên khi học triết học cần phải tuân theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm của triết học Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại Đồng thời, cần phải hiểu đúng tỉnh thần, thực chất của triết học Mác-Lênin; tránh bệnh kinh viện giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và
vận dụng nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn
Đối với giảng viên trong quá trình giảng dạy phải đề cao nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, luôn bám sát thực tiễn Triết học Mác-Lênin, các nguyên
lý, quy luật, phạm trù , các luận giải về sự vận động, phát triển của xã hội loài người đều được tổng kết từ thực tiễn Nó không là sản phẩm của trí tưởng tượng thuần tuý, tư biện Vì thế, việc gắn nó với thực tiễn cuộc sống là yêu cầu sống còn Triết học mà xa rời cuộc sống thì nó sẽ trở nên thuần tuý lý thuyết, không có sức sông
Trang 22233
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho sinh viên nắm vững những tri thức lý thuyết, tác dụng của những tri thức này đối với đời sống, đối với thực tiễn và những kĩ năng vận dụng chúng, nhằm góp phần cải tạo hiện thực, bản thân Nhà trường có nhiệm
vụ đào tạo những con người với đầy đủ năng lực thực tế, sẵn sàng tham gia lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tô quốc Đó không phải là những con người lý luận suông, tách rời cuộc sống, nói nhiều, làm ít hoặc những con người lao động sống và hoạt động một cách mù quáng, kinh nghiệm chủ nghĩa và thực dụng chủ nghĩa
Bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) là một nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt đó cũng là yêu cầu cần thiết đối với việc tiếp cận nội dung tri thức triết học Thực tiễn mà chúng ta đề cập ở đây mang một nội dung hết sức
phong phú, nhưng có thể hiểu đó là thực tiễn của đời sống xã hội đang diễn ra
trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong trạng thái cạnh tranh và hội nhập đang diễn ra trên thé giới một cách mạnh mẽ và đầy tính phức tạp Đó là thực tiễn của đất nước đang trong quá trình đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện mục tiêu đã được xác định trong đường lối chiến lược và nhiệm vụ kinh tế-xã hội Chính vì vậy, trong giảng dạy nói chung và giảng dạy triết học nói riêng giảng viên không chỉ trình bày, phân tích các khái niệm, các phạm trù, các nguyên lý triết học mà quan trọng là phải gắn những lý luận đó với thực tiễn, phải chỉ ra được các quy luật cơ bản, những định hướng lớn đề phát triển đất nước trong
xu thế hội nhập Đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phân thể hiện sự vận dụng một cách sáng tạo triết học Mác-Lênin ở Việt Nam trong thời gian qua Tuy nhiên, công tác giảng dạy triết học Mác-Lênin cần chỉ ra những bước đi thích hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước Có như vậy triết học mới thực sự gần gũi với sinh viên Khi trình bày các nguyên lý, phạm trù, quy luật, cần lấy những ví dụ
Trang 23minh họa mang tính thực tiễn, thường xuyên liên hệ lý luận với thực tiễn Tuy nhiên, không nên trình bày theo kiểu minh họa, thuyết minh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà phân tích một cách có căn cứ lý luận; vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để luận giải các vấn đề thực tiễn Giảng dạy triết học là làm cho sinh viên hiểu được, nắm được cơ sở lý luận, khía cạnh phương pháp luận của đường lối, chủ trương, chính sách đang thực thi trong
đời sống, từ đó có thẻ tự phân tích, nhận định, đánh giá những vấn đẻ thực tiễn mới
nảy sinh
Trong giảng dạy triết học, cần định hướng cho sinh viên vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để luận giải mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục Chang han, trên cơ sở trình bày nguyên lý về mối liên hệ phô biến, giảng viên cần chỉ ra quan điểm giáo dục toàn diện, chỉ cho các em thấy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện, một
chiều Sau bài học giảng viên cho các em những chủ đề mang tính thời sw dé thao
luận Ví dụ: Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đê giải thích tình trạng
kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, hay vận dụng nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến để giải thích tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay Thông
qua tiết giảng quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
và ngược lại rút ra ý nghĩa thực tiễn cho sinh viên Trong cuộc sống, trong học tập, lao động cần tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn nhưng đông thời cũng phải tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ Thông qua những chủ đẻ thảo luận mang tính thực tế như vay sinh viên sẽ hiểu bài hơn Việc thảo luận trên lớp có sự hướng dẫn của giảng viên sẽ rèn luyện các em vận dụng kiến thức triết học vào các vấn đề thực tiễn Có như vậy, giảng dạy triết học mới thật sự mang lại cho sinh viên niềm thích thú, sự hứng khởi trong quá trình học, đồng thời làm cho triết học trở nên thiết thực hơn, gần gũi hơn với sinh viên Từ đó, sinh viên vận dụng những tri thức triết học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Trang 24Triết học phải luôn được soi rọi và sáng tỏ bằng sức mạnh thực tiễn, phải luôn được bồ sung, bồi đắp bằng sự phong phú của thực tiễn mới, bằng những thành tựu rực rỡ của khoa học hiện đại Người dạy phải luôn gắn chặt nội dung tri thức của khoa học triết học với bản chất, xu hướng vận động của lịch sử hiện đại, gợi mở, định hướng cho sinh viên một phương pháp luận đúng đắn trong cách xem xét, đánh giá những gì đang diễn ra trong đời sống hiện thực, tránh được cách tiếp nhận triết học một cách giáo điều điều quan trọng nhất là phải giản dị hoá các kiến thức triết học bằng cách đưa các tri thức triết học có tính chất hàn lâm, kinh viện về gần với cuộc sống hơn, dễ hiểu hơn với người học Phải làm cho nguời học thấy được triết học, nhất là triết học Mác-Lênin thực sự là triết học cuộc sống, có ích cho cuộc sống, có ích cho người học Bất cứ hiện tượng nào đó của cuộc sống, xét đến
cùng đều có thể sử dụng kiến thức triết học dé soi sáng, lý giải, và cao hơn, là cải
tạo cuộc sống Đối với triết học Mác-Lênin, các nguyên lý, quy luật, phạm trù , các luận giải về sự vận động, phát triển của xã hội loài người đều được tổng kết từ thực tiễn Nó không là sản phẩm của trí tưởng tượng thuần tuý, tư biện Vì thế, việc gắn nó với thực tiễn cuộc sống là yêu cầu sống còn Triết học mà xa rời cuộc sống thì nó sẽ trở nên thuần tuý lý thuyết, không có sức sống, người học không thấy cái hay, cái đẹp, cái có ích khi học nó và tắt nhiên là không có hứng thú
Ở trường Đại học GTVT cơ sở 2 trong nhiều năm nay đã không quan tâm đến vấn đề đưa sinh viên xâm nhập vào thực tiễn Để triết học gần gũi với sinh viên
hơn trong giảng dạy giảng viên phải tổ chức cho các em đi tham quan, thực tế, và mỗi sinh viên cần phải có bài thu hoạch sau mỗi lần thực tế Tổ chức các buổi
xêmina một cách hiệu quả Nếu làm được như vậy, sinh viên chắc chắn sẽ gặt hái
được nhiều điều lý thú, bồ ích và việc học tập môn triết học sẽ có kết quả hơn Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) là một yêu cầu tat yếu trong giáo dục hiện nay Thiết nghĩ, quan trọng nhất của dạy học là phải làm sao sau mỗi bài giảng của thầy cô sinh viên sẽ vận dụng được gì vào trong thực
Trang 25tiễn, trong cuộc sống Vì vậy, giảng dạy trong nhà trường cần quán triệt nguyên tắc gắn liền lý luận với thực tiễn, quan điểm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội Gắn lý luận với thực tiễn, đòi hỏi phải thực hành lý luận, “dùng lý luận soi sáng thực tiến” [12, 125]
Quán triệt thực hiện tỉnh thần chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời
bám sát yêu cầu của chuyên ngành giảng dạy, trong thời gian qua, các giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính nói chung và môn Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng ở trường Đại học GTVT cơ sở 2 đã có nhiều cố
gắng để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng và đạt được những kết quả nhất định
Nói tóm lại, nguyên tắc dạy học gắn lý luận với thực tiễn có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt Nó giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi trong việc nắm vứng lý luận nghề nghiệp và tiến hành hoạt động thực tiễn nghề nghiệp một cách
có cơ sở, tránh được tình trạng hoặc lý luận suông, hoặc thực tiễn mù quáng Trên
cơ sở đó, sinh viên có thê tham gia các hoạt động thực tiễn, phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn đó
1.1.3 Đối tượng người học với yêu cầu vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong giảng dạy
Sinh viên trường Đại học GTVT cơ sở 2 cũng giống như tắc cả các sinh viên khác là đang ở trong độ tuổi thanh niên, mang đầy đủ đặc điểm của tuổi trẻ Việt Nam: Năng động, sáng tạo, trẻ trung Mặc dù là sinh viên của ngành khoa học kỹ thuật nhưng các em luôn hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác rất hào hứng Là một trường kỹ thuật sinh viên đại học Giao thông vận tải có cơ sở để học tập tốt các môn đòi hỏi tính logic chặt chẽ như triết học
Nhìn chung sinh viên trường có thái độ học tập nghiêm túc, có tỉnh thần thái
độ học tập tốt, khả năng tiếp thu và nhận thức nhanh các vấn đề Các em có những câu hỏi rất thú vị cho giảng viên
Trang 26Với đặc thù là trường kỹ thuật, nên một bộ phận nhỏ sinh viên thường quan tâm đến vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết của công tác giáo duc chính trị tư tưởng Họ quan niệm chỉ cần có chuyên môn giỏi, mà chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của tư duy chính trị xã hội, tư duy lý luận
Điều đó thể hiện tư duy nhận thức siêu hình của các em Vì vậy, đối với các môn lý
luận chính trị nói chung và môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng có thái độ học tập đối phó, ít chú ý, nhiều em sinh viên đi học chỉ vì để được cộng điểm chuyên cần, hoặc sợ bị cắm thi do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môn học này nên các em đã không có nhận thức đúng đắn đối với môn học
Sinh viên sợ môn triết học dường như đã trở thành chuyện “xưa như trái đất” Nhiều giảng viên giảng dạy môn học này cũng đặt vấn đề cấp thiết cần đổi mới cách dạy và học triết học Nhưng, dé người hoc thực sự hiểu được sự cần thiết của môn học này, khó hơn nữa là thực sự yêu thích môn học vẫn là bài toán
vô cùng nan giải
Trường Đại học GTVT cơ sở 2 với đại đa số sinh viên thuộc ngành kỹ thuật
(cầu đường, đường bộ, cơ khí, xây dựng dân dụng ) Nếu sinh viên khối ngành
xã hội có thế mạnh về tư duy lý luận thì ở khối kỹ thuật sinh viên lại hạn chế khả năng này Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân Có những nguyên nhân
mà để khác phục nó người ta phải cải cách từ giáo dục phổ thông do ở cấp học này, học sinh ban khoa học tự nhiên thường xem nhẹ các môn khoa học xã hội Chính vì vậy, ngay từ khi còn học phô thông, họ không có thói quen rèn luyện tri
thức một cách toàn diện, trừ một số học sinh giỏi Vì nhận thức không đúng đắn
về việc học như vậy đã dẫn đến sự lệch lạc trong quá trình nhận thức Hầu hết sinh viên khối ngành KHXH & NV thì phần lớn kiến thức tự nhiên kém, nên hạn
chế về khả năng tư duy logic và ngược lại
Ở các trường đại học khối kỹ thuật, theo quy định thi đầu vào là các môn khoa học tự nhiên thuộc khối A, vì thế, như đã nói ở trên, sinh viên từ khi học
Trang 27phô thông đã lựa chọn định hướng ưu tiên cho những môn học này Việc thường xuyên rèn luyện tư duy bằng kiến thức của khoa học tự nhiên, đã đem lại cho họ những nền tảng tri thức đáng kể Nhưng bằng phương pháp đó cũng đề lại một thói quen là xem xét sự vật một cách trực quan, cụ thể mà triết học gọi là tư duy siêu hình Cho nên ở các trường này, sinh viên ưa thích những môn khoa học cụ thê, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác Bản thân các môn học chuyên ngành của họ trong quá trình đào tạo cũng mang những đặc điểm này, do đó, họ ngại học các
môn KHXH&NV, trong đó có triết học
Bên cạnh đó, còn phải kể đến một thực trạng đáng lo ngại của sinh viên,
thanh niên hiện nay, đó là sự thờ ơ với những vấn đề xã hội Sự đào thải quyết
liệt của cơ chế thị trường và những biến động của đời sống hàng ngày cũng làm cho lối sống của một bộ phận thanh niên trở nên thực dụng hơn, vì thế họ chỉ quan tâm đến những gì mang lại lợi ích trước mắt cho bản thân Sinh viên chỉ quan tâm đến các môn học chuyên ngành ít nhiều cũng bắt nguồn từ lý do này Hiện tượng vô cảm với kiến thức KHXH của một bộ phận không nhỏ sinh viên ở các trường kỹ thuật là nguyên nhân làm cho kiến thức của họ không toàn diện, ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo của nền giáo dục hiện nay
Với kiểu tư duy trực quan, cụ thể, phần lớn sinh viên khối trường kỹ thuật nói chung và trường Đại học GTVT cơ sở 2 nói riêng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận những kiến thức triết học trừu tượng và khái quát Nền tảng của triết học Mác-Lênin là phép biện chứng, đẻ lĩnh hội được tỉnh thần của nó đòi hỏi người học triết học cũng phải có tư duy tư duy biện chứng, mềm dẻo và linh hoạt Việc
hay đồng nhất những khái niệm đời thường với khái niệm triết học trong quá
trình học như vật chất, lượng, độ, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng là biểu hiện rõ nét kiểu tư duy cứng nhắc, cụ thể của sinh viên Như vậy, “lối” tư duy trực quan, cảm tính ấy đã trở thành hàng rào không nhỏ ngăn cản họ trong việc tiếp thu tri thức Với mọi tri thức khoa học, đặc biệt là triết học, người học không chỉ hiểu và nắm vững chúng, mà điều quan trọng là vận dụng những tri thức đó
Trang 28vào cuộc sống của bản thân đề đem lại lợi ích cho chính bản thân mình và cho xã hội Đương nhiên, từ hiểu và nắm vững tri thức đến vận dụng, đặc biệt vận dụng nhuần nhuyễn chúng vào cuộc sống và hoạt động của cá nhân là một khoảng cách không dễ dàng có thể thực hiện được Với thói quen tư duy cụ thể ấy, hiện tượng ngại học triết học ở họ là có cơ sở Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải căn cứ vào đặc điểm cơ bản này của sinh viên, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm biến đổi tâm lý ở họ, để từng bước rèn luyện, phát triển tư duy lý luận cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập những nguyên lý triết học ở các trường đại học nói chung và trường đại học GTVT cơ sở 2 nói riêng
1.2 Thực trạng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
(phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
1.2.1 Khái quát về trường Đại học GTVT cơ sở 2
Trường đại học GTVT cơ sở 2 được ra đời ngày 27/04/1990 theo quyết định 139/TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một bộ phận cấu thành quan trọng của trường đại học GTVT (Hà Nội) trực thuộc Bộ GD & ĐT Tính từ lúc trường được mang tên này đến bây giờ, trường có tuổi đời 22 năm hình thành, tồn tại và phát
triển Trong suốt thời kì lịch sử đó, nhà trường đã thực hiện tốt chức năng nhiệm
vụ là đào tạo thế hệ sinh viên có đạo đức, có phẩm chất tốt, có lí tưởng, có sức khỏe tốt, là người sinh viên phát triển toàn diện về đức, trí, thể mỹ
Từ khi được thành lập, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và cán
bộ, giảng viên, công nhân viên trong toàn trường, cơ sở 2 đã không ngừng phát triển Đặc biệt trong những năm gần đây, cơ sở 2 đã có những bước phát triển nhanh chóng: Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang; trang thiết bị thí nghiệm
đã được đầu tư mới, trong đó có nhiều trang thiết bị hiện đại; số lượng cán bộ, giảng viên đã tăng mạnh; chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao
Trang 29Trường được tọa lạc trên một diện tích hơn 16 ha, quy mô đào tạo trên 7000 sinh viên, học viên các hệ Do có nhiều thành tích trong sự nghiệp đào tạo nguồn
nhân lực cung cấp cho khu vực Miền Nam, trường đã nhận được nhiều phần thưởng, vinh danh cao quý của Nhà nước, đặc biệt năm 2010, trường đã được tặng
thưởng Huân chương lao động hạng Nhất
Theo xu hướng tất yếu, đến nay các công tác hoạt động đều được trường chú trọng phát triển và đổi mới Trước hết, trong công tác đào tạo luôn được nhà trường quan tâm hàng đầu Hàng năm số sinh viên được tốt nghiệp ngày càng tăng
cả về số lượng lẫn chất lượng, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm phù
hợp với chuyên môn được học chỉ trong một thời gian ngắn sau khi rời học đường Nhiều sinh viên khi chuẩn bị tốt nghiệp đã có nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, các công ty đặt hàng tuyển dụng trước; Các lĩnh vực đào tạo của trường bao gồm 4 lĩnh vực lớn như xây dựng công trình giao thông, Điện điện tử, Vận tải kinh tế và
Cơ khí, trong đó có trên 40 chuyên ngành đào tạo khác nhau Ngoài hệ đào tạo đại học chính quy, Nhà trường cũng liên tục tuyên sinh các hệ vừa làm vừa học (hệ tại
chức cũ), hệ hoàn thiện kiến thức (hệ liên thông), bằng 2, để tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho người học Đối với đào tạo sau đại học cũng luôn được trường quan tâm, hàng năm tại cơ sở 2 có hàng trăm học viên cao học và nghiên cứu sinh được đào tạo và tốt nghiệp
Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên và cơ sở vật chất của trường cũng luôn được quan tâm và phát triển Mỗi năm, nhà trường tích cực tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi có tư cách đạo đức tốt để đào tạo thành nguồn giảng viên kế cận, liên tục cử các giảng viên trẻ đi học tập thạc sĩ và tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ, chú trong công tác nâng ngạch cho các giảng viên lên giảng viên chính khi họ đã có đủ điều kiện; Các trang thiết bị thực tập của sinh viên luôn được đầu tư đầy đủ để mọi sinh viên có điều kiện thực tập, thực hành ngay tại trường, các đầu sách tham khảo và giào trình tại thư viện luôn được cập nhật bồ sung để sinh viên có thể tiếp cận với nhiều tri thức mới Các khu
Trang 3030
giảng đường luôn được cải tạo và xây dựng thêm mới để đảm bảo cho các sinh viên ngoài việc học trên lớp theo lịch học còn có chỗ tự học lý tưởng Ngoài ra, được sự quan tâm và đầu tư của Bộ GD & DT, nha trường đã đang hoàn thiện khu
ký túc xá hiện đại, gồm các dãy nhà 7 tầng và 9 tầng có quy mô gần 3000 chỗ cho sinh viên nội trú, bên cạnh khu ký túc xá hiện tại chứa được gần 1000 sinh viên đã
lại, thi lại, xem điểm, đăng ký ở nội trú, nộp tiền qua tài khoản, cũng đều được
thực thi qua mạng internet; Nhà trường đã hoàn thiện phương tiện phục vụ các cuộc họp giao ban trực tuyến với đầu Hà Nội qua hệ thống đường truyền quang hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các công việc của trường một cách thống nhất và đồng bộ Ngoài ra, Nhà trường đã ứng dụng hệ thống văn bản
điện tử và email theo tên miền của trường đối với tất cả các đơn vị trong trường,
đảm bảo sự tiện lợi trong điều hành và giải quyết mọi công việc liên quan
Sau 22 năm xây dựng và phát triên, cơ sở 2 trường Đại học GTVT đã xây dựng được thương hiệu của nhà trường ở khu vực phía Nam, Tây Nguyên và trên
cả nước; đã đào tạo được gần 14.000 ngàn cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
Trên đây là vài nét khái quát đối với sự đầu tư, xây dựng và phát triển của
trường Với sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban giám đốc cơ sở 2, toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên cũng như toàn thé sinh viên, học viên luôn tin tưởng thương hiệu và vị thế của trường ngày được nâng cao, đồng thời trường sẽ luôn là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu tại khu vực phía Nam vê các lĩnh vực đào tạo của mình
Trang 3131
1.2.2 Thực trạng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
Đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị
Hiện nay, trường đại học Giao thông vận tải cơ sở 2 có sáu giảng viên giảng dạy môn này nên hầu như chủ yếu là cơ sở ngoài Hà Nội vào trực tiếp giảng dạy Nhìn chung đội ngũ giảng viên của trường đều đang học cao học và có học bằng thạc sỹ, tiến sỹ Trong đó có hai thạc sỹ (một thạc sỹ đang học nghiên cứu sinh), 4 giảng viên đang theo học cao học
Các giảng viên trẻ trong trường nói chung và các giảng viên trẻ Bộ môn Lý luận chính trị nói riêng được ban Giám đốc cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước
và cả nước ngoài đề học hỏi, nâng cao kiến thức phục vụ cho công việc giảng dạy Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy Không chỉ hoàn thành tôt nhiệm vụ giảng dạy mà còn tham gia các công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các đợt học tập Nghị quyết của Đảng, các thầy cô trẻ nhiệt tình tham gia các công tác đoàn, hội tại trường
Trong quá trình giảng dạy các thầy cô đã vận dụng các phương pháp dạy học tính cực Nếu như PPGD của giáo dục chung nước ta trước kia là phương pháp thuyết trình, thầy đọc trò ghi Sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động thì nay dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực tư suy của mỗi cá nhân;
tăng cường tính chủ động, tự chủ của sinh viên trong quá trình học tập Đến nay tình trạng đọc-chép đã hạn chế
Ở một số bài giảng, giáo viên đã sử dụng băng hình, phim, sơ đồ, biểu đồ
chiếu lên cho sinh viên đã gây cho sinh viên sự hứng thú trong học tập Nhìn chung, đội ngũ giảng viên triết học của trường đã bám sát thực tiễn, gắn thực tiễn sinh động với nội dung bài giảng, có 48% sinh viên được hỏi (108/225 sinh viên) cho rằng giảng viên thường xuyên gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng
Trang 32dạy Chính điều này đã khơi dậy được hứng thú của người học, làm cho sinh viên thấy được tính thiết thực của môn học
Thực trạng học tập của sinh viên
Giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) cho sinh viên năm thứ nhất mới bỡ ngỡ rời trường phổ thông bắt đầu bước vào
giảng đường đại học đang rất háo hức tìm hiểu, khám phá kho tàng tri thức đồ sộ
của nhân loại Nhiều sinh viên có ý thức cao với mục tiêu giáo dục toàn diện, ham muốn hiểu biết kiến thức trên nhiều lĩnh vực, lo lắng đến kết quả học tập Một bộ phận sinh viên không quan tâm đến môn học, chỉ coi đây la môn học phụ
Thái độ của một bộ phận không nhỏ sinh viên là không hào hứng, học đối phó, cầm chừng Theo điều tra của tác giả, có 40% số sinh viên (90/225 người) được hỏi ý kiến, đã thừa nhận rằng, không bao giờ đọc giáo trình trước khi lên lớp,
có 44,2% sinh viên (95/225 người) được hỏi ý kiến không bao giờ đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến môn học, có 44,4% sinh viên (100/225 người) được hỏi ý kiến không bao giờ cập nhật thông tin trên internet về các vấn đề liên quan đến môn
học, khoảng 45,8% (103/225 người) trả lời không bao giờ trao đổi với giảng viên về
những vấn đề quan tâm Nhiều sinh viên lười hoc, thường bỏ buổi học, tiết học nếu giảng viên không quản lý lớp chặt chẽ Thái độ học tập không tốt của sinh viên cũng tác động xấu tới người dạy
Phương pháp học tập của nhiều sinh viên cũng chưa thực sự tạo ra những tác động tích cực để thực hiện mục tiêu đào tạo Đa số sinh viên trong những năm đầu vẫn quen cách học ở phổ thông, nặng về học thuộc lòng một cách máy móc, thiếu
động não suy nghĩ đề nắm chắc bản chất của kiến thức, tìm cách vận dụng, liên hệ
lý luận với thực tiễn Trên thực tế, người học chưa làm chủ được kiến thức, chưa
biến kiến thức thành tài sản riêng của mình, vì vậy có đến 40,4% số sinh viên được
hỏi (91/225 người) đã trả lời: Không bao giờ quan tâm tới việc rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau khi học xong triết học, có nhiều lý do để dẫn đến thực trạng
Trang 33Đối với triết học nói riêng, các môn lý luận chính trị nói chung, bộ môn khoa học với những kiến thức khó, trừu tượng , và vẫn thường được xem là khô khan, thì việc tạo hứng thú cho người học lại cần được quan tâm nhiều hơn và dĩ nhiên cũng khó tạo sự hứng thú hơn Đây là một vấn đề khó, không có một cách thức, con đường chung cho mọi người Sự hứng thú của người học phụ thuộc nhiều yếu
tố như phương pháp giảng dạy, phong cách, ngôn ngữ, cách thức tô chức quá trình học tập của giảng viên; chương trình, giáo trình
Vậy, thực tế vấn đề này như thế nào? Đề tìm hiểu ý kiến của sinh viên xung quanh vấn đè hứng thú học tập triết học, tác giả đã tiến hành điều tra đối với 225 sinh viên đó học triết học theo phương pháp chọn mẫu ngẫu ngẫu nhiên
Với câu hỏi, các bạn có say mê, hứng thú với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) không? Kết quả điều tra của tác giả cho thấy:
Bảng 1: Kết quả điều tra mức độ say mê, hứng thú với việc học môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Say mê, hứng thú với việc học
Trang 34Biêu đồ 1: Biêu đồ thẻ hiện sự say mê, hứng thú với môn học Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1)
10%
ø Thưởng xuyên
E Thi pepe tics tases
S Think thoang
m KhOny bao vier
Với câu hỏi, các bạn có cảm thấy buồn ngủ khi học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 1) không? Kết quả điều tra của tác giả cho
thấy:
Bảng 2: Kết quả điều tra thể hiện sự tập trung của sinh viên với việc học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Cảm thây buôn ngủ khi học
Ko Thường xuyên
@ Thinhthoang
m@ Khong bao gid
Phân tích kết quả trên chúng ta thấy, nhiều sinh viên không hứng thú khi tham
gia các giờ học triết học, cảm thấy buồn ngủ với môn học là sự thật Tình trạng đó,
Trang 3535
trên thực tế đã được báo động đối với nhiều môn học chứ không Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ muốn bàn đến vấn đề trên xét trong quan hệ tương tác người dạy - người học
Điều tra của tác giả cũng cho thấy, phần đa số ý kiến được hỏi đều trả lời, yếu
tố quan trọng nhất tạo nên sự hứng thú hay không hứng thú cho người học phụ thuộc nhiều vào người dạy học Cụ thê hơn, cơ bản vẫn là ở cách thức tô chức giờ dạy của giảng viên, ở sự cuốn hút, hay nói cách khác là nghệ thuật của giảng viên khi lên lớp Dĩ nhiên, điều làm cho sinh viên nhàm chán nhất cũng chính là do người dạy
Kết quả trên cũng góp phần khẳng định, việc có hay không có hứng thú trong học tập quan trọng như thế nào đến chất lượng học tập Việc dạy học kích thích sức mạnh nội tâm đến một chừng mực nào đó thì sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn chừng
ấy Ngược lại, những gì lôi cuốn làm ta say mê cũng đều kích thích sức mạnh nội tâm của chúng ta Mà kích thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy tối đa tâm lực của chúng ta, giúp ta phát huy được năng lực của mình
Vì vậy, theo tác giả, để tạo hứng thú cho sinh viên khi học triết học, trước hết người dạy phải yêu triết học, yêu thích công việc giảng dạy triết học của mình Bởi
vì, khi ta yêu công việc, ta sẽ dồn vào đó tâm huyết, sự say mê, nhiệt tình Tình yêu ấy dần dần sẽ đến với người học
1.2.3 Những kết quả đạt được của việc vận dụng nguyên tắc thông nhất giữu lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin (phần 1) ở trường Đại học GTVT cơ sở 2
Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng đạy triết học Mác-Lênin ở trường đại học GTVT cơ sở 2 trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định PPGD đã được thay đổi dần đáp ứng phần nào nhu cầu của người học, theo hướng chuyển dần từ truyền đạt tri thức thụ động thày giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có
Trang 3636
hệ thống và có tư duy phân tích, tông hợp; phát triên được năng lực của mỗi cá nhân Bên cạnh đó, sinh viên cũng đã chủ động, tích cực hơn trong quá trình học tập
Một số bài giảng, giáo viên đã sử dụng máy chiếu, biểu đồ, sơ đồ, mô hình,
phim minh hoạ bước đầu tạo hứng thú cho người học Nhưng cách thức này còn
ít giáo viên thực hiện, vì tốn nhiều thời gian chuẩn bị, kinh phí ít, lại không có chế
độ chính sách khuyến khích Trong quá trình giảng dạy, tuỳ theo đối tượng cụ thể, điều kiện cụ thẻ, yêu cầu của mỗi bài giảng, giảng viên đã từng bước kết hợp sử
dụng nhiều hình thức phong phú, sinh động như vừa diễn giảng, vừa lấy ví dụ thực
tiễn chứng minh; vừa thuyết minh, vừa nêu vấn đề, vừa sử dụng đèn chiếu, mô hình, sơ đồ, kết hợp giảng dạy lý luận với giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho
sinh viên thông qua việc đưa ra các tình huống chính trị xã hội để người học tham
gia giải quyết, qua đó thu hút sinh viên vào bài giảng, giảm đi sự trừu tượng khô khan của các khái niệm, phạm trù triết học
Hình thức xêmina bước đầu được quan tâm tổ chức thực hiện Hình thức dạy học này có tác dụng nâng cao kiến thức và chủ yếu là tập vận dụng kiến thức đề lý giải các vấn đề của đời sống xã hội, thông qua các bài tập trắc nghiệm đẻ tự kiểm tra kiến thức, liên hệ với sự phát triển mới của khoa học công nghệ để bổ sung phát
triển vào kho tàng kiến thức lý luận Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiến hành
xêmina trong thời gian vừa qua là chưa cao Theo điều tra của tác giả, số sinh viên thường xuyên hứng thú với tham gia các giờ thảo luận triết học chỉ chiếm 31,6%
số người được hỏi, số sinh viên trả lời không bao giờ hứng thú với thảo luận là
19,1% Điều đó chứng tỏ rằng, sinh viên cũng rất hứng thú với hình thức thảo luận
Để có một buổi thảo luận triết học thu hút sinh viên phải có sự nỗ lực từ nhiều
phía Giảng viên phải chuẩn bị rất công phu, từ cách nêu vấn đẻ, đến cách giải quyết vấn đề, đưa ra những tình huống thực tiễn, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên Đó còn là cả một nghệ thuật sư phạm mà người thầy phải biết khéo léo sử dụng đề kết quả thảo luận phải là nhận thức chung, thống nhất của cả tập thể
Trang 3737
sinh viên Về phía sinh viên, phải chuẩn bị những nội dung thảo luận chu đáo, phải tích cực chủ động tham gia vào việc giải quyết vấn đề mà giảng viên đặt ra Không khí tranh luận phải tự do, cởi mở không mang tính áp đặt, số lượng sinh viên không vượt quá 40 người Song, do xu hướng mở rộng đào tạo hiện nay, số lượng sinh viên ngày càng đông, tô chức thảo luận theo yêu cầu trên khó có thể thực hiện được với một lớp trung bình trên 70 sinh viên, thậm chí hàng trăm sinh viên Việc viết tiểu luận vì thế cũng không được thực hiện nghiêm túc, dẫn tới giảng viên không có những cơ hội tốt đề tiếp nhận thông tin nhiều chiều từ phía sinh viên, từ
đó đánh giá đúng trình độ của sinh viên, cũng như rút kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao trình độ của mình
Kiểm tra, thi, đánh giá kết quả là một khâu quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và thay đổi phương pháp học tập của sinh viên Nếu trước kia các bài thi, kiểm tra thường là tự luận thì nay đã có sự kết hợp giữa thi trắc nghiệm và tự luận
1.2.4 Những hạn chế của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lénin (phan 1)
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực truyền bá kiến thức triết học thì cũng phải thắng thắn thừa nhận rằng, từ lâu đã có không ít lời cảnh báo về việc các sinh viên, nhất là sinh viên không chuyên triết học, không thích học, hay nặng hơn là chán học các bộ môn Mác-Lênin nói chung Nhiều sinh viên học cốt sao để cho đủ điểm không phải thi lại là được chứ ít ai coi đó là môn học giúp cho
việc rèn luyện và phát triển tư duy, trang bị phương pháp nhận thức, kiếm tìm tri thức ở nơi mà C.Mác và Hêghen gọi là nơi “đúc kết” hay “tổng kết" những gì là
tinh tuý của tư duy nhân loại, hoặc có ích thực sự cho chuyên môn sau này của họ Bởi vậy, đã có lúc rộ lên câu nói nghe thật xót xa về thực trạng của bộ môn này là
bộ môn mà “(ấy không muốn dạy, trò không muôn học”
Trang 3838
Trước hết, sự sụp đồ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, phong trào XHCN
thé giới bước vào thời kỳ thoái trào, những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội khôn lường có nguy cơ đưa nhân loại tới một thế giới không ôn định và cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH gặp nhiều cản trở Công cuộc đổi mới ở nước
ta, tuy đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, nhưng đất nước còn khó khăn về nhiều mặt, cũng như những mặt trái của cơ chế thị trường và những tiêu cực lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước, sự suy thoái đạo đức, lối sống của một
bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng Trong hoàn cảnh đó, sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn vào giảng dạy triết học Mác-Lênin cũng gặp những khó khăn không nhỏ Giảng viên triết học đứng trước những yêu cầu và thách thức mới Một mặt, phải giữ vững lập trường chính trị mác xít, giữ vững nguyên tắc của Đảng, nhưng mặt khác lại phải bắt nhịp được với hơi thở cuộc sống, với những biến động của lịch sử xã hội Tuy nhiên, sự không ăn khớp giữa lý luận với thực tiễn là một trở ngại to lớn cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy triết học
PPGD cua giảng viên còn nặng về PPDH truyền thống Trong các bài giảng, phần lớn giảng viên chưa gắn liền lý luận với thực tiễn, với khoa học chuyên ngành, chưa quan tâm thường xuyên đến đặc điểm của sinh viên các trường kỹ thuật để thay đổi phương pháp cho phù hợp với đối tượng Điều đó cũng có nghĩa
là, hiện nay, giảng viên triết học đã không vận dụng một cách triệt dé lý luận dạy học hiện đại vào thực tiễn giảng dạy của mình Chính PPGD đó, làm cho người học cảm thấy căng thắng vì những lý luận trừu tượng, khô khan
Trình độ nhận thức của một số lớn giảng viên không theo kịp tình hình thực tiễn của xã hội và của tiến bộ khoa học kỹ thuật Đa số giảng viên triết học hạn chế
về kiến thức KHTN cũng như khoa học chuyên ngành nên việc chứng minh cho những nguyên lý, quy luật của triết học bằng những kiến thức của khoa học còn tỏ
Trang 3939
ra lúng túng Giảng viên cũng không tích cực nâng cao chuyên môn của mình cũng, như tìm hiểu những kiến thức chuyên ngành kỹ thuật một cách thường xuyên Một vấn đề cũng rất đáng đẻ lưu tâm, đó là trong những năm vừa qua điểm thi đầu vào đại học của các khoa thuộc chuyên ngành lý luận chính trị nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng còn thấp hơn điểm của các khoa khoa học cơ bản, điều này cũng là một trong những mâu thuẫn không dễ dàng giải quyết Vì vậy trong thời gian tới cần có những chính sách đặc biệt dé thu hút sinh viên giỏi học các chuyên ngành này
Về phía sinh viên, do thói quen của tư duy trực quan nên phần lớn khó tiếp cận với những kiến thức trừu tượng của triết học Vì vậy, khả năng vận dụng lý luận vào để lý giải những van đề thực tiễn còn rất hạn chế Việc sinh viên tự
nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu khác đề hiểu rõ cơ sở khoa học của kiến thức triết
học là rất ít Đây là vấn đẻ rất đáng lưu tâm, bởi với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của Internet thì nhu cầu học hỏi của sinh viên lẽ ra phải rat cao Không ít sinh viên cho rằng đây là môn học phụ, không liên quan máy đến tri thức chuyên ngành của họ, vì vậy không tự giác học tập, và xác định mục đích học tập không đúng đắn, chủ yếu học đối phó
dé thi Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong quá trình thực hiện mục tiêu và yêu cầu giảng dạy triết học
Kết luận chương 1
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản, là linh hồn của triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng nguyên tắc này trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần 1) tại trường đại học GTVT cơ sở 2 là một yêu cầu tất yếu hiện nay Điều này cũng xuất phát từ đặc thù, vị trí, mục đích, nội dung của môn học cũng như đối tượng người học
Trang 4040
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực truyền bá kiến thức triết học thì cũng phải thắng thắn thừa nhận rằng, sinh viên không hứng thú với môn học này Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là giáo viên không đổi mới PPDH Như vậy, đề khắc phục tình trạng trên giảng
viên phải đổi mới PPDH.