Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận, lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn...61.3.. Mục đích nghiên cứu
Trang 1NGUYỄN THỊ THÚY
VẬN DỤNG SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH
MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
Chuyên ngành: Toán giải tích
Mã số: 60 46 01 02
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCNgười hướng dẫn khoa học: TS VI THÁI LANG
Trang 2Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củacác thầy cô và tập thể lớp K16 - Toán giải tích Trước hết tôi xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc tới TS Vi Thái Lang người đã hướng dẫn tôi trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận Tôi xin trân trọng cảm ơn Thư viện,phòng sau đại học, tập thể K16 TGT, các đơn vị liên quan của trường ĐHSP
Hà Nội 2 những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôihoàn thiện bài tiểu luận này
Hà Nội, tháng 01 năm 2013
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thúy
Trang 3Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luậnnày là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 01 năm 2013
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thúy
Trang 4MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 Chương 1: Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lí luận
và thực tiễn 3
1.1 Khái niệm thực tiễn và lý luận 31.2 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận,
lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn 61.3 Bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm 10
Chương 2 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta 13
2.1 Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng như các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt được vào điều kiện
cụ thể ở nước ta 132.2 Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để
tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội 152.3 Trong giáo dục và đào tạo phải kết hợp nhà trường với xã hội, lý
luận với nhận thức 18
KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5Lý luận xuất phát từ thực tiễn, không xa rời thực tiễn, phản ánh đúngthực tiễn là lý luận khoa học Lý luận góp phần thúc đẩy sự phát triển của thựctiễn, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và lý luận khoa học tiến bộ.
Bệnh giáo điều và kinh nghiệm ở nước ta vẫn còn tồn tại, có nguyênnhân cơ bản là sự yếu kém về lý luận Sự yếu kém về lý luận khiến cho chúng
ta không có nhận thức đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta Việc hiểu một cách đơn giản, xơ cứng, phiến diện lý luậnMác - Lênin dẫn đến sự vận dụng lý luận ấy vào thực tiễn cách mạng cònnhiều sai lầm Chậm đổi mới tư duy lý luận là một nguyên nhân chủ quan dẫntới cuộc khủng hoảngtoàn diện ở nước ta thời kỳ trước đổi mới Chính vì vậy
em đã chọn đề tài: “Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Để hội nhập và phát triển, không bị hoà tan trong xu thế toàn cầu hoáhiện nay, Đảng ta đã chủ động vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn cách mạng Việt Nam Nghiêncứu đề tài này nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện lýluận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Trang 63 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những quan điểm của triết học Mác- Lênin về vấn đề thựctiễn và lý luận Nghiên cứu, phân tích những thành tựu đã đạt được trong thờigian qua ở Việt Nam trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay,vận dụng trong phát triển giáo dục và đào tạo
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử vàchủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA SỰ THỐNG NHẤT
GIỮA LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN
1.1 Khái niệm thực tiễnvàlý luận
1.1.1 Khái niệm thực tiễn
Theo quan niệm của triết học Mác – Lênin thì hoạt động thực tiễn chỉ
có thể có được ở xã hội loài người, nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời
và phát triển của xã hội loài người Thực tiễn là phạm trù trung tâm, nền tảngcủa triết học duy vật biện chứng
Trong “Luận cương về Phoiơbắc” C.Mác nhấn mạnh rằng: “Đời sống
xã hội về thực chất là có tính thực tiễn Tất cả những sự thần bí đang đưa lýluận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễncủa con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy”
Khác biệt với các nhà triết học duy tâm đã giải thích, xem xét các hiệntượng trong đời sống xã hội xuất phát từ yếu tố ý thức, tư tưởng, tinh thần,Mác phải xuất phát từ con người hiện thực, từ hoạt động vật chất của conngười Mác xác định: “tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩnhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”
Để tồn tại và phát triển trước hết con người phải chế tác và sử dụngcông cụ lao động, tác động vào tự nhiên nhằm cải biến tự nhiên tạo ra của cảivất chất nhằm thỏa mãn các các nhu cầu vật chất của con người như ăn, mặc,
đi lại… Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản của conngười Nhờ đó, tất cả các mặt của đời sỗng xã hội được hình thành, phát triển,
Trang 8được tái tạo lại Xã hội chính là “giới tự nhiên thứ hai” được tạo ra thông quahoạt động thực tiễn của con người.
C.Mác phê phán Phoiơbắc là không chú trọng tư duy trừu tượng, màcoi trọng trực quan cảm tính của con người Phoiơbắc đã tách nhận thức rakhỏi hoạt động thực tiễn của con người
Thực ra, nhận thức là một quá trình biện chứng từ thấp đến cao, từ trựcquan sinh động (nhận thức cảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lýtính) đến thực tiễn
Mác cho rằng, thực tiễn chính là hoạt động vật chất mà tất cả các hoạtđộng khác như hoạt động tinh thần, hoạt động chính trị, hoath động tôn giáođều phụ thuộc vào nó
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích,
có tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Nói mộtcách cụ thể hơn, thực tiễn là hoạt động có suy nghĩ, có ý thức, có tính toán,hoạt động có đối tượng cảm tính của con người
Hoạt động thực tiễn có tính năng động sáng tạo, là quá trình chuyểnhóa cái tinh thần thành cái vật chất Hoạt động thực tiễn là qua trình tương tácgiữa chủ thể và khách thể nhận thức, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạokhách thể, trên cơ sở đó nhận thức khách thể Do vậy thực tiễn trở thành mắtkhâu trung gian nối liền ý thức của con người với thế giới bên ngoài Thôngqua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, biến đổi hình ảnh
sự vật trong nhận thức và đồng thời biến đổi chính bản thân mình
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, chỉ có conngười mới có các hoạt động thực tiễn, còn con vật chỉ hoạt động theo bảnnăng Theo Ph.Ăngghen, lịch sử xã hội loài người chẳng qua là lịch sử conngười theo đuổi các mục đích khác nhau Hoạt đông có ý thức, có mục đíchchính là hoạt động đặc trưng, là cái để phân biệt sự khác nhau về chất giữa
Trang 9người với động vật Con người thông qua hoạt động lao động sản xuất đãkhông những khai thác những cái sẵn có trong tự nhiên mà còn tạo ra nhữngcái không có sẵn, những “cái nhân tạo” để thỏa mãn những nhu cầu ngày càngcao của mình Do vậy, thực tiễn chính là phương pháp tồn tại cơ bản của conngười và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữacon người và thế giới.
Thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội vì: Hoạt động thực tiễn là dạnghoạt động cơ bản của loài người Đó là hình thức hoạt động đặc thù của conngười, luôn diễn ra trong một bối cảnh văn hóa xã hội nhất định Là một sảnphẩm lịch sử, hoạt động thực tiễn luôn vận đông và phát triển không ngừngtheo các giai đoạn lịch sử Trình độ phát triển của thực tiễn được đánh giá ởtrình độ, khả năng trinh phục, khai thác, tái tạo giới tự nhiên, trình độ làm chủ
xã hội của con người Hoạt động thực tiễn không phải là hoạt động của cánhân người mà là hoạt hoạt động của loài người, trước hết là của đông đảoquần chúng nhân dân - những người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất racủa cải vật chất
Thực tiễn là hoạt động có ý thức,có mục đích cuả con người Hoạt độngthực tiễn nhằm mục đích cao nhất là cải tạo hiện thực Con người nhận thứcthế giới hiện thực và tích cực tác động một cách có mục đích để cải tạonó.Trên cơ sở đó, thế giới mới bộc lộ những đặc tính, bản chất, nội dung, quiđịnh, nhờ đó con người mới có tri thức về thế giới Có như vậy, con ngườimới có thể cải tạo hiện thực theo điều kiện của sự phát triển tự nhiên và xã hội
Nếu xem thực tiễn tồn tại dưới dạng một chính thể thì nó bao gồmnhiều yếu tố như : nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả Các yếu
tố đó góp phần tạo nên hoạt động thực tiễn của con người Nếu con ngườikhông có nhu cầu vật chất và tinh thần, không theo đuổi các mục đích khácnhau, gắn liền lợi ích với các hoạt động của mình, không có công cụ và
Trang 10phương tiện vật chất để thực hiện các hoạt động và hoạt động không có kếtquả thì đương nhiên không thể hoạt động thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn có ba dạng cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất,hoạt động thực nghiệm khoa học; hoạt động chính trị - xã hội.Ngoài ba dạnghoạt động thực tiễn cơ bản này còn có dạng phát sinh, không cơ bản đó là cáchoạt động trong lĩnh vực đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, giáo dục… Các dạnghoạt động này được hình thành và phát triển trên cơ sở, nền tảng của hoạtđộng sản xuất vật chất, suy đến cùng chịu sự quy định của hoạt động sản xuấtvật chất
1.1.2 Khái niệm lý luận
Lý luận, tiếng Hy Lạp là theo Ria, có nghĩa là sự quan sát, nghiên cứu,nhận ra, thảo luận
Lý luận là hệ thống tri thức chung, đáng tin cậy về một lĩnh vực nào đótrong thế giới Nói cách khác, lý luận là hệ thống các luận điểm nhất định gắn
bó chặt chẽ với nhau về mặt lôgic và phản ánh bản chất, các quy luật, hoạtđộng và phát triển của khách thể được nghiên cứu
Lý luận khác với giả thuyết ( Hypôthesis) ở chỗ, giả thuyết là nhữnghiểu biết mang tính giả định chưa được kiểm định Lý luận khác với thực tiễn
ở chỗ nó thuộc lĩnh vực ý thức, tư duy, là sự phản ánh, tái hiện khách quan
Lý luận có chức năng phản ánh hiện thực khách quan và phục vụ thực tiễn
1.2 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận, lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạN pháttriển kết tiếp nhau của quá trình nhận thức Giữa chúng có mối liên hệ biệnchứng với nhau
Trang 11Nhận thức kinh nghiệm là nền tảng, cơ sở của nhận thức lý luận Nócung cấp cho nhận thức lý luận những dữ liệu cụ thể, đa dạng, phong phú.Nhận thức kinh nghiệm là sự phản ánh trực tiếp thực tiễn đời sống xã hội,cho ta những hiểu biết ban đầu về sự vật hiện tượng, là cơ sở hiện thực đểkiển tra, đánh giá, sửa chữa, bổ sung cho lý luận.
Lý luận được hình thành và phát triển trên cơ sở của kinh nghiệm, thựctiễn Quá trình phát triển của thực tiễn đã đặt ra những vấn đề đòi hỏi lý luậnphải giải đáp Lý luận phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan song lại đángtin cậy hơn kinh nghiệm Lý luận thông qua hệ thống các khái niệm, phạmtrù, quy luật thể hiện tâm lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn Do đóphạm vi ứng dụng của nó mang tính phổ biến hơn so với tri thức kinh nghiệm
Lý luận được hình thành và phát triển trên nền tảng thực tiễn song nó
có tính độc lập tương đối Điều đó được biểu hiện ở chỗ, không phải lý luậnnào cũng xuất phát từ kinh nghiệm , có lý luận được xây dựng không trên cơ
sở những kinh nghiệm có trước Điều này chỉ có thể lý giải bởi tính ưu việt,vượt trội của tư duy trừu tượng của con người Lý luận được hình thành vàphát triển, trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn, bổsung, phát triển trong thực tiễn
Mác cho rằng, “lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nóthâm nhập vào quần chúng” Lý luận được xem như “kim chỉ nam cho hànhđộng” Nó có thể dự kiến được phương thức vận động phát triển của sự vậthiện tượng, phương hướng phát triển của thực tiễn V.I Lênin cho rằng, không
có sách thì không có tri thức Không có tri thức cách mạng thì không có lýluận cách mạng Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong tràocách mạng
Trang 12Lý luận khoa học phản ánh đúng hiện thực khách quan Nó góp phầnhạn chế tính mò mẫn, tự phát, tăng cường tính tự giác, chủ động tích cựctrong hoạt động của con người.
Tuy nhiên, lý luận do phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan, mangtính trừu tượng cao nên không phải lúc nào nó cũng mang lại nhận thức đúngđắn, chính xác Nếu nó phản ánh hư ảo hiện thực thì trở thành lý luận tôngiáo Nếu nó phản ánh sai, bóp méo hiện thực thì trở thành lý luận duy tâmtrong triết học Nếu nó lạc hậu, không phù hợp với hiện thực, phản ánh xa rờihiện thực, thành ảo tưởng, giáo điều thì trở thành sức cản đối với sự phát triểncủa xã hội, thậm chí trở thành lý luận phản động, phản tiến bộ nếu nó đượcgiai cấp phản động sử dụng
Do vậy cần phân biệt lý luận nói chung với lý luận khoa học, lý luậnphản khoa học, lý luận tiến bộ với lý luận phản tiến bộ
Lý luận xuất phát từ thực tiễn, không xa rời thực tiễn, phản ánh đúngthực tiễn là lý luận khoa học lý luận góp phần thúc đẩy sự phát triển của thựctiễn, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và lý luận khoa học tiến bộ
V.I.Lênin trong “Bút ký triết học” cho rằng, thực tiễn cao hơn nhậnthức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà còn củatính hiện thực trực tiếp Thực tiễn của con người được lặp đi lặp lại hàngnghìn triệu lần được in vào ý thức thành những cách logic
Do vậy giữa lý luận và thực tiễn phải thống nhất với nhau Coi trọng lýluận, song không cường điệu, tuyệt đối hoá vai trò của lý luận, xem thườngthực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn Lênin cho rằng, bản thân ý chí của conngười, thực tiễn của con người, đối lập với sự thực tiễn của mục đích của conngười…Do chúng tách rời khỏi nhận thức và không thừa nhận hiện thực bênngoài là tồn tại chân thực (chân lý khách quan) Phải có sự thống nhất giữathực tiễn và nhận thức Lênin xem đây chính là một nguyên tắc của lý luận
Trang 13nhận thức, sự thống nhất của lý luận (của nhận thức ) và của thực tiễn chính làtrong lý luận nhận thức Mác trước đó cũng đã nhấn mạnh rằng, chính trongthực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, chứng minh tính hiện thực.
Do đó tư duy không tách rời hiện thực Nếu tách rời hiện thực, thực tiễn khỏi
tư duy là vấn đề thuần tuý kinh viện
Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với nhận thức Nó vùa là cơ sở,nền tảng, động lực, mục đích của nhận thức Thực tiễn còn là tiêu chuẩn củachân lý
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lý luận vàthực tiễn rằng: “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cănbản của chủ nghĩa Mac- Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thìthành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luậnsuông”
Chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận khoa học của giai cấp công nhânđược hình thành và phát triển trong phong trào đấu tranh cách mạng Là ngọnhải đăng soi đường cho tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân Mácviết: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình,giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” Thứ triết học
ấy - vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản - chính là triết học Mác
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mang tính cách mạng Nóxuất phát từ thực tiễn đồng thời không bao giờ chịu chấp nhận thực tiễn đã lạchậu đó là chủ nghĩa tư bản, nó mở ra con đường phát triển cho thực tiễn tươnglai - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mở, linh hồn của học thuyết
đó là phép biện chứng Macxít Thực tiễn luôn vận động và biến đổi khôngngừng, do đó tư duy lý luận cũng phải vận động biến đổi và phát triển để có