Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài : “Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin về vấn đề con người để xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay” cho tiểu luận của mình.. Tuy nhiên,việc xâ
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương 1.Một số vấn đề lí luận chung về con người 4
1.1 Con người trong triết học trước Mác 4
1.2 Con người trong triết học Mác - Lênin 5
Chương 2.Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vấn đề con người để xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp 8
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 8
2.2 Thực trạng của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay .10
2.3 Những định hướng chung 12
2.4 Những giải pháp cho việc vận dụng quan điểm triết học Mác -Lênin để xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay 13
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc, bản chất con người Trước Mác vấn đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách khoa học
Ở nước ta từ Đại hội Đảng lần thứ III đến nay, Đảng ta luôn xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân… thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để làm được như vậy, vấn đề cần đặt lên hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực.Vì đây là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển đất nước Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài : “Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin về vấn đề con người để xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay” cho tiểu luận của mình
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Con người là một phạm trù rất rộng mang tính lịch sử- xã hội Đã có rất nhiều bài báo, công trình viết về con người
Tuy nhiên,việc xây dựng con người trong mỗi thời kì có tính chất phức tạp, cần được quan tâm một cách toàn diện, cần vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vấn đề con người để xây dựng con người mới Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tiểu luận nghiên cứu những thành tựu, hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa từ sự vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người
Trang 34 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở quán triệt những quan điểm về con người của triết học Mác
- Lênin về vấn đề con người, tiểu luận đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng con người mới
Nhiệm vụ:
Tìm hiểu những quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người Nghiên cứu, phân tích những thành tựu đạt được trong xây dựng con người Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng con người mới
5 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Ngoài ra, tiểu luận sử dụng một số phương pháp: lịch sử - logic, tổng hợp, so sánh, diễn dịch…
6 Đóng góp của tiểu luận
Tiểu luận chỉ rõ các quan điểm về con người từ đó chỉ ra một số giải pháp xây dựng con người mới từ sự vận dụng quan điểm triết học Mác- Lênin
về con người
7 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương
Trang 4Chương 1 Một số vấn đề lí luận chung về con người
1.1 Con người trong triết học trước Mác
1.1.1 Con người trong triết học phương Đông
Ở phương Đông cả Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đều rất chú trọng đến việc giải thích bản chất con người Bởi các tôn giáo này đều đặt ra nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết các vấn đề chính trị -xã hội, các vấn đề liên quan trực tiếp đến con người Ngay trong một trường phái cũng có nhiều quan điển đa dạng như: Trong Nho giáo, Khổng Tử đề cao tính thiện của con người theo Khổng Tử, tính thiện của con người là có sẵn nhưng do quá trình sống, bởi ảnh hưởng của nhũng thói hư tật xấu trong xã hội mà tính thiện đó bị mai một Khổng tử nói: “ tập là xa nhau vậy, chính do tình trạng ngày càng xa nhau Vì “ tập ” làm cho người này người kia khác nhau và càng ngày càng có nhiều người không giữ được tính người”[9, trang 77] Mạnh Tử thì đề xuất giải pháp để con người giữ được tính thiện của mình phải trau đồi đạo đức
Từ đó, hai ông khẳng định tầm quan trọng của cách quản lí đất nước bằng đức trị và lễ trị Còn Tuân Tử lại có tư tưởng ngược lại, cho rằng con người bản tính vốn ác, phải luôn ngăn chặn cái ác bằng pháp trị
1.1.2 Con người trong triết học phương Tây
Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ cổ đại Hi Lạp trải qua giai đoạn trung cổ, phục hưng và cận đại đến nay vấn đề triết học về con người vẫn là một đề tài tranh luận chưa chấm dứt
Thời cổ đại, các nhà duy vật đưa ra quan niệm về bản chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì thần bí,đều được cấu tạo nên từ vật chất “ Đối với Đêmôcrit, linh hồn con người thực chất chỉ là tổng thể các nguyên tử Nó là cơ sở của mọi sinh khí và sức sống trong con người.” [11, trang 175] Những quan niệm duy vật như
Trang 5vậy đã được tiếp tục phát triển trong nền triết học thời Phục hưng và cận đại Tiêu biểu như Phoiơbắc, con người theo ông là sản phẩm của tự nhiên, là “cái gương của vũ trụ” [8, trang 128], thông qua đó giới tự nhiên ý thức và nhận thức chính bản thân mình Bản chất con người là tổng thể các khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và cả khả năng tưởng tượng của anh ta nữa
Ngoài ra không thể nhắc đến quan điểm duy tâm khách quan mà đại biểu là Heeghen Tuy không giải thích nguồn gốc con người từ thần thánh nhưng ông lại cho rằng con người do “ý niệm tuyệt đối” tha hóa mà thành Mác v à Ăngghen đã phê phán quan điểm tư duy tư biện đó của Hêghen
1.2 Con người trong triết học Mác- Lênin
1.2.1 Con người là một thực thể sinh vật - xã hội
“Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844” được đánh giá là tác phẩm đáng được lưu ý nhất trong giai đoạn xây dựng cơ sở lí luận cho một quan niệm mới về con người của Mác, thậm chí còn được đánh giá lả tác phẩm quan trọng nhất, mang tính nhân bản nhất Trong tác phẩm này, Mác đã mô tả con người trước hết như một thực thể loài: “ con người là một sinh vật có tính loài”, điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của mỗi cá nhân
ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ và phần còn lại của giới tự nhiên Mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy và những thay đổi của chúng trong hoạt động của con người và gây
ra trong quá trình lịch sử” [4, trang 29]
Như vậy triết học Mác - Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học đồng thời khẳng định con người hiên thực là sự thống nhất giữa yueeus tố sinh học và yếu tố xã hội Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người; giới tự nhiên
có thể được coi là “thân thể vô cơ của con người”, con người là một bộ phận
Trang 6của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của môi trường tự nhiên
Con người không thể tồn tại đúng nghĩa là con người nếu chỉ có yếu tố duy nhất - tự nhiên mà phải có yếu tố xã hội Thông qua hoạt động sản xuất, con người đã không chỉ cải biến giới tự nhiên: “con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”[3, trang 137]
mà thông qua hoạt động sản xuất vật chất con thể hiện tính xã hội của con người Bởi hoạt động sản xuất không thể diễn ra khi chỉ có những cá nhân đơn lẻ Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người đã sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần phục vụ đời sống của mình và hình thành, phát triển ngôn ngữ, tư duy, xác lập quan hệ xã hội
1.2.2 Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, Mác đã viết: “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[1, trang 11]
Như vậy, không có con người trừu tượng, thoát li điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức Chỉ trong toàn
bộ những quan hệ xã hội cụ thể: quan hệ giai cấp dân tộc, kinh tế…con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình
Tuy nhien, khi nói bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người Mà phải hiểu ở con người mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội
Trang 7Quan niệm này giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh cách hiểu thô thiển về mặt sinh vật của con người
1.2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen đã cho rằng: “thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng… ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử một cách có ý thức bấy nhiêu” [2, trang 476] Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động và cải biến giớ tự nhiên Đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội Vai trò ấy được thể hiện:
Con người tự sản xuất ra của cải chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người “Hành vi lịch sử đầu tiên hay phương diện cơ bản đầu tiên của hoạt động xã hội của con người là sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu…[2, trang 40]
Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội: Văn hóa Nghệ thuật…
Ngoài ra, con người là động lực của mọi cuộc cách mạng xã hội Con người là sản phẩm của lịch sử được thể hiện, con người mang dấu ấn của dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp…
Trang 8Chương 2 Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin
về vấn đề con người để xây dựng con người mới ở Việt Nam
hiện nay - thực trạng và giải pháp
2.1 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiên nay
2.2.1 Sự cần thiết trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay
Có thể nói ngay từ khi khỏi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chú trọng tới nhân tố con người, xem vấn đề xây dựng con người Việt Nam mới vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể của sự nghiệp xây dựng đất nước Tuy nhiên vai trò quyết định đó chỉ có thể thực hiện khi người lao động được đào tao có
đủ năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng
Sinh thời, Bác dạy : người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng Tri thức thực sự là yếu tố thiết yếu của con người Bên cạnh tri thức thì nguồn nhân lực chất lượng cao phải
có sức khỏe Sức khỏe ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật mà còn là sự biểu hiện về mặt thể chất lẫn tinh thần Đó là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh Khả năng vận của trí lực trong những điều kiện khắc nghiệt
Bước vào nền sản xuất công nghiệp đòi hỏi ở người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao… Do vậy mà việc xác lập các chuẩn mực để xây dựng phat triển con người mới là hết sức cần thiết
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay
Đất nước hoàn toan thống nhất năm 1975 và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Nhưng hậu quả chiến tranh để lại quá nặng
nề môi trường quốc tế có nhiều khó khăn dẫn đến nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng léo dài
Trang 9Để vượt qua những khó khăn đó, năm 1986 Đại hội VI được triệu tập
và đề ra đường lối cho quá trình đổi mới với nội dung cơ bản:
Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường
Dân chủ hóa đời sống xã hội thông qua việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới Nhờ đường lối
ấy mà Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, thay đổi đời sống mọi mặt của nhân dân: trong vòng 10 năm 1991- 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi Từ năm 2001 đến nay, GDP tăng trung bình trên 7% trên một năm Đặc biệt năm 2004, GDP tăng 7.6% so với năm 2003 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỉ trọng công nghiệp và dịch
vụ trong GDP tăng dần, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần
Bên cạnh phát triển kinh tế, Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội: Dành 1/3 tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội cho nhiệm
vụ xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ với các công trình quốc gia: 134, 135…
Trong vòng 10 năm từ 1993 – 2002, Việt Nam đã giảm tỉ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế từ mức 58% xuống còn 28.9% dân số Được Liên hợp quốc xếp vào một trong những nước dẫn đầu thế giới về thành tích xóa đói giảm nghèo
Người dân có được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận Trong
hệ thống chính trị quyền làm chủ của người dân được thực hiện theo nguyên tắc: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Về chính sách đối ngoại, Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước Nhờ đó mà hện nay Việt Nam đã có quan hệ 199 quốc gia
Trang 10và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức : Liên hợp quốc, ASEAN, WTO, APEC…
Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội Việt Nam vẫn còn không ít những mặt yếu kém: Tốc độ tăng trưởng chung còn ở mức thấp so với kế hoạch đề ra Chất lượng tăng trưởng, tính bền vững chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa còn thấp Mặt khác, Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức lớn : biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng giới… đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược giải quyết
2.2 Thực trạng của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp và cho đến nay về căn bản vẫn là một xã hội nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân Lối sống của người tiểu nông, sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế khi mà nền sản xuất xã hội vẫn chưa ra khỏi tính chất sản xuất nhỏ, tự nhiên Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng con người mới hiện nay
Tuy nhiên, con người Việt Nam có những phẩm chất đáng quý: cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, năng động sáng tạo,đoàn kết, yêu nước…nhưng còn bảo thủ do ảnh hưởng của nền sản xuất cũ manh mún…do vậy không dễ thích nghi với lối sống công nghiệp
Ngoài ra, còn phải kể đến tác động của cơ chế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt với những mặt trái : phân hóa giàu nghèo, một nhóm người nhân danh cộng đồng, tập thể mưu lợi cá nhân, những giá trị truyền thống bị mại mộ…đó là những thuận lợi và thách thức lớn đối với công cuộc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Căn cứ vào những yếu tố trên trong chiến lược xây dựng con người của Đảng ta, mà then chốt là vấn đề giáo dục đào tạo,Đảng ta đã giải quyết một số vấn đề mà tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khóa IX đã khẳng định: “qua 5 năm thực hiện Nghị quyết, nên giáo dục nước ta đã đạt chuẩn
Trang 11quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở ở một số tỉnh, thành phố, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện có bước chuyển biến bước đầu Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được xã hội quan tâm
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân có nhiều tiến bộ, góp phần đáng kể vào hạ thấp tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
em dưới 5 tuổi Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 lên 71.3 tuổi năm 2005
Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, yếu kém:
“Nền gióa dục còn nhiều yếu kém nhất là về chất lượng quản lí nhà nước về giáo dục; cơ cấu giáo dục còn bất hợp lí, mất cân đối, nhiều nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chư được đáp ứng[10, trang 45]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khoá VIII củ Đảng đã chỉ rõ, giáo dục đào tạo chưa đáp ứng những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực cho công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội Cơ cấu phân bổ cán bộ khoa học, công nghệ chưa cân đối, cán bộ có trình độ cao, giỏi chỉ tập trung làm việc ở cơ quan trung ương
Về văn hóa cơ bản chúng ta đã phổ cập được ở diện rộng, nhưng trình
độ chung của người lao độngvẫn còn ở mức thấp, lao động có trình độ cấp I chiếm 12.72%, câp II có hơn 40%, cấp III, 30%, trung học chuyên nghiệp, 6.84%, trình độ đại học chỉ chiếm 11%
Trong giáo dục đại học chúng ta chậm đổi mới về nội dung,chương trình, phương pháp giảng dạy
Bên cạnh xây dựng đạo đức cho con người nói chung thì đạo đức cán
bộ đảng viên cũng có nhiều vấn đề đáng bàn: Đại bộ phận cán bội, đảng viên