1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

nguyấn tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa mác – lấnin với sự nghiệp đổi mới đất nước

43 1,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 202,5 KB

Nội dung

TRẦN THỊ HẢI YẾNNGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC Chuyên ngành: Toán giải Tích TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Người hướng dẫn

Trang 1

TRẦN THỊ HẢI YẾN

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỚI SỰ

NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

TRẦN THỊ HẢI YẾN

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỚI SỰ

NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

Chuyên ngành: Toán giải Tích

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS Vi Thái Lang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG……… 6

CHƯƠNG I NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 6

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6

MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Ý nghĩa bài nghiên cứu 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 7

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7

1.1.1 Lý luận 7

1.1.2 Thực tiễn 9

1.2 SỰ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12

1.2.1 Vai trò của thực tiễn đôi với lý luận 12

1.2.2 Vai trò của lý luận đối với thực tiễn 14

1.3 GIÁ TRỊ CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18

2.1 SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 18

2.1.1 Bối cảnh đất nước trước thời kì đổi mới 18

2.1.2 Tình hình quốc tế và nhu cầu đổi mới nhận thức 21

2.2 SỰ NHẬN THỨC VÀ QUÁN TRIỆT NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21

2.2.1 Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam 22

2.2.2 Tổng kết thực tiễn gắn với hoàn thiện lý luận về CNXH ở Việt Nam 23

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 27

3.1 QUÁN TRIỆT NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN 27

3.2 TẠO RA BƯỚC CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA 30

3.3 KẾT HỢP LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 33 Trong khoản 2, điều 3, Luật giáo dục ghi Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý : học đi đôi vói hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với

Trang 5

thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Ở nước

ta, nguyên lí giáo dục được khẳng định tại Đại hội lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam (1960) Từ đó đến nay, trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã khẳng định lại nhiều lần Đồng thời trong các sách giáo khoa về giáo dục và nhiều công trình nghiên cứu giáo dục đã đề cập đến 33

KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo nên bước ngoặt cách mạng trong sự phát triển của triết học với những thành tựu quan trọng của nó về mặt lý luận Một trong những giá trị của triết học Mác là xem lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Nhờ việc quán triệt nguyên tắc này, giai cấp vô sản đã đưa phong trào cách mạng đi đến thắng lợi nhằm đưa CNXH lên phạm vi toàn thế giới

Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa quan điểm của chủ nghĩa

Mác – Lênin Người khẳng định: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông [21, tr.638 - 639].

Như vậy, lý luận được coi là kim chỉ nam cho hành động, soi đường, chỉ đạo, dẫn dắt thực tiễn Ngược lại, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Mọi tri thức xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt nguyên tắc này vào quá trình lãnh đạo cách mạng, đưa đến sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trang 6

Không chỉ vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin vào quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản còn quán triệt nguyên tắc này vào trong công cuộc đổi mới đất nước Nhờ đó, bước đầu đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên chúng

ta cũng mắc một số sai lầm: tách rời lý luận và thực tiễn, không ít cơ quan Nhà nước tồn tại bệnh quan liêu, giáo điều, kinh nghiệm Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, nhân loại đã và đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ nhưng Việt Nam vẫn trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, công nghệ so với các nước trên thế giới Nếu chúng ta không tích cực nghiên cứu, hoàn thiện lý luận thì sự tụt hậu đó ngày càng xa hơn

Nhận thức được vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đổi mới toàn diện đất nước Đó chính là sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới, trước hết là vấn đề đổi mới tư duy, sau đó đổi mới cách thức làm việc và quản

lý cho phù hợp thực tiễn Việt Nam; đồng thời tổng kết thực tiễn gắn liền với hoàn thiện lý luận về CNXH cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Với tất cả lí do trên, tôi chọn đề tài: “Nguyên tắc thống nhất giữa lý

luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin với sự nghiệp đổi mới đất nước” nhằm mục đích nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, có hệ thống về nguyên

tắc này và việc vận dụng nguyên tắc trong thời đại mới, góp phần hoàn thiện

lý luận để xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

“Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác

- Lênin với sự nghiệp đổi mới đất nước” được nhiều tác giả, nhiều nhà

nghiên cứu triết học đề cập đến, thậm chí có nhiều bài viết sâu và có hệ thống

Trang 7

nhưng về cơ bản, việc vận dụng nguyên tắc này vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu.

Vậy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin không mới nhưng là vấn đề cấp thiết đòi hỏi các nhà lý luận nghiên cứu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần làm sáng tỏ

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài trên là tìm hiểu một cách tương đối hệ thống

sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, bài nghiên cứu tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái quát về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Trình bày sự nhận thức và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin vào sự nghiệp đổi mới đất nước ta

- Nghiên cứu và nêu giải pháp vận dụng và phát triển nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin vào sự nghiệp đổi mới đất nước

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

Bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu một cách khái quát nhất về các khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giá trị của nguyên tắc đó trong thực tiễn.

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận là quan điểm biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp logic

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp tổng hợp, quy nap, diễn dịch

7 Ý nghĩa bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với tôi trong việc làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, rèn luyện phương pháp tiếp cận những vấn đề triết học, nhận thức về khoa học chuyên ngành Đồng thời, bài nghiên cứu cũng làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa chúng Từ đó đóng góp một phần nhỏ cơ sở khoa học cho việc vạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề gắn lý luận với thực tiễn

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Sự hình thành và phát triển lý luận

Quá trình hình thành lý luận của con người diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện Nhận thức không phải là sự phản ánh tức thời, thụ động mà là một quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan Quá trình

đó diễn ra theo con đường: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ

tư duy trừu tượng đến thực tiễn

Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) là quá trình thông qua hoạt động thực tiễn, bằng các giác quan, con người phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào đầu óc mình Đây là bước đầu của quá trình nhận thức với các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng Giai đoạn nhận thức này là nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ

Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): muốn nhận thức được bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, con

Trang 11

người phải từ nhận thức cảm tính tiến lên nhận thức lý tính Đây là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất so với nhận thức cảm tính Nó xuất hiện do yêu cầu thực tiễn Chẳng hạn con người không thể bằng cảm giác mà hiểu được giá trị của hàng hóa, quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế xã hội mà phải bằng nhận thức lí tính, bằng tư duy lý luận mới hiểu được Nhận thức lý tính được biểu hiện giữa ba hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lý Đặc điểm của giai đoạn nhận thức này là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng, là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng Nhận thức lý tính là nhận thức đáng tin cậy vì nó phản ánh thế giới khách quan một cách sâu sắc, đầy đủ hơn.

Các giai đoạn của quá trình nhận thức có mối quan hệ biện chứng với nhau Trên thực tế, chúng thường đan xen với nhau trong quá trình nhận thức, song chúng cũng có nhiệm vụ, chức năng khác nhau Nhận thức cảm tính là

cơ sở nền tảng để hình thành và phát triển nhận thức lý tính Trái lại, không

có nhận thức lý tính thì không nắm bắt được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật Vì vậy, cần phát triển nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính

Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn: con đường nhận thức chân lí còn phải đi từ nhận thức lý tính đến thực tiễn vì nhận thức không chỉ là giải thích thế giới mà còn khái quát lý luận để phục vụ, cải tạo thế giới Tức là mọi lý luận đều phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn khách quan Có thể nói, thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

Như vậy, lý luận được hình thành từ thực tiễn thông qua hoạt động cụ thể

của con người Có nhiều quan niệm khác nhau về lý luận nhưng theo Từ điển triết học do Cung Kim Tiến biên soạn: lý luận là hệ thống những tri thức đã

Trang 12

được khái quát tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối liên

hệ cơ bản của hiện thực [22, tr.680].

1.1.2 Thực tiễn

Khái niệm

Thực tiễn (Practice) là phạm trù cơ bản trong lý luận nhận thức Mác - xít

V.I LêNin cho rằng: Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức [19, tr.167] Trong lịch sử triết học,

không phải mọi trào lưu triết học đều đã đưa ra những quan niệm đúng đắn về phạm trù này

Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu như là một hoạt động tinh thần sáng tạo thế giới của con người chứ không xem nó là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người Một số nhà triết học duy tâm chủ quan cho rằng hoạt động thực tiễn bị chế định bởi ý chí, bản năng, những nhân tố tiềm thức của con người

Hêghen - nhà triết học duy tâm khách quan thì cho rằng thực tiễn là hoạt động ý chí của tư tưởng, là một suy lý logíc Thực tiễn chỉ được ông giới hạn

ở hoạt động tư tưởng, ở ý niệm Tuy nhiên, Hêghen đã có lý khi bàn đến ý niệm thực tiễn Theo ông, bằng thực tiễn, chủ thể tự nhân đôi mình, đối tượng

hóa bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài

Các nhà duy vật trước C Mác có công lớn trong việc phát triển thế giới

quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, thuyết không thể biết” Nhưng hạn chế lớn nhất của họ là không thấy được vai trò của thực

tiễn đối với nhận thức

Khắc phục những sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong những quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, Mác và Ănghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và

Trang 13

vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của

xã hội loài người

Vậy thực tiễn là gì? Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa

ra định nghĩa: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội [2,

tr.261]

Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là điểm khác biệt giữa con người và con vật Chỉ con người mới có các hoạt động thực tiễn, còn con vật hành động theo bản năng Để tồn tại và thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của mình, con người thông qua các hoạt động lao động sản xuất không những khai thác những cái sẵn có trong tự nhiên mà còn tạo ra những cái không sẵn, những cái nhân tạo Vì vậy thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ con người với thế giới

Các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội có các trình độ phát triển khác nhau của hoạt động thực tiễn Do đó thực tiễn mang tính lịch sử -

xã hội.Vì: hoạt động thực tiễn là dạng hoạt động cơ bản của con người Đó là hình thức hoạt động đặc thù của loài người, luôn diễn ra trong một bối cảnh văn hóa nhất định Là một sản phẩm lịch sử, hoạt động thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng theo các giai đoạn lịch sử Trình độ phát triển của thực tiễn được đánh giá ở trình độ, khả năng chinh phục, khai thác, tái tạo giới tự nhiên, trình độ làm chủ xã hội của con người Hoạt động thực tiễn không phải là hoạt động của cá nhân người mà là hoạt động của loài người, trước hết là của đông đảo quần chúng nhân dân - những người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất ra của cải vật chất

Thực tiễn là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người Hoạt động thực tiễn có mục đích cao nhất là cải tạo hiện thực Con người nhận thức thế

Trang 14

giới hiện thực và tích cực tác động một cách có mục đích để cải tạo nó Trên

cơ sở đó, thế giới mới bộc lộ những đặc tính, bản chất, nội dung, quy định, nhờ đó con người mới có tri thức về thế giới Có như vậy, con người mới có thể cải tạo hiện thực theo điều kiện của sự phát triển tự nhiên và xã hội

Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, phong phú Có ba dạng cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học

Dạng cơ bản thứ nhất của thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất Đây là hoạt động đầu tiên cơ bản, nền tảng của đời sống xã hội Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với tất cả các dạng hoạt động khác, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội

Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học, tồn tại một dạng cơ bản khác của thực tiễn là hoạt động chính trị - xã hội Đây là hoạt động nhằm cải biến

xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội ; đấu tranh giai cấp nhằm cải tạo xã hội, lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay vào đó là sự thống trị của giai cấp khác đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến bộ Hoạt động chính trị - xã hội mang tính cơ bản, phổ biến và là một dạng đặc biệt - dạng cao nhất của hoạt động thực tiễn

Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu

Ba dạng hoạt động thực tiễn trên có chức năng, vai trò khác nhau song

có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định

Trang 15

1.2 SỰ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNNội dung của nguyên tắc này chính là sự tác động qua lại, sự liên hệ, ràng buộc lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn.

1.2.1 Vai trò của thực tiễn đôi với lý luận

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được thể hiện ở chỗ thực tiễn là

cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

Con người có quan hệ với thế giới bên ngoài không phải được bắt đầu từ

lý luận, nghệ thuật hay triết học mà là thực tiễn Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn mà ý thức nhận thức của con người được hình thành và phát triển Bằng sự tác động của mình vào các sự vật, hiện tượng làm cho chúng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, giúp con người nhận thức và có tri thức về thế giới đó Như vậy, thực tiễn cung cấp những tài liệu, tri thức cho nhận thức lý luận Mọi tri thức dù là trực tiếp hay gián tiếp xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn Đồng thời, thông qua thực tiễn mà những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng đặt ra đối với nhận thức, nó tạo nên động lực thúc đẩy nhận thức không ngừng phát triển Tất cả mọi phát minh, sáng chế, mọi lý thuyết khoa học đều do đòi hỏi của thực tiễn đặt ra

Thực tiễn là động lực của nhận thức, chính từ thực tiễn đã đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức Hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận do đó nó thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các ngành khoa học Mác và Ăngghen có nhận xét: Khi thực tiễn có nhu cầu đòi hỏi thì nó thúc đẩy sự phát triển của khoa học hơn cả mười trường đại học

Trang 16

Nhờ hoạt động thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn đã tạo ra các phương tiện, công cụ ngày càng hiện đại Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để con người đi sâu tìm hiểu, khám phá thế giới.

Cũng nhờ quá trình hoạt động thực tiễn mà bản thân con người cũng được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, các giác quan của con người ngày càng trở nên nhanh nhaỵ hơn, điều đó giúp con người phản ánh thế giới khách quan ngày càng đúng đắn hơn, chính xác hơn

Thực tiễn là mục đích của nhận thức, nhận thức của con người không có mục đích tự thân nhận thức để nhận thức mà nhận thức để phục vụ thực tiễn Kết quả của hoạt động nhận thức phải quay về hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn Những phát minh khoa học, những học thuyết lý luận chỉ có tác dụng thực sự khi chúng được vận dụng áp dụng vào thực tiễn

Cụ thể, trong thời kì hiện nay, công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi

lý luận phải đi sâu nghiên cứu để giải quyết các yêu cầu đó Ví dụ như các vấn đề: CNXH và con đường đi lên CNXH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các vấn đề về thời đại ngày nay Qua việc làm sáng tỏ các vấn đề do thực tiễn đặt ra trên đây, lý luận sẽ có vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam

Thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá chân lý Kết quả của quá trình nhận thức là những tri thức mới, những tri thức đó đứng trước ba khả năng đúng, gần đúng hoặc là sai Tiêu chuẩn để đánh giá là dựa trên thực tiễn, chỉ những tri thức nào đã được thực tiễn kiểm chứng, kiểm nghiệm là phù hợp, là phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan có tác dụng cải biến thế giới khách quan thì mới trở thành chân lý

Mác đã nhấn mạnh: Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà

Trang 17

là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

Tóm lại, thực tiễn là điểm xuất phát, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với nhận thức Nó không chỉ là cơ sở, động lực, là mục đích của nhận thức mà còn là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá chân lý

1.2.2 Vai trò của lý luận đối với thực tiễn

Mặc dù thực tiễn là cơ sở, động lực mục đích của nhận thức, lý luận nhưng lý luận cũng có tác động tích cực trở lại thực tiễn Lý luận là sự phản

ánh khái quát hiện thực khách quan, nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ - cái

vở vật chất của tư duy Lý luận có tính năng động, sáng tạo, có thể phản ánh

sự vật sâu sắc hơn, đầy đủ hơn

Lý luận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, soi đường, dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn; chỉ rõ phương hướng và tìm ra biện pháp hiệu quả để đạt mục đích

thực tiễn Lênin khẳng định: Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể

có phong trào cách mạng [ 18, tr.30].

Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở lên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm tự phát Nếu không có lý luận đúng đắn và khoa học hướng dẫn, chỉ đạo thì hoạt động của con người sẽ kém hiệu quả Vì

vậy, Hồ Chí Minh ví không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi [20,

tr.234] Tuy nhiên, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực nên lý luận có thể xa rời thực tiễn và rơi vào ảo tưởng Do đó, cần quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng

Bản thân Lênin cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận: lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng Lý luận không phải cứng nhắc mà đầy tính sáng tạo, cho nên nó cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động

Trang 18

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau Vì vậy, không nên coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hóa

kinh nghiệm mà coi nhẹ lý luận Bác Hồ dạy rằng: có kinh nghiệm mà không

có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ [20, tr.234].

Trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, xét cho cùng, thực tiễn vẫn là yếu tố quyết định, còn lý luận có tính độc lập tương đối Sự hình thành và phát triển của lý luận chịu sự tác động của thực tiễn và các yếu

tố bên trong nó Bởi vậy sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không phải là cái bất biến tuyệt đối mà thường xuyên vận động từ thấp đến cao Khi lý luận hoặc thực tiễn trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của mặt kia thì nó xuất hiện sự không tương xứng - tức mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn Nếu chúng ta phát hiện và giải quyết được mâu thuẫn trên thì hai mặt lý luận và thực tiễn sẽ thống nhất ở trình độ cao hơn Cứ như thế làm cho lý luận và thực tiễn ngày càng phát triển

Bản thân mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn luôn vận động và biến đổi theo các giai đoạn Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện thì vai trò của nguyên tắc và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

1.3 GIÁ TRỊ CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất và căn bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin Nó có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn cách mạng và hoạt động nghiên cứu khoa học của mỗi người

Trước hết, về mặt lý luận: nguyên tắc này đã khắc phục được hạn chế của các quan điểm duy vật siêu hình và chống lại quan điểm của chủ nghĩa

Trang 19

duy tâm C.Mác đã từng chỉ rõ: khuyết điểm chủ yếu từ trước đến nay của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả chủ nghĩa duy vật của PhoiơBăc) là không thấy được vai trò của thực tiễn [5, tr.9].

Đồng thời, nhờ việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận của Mác – Ăngghen đã tạo ra bước chuyển biến trong lý luận cách mạng nói chung và lý

luận nhận thức nói riêng Với việc khẳng định: Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức [19, tr

167], các nhà triết học Mácxít đã giúp chúng ta phân biệt được quan điểm duy vật biện chứng với các quan điểm triết học khác

Việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn giúp chúng ta tránh được một số căn bệnh như: giáo điều, bệnh kinh nghiệm đã tồn tại khá lâu ở các nước XHCN thời kì trước Nguyên nhân của những căn bệnh trên là do: con người nhận thức sai lầm, vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Một khi đã rút ra được bài học, tránh sai lầm trên, chúng ta sẽ tìm thấy hướng đi đúng đắn cho đất nước Muốn vậy, không được

đề cao lý luận đến mức xa rời thực tiễn, rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí

Liên Xô là nước CNXH đầu tiên trên thế giới, được đánh giá là một quốc gia rất mạnh về tư tưởng và lý luận Để có bước phát triển hưng thịnh như ngày nay, nếu chỉ phát huy vai trò của lý luận thì chưa đủ, Liên Xô còn đúc kết lý luận từ thực tiễn, gắn chặt thực tiễn với lý luận Sau khi cách mạng

tháng Mười thắng lợi, Chính sách cộng sản thời chiến đã trở nên lỗi thời Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã ban hành Chính sách kinh tế mới (NEP) với nhiều nội dung, trong đó có nội dung quan trọng là bãi

bỏ chế độ trưng thu, trưng mua lương thực thừa -thay vào đó là thuế lương thực, tạo cơ sở phát huy sức sáng tạo, tích cực chủ động của nhân dân, tạo ra khối lượng lớn của cải vật chất, đưa nền kinh tế nước Nga tiến lên Đó là một

Trang 20

minh chứng rất nhỏ về việc vận dụng đúng đắn nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của các nước trên thế giới.

Với một nước quá độ lên CNXH có điểm xuất phát thấp như Việt Nam thì việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn càng trở lên quan trọng, là tất yếu khách quan Khi vận dụng lý luận xây dựng CNXH, các nước phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của dân tộc Không được áp dụng máy móc, cứng nhắc để dẫn đến sai lầm như giai đoạn trước đổi mới

Như vậy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn luôn biến đổi cùng lịch sử, Đảng ta nhận thức rõ điều đó để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với đất nước Một trong những chủ trương lớn hiện nay của Đảng là đổi mới tư duy gắn liền với hoạt động thực tiễn, từ đó mới nhận thức được các quy luật khách quan, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng thành công CNXH ở nước ta hiện nay

Trang 21

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG SỰ

NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1.1 Bối cảnh đất nước trước thời kì đổi mới

Ở thời đại lịch sử nào cũng vậy, một nước muốn phát triển vững mạnh đòi hỏi phải luôn luôn gắn liền lý luận với thực tiễn Nghĩa là các chính sách

đề ra phải bám sát với yêu cầu thực tế Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ khó tránh khỏi những sai lầm với những hậu quả đáng tiếc Sự sụp đổ của Liên Xô

và Đông Âu là một bài học kinh nghiệm đắt giá về vấn đề này Ở Việt Nam trước thời kì đổi mới cũng mắc không ít sai lầm, gây ra cuộc khủng hoảng toàn diện đất nước Sự thật là chúng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Những vấn đề đó được Đảng chỉ rõ trong văn kiện của Đại hội Đảng VI

Trước hết về vấn đề đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi của toàn dân tộc: Sau 1975, đất nước thống nhất, CNXH được xây dựng trên

phạm vi cả nước Đảng và nhà nước đề ra đường lối chung và đường lối kinh

tế trong cả thời kì quá độ Nhưng việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội; việc xác định mục tiêu, bước đi để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế có nhiều thiếu sót Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội V do đồng chí Lê Duẩn trình bày, đã chỉ ra: chúng ta chưa lường được hết khó khăn, phức tạp của con đường đi lên CNXH từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến Với nền công nghiệp lạc hậu, trong những năm 76 - 80, Đảng chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa là chưa phù hợp vì chưa đủ điều kiện cần thiết Mặt khác, đất nước ta vẫn duy trì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, xa rời thực tế

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng – văn hóa trung ương (2006), Tài liệu hỏi - đáp về Nghị quyết Đại hội X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hỏi - đáp về Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Tác giả: Ban tư tưởng – văn hóa trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
4. C.Mác và Ănghen (1994), Toàn tập, 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ănghen
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
5. C.Mác và Ănghen (1995), Toàn tập, 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ănghen
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, I, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1982
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, II, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1982
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, III, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, III
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1982
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1987
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
11. Hà Đăng (2002), “Vấn đề trọng yếu của công tác lý luận hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (4+5), tr.43-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề trọng yếu của công tác lý luận hiện nay”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Hà Đăng
Năm: 2002
12. Vũ Hiền (1999), “Những tiền đề lý luận của việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng”, Tạp chí Cộng sản, (13), tr.17 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tiền đề lý luận của việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Vũ Hiền
Năm: 1999
13. Trần Đình Hoan (2002), “Gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thự tiễn và nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng phát triển công tác lý luận của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.12-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thự tiễn và nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng phát triển công tác lý luận của Đảng”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trần Đình Hoan
Năm: 2002
14. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
15. Đặng Hữu (2002), Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, (22), tr.26-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Đặng Hữu
Năm: 2002
16. Nhị Lê (2002), “Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin với sự phát trển sáng tạo công tác lý luận”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr.32-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin với sự phát trển sáng tạo công tác lý luận”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nhị Lê
Năm: 2002
17. Trần Đức Lương (2005), “Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (2), tr.3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trần Đức Lương
Năm: 2005
18. Lênin (1975), Toàn tập, 6, NXB Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Lênin
Nhà XB: NXB Tiến bộ
Năm: 1975
19. Lênin (1980), Toàn tập, 18, NXB Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Lênin
Nhà XB: NXB Tiến bộ
Năm: 1980
20. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, 5, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
21. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, 8, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
22. Cung Kim Tiến (2002), Từ điển triết học, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển triết học
Tác giả: Cung Kim Tiến
Nhà XB: NXB Văn hóa - thông tin
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w