Cần thiết phải tìm về cách ứng xử với thiên nhiên của cha ông để kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần phát triển nền kiến trúc nước nhà
Trang 1DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài
Con người là thành phần không tách lìa khỏi thiên nhiên, sống trong thiên nhiên, dựa nhờ và bổ sung cho thiên nhiên, cộng sinh với thiên nhiên Hành động trong sự nhận thức bởi trí tuệ trở thành ứng xử Sự ứng xử, cách ứng xử với thiên nhiên, bởi sự tiến hóa của văn minh, trở thành văn hóa ứng xử với thiên nhiên có những cộng đồng ứng xử với thiên nhiên như trong phạm vi khuôn viên cư trú của gia đình, trong phạm vi một xóm làng cùng vùng đất canh tác hoặc sản xuất bao quanh, trong phạm vi một quốc gia và ở thời đại chúng ta, trong phạm vi toàn cầu
Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt là hệ giá trị trong tổng thể các hệ giá trị văn hóa của người Việt Trong lịch sử lâu dài của dân tộc, cha ông chúng ta đã dựa vào thiên nhiên để sinh tồn, tạo dựng nên một quốc gia độc lập và một nền văn minh như ngày nay Với tốc độ phát triển nhanh chóng của đất nước đang đe dọa xói mòn và chối bỏ văn hóa ứng xử truyền thống Cần thiết phải tìm về cách ứng xử với thiên nhiên của cha ông để kế thừa
và phát huy các giá trị truyền thống, phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần phát triển nền kiến trúc nước nhà theo các xu hướng của thời đại: kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái… Đó là lý do NCS chọn đề tài “Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt” làm luận án tiến sĩ ngành Văn hóa học Luận văn đề cập và nghiên cứu văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong phạm vi nhỏ nhất - khuôn viên cư trú gia đình người Việt truyền thống, trên địa bàn nông thôn
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, bài viết khảo cứu về ứng xử của con người với môi trường tự nhiên Việt Nam dưới góc nhìn từ các ngành khoa học (địa lý, sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, kiến trúc, mỹ thuật v.v…) của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Những thành quả đó là nguồn tham khảo quan trọng và quý giá về nội dung khoa học và lượng thông tin, cũng như gợi ra những hướng tiếp cận mới giúp cho việc nghiên cứu và trình bày
của NCS có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra
3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu: Tìm hiểu để nhận diện những đặc trưng về văn hóa ứng xử của con
người với thiên nhiên qua các phương diện khai thác, ứng phó và thích ứng với thiên nhiên thể hiện trong không gian ở của người Việt tại ba miền Bắc, Trung, Nam Xác định các giá trị nổi bật và đặc trưng về văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt trong không gian ở, góp phần làm rõ một phần về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nếp nhà và văn hóa cư trú của người Việt
Trang 2Đối tượng nghiên cứu: Không gian ở truyền thống (ngôi nhà và khuôn viên)
Những đặc điểm, giải pháp trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên (tự nhiên và nhân tạo) của cư dân ba miền về các phương diện sử dụng, kiến trúc, thẩm mỹ, tinh thần, tâm linh…
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đề cập và nghiên cứu văn hóa ứng xử với
thiên nhiên trong phạm vi nhỏ nhất - khuôn viên cư trú gia đình người Việt truyền thống, trên địa bàn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng vùng duyên hải Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ Thời gian: chủ yếu xem xét các không gian ở còn hiện hữu từ cuối thế kỷ XIX đến thời điểm khảo sát, là giai đoạn kiến trúc Việt Nam còn tồn tại khá nhiều nhà ở truyền thống, phản ánh phần nào các hình thức ứng xử với thiên nhiên
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành từ các ngành khoa học (địa lý, sử học,
dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, kiến trúc, mỹ thuật v.v…)
Phương pháp phân tích và tổng hợp các tư liệu liên quan đến nhiều lĩnh
vực để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu khảo sát và lập mẫu hỏi
ghi, vẽ ghi, chụp ảnh hiện trạng gần 50 nhà ở truyền thống tại một số địa phương
Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Đồng Nai, Cà Mau
Phương pháp so sánh, đối chiếu dựa trên các kết quả khảo sát về: Bố trí mặt
bằng tổng thể - thiên nhiên trong kiến trúc - thiên nhiên trong nội ngoại thất và
những ảnh hưởng, tác động của các yếu tố địa lý - khí hậu - lịch sử - xã hội
để phân tích, tìm sự tương đồng và khác biệt trong không gian sống của ba miền
5 Kết quả và đóng góp mới của luận án
Về giá trị khoa học: Tổng hợp và hệ thống các thông tin liên quan đến đề tài,
qua đó khẳng định những giá trị bền vững, phổ biến, nổi trội của văn hóa ứng xử Phác họa quá trình tiếp cận, khai thác, thích nghi với thiên nhiên của người Việt
Về giá trị thực tiễn: Hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến không gian
ở của người Việt Góp phần cho công tác bảo tồn, tiến trình tìm đến nền văn hóa
có bản sắc Có thể làm tài liệu tham khảo ở các trường kiến trúc, văn hóa NT…
6 Kết cấu luận án: Luận án gồm 148 trang, gồm 3 chương:
Chương 1 (49 trang) Cơ sở Lý thuyết và hướng tiếp cận văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt
Chương 2 (49 trang) Văn hóa ứng xử qua tổ chức thiên nhiên trong không gian ở truyền thống của người Việt tại ba miền
Trang 3Chương 3 (50 trang) Nhận diện đặc trưng văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt từ việc nghiên cứu không gian ở của người Việt
Ngoài ra còn có phần dẫn luận, kết luận, kiến nghị, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo Bản vẽ, ảnh chụp của các tác giả khác đều được ghi rõ nguồn Toàn bộ số bản vẽ, ảnh chụp và biểu bảng còn lại là của tác giả luận án
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA
ỨNG XỬ VỚI THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Lý thuyết chuyên ngành văn hóa học và các liên ngành kiến trúc, địa lý - sinh thái, và dân tộc học là cơ sở khoa học của luận án Thiên nhiên trong không gian
ở được phân tích trên khái niệm về hành vi con người, văn hóa ứng xử với thiên nhiên tại các vùng miền đặc trưng góp phần lý giải nội dung vấn đề đặt ra
xử với tự nhiên, văn hóa ứng xử với xã hội
1.1.2 Không gian ở
Không gian ở là nơi sinh sống của con người, bao gồm các không gian kiến trúc, kinh tế, văn hóa, tâm linh Khuôn viên là phần đất xung quanh nhà Ngoài nhà chính còn có cổng, tường rào, sân, ao, giếng, chuồng trại, cây trái Không gian ở và khuôn viên ngôi nhà là phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án, qua đó tìm ra những giá trị văn hóa biểu hiện trong ứng xử của người Việt với thiên nhiên Không gian ở truyền thống chỉ các ngôi nhà chính và phụ, cùng sân vườn bao quanh đã từng tồn tại từ hàng trăm năm Đó là sản phẩm của lịch sử, định hình bền vững và ít biến đổi mang tính phổ cập và điển hình
1.1.3 Thiên nhiên trong không gian ở:
Thiên nhiên tự nhiên (nature in itself - gọi là tự nhiên thuần túy) tồn tại trước khi có thế giới con Thiên nhiên nhân tạo (humanized nature) là thế giới tự nhiên
đã có tác động của con người thông qua lao động, được cải tạo, bị chiếm hữu duy trì và phát triển Đất, Nước, Nắng, Gió, Thảm thực vật là những yếu tố ảnh hưởng
Trang 4đến việc tổ chức nơi cư trú Con người gắn thiên nhiên với kiến trúc, hình thành quan hệ con người - thiên nhiên - không gian ở Xem xét mối quan hệ này để thấy cách ứng phó của con người với tự nhiên trong không gian ở
Quá trình sống, con người phải tìm cách thích ứng với thiên nhiên Bản thân các yếu tố thiên nhiên luôn chứa đựng tính lành họa, thuận nguy Con người tiếp nhận, chuyển hoá tự nhiên, khai thác mặt lành, hạn chế mặt họa
1.1.4 Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở:
Văn hóa ứng xử với môi trường được thể hiện bằng các hành vi tận dụng môi
trường và hành vi đối phó với môi trường Bên cạnh giá trị tận dụng còn luôn có mặt phi giá trị (mặt bất lợi) mà con người phải đối phó Có những cách tiếp cận và thích nghi với môi trường thiên nhiên khác nhau, được thể hiện qua cách tạo dựng không gian sống ở mỗi vùng miền
Bảng 1 - Sơ đồ các yếu tố tác động đến tổ chức không gian ở
Các yếu tố thiên nhiên Các yếu tố tự nhiên và xã hội
1.2 Các lý thuyết tiếp cận đề tài nghiên cứu
1.2.1 Thuyết hành vi và văn hóa ứng xử: Hành vi của con người là yếu tố đặc trưng của ứng xử Thông qua đó các cá nhân trong xã hội có thể nhận được sự trao truyền, chỉ dẫn hành xử
1.2.2 Địa - văn hóa: là phương pháp tiếp cận hình thái cảnh quan và cách thức tổ chức, sử dụng không gian ở, cư trú trong môi trường thiên nhiên
1.2.3 Sinh thái văn hóa: là sự nhận thức của con người về thế giới quan,
phương thức sinh hoạt và sản xuất, cấu trúc xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, mối tương quan với môi trường thiên nhiên
1.2.4 Giao lưu tiếp biến văn hóa:
văn hóa mô tả sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều nền văn hóa khác nhau
Trang 5Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của những đặc trưng văn hóa phương Đông Với Ấn Độ, hình thành phong cách Chăm qua các đền tháp Với Trung Hoa, ảnh hưởng sâu đậm được ghi nhận từ thời Bắc thuộc Ảnh hưởng văn hóa phương Tây thời Pháp thuộc: người Việt tìm và tiếp thu những yếu tố tích cực, có lợi cho sự phát triển, mở mang của mình trong các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, kịch nghệ, y phục, chữ quốc ngữ, giao tiếp…
Một số lý thuyết tiếp cận khác: chức năng luận, Văn hóa kiến trúc, v.v…
1.3 Cách thức và trình tự nghiên cứu vấn đề
1.3.1 Cách thực hiện và lập các tiêu chí khảo sát
Địa bàn khảo sát là ba vùng tiêu biểu cho đất nước, nơi cư trú truyền thống
của người Việt: đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Trung Bộ, đồng bằng Nam Bộ
Lập hệ thống các tiêu chí: chọn những nhà có qui mô đồng bộ và hoàn chỉnh, được bảo lưu tốt, kiến trúc có yếu tố tạo hình và thẩm mỹ, xét ở ba nội dung: Bố trí mặt bằng tổng thể - Thiên nhiên trong thành phần kiến trúc nhà ở - Thiên nhiên trong khuôn viên không gian ở
Nội dung khảo sát: Mỗi địa điểm có từ 10 đến 15 đơn vị nhà ở truyền thống
được phỏng vấn, vẽ ghi, chụp ảnh
1.3.2 Trình tự xem xét và mô tả các yếu tố trong không gian ở:
Không gian ở trong khuôn khổ làng truyền thống; Yếu tố kiến trúc trong không gian ở; Yếu tố thiên nhiên - xã hội trong không gian ở
1.4 Những đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam
1.4.1 Điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
Địa hình Việt Nam bao gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, có 2 vùng đồng bằng là châu thổ sông Hồng ở Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ
Khí hậu mang đặc trưng tiêu biểu của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
1.4.2 Những thuận lợi và bất lợi về điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm cạnh biển với chiều dài tiếp gíáp tới trên 3000 km, được hưởng những nguồn lợi do biển mang lại, nhưng đồng thời phải gánh chịu nhiều tai ương như bão lũ, triều cường.Thiên nhiên giàu có nhưng cũng là mầm mống của biết bao hiểm hoạ từ sự dòm ngó và dã tâm thôn tính từ một số quốc gia
Trang 6Bảng 2 - Đặc trưng điều kiện khí hậu, địa hình các vùng đồng bằng 3 miền
Đặc
trưng Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng duyên hải Trung Bộ
Đồng bằng Nam Bộ
Mùa Đông khá lạnh
Nóng, độ ẩm cao quanh năm Có mùa gió chướng, phân hai mùa mưa, mùa khô, nhiều giờ nắng
Đất rộng màu
mỡ, khá bằng phẳng, nhiều nơi ngập nước
1.5 Yếu tố lịch sử - kinh tế - xã hội
1.5.1 Đặc điểm lịch sử tác động đến xã hội truyền thống Việt
Từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XIX, khi Nhà Nguyễn xác lập lại nền chuyên chế phong kiến, kinh tế khá ổn định Tuy nhiên, do ách thống trị của tầng lớp quan lại, phong kiến đè nặng lên người dân, kìm hãm sự phát triển trên mọi lĩnh vực nên ngoại trừ các công trình kiến trúc cung đình, lăng tẩm, các kiến trúc khác không phát triển Khi Pháp đô hộ, văn hóa Pháp lấn dần ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa
1.5.2 Tác động của kinh tế và phương thức sản xuất đến không gian ở
Đặc điểm về kinh tế: là nền kinh tế thuần nông khép kín, giao thương hạn
hẹp, nguồn sống tự cung tự cấp dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi Trình độ canh tác thấp nên sản lượng làm ra không nhiều, mức sản xuất và tiêu dùng đều ít
Phương thức lao động sản xuất: ban đầu là nông nghiệp ở gần núi, sau
chuyển xuống đồng bằng với hai vụ chiêm mùa kết hợp trồng hoa mầu Quá trình lao động đã dần dần định ra phương thức sản xuất chi phối văn hoá sống và tổ chức không gian cư trú trong cộng đồng
1.5.3 Đặc điểm về hệ tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng, tập quán lối sống có
ảnh hưởng đến tổ chức không gian ở
Đời sống tinh thần và ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng
Trang 7Đời sống tinh thần: được định hình từ nền văn minh lúa nước Giáo dục hình
thành từ nếp sống gia đình, dòng họ, làng xã Tôn giáo và tín ngưỡng có vai trò quan trọng, thể hiện qua sự kết hợp giữa Nho, Phật, Đạo giáo và tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước đặc trưng của từng nơi
Tín ngưỡng dân gian đề cao việc thờ cúng tổ tiên, sùng bái sự sinh sôi nảy
nở tự nhiên của con người Thần linh không chỉ để tôn thờ mà còn phải phục vụ,
hỗ trợ cho ước vọng của con người
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
- Tín ngưỡng phồn thực
Một số đặc trưng về tính cách, phong tục, tập quán của người Việt
- Sống hòa đồng, thích nghi với thiên nhiên, tận dụng tối ưu thiên nhiên
- Chăm lao động, cần kiệm, dễ thích nghi, chịu đựng khó khăn thiếu thốn
- Coi trọng đạo hiếu, lễ nghĩa
- Trọng cái đẹp, tính thẩm mỹ, tính bình dị, bền vững của hình thức
Một số phong tục tập quán trong nếp nhà của người Việt
Nhà ở gắn bó mật thiết với con người, chứa đựng mọi giá trị vật chất và tinh thần: “An cư lạc nghiệp”, “sống mỗi người mỗi nhà, già mỗi người mỗi mồ” Ngôi nhà, ngoài mục đích là phương tiện cư trú còn thể hiện tình cảm, phong thái riêng của từng gia đình, từng thế hệ Đó là một trong những dấu ấn nổi bật trong nền văn hóa của người Việt
1.5.4 Vai trò của làng xã và các mối quan hệ cộng đồng, huyết thống trong
xã hội Việt Nam truyền thống
Làng xã hành chính của người Việt được hình thành, tổ chức hoạt động dựa trên những điều luật, lệ làng được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện trong
các hương ước của mỗi làng
Kết Chương 1
Cùng với việc xác định một số thuật ngữ khoa học và hướng tiếp cận văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt, chương này đề cập những đặc điểm cơ bản, những thuận lợi và bất cập của thiên nhiên - địa hình, khí hậu Việt Nam, những yếu tố lịch sử - kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất, đặc điểm của hệ
tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, một số phong tục tập quán và vai trò của làng xã
Đó là những điểm xuất phát, những cơ sở nền tảng cho việc tìm hiểu thực tế cũng như xem xét đánh giá cách ứng xử của người Việt với thiên nhiên sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo
Trang 8ở ba miền Bắc, Trung, Nam.Trên cơ sở trình tự xem xét và mô tả yếu tố thiên
nhiên trong không gian ở truyền thống (xem 3.1.2) chương 2 sẽ lần lượt xem xét ứng xử với thiên nhiên thông qua các đặc điểm về tự nhiên, xã hội, cấu trúc hình thái làng xã và đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân Việt ba miền
Bảng 3 Sơ đồ
Những yếu tố chi phối đến ứng xử của con người trong tổ chức không gian ở
2.1 Yếu tố thiên nhiên trong không gian ở của cư dân đồng bằng Bắc Bộ (Qua khảo sát điền dã tại Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội)
2.1.1 Đặc điểm thiên nhiên - xã hội
Diện tích vùng 15.000km² Đất nông nghiệp 760.000 ha Độ nghiêng nhỏ, độ
cao 15m so với mặt biển Khí hậu có ba đặc tính là nhiệt đới gió mùa, biên độ dao động lớn, tính phân hóa đa dạng Cư dân Việt sống thành làng dọc các bờ sông
2.1.2 Đặc điểm về cấu trúc và hình thái các làng điển hình Bắc Bộ
Trang 9Đất chật, người đông, ruộng ít Đất thổ cư hiếm nên khuôn viên ở không lớn
Có làng thuần nông, làng nghề (gốm, dệt, mộc, đúc đồng v.v…) Không gian làng
có giới hạn cứng, quy hoạch làng và nhà ở nặng về tự phát
2.1.3 Đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân đồng bằng Bắc Bộ Khuôn viên ở: Phần lớn chọn làm nhà hướng Nam Nhà có cổng, tường rào, sân Trước sân trồng cau, sau nhà trồng chuối để đón gió hè và cản gió đông Ao, vườn là thành phần hữu cơ của ngôi nhà Vườn là tổ hợp canh tác đa mục đích Nhà phụ liền bếp, gần nhà chính Giếng cạnh bếp Chuồng nuôi, nhà vệ sinh thường khá luộm thuộm, tạm bợ
Kiến trúc: Ngôi nhà chính thường ở vị trí trung tâm Nhà 3 gian, 3 hoặc 5 gian 2 chái, có hiên Gian giữa là chỗ tiếp khách, hai gian bên có phản ngủ Lễ lạt,
cỗ bàn gia đình diễn ra tại đây Chái nhà có nơi để thông, có nơi ngăn Hiên để điều tiết khí hậu Tấm liếp (giại) che nắng và thông gió Tường ngăn bằng gỗ hoặc trát vách Tường bao bằng đất, gạch hay gỗ Mái nhà là thành phần khá đặc biệt Trang trí hình chạm khắc, đường soi trên bộ vì kèo khá tinh vi, sống động
xã Hùng An, huyện Kim Động, Hưng Yên
Trang 10Các yếu tố tích cực và hạn chế của thiên nhiên trong không gian ở
Đất hẹp nên phải tính tóan chi li đến từng mét vuông Chọn cây trồng có tính thiết thực Nước sinh lợi nhưng cũng gây hại Nắng mưa mang lại nhiều lọi ích và không ít mặt hại nếu có sự bất thường Cư dân nhiều kinh nghiệm ứng xử, tận dụng lợi thế, chế ngự bất lợi từ thiên nhiên
2.1.4 Yếu tố phong thủy, tâm linh và tập tục gắn với thiên nhiên
Phong thủy rất quan trọng khi chọn đất làm nhà Người Bắc nặng về thờ cúng tổ tiên, coi đó là cách gắn bó dòng họ, đoàn kết xóm làng Nhiều lễ hội, giỗ chạp, cúng rằm… cầu mọi sự hanh thông, tốt đẹp cho mùa màng và cuộc sống.Một số nơithờ các vị thần nông nghiệp, thần đất đai, thần giữ cửa nhà
2.2 Yếu tố thiên nhiên trong không gian ở của cư dân đồng bằng Trung Bộ
(Qua khảo sát tại làng Phước Tích, huyện Phong Điền và Thành Nội - Huế)
2.2.1.Đặc điểm thiên nhiên - xã hội
Là phần hẹp nhất nước, địa hình phức tạp Độ cao biến đổi mạnh từ Tây sang Đông Địa mạo thu hẹp dần từ Bắc vào Nam Đất cằn, phù sa nhỏ, ít thuận lợi cho trồng trọt Diện tích toàn vùng khoảng 15.000 km² ở cao độ 25m Vùng duyên hải khá bằng phẳng Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Lào
Cư dân người Việt từ Bắc vào định cư, hòa nhập với dân bản địa tạo thành vùng văn hóa đa sắc tộc ở Trung Bộ
2.2.2 Đặc điểm về cấu trúc và hình thái các làng điển hình Trung Bộ Làng miền Trung được hình thành tự phát, có tính cố định và gắn kết bền chặt dựa trên sự ràng buộc huyết thống hay cộng đồng Một số ít làng hình thành
do các điền binh hay các tù nhân bị lưu đày Làng được bố cục theo dạng điểm, tuyến, cụm, có làng thuần nông và các làng nghề truyền thống
2.2.3 Đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân đồng bằng Trung Bộ
Trang 11Khuôn viên ở: Nhà vườn xứ Huế là sự kết hợp giữa nhà và vườn, được hình thành do nhu cầu làm đẹp nơi cư ngụ, tách biệt với bên ngoài Bố cục theo luật phong thủy, phần đông chọn nhà hướng Nam
Kiến trúc ngôi nhà: Nhà vườn, nhà rường là đặc trưng của miền Trung Mặt bằng hình chữ nhất, chữ đinh, chữ khẩu Mặt bằng xưa thường là hình vuông vì hai lý do: tạo thế vững chắc để chống gió bão Mái chắc nặng, thấp, ngói nhiều lớp dày, diềm mái đua xa Kết cấu nhà tuy cũng thuộc dạng khung cột, nhưng được nâng cấp, gia công tỉ mỉ để trở thành một công trình có giá trị công năng và nghệ thuật khá cao
Nhà bà Nguyễn Thị Tịnh, tổ 3, khu vực 1, P Phú Hiệp, TT Huế - Nguồn: [36]
Các yếu tố tích cực và hạn chế của thiên nhiên đối với không gian ở:
Nét tích cực ở đây là cây vườn Mỗi bụi cây, khóm hoa đều được cân nhắc
kỹ về phương vị, màu sắc, tạo thành cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ.Vườn trồng nhiều cây ăn quả và các loại rau màu Khí hậu vùng này khá khắc nghiệt
2.2.4 Yếu tố phong thủy, tâm linh và tập tục gắn với thiên nhiên
Người Trung Bộ rất coi trọng việc vận dụng phong thủy Họ thờ các vị thần
Nhà, Đất, Nước, Nắng, Mưa, Cây cối Thiết lập cho mình tín ngưỡng và sự thiêng
Trang 12liêng hóa về ứng xử với tự nhiên để củng cố niềm tin, sức mạnh trong quá trình chung sống, thích nghi với thiên nhiên, thông qua không gian ở
2.3 Yếu tố thiên nhiên trong không gian ở của cư dân đồng bằng Nam Bộ
(Qua khảo sát điền dã tại Tiền Giang, Đồng Nai và Cà Mau)
2.3.1.Đặc điểm thiên nhiên - xã hội
Đồng bằng Nam Bộ hình thành, phát triển bởi hệ thống sông Mê Kông Địa hình bằng phẳng, thấp ngang mực nước biển, sông ngòi chằng chịt (2 500 km kênh tự nhiên) tạo hệ sinh thái đa dạng, thuận lợi giao thông đường thủy Khí hậu
ấm áp, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều Gần xích đạo nhưng không quá nóng, nằm sâu trong lục địa nhưng không quá khô Người Việt ở Nam Bộ sinh sống với các dân tộc anh em Chăm, Khmer, Hoa chung lưng chống lại thiên tai, khai hoang và thích ứng được với môi trường nơi đây.Tính cách người Nam Bộ dũng mãnh, gan góc, phóng khoáng, bao dung và thiết thực
2.3.2 Đặc điểm về cấu trúc và hình thái các làng điển hình Nam Bộ
Làng ở vùng sông nước ranh giới không chặt chẽ, thường chọn nơi gần sông tiện đi lại, đánh bắt thủy sản, không gian thoáng đãng, có nước ngọt nhà nào cũng có thuyền Có nơi nhà ở trên cánh đồng ngập nước để tiện coi ruộng, coi rừng Là cư dân các miền ngoài di cư vào nên ngoài tình làng nghĩa xóm, còn có tình đồng hương Công cuộc khai hoang mở cõi bắt đầu tự việc tìm cuộc đất tốt để dựng nhà, lập làng, sau đó mới lập chợ xây đình, cư dân thường chọn cất nhà ở những nơi có bến sông và gần nguồn nước sạch
2.3.3 Đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân đồng bằng Nam Bộ
Khuôn viên ở: hướng nhà ít bị gò bó Khuôn viên rộng, đất làm nhà, làm
vườn tùy khả năng khai hoang Mặt trước hoặc sau nhà ở Tây Nam Bộ thường có sông rạch, đi lại bằng thuyền Nhà bên kinh rạch là một nét ứng dụng phong thủy mềm mỏng, uyển chuyển của cư dân vùng sông nước
Miền Đông Nam Bộ có diện tích khá lớn, môi trường cư trú thuận hòa hơn, vườn cây trái và cây nông sản trù phú Hệ thống mương rạch trong vườn làm chức năng cấp nước tưới tiêu, trữ nước cho mùa khô hạn trên vùng gò đồi