Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
2,49 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Đề tài tốt nghiệp này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi trường, Trường Đại học Lạc Hồng dưới sự hướng dẫn của Ths. Vưu Ngọc Dung và Ths. Mai Hương Trà, Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi trường Trường Đại học Lạc Hồng. Để hoàn thành tốt bài báo cáo nghiên cứu này chúng tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Lạc Hồng cho phép chúng tôi thực hiện đề tài này. Cảm ơn cô Vưu Ngọc Dung và cô Mai Hương Trà, người trực tiếp hướng dẫn đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã đóng góp nhiều ý kiến và tận tình hướng dẫn cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, trình bày báo cáo. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô quản lý phòng thí nghiệm khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu. Cảm ơn các bạn, anh chị trong nhóm sinh viên thực tập tốt nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài. Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn dành sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 24 tháng 11 năm 2013 Sinh viên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY TẾ BÀO THỰC VẬT 4 1.1.1. Khái niệm nuôi cấy mô 4 1.1.2. Các kỹ thuật nhân giống in vitro 5 1.1.3. Các bước nhân giống in vitro 6 1.1.3.1. Tạo thể nhân giống in vitro 6 1.1.3.2. Nhân giống in vitro 6 1.1.3.3. Chuyển cây in vitro ra vườn ươm 7 1.1.3.4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro 7 1.1.4. Một số ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật nhân giống in vitro 7 1.1.4.1. Ưu điểm 7 1.1.4.2. Hạn chế 8 1.1.5. Tầm quan trọng của nuôi cấy mô 8 1.1.5.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản 8 1.1.5.2. Về mặt thực tiễn sản xuất 9 1.2. MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY 9 1.2.1. Một số loại môi trường thường được dùng trong nuôi cấy mô 9 1.2.2. Thành phần hóa học của các môi trường nuôi cấy 10 1.2.2.1. Các chất khoáng 11 1.2.2.2. Các Vitamin 11 1.2.2.3. Các chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy 11 1.2.2.4. Yếu tố làm đặc môi trường 12 1.2.2.5. Các chất điều hòa sinh trưởng 12 1.2.2.6. Các chất kháng sinh 13 1.2.3. Độ pH môi trường 14 1.3. TỔNG QUAN VỀ LAN GẤM 14 1.3.1. Tình hình sản xuất 14 1.3.2. Nhu cầu thị trường lan 15 1.3.3. Nguồn gốc và kỹ thuật trồng lan 16 1.3.3.1. Vị trí phân loại 16 1.3.3.2. Nguồn gốc và phân bố . 16 1.3.3.3. Đặc điểm hình thái 17 1.3.3.4. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lan Gấm 17 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI CẤY LAN GẤM 18 1.4.1. Trên thế giới 18 1.4.2. Ở Việt Nam 19 1.4.3. Kết luận 20 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 22 2.1.1. Mẫu mô 22 2.1.2. Dụng cụ - Thiết bị 22 2.1.2.1. Chuẩn bị phòng thí nghiệm 22 2.1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ 22 2.1.2.3. Các thao tác trong phòng cấy 23 2.1.2.4. Điều kiện 24 2.2. THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY 24 2.2.1. Môi trường Knudson C 24 2.2.2. Các chất điều hòa sinh trưởng 25 2.2.3. Dịch chiết khoai tây 25 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 25 2.3.2. Bố trí thí nghiệm 26 2.3.2.1. Th nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp BAP, Kinetin, GA 3 tới môi trường tái sinh chồi. 26 2.3.2.2. Th nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp BAP, NAA tới sự phát sinh hình thái và hệ số nhân chồi 27 2.3.2.3. Th nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP tới sự phát sinh rễ 29 2.3.3. Xử l số liệu: 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 3.1. KẾT QUẢ 31 3.1.1. Th nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp BAP, Kinetin, GA 3 tới môi trường tái sinh chồi 31 3.1.2. Th nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp BAP, NAA tới sự phát sinh hình thái và hệ số nhân chồi 35 3.1.3. Th nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP tới sự phát sinh rễ 39 3.2. THẢO LUẬN 46 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 4.1. KẾT LUẬN 49 4.2. KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số chồi tái sinh qua các giai đoạn Biểu đồ 3.2: Biểu diễn số chồi tái sinh phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của môi trường đến sự nhân nhanh chồi và phát triển chồi Biểu đồ 3.4: Biểu diễn số chồi nhân nhanh phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy Biểu đồ 3.5: Biểu diễn chiều cao của chồi phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của môi trưởng đến sự ra rễ và phát triển rễ Biểu đồ 3.7: Biểu diễn số rễ phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy Biểu đồ 3.8: Biểu diễn chiều dài rễ phụ thuộc và môi trường nuôi cấy DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần môi trường Knusond C Bảng 2.2: Bảng bố trí thí nghiệm phân bố nồng độ BAP và Kinetin trong môi trường tái sinh chồi Bảng 2.3: Bảng bố trí thí nghiệm phân bố nồng độ BAP và NAA trong môi trường nhân nhanh chồi Bảng 2.4: Bảng bố trí thí nghiệm phân bố nồng độ BAP và NAA trong môi trường phát sinh rễ Bảng 3.1: Kếtquả ảnh hưởng các môi trưởng đến sự tái sinh chồi đến hình thái chồi Bảng 3.2: Kết quả ảnh hưởng các môi trường lên sự nhân chồi Bảng 3.3: Kết quả ảnh hưởng các môi trường tới sự ra rễ DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata Hình 1.2: Các dạng sản phẩm lan Gấm thô và lan Gấm chế biến Hình 1.3: Lan Gấm Hình 2.1: Sơ đồ Phòng nuôi cấy mô, Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường Hình 2.2: Nồi hấp Autoclave Hình 2.3: Cân phân tích Hình 3.1: Số chồi hình thành trên môi trường TS5 sau 2,4,6 tuần Hình 3.2: Số chồi hình thành trên môi trường KC7 sau 2,4,6 tuần Hình 3.4: Sự phát triển của rễ sau 6 tuần Hình 3.5: Quy trình vi nhân giống lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BAP: 6 – Benzylamino – purine IBA: Indol Butyric Acid KT: Forchlorfenuron CĐHST: Chất điều hòa sinh trưởng CĐHSTTV: Chất điều hòa sinh trưởng thực vật GA 3 : Giberellin A 3 NT: Nghiệm thức NAA: Naphthaleneacetic acid 2,4- D: 2,4 – diclorophnoxyacetic acid B1: Thiamin – HCl UV: Ultraviolet (tia cực tím) MT: Môi trường 1 LỜI MỞ ĐẦU Công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật là một trong những công nghệ quan trọng của Công nghệ Sinh học, nó là nền tảng để nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khác trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 tại miền Nam và vào đầu những năm 1970 tại miền Bắc. Tuy nhiên chỉ từ cuối những năm 1980 trở lại đây công nghệ mô - tế bào mới phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, nhiều phòng thí nghiệm, nghiên cứu đã được xây dựng và triển khai ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lĩnh vực áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật là lĩnh vực nhân giống, bảo quản nguồn gen cây trồng. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đang không ngừng phát triển và đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác chọn tạo và nhân giống cây giống. Những thành tựu trên đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều loài hoa qu được phục tráng nhằm bảo tồn giống. Như các loài hoa khác, hiện nay hoa lan đã được phục hồi rất nhiều chủng loại. Không chỉ bởi vì bảo quản nguồn giống mà bản thân hoa lan cũng mang lại nhiều lợi ch như làm cảnh, chiết xuất dược liệu, làm thuốc, Trên thị trường hiện nay, bên cạnh những loài hoa truyền thống, hoa lan ngày càng được ưa chuộng bởi vẻ hiện đại, sang trọng, ưu điểm lâu tàn, hương thơm đặc biệt, đa dạng mà hầu như không có loại hương liệu nhân tạo nào sánh được. Lan Gấm (Anoectochilus sp) ngoài những ưu điểm trên, nó còn có giá trị y học và tiềm năng kinh tế rất lớn. Việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống lan Gấm được triển khai sẽ cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm mục đch đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng cây giống loài lan này cho thị trường trong nước và ngoài nước. 2 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển của y học cổ truyền đặc biệt là Đông y Trung Quốc đã khiến cho lan Gấm Anoectochilus formosanus trở thành một loài dược liệu quý, đặc biệt Anoectochilus formosanus Hayata là loài có giá trị dược liệu và thương mại cao trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, Trung Quốc đầu tư phát triển nền công nghiệp Anoectochilus. Với nhu cầu nguyên liệu lớn, Trung Quốc tận thu nguồn lan Gấm từ các nước trong khu vực mà chủ yếu ở Việt Nam. Năm 2011, trên những cánh rừng Tây Nguyên, người dân kéo nhau đi săn tìm cây lan Gấm để bán cho thương lái Trung Quốc. Chỉ trong thời gian ngắn loài lan này đã có nguy cơ biến mất khỏi Việt Nam nếu như các cơ quan chức năng không vào cuộc khôi phục lại nguồn giống. Năm 2007, lan Gấm được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, xếp hạng EN A1a, c, d. Tài liệu nghiên cứu của Đài Loan cho biết, đây là loài cây qu giá có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, chữa trị vết thương do rắn độc cắn. Có tính kháng khuẩn, chữa bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt. Dùng cây (khô, tươi) nấu nước uống chữa đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt cao, tăng huyết áp, liệt dương, rối loạn chức năng gan, lá lách và bệnh ung thư…[1] Nhờ quý hiếm và có tnh dược liệu quý nên giá cây lan Gấm tươi được bán trên thị trường thế giới từ 200 - 300 USD/kg (thân, rễ, lá, hoa). Cây khô có giá từ 3.200 USD/kg, nếu thu hái trong tự nhiên giá cao gấp 3 lần. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật đã trồng và xuất khẩu lan Gấm mang lại nguồn thu lớn. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cây lan Gấm rất lớn nếu được đầu tư đúng mức.[1] Ở Việt Nam do việc khai thác quá mức mà loại lan này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên. Chnh vì thế để đáp ứng được nhu cầu giống với số lượng lớn của thị trường người ta áp dụng nhân giống bằng nuôi cấy mô. Nhận thức được vấn đề và góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn chúng tôi thực 3 hiện đề tài “Vi nhân giống lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nhân được số lượng lớn cây lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata, cây khỏe và phát triển tốt trong điều kiện in vitro. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata do Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Ch Minh cung cấp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình nhân giống lan Gấm từ mẫu cây con in vitro. (Cây in vitroTái sinh chồi Nhân chồi Ra rễ Cây con ) Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô trường Đại học Lạc Hồng. Hình 1.1: Lan Gấm Anoectochilusformosanus Hayata 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan tài liệu Thực nghiệm Bố trí thí nghiệm Nuôi cấy mô thực vật Phân tích và xử lý số liệu thống kê 1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Gồm các chương mục và nội dung sơ lược của chương mục. Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT 1.1.1. Khái niệm nuôi cấy mô [2] Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là kỹ thuật đưa một mô, bộ phận hoặc tế bào của thực vật vào trong một hệ thống vô trùng có kiểm soát về: thành phần chất khoáng, điều hòa sinh trưởng, các chất hữu cơ cung cấp cho cây, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để mô, bộ phận đó sinh trưởng, phát triển theo mục đch của người nuôi cấy. Kỹ thuật này dựa trên hai nguyên tắc sau: 1.1.1.1. Tính toàn năng của tế bào Mỗi tế bào đều mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Năm 1922 con người đã nuôi được đỉnh sinh trưởng tách từ đầu rễ một cây hòa thảo trong 12 ngày. Như vậy, lần đầu tiên tính toàn năng của tế bào được chứng minh bằng thực nghiệm. Sau 43 năm (năm 1965), đã nuôi từng tế bào riêng biệt của cây thuốc lá và tạo được cây thuốc lá hoàn chỉnh trong ống nghiệm. Kết quả này chứng minh đầy đủ tnh toàn năng của tế bào. 1.1.1.2. Khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào Biệt hóa là sự biến đổi của tế bào phôi cho đến khi thể hiện một chức năng nào đó. Các tế bào dùng trong nuôi cấy đều đã biệt hóa về cấu trúc và chức năng từ tế bào phôi. Trong những điều kiện thích hợp, có thể làm cho những tế bào này quay trở lại trạng thái của tế bào đầu tiên đã sinh ra chúng – tế bào phôi và quá trình đó gọi là quá trình phản biệt hóa. Trong cùng một cơ thể, mỗi loại tế bào đều có khả năng biệt hóa, phản biệt hóa và vì thế triển vọng nuôi cấy thành công cũng khác nhau. Những tế bào càng chuyên hóa về một chức năng nào đó thì càng khó xảy ra quá trình phản biệt hóa, như các tế bào mạch dẫn của hệ thống mạch dẫn ở thực vật, tế bào thần kinh động vật. Người ta đã kết rằng: những tế bào càng gần với trạng thái của tế bào phôi bao nhiêu thì khả năng nuôi cấy thành công càng cao bấy nhiêu. [...]... Trung tâm sinh học thực nghiệm, Vi n Ứng dụng công nghệ đã nhân giống in vitro thành công cây dược liệu lan Gấm thuộc Sách đỏ Vi t Nam Cây giống lan Gấm có thể tạo từ nhân in vitro các nốt thân, hạt giống và các bộ phận sinh dưỡng của cây Tuy nhiên sự sinh trưởng các của cây lan Gấm in vitro chậm, kéo dài thời gian nhân giống Hiện nay nhiều nước chủ yếu sản xuất cây lan Gấm từ nuôi cấy hạt in vitro Các... Đại học như Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã có những kết quả nghiên cứu về lan Gấm như: Đề tài: “Ảnh hưởng của agar và một số chất điều hòa sinh trưởng trong môi trường vi nhân giống đến sinh trưởng, phát triển cây lan Gấm (Anoectochilus formosanus Hayata [11] đưa ra kết quả: Ở hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển chồi lan. .. sinh cây hoàn chỉnh in vitro Chuyển cây in vitro ra vườn ươm 1.1.3.1 Tạo thể nhân giống in vitro Mẫu nuôi cấy trên môi trường chọn lọc đặc biệt nhằm mục đích tạo thể nhân giống in vitro Có hai thể nhân giống in vitro: thể chồi và thể cắt đốt, ngoài ra còn có thể giò Tạo thể nhân giống in vitro dựa vào đặc điểm nhân giống ngoài tự nhiên của cây trồng Tuy nhiên có những cây trồng không có khả năng nhân. .. hạt lan gấm, hiện nay người ta dùng nấm Rhizoctonia cộng sinh với hạt, đã làm tăng tỉ lệ nảy mầm lên 80% trong môi trường OMA, gồm bột yến mạch, dịch chiết nấm men và agar 1.1.3 Các bước nhân giống in vitro [4] Để nhân giống được một cây con hoàn chỉnh có khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên bằng phương pháp nhân giống in vitro thì trải qua 4 bước: Tạo thể nhân giống in vitro Nhân giống in vitro... giống người ta thường nhân giống bằng cách tạo cụm chồi bằng mô sẹo Để tạo thể nhân giống trong môi trường thường bổ sung Cytokinin, Auxin, GA3 và các chất hữu cơ khác 1.1.3.2 Nhân giống in vitro Là giai đoạn quan trọng trong vi c nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm mục đích tăng sinh khối thể nhân giống Vật liệu nuôi cấy là những thể chồi, đôi khi nồng độ chất sinh. .. thuật nhân giống in vitro [4] 1.1.4.1 Ưu điểm So với các phương pháp nhân giống khác thì phương pháp nhân giống in vitro có một số thuận lợi là: Những cây nhân giống in vitro đồng nhất về di truyền Có khả năng tái sinh cây con từ các vùng mô và cơ quan khác nhau của cây như: trục thân, lóng thân, phiến lá, cuống lá, hoa, chồi phát hoa, hạt phấn… mà ngoài tự nhiên không thể thực hiện được Hệ số nhân. .. sự phát triển rễ lan Gấm [18] Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định được hoạt tính của các thành phần hóa học có trong lan Gấm 19 Cho đến nay ngành công nghiệp Anoectochilus đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc Sau hơn hai mươi năm nghiên cứu, đầu tư và phát triển, lan Gấm dần trở thành đặc sản của Đài Loan Đài Loan trở thành nơi cung cấp giống chất lượng cao và chuyển giao công nghệ cho các thành... Ngoài ra, phương pháp vi nhân giống còn giảm được nhiều công sức chăm sóc, nguồn mẫu dữ trữ lâu dài và chiếm ít thời gian so với phương pháp nhân giống truyền thống 1.1.4.2 Hạn chế Hạn chế chủng loại sản phẩm: trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, không phải tất cả cây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng vi nhân giống Nhiều cây trồng có giá trị kinh tế hoặc quí hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp ứng... quá mức, loại lan này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên Nhận thức được tiềm năng, giá trị kinh tế của loài lan này, Công ty CP công nghệ cao Bắc Nam đang xúc tiến đầu tư trồng lan Gấm theo hướng dược liệu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, hiện đã hoàn thành quy trình nhân giống và chuẩn bị triển khai sản xuất quy mô công nghiệp Các địa bàn tiềm năng triển khai là Kon Tum, Lâm Đồng… Cây lan Gấm sau thu hoạch... và xuất khẩu lan Gấm mang lại nguồn thu lớn Nước ta có tiềm năng trồng, sản xuất và xuất khẩu cây lan Gấm rất lớn nhưng chưa được đầu tư đúng mức 1.3.3 Nguồn gốc và kỹ thuật trồng lan 1.3.3.1 Vị trí phân loại [14] Giới: Plantae Ngành: Anggiospermatophyta Lớp: Monocotyiedoneae Bộ: Asparagales Họ: Orchidaceae Chi: Anoectochilus Hình 1.2: Lan Gấm 1.3.3.2 Nguồn gốc và phân bố [8] Cây lan Gấm (Anoectochilus . 1.1.2. Các kỹ thuật nhân giống in vitro 5 1.1.3. Các bước nhân giống in vitro 6 1.1.3.1. Tạo thể nhân giống in vitro 6 1.1.3.2. Nhân giống in vitro 6 1.1.3.3. Chuyển cây in vitro ra vườn ươm. hiện đề tài Vi nhân giống lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata . 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nhân được số lượng lớn cây lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata, cây khỏe và phát. nhằm mục đch tạo thể nhân giống in vitro. Có hai thể nhân giống in vitro: thể chồi và thể cắt đốt, ngoài ra còn có thể giò. Tạo thể nhân giống in vitro dựa vào đặc điểm nhân giống ngoài tự nhiên