Bộ bài giảng học phần Côn Trùng đầy đủ dành cho hệ đào tạo đại học chuyên ngành trồng trọt. Bài giảng gồm có 10 chương, 157 trang đánh máy với nhiều hình vẽ minh họa rõ ràng đảm bảo nhận biết được các loại côn trùng.
Trang 1Mục lục
BÀI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG 8
Chương 2 PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG 31
Chương 3 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CÔN TRÙNG 43
Chương 4 SINH VẬT HỌC CÔN TRÙNG 65
Chương 5 SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG 77
Chương 6 NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI 89 Chương 7 CÔN TRÙNG HẠI CÂY LƯƠNG THỰC 95
Chương 8 CÔN TRÙNG HẠI CÂY THỰC PHẨM 122
Chương 9 CÔN TRÙNG HẠI CÂY CÔNG NGHIỆP 135
Chương 10 CÔN TRÙNG HẠI CÂY ĂN QUẢ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
Trang 2BÀI MỞ ĐẦU
1 Khái niệm về côn trùng
1.1 Định nghĩa
- Côn trùng học: Danh từ côn trùng Entomology xuất phát từ hai từ Entomos
và Logos có nghĩa là côn trùng và khoa học Vậy côn trùng học là môn khoa học chuyên nghiên cứu về côn trùng.
- Côn trùng: Là những động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt (Arthropoda) Ngành Arthropoda còn gọi là ngành tiết túc có các lớp là: Lớp
Xiphosura (Sam); Lớp Euripterida (đã hoá thạch); Lớp Pycnogonida (nhện biển); Lớp Crustacae (giáp xác); Lớp Diplopoda (cuốn chiếu); Lớp Chilopoda (rết); Lớp Symphyla (đa túc) và lớp côn trùng Insecta.
Lớp côn trùng (Insecta) có những đặc điểm sau:
+ Cơ thể chia ba phần: Đầu, ngực, bụng; Giữa đầu và ngực nối với nhau bằngmột màng mỏng gọi là cổ
+ Trên đầu có một đôi râu (ăng ten), miệng, một đôi mắt kép và 2 - 3 mắt đơn(có loài không có mắt đơn)
+ Ngực có ba đốt, mỗi đốt mang một đôi chân nên còn gọi là động vật sáuchân; Trưởng thành có hai đôi cánh (ở đốt giữa và đốt sau), có loài chỉ có một đôi, cóloài cánh thoái hoá hoàn toàn
+ Toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi lớp da cứng, còn gọi là bộ xương ngoài củacôn trùng
+ Hô hấp bằng hệ thống khí quản và lỗ thở, côn trùng được xếp vào ngành phụ
khí quản (Tracheata).
+ Lỗ sinh dục và hậu môn ở cuối bụng, hệ tuần hoàn hở
+ Trong quá trình sinh trưởng và phát dục thường có biến thái bên trong vàbên ngoài
- Nguồn gốc của côn trùng: Có nhiều ý kiến khác nhau
+ Theo Handlirsh côn trùng cổ xưa là từ lớp tam điệp (Tribolita) Theo Hancea, Carpenter, Crampton thì côn trùng có nguồn gốc từ lớp giáp xác (Crustacea)
tiến hoá lên Theo Brauter, Packard, Tillgard côn trùng bắt nguồn từ lớp đa túc
(Miriapoda).
Tuỳ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ mà côn trùng học có thể chia thành cácmôn hẹp như: Côn trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng y học, côntrùng thú y,
1.2 Một số đặc điểm có liên quan tới cấu tạo, sinh lý và đời sống côn trùng
- Là nhóm động vật có số loài lớn nhất trong giới động vật, số loài của lớp côntrùng chiếm khoảng 2/3 - 3/4 tổng số loài động vật Hiện nay đã xác định được hơn
900 nghìn loài côn trùng trong tổng số 1 triệu 150 nghìn loài động vật Tuy nhiên sốlượng loài côn trùng chưa xác định còn rất lớn
Trang 3Hình 1: Vị trí lớp côn trùng trong ngành chân đốt
(Sơ đồ tiến hoá của Chu Nghiêu)
- Đông về số lượng cá thể, mỗi đầu người tương ứng với 220 - 250 triệu concôn trùng Thành phần các cá thể trong loài cũng rất lớn, một tổ kiến Atlat có tới 50vạn con, một tổ ong có 6 - 8 vạn con Trong điều kiện thuận lợi số lượng cá thể tănglên rất nhanh và có thể trở thành dịch Ví dụ như dịch châu chấu ở Trung Quốc năm
1941, tại 10 huyện đã tiêu diệt tới 9.175 tấn châu chấu, nạn dịch châu chấu cũng xảy
ra tương tự ở Ai Cập, Liên xô (cũ), Tây Ban Nha Với số lượng như vậy chúng đãphá hoại cây trồng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến giao thông và đời sống conngười ở Việt Nam dịch rầy nâu, sâu cắn gié, sâu keo hại lúa, sâu róm hại thông cũngxảy ra, gây hại nghiêm trọng đến sản xuất nông, lâm nghiệp
- Kích thước côn trùng nhỏ nên có thể sống được ở những nơi động vật lớnkhông sống được và do kích thước nhỏ nên cũng chỉ cần lượng thức ăn nhỏ để tồn tại
và sinh sản
Trang 4- Thuộc động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể có thể biến đổi theo nhiệt độ môitrường, do đó có thể sống sót trong điều kiện khí hậu bất lợi Vì khi nhiệt độ môitrường giảm thì nhiệt độ trong cơ thể côn trùng cũng giảm theo và các quá trình sinh
lý cũng giảm Nhiều loài côn trùng về mùa đông ngừng phát dục, chỉ trở lại hoạt độngkhi điều kiện khí hậu trở lại bình thường Trong điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ (-
500C) đến trên 400C hay trong dầu mỏ vẫn có côn trùng sinh sống
- Có khả năng sinh sản rất nhanh và mạnh, một con có thể đẻ hàng chục đếnhàng nghìn trứng; Nhiều loài có chu kỳ sinh trưởng ngắn, một năm có hàng chục thế
hệ, vì thế mà chúng có khả năng tăng mật độ nhanh và có thể gây thành dịch (như dịchrầy nâu ở đồng bằng sông Cửu long, dịch sâu róm ở Lạng Sơn)
- Côn trùng đã xuất hiện cách đây 350 triệu năm, chúng không ngừng tiến hoá,
do đó côn trùng có sức sống và tính thích nghi rất cao
- Côn trùng là động vật không xương sống duy nhất có cánh, nhờ cánh màchúng có thể phát tán và xuất hiện khắp mọi nơi trên trái đất Từ dưới đất tới khôngtrung, từ biển cả, sông hồ tới sa mạc, rừng núi, trong cơ thể động vật, thực vật
Tuy số loài nhiều, số cá thể lớn như vậy nhưng chỉ có khoảng 10% số loài côntrùng gây hại và gây hại nghiêm trọng không quá 1%
2 Vai trò của côn trùng đối với cây trồng và xã hội
2.1 Tác hại của côn trùng
Theo số liệu thống kê của tổ chức nông nghiệp và thực phẩm của Liên hiệpquốc (FAO), thiệt hại do sâu hại gây ra hàng năm vào khoảng 6% trên đồng ruộng và10% trong kho tàng, số lượng khoảng 83 triệu tấn, với số lượng đó có thể nuôi sống
400 triệu người trong một năm ở Mỹ hàng năm thiệt hại tới 3 tỷ USD, ở Việt Nam bịhại tới 10 - 15% Các tác hại của côn trùng như:
* Côn trùng gây hại trên cây trồng:
- Gây hại do ăn phá trực tiếp: Hầu hết sự thiệt hại trên cây đều do sự cắn phá trựctiếp làm ảnh hưởng đến cây Côn trùng có thể cắn tàn lụi các vườn cây, ruộng lúa,hoa mầu, vườn ươm, rừng cây Ví dụ năm 1968 tại Hà Bắc 3000 ha rừng Lim bị sâu
đo phá hại, 1969 tại Cao Bằng 10 km2 cây hạt giẻ bị bọ que phá hoại,
- Gây hại do đẻ trứng: Sâu đẻ trứng trong cành làm gẫy cành, đẻ trứng trên lá làm
lá không phát triển được
- Gây hại do truyền bệnh: Côn trùng chích hút dịch cây làm mầm bệnh có điềukiện xâm nhập từ các vết thương hoặc mầm bệnh được tích trữ trong côn trùng truyềnvào cây
* Côn trùng gây hại trong kho và các công trình:
- Sản phẩm bảo quản trong kho bị côn trùng phá hoại nghiêm trọng, có tới trên
300 loài côn trùng phá hoại trong kho
- Các công trình bằng gỗ, tre nứa như nhà cửa, cầu, cống, thường xuyên bịcôn trùng phá hoại (mối, xén tóc, mọt, )
* Côn trùng gây hại trên người và động vật:
Trang 5- Tiết nọc độc gây hại thậm chí gây tử vong cho người, động vật như ong, ruồi,muỗi
- Ký sinh và truyền bệnh cho người và động vật như chấy, rận, rệp
2.2 Lợi ích của côn trùng
- Côn trùng thụ phấn cho cây làm tăng năng suất, giữ vai trò rất lớn là ongmật,
- Cung cấp sản phẩm thương mại và công nghiệp cho người như: Tơ tằm hàngnăm thế giới sản xuất 29 - 34 triệu tấn tơ tằm; Cung cấp sáp, cánh kiến
- Làm thức ăn cho người và động vật như mật ong, sữa ong chúa, nhộng, ongnon, các loài côn trùng khác (dế, châu chấu, cà cuống,…) Côn trùng là thực phẩmtrong tương lai, hiện nay nó là các món ăn đặc sản, tại Thái Lan hàng năm tiêu thụhàng nghìn tấn côn trùng
- Côn trùng thiên địch: Nhiều loài côn trùng ăn thịt đã bắt các côn trùng hạicây để ăn, nên đã hạn chế số lượng sâu hại cây trồng (nhện, kiến 3 khoang, bọ cánhcứng 3 khoang, bọ rùa, ong ký sinh, kiến vàng,…)
- Làm thuốc cho người: Nọc ong chữa thấp khớp, tiểu tiện, giòi của ruồi xanhtrị vết thuơng thối rữa
- Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát giúp cho quá trình phân huỷ chấthữu cơ nhanh hơn, nhờ đó mà tạo ra chất dinh dưỡng cho cây trồng Ví dụ ở một nơi
bị dịch ruồi sống nhờ phân bò, người ta đã nhập bọ hung vào, do phân huỷ nhanh,giòi của ruồi không kịp trưởng thành nên đã hết dịch
- Côn trùng tấn công thực vật không có lợi cho con người Ví dụ ở Úc đã nhập xươngrồng vào năm 1925, sau đó xương rồng đã phát triển mạnh tới 10 triệu ha Người ta đã nhập
một loài ngài từ Agentina vào để tấn công xương rồng nay chỉ còn 2 triệu ha Đối với cỏ dại,
năm 1795 Ấn Độ đã nhập loài côn trùng Dactylopius ceylonicus từ Brazil để trừ xương rồng Opuntia vulgaris
- Côn trùng và vấn đề nghiên cứu khoa học: Nhiều loài côn trùng được sửdụng trong nghiên cứu khoa học điển hình là ruồi giấm
3 Vài nét lược sử nghiên cứu về côn trùng trên thế giới và trong nước
Cũng vào khoảng 3000 năm trước, trong sử sách của người Xyri đã nói đến taihoạ khủng khiếp cho mùa màng do các “đám mây” châu chấu di cư gây ra trên lụcđịa khô cằn này
Trang 6Tuy nhiên những ghi chép mang tính khoa học đầu tiên về côn trùng thuộc vềnhà triết học và tự nhiên học vĩ đại người Hy Lạp là Aristotle 384 - 322 trước côngnguyên Nhà bác học lừng danh này là người đầu tiên dùng thuật ngữ “Entoma” tứcđộng vật phân đốt để chỉ côn trùng và trong một cuốn sách của mình, ông đã nói tới
60 loài sâu bọ
Đầu thế kỷ 18 Reaumer (nhà tự nhiên Pháp) viết 6 tập “Hồi ký về lịch sử côntrùng” Cuối thế kỷ 18 Pallas (Viện sỹ người Nga) đã nghiên cứu và viết về thànhphần loài côn trùng Vào thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của các ngành khoa họckhác, côn trùng học đã thực sự trở thành một khoa học Có rất nhiều người chuyênsâu về côn trùng học và hàng loạt các “Hội côn trùng” được thành lập ở các nước(Pháp năm 1832, Anh năm 1833, Nga năm 1859) Các hội côn trùng gữi vai trò chỉđạo phát triển côn trùng học ở mỗi nước
Từ thế kỷ 20 các lĩnh vực côn trùng thực nghiệm ra đời, trong đó có côn trùngnông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp côn trùng y học, Mặt khác theo xu thế pháttriển khoa học công nghệ của thời đại, côn trùng học cũng hình thành những lĩnh vựcnghiên cứu chuyên sâu và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Ở thời kỳ này đã xuấthiện nhiều nhà côn trùng học lỗi lạc với nhiều tên tuổi tiêu biểu như:
R.E Snodgrass (1875 - 1962); H Weber (1899 - 1956) về Hình thái học côntrùng
Handlisch (1865 - 1975), A B Mactunop (1878 - 1938), B N Svanvich(1889 - 1957) về Phân loại côn trùng
A.D Imms (1880 - 1949) về Côn trùng học đại cương
R Chauvin, V B Wigglesworth về Sinh lý côn trùng
W P Price; I.V Iakhontov về Sinh thái côn trùng
3.2 Ở Việt Nam
Là một đất nước đã có hơn 4.000 năm văn hiến với nền văn minh lúa nước lâuđời Trong công cuộc chinh phục và khai thác tự nhiên, con người đã biết trồng bông,dệt vải, nuôi tằm, nuôi ong, khai thác các sản phẩm này Bên cạnh đó cũng biết diệttrừ nạn “Hoàng trùng” tức rầy nâu hại lúa
Tuy vậy nghiên cứu thực sự về côn trùng ở bán đảo Đông Dương, trong đó cónước ta, phải chờ đến thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mới diễn ra Các nghiên cứu này dongười Pháp chủ trì, công bố vào năm 1905 với 1020 loài côn trùng
Tiếp tục người Pháp đã xây dựng một số trạm và phòng nghiên cứu về côntrùng ở Việt Nam như trạm nghiên cứu côn trùng ở chợ Gềnh, Ninh Bình Phòngnghiên cứu về côn trùng thuộc Viện Khảo cứu khoa học Sài gòn và phòng nghiên cứucôn trùng thuộc trường Cao đẳng Canh nông Hà Nội
Từ 1889 một số kết quả nghiên cứu về côn trùng ở Đông Dương lần lượt đượcngười Pháp công bố như Côn trùng chí Đông Dương do Salvara chủ biên (1901) vàcuốn sâu hại chè của Dupasquier,… Đáng lưu ý là vào năm 1928, Kỹ sư canh nông
Trang 7Nguyễn Công Tiêu đã đăng bằng tiếng Pháp trên tập san Kinh tế Đông Dương “Một sốghi chép về các loài côn trùng làm thực phẩm ở Bắc bộ”
Năm 1953 Phòng nghiên cứu côn trùng thuộc viện Khảo cứu trồng trọt đãđược thành lập tại chiến khu Việt Bắc, là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của ngànhCôn trùng học của Việt Nam Bên cạnh việc nghiên cứu thành công một số loài sâuhại cây trồng như sâu keo hại lúa, sâu cắn lá ngô, ngành Côn trùng học Việt Nam đàotạo 50 cán bộ thuộc nhiều trình độ khác nhau (đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, đàotạo khẩn cấp ở trong nước), sẵn sàng đối phó với chiến tranh côn trùng
Ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Hội Côn trùng học Việt Nam đã rađời từ các tổ bộ môn giảng dạy, nghiên cứu về côn trùng thuộc các trường Đại học Ykhoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Viện nghiên cứu sốtrét - Ký sinh trùng và Côn trùng, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp đã được hìnhthành ngay sau khi các trường Đại học này được thành lập vào năm 1956 Trong sốrất nhiều hoạt động khoa học của ngành côn trùng học Việt Nam, đáng ghi nhớ:
Tháng 9 - 10 năm 1961: Điều tra cơ bản thành phần sâu hại ở 32 tỉnh phía Bắc
và khu tự trị Tây bắc
Năm 1965: Tiến hành định loại các mẫu vật côn trùng ở miền Bắc
Tháng 5 - năm 1966: Điều tra thành phần côn trùng và ký sinh trùng ở vùngChi Nê, Hoà Bình
Năm 1967, 1968: Điều tra cơ bản côn trùng lần thứ 2 trên quy mô toàn miền Bắc.Năm 1977, 1978: Điều tra cơ bản côn trùng các tỉnh miền Nam và vùng TâyNguyên
Ngoài lực lượng các nhà côn trùng học có trình độ cao và chuyên sâu làm côngtác giảng dạy ở các trường Đại học và Viện nghiên cứu, phải kể đến đội ngũ đông đảonhững người làm công tác bảo vệ thực vật ở Cục bảo vệ thực vật và mạng lưới Chicục bảo vệ thực vật vùng, Chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh trên cả nước
4 Nhiệm vụ, nội dung của môn học côn trùng
- Biết được các phương pháp phòng trừ thích hợp
4.2 Nội dung
Gồm 10 chương:
- Chương 1: Hình thái học côn trùng
- Chương 2: Phân loại côn trùng
- Chương 3: Giải phẫu và sinh lý côn trùng
- Chương 4: Sinh vật học côn trùng
Trang 8- Chương 5: Sinh thái học côn trùng
- Chương 6: Phương hướng, nguyên lý, biện pháp phòng trừ côn trùng
- Chương 7: Côn trùng hại cây lương thực
- Chương 8: Côn trùng hại cây thực phẩm
- Chương 9: Côn trùng hại cây công nghiệp
- Chương 10: Côn trùng hại cây ăn quả
Trang 9Chương 1 HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG
1 1 Khái niệm
- Hình thái học côn trùng là môn khoa học chuyên nghiên cứu về cấu tạo bênngoài của cơ thể côn trùng Trải qua nhiều thế kỷ chọn lọc tự nhiên để thích ứng vớiđiều kiện ngoại cảnh nên cấu tạo của cơ thể côn trùng trở lên muôn hình, muôn vẻ
- Nhiệm vụ của hình thái học côn trùng không chỉ nghiên cứu đơn thuần cấutạo của cơ thể côn trùng mà phải tìm ra nguyên nhân hình thành cấu tạo ấy Từ đó tìm
ra được những đặc điểm chung, riêng của côn trùng để nhận biết chúng và có biệnpháp phòng trừ, phân loại
1.2 Cấu tạo chi tiết của từng phần cơ thể côn trùng
Khái quát về cơ thể côn trùng:
Là động vật không xương sống, đối xứng hai bên, phân đốt gồm 18 - 20 đốt,chia thành ba phần: Đầu, ngực, bụng
- Đầu là một khối đồng nhất, trên đầu có mắt, râu đầu và các bộ phận củamiệng
- Ngực gồm ba phần: Ngực trước, ngực giữa, ngực sau Mỗi phần có mangmột đôi chân; Ngực giữa và ngực sau mỗi đốt mang một đôi cánh
- Bụng được cấu tạo bởi 12 đốt nhưng các đốt trong quá trình tiến hoá đã gắnchặt vào nhau nên chỉ quan sát được 8 - 11 đốt
1.2.1 Đầu và chi phụ của đầu
1.2.1.1 Cấu tạo của đầu côn trùng
- Đầu là phần trước của cơ thể côn trùng, được cấu tạo bằng một vỏ cứng.Trên đầu có mắt, miệng và râu (râu còn gọi là 4 đôi chi phụ là một đôi râu đầu và bađôi chi phụ miệng) Dạng đầu thay đổi theo từng loài côn trùng nhưng nhìn chung làrất cứng so với các phần khác
- Đầu là trung tâm của sự cảm giác và lấy thức ăn, cơ quan cảm giác là đôi râuđầu, mắt kép, mắt đơn, cơ quan lấy thức ăn là miệng Phần lớn côn trùng ngoài haimắt kép còn có ba mắt đơn nằm trên đầu giữa hai mắt kép
Hình 1.1 So sánh bộ xương trong và bộ xương ngoài
A- Bộ xương trong của động vật có xương sốngB- Bộ xương ngoài của côn trùng (vẽ theo Snodgrass)
Trang 10- Các đốt đầu khít chặt với nhau ở giai đoạn trưởng thành, chỉ phân biệt được ởgiai đoạn bào thai Nhiều tác giả cho là đầu có 4 đốt, một số tác giả cho rằng đầu có
vỏ đầu với hai khu vực khu trán và khu chân môi
+ Ngấn má gồm hai ngấn đối xứng nằm hai bên má, ngấn này kéo dài từ gốchàm trên lên phía trên có thể đến chân râu hoặc hốc mắt (đến chân râu gọi là ngấn máchân râu, đến hốc mắt gọi là ngấn má hốc mắt)
+ Ngấn ót là ngấn giới hạn giữa phần đỉnh đầu và má với phần cứng hẹp gọi là
ót bao quanh lỗ sọ
+
+ Ngấn lột xác: Là một đường mầu nhạt hình chữ Y, ở giai đoạn sâu non, mỗi khilột xác ngấn này tách ra giúp cho cơ thể côn trùng lột bỏ được lớp da cũ Ngấn lột xác làđường lõm xuống của da tạo nên, phần lõm vào trong gọi là sống nổi trong, phần này cótác dụng cho cơ bám vào làm tăng thêm độ cứng của vỏ
- Từ các ngấn trên đã hình thành lên các khu như sau:
Hình 1.2.Cấu tạo cơ thể châu chấu
1 Đầu; 2 Ngực; 3 Bụng; 4 Râu; 5 Mắt kép; 6 Ngực trước; 7 Ngực giữa; 8 Cánh trước; 9 Cánh sau; 10 Ngực sau; 11 Lỗ thính giác; 12 Lông đuôi; 13 Bộ phận sinh dục ngoài; 14 Chân trước; 15 Chân giữa; 16 Chân sau (Theo Grost)
Trang 11+ Khu trán - chân môi: Khu vực đầu nằm phía trên ngấn chân môi và giữa cácngấn má gọi là trán, mắt đơn thường nằm ở khu trán nếu có ba mắt thì thường xếptheo hình tam giác Phần dưới ngấn chân môi là môi và hàm, chân môi gắn liền lênmép trước của ngấn.
+ Khu cạnh - đỉnh đầu: Vị trí từ giữa hai mắt kép về phía đỉnh là đỉnh đầu, khu vựcnằm dưới mắt kép ở hai bên đầu là má, mắt kép nằm trong khu này
+ Khu ót và khu sau ót: Được tạo thành bởi hai phiến cứng hình vòng cungvây quanh lỗ sọ, nơi nối tiếp giữa phần đầu và ngực Phiến gần lỗ sọ là ót sau, phiếntrước là ót (gáy)
+ Khu dưới má: Mép dưới của mặt bên có lúc có một ngấn, đem chỗ này phânthành một đai hẹp gọi là khu dưới má (khu cạnh miệng) nằm dưới ngấn dưới má.Mép khu này nối với phần phụ miệng (hàm trên, hàm dưới)
Hình 1.3 Cấu tạo đầu côn trùng
A Đầu nhìn mặt trước: 1 đỉnh đầu, 2 ngấn lột xác, 3 mắt đơn, 4 mắt kép, 5 trán, 6
ngấn trán má, 7 má, 8 ngấn dưới má, 9 hàm trên, 10 môi, trên, 11 chân môi, 12 ngấn trên miệng, 13 râu đầu.
B Đầu nhìn mặt bên: 1 đỉnh đầu, 2 ngấn lột xác, 3 ô chân râu, 4 mắt kép, 5 trán, 6
ngấn trán má, 7 má, 8 ngấn dưới má, 9 hàm trên, 10 môi trên, 11chân môi, 12 ngấn trên miệng, 13 ngấn ót, 14 ót, 15 ngấn ót sau, 16 ót sau, 17 màng cổ, 18 má sau, 19 khu cạnh miệng, 20 môi dưới, 21 hàm dưới
C Đầu nhìn mặt sau: 1 đỉnh đầu, 2 ngấn lột xác, 3 ngấn ót, 4 ót, 5 ngấn ót sau, 6 ót
sau, 7 má sau, 8 lỗ sọ, 9 khu cạnh miệng, 10 môi dưới, 11 má.
D Đầu nhìn mặt bụng: 1 chân môi, 2 môi trên, 3 miệng, 4 lưỡi, 5 môi dưới, 6 xoang
hàm dưới, 7 xoang hàm trên
Trang 12+ Môi trên là một phiến hình lắp cử động được, dính lên mép dưới của chânmôi, mặt ngoài của chân môi cứng, mặt trong mềm.
+ Lưỡi: có cấu tạo túi gắn ở mặt bụng của vỏ đầu, do da nhô ra tạo nên
1.2.1.2 Các kiểu đầu của côn trùng
Dựa vào vị trí của miệng côn trùng, có thể chia ra các loại miệng như sau:
- Đầu có miệng trước: Miệng nhô ra phía trước, trục dọc của đầu song song và
thẳng hàng với trục dọc của mình sâu Ví dụ như mối lính bộ cánh bằng Isoptera.
- Đầu có miệng dưới: Miệng hướng xuống phía dưới, trục dọc của đầu vuônggóc với trục dọc của mình sâu, thường gặp ở châu chấu, dế mèn bộ cánh thẳng
Orthoptera.
- Đầu có miệng sau: Miệng kéo dài ra về phía mặt bụng, trục dọc của đầu tạovới trục dọc của mình sâu tạo thành một góc nhọn, thường gặp ở ve sầu, bọ xít, rệpmuội
1.2.1.3 Chi phụ của đầu
a Râu đầu
Hầu hết các loài côn trùng đều có một đôi râu (còn gọi là ăng ten) mọc trênđầu giữa hai mắt kép, thuộc khu trán
* Cấu tạo của râu đầu được chia ba phần: Đốt chân râu, đốt cuống râu và
Trang 13- Chức năng khứu giác như bọ hung, ruồi, sâu róm chè.
- Chức năng thính giác như muỗi đực
- Một số loài có chức năng khác như niềng niễng (Hydrophylus) dùng râu bắt
mồi, ban miêu dùng râu quặp con cái, có loài dùng râu lấy không khí trên mặt nước,
có loài dùng râu cân bằng khi bơi
* Các dạng râu đầu: Hình dạng râu đầu của côn trùng rất khác nhau tuỳ loài
côn trùng, tuỳ vào giới tính và có các loại râu như sau:
Hình 1.6 Các loại râu đầu
A râu sợi chỉ (châu chấu), B râu lông cứng (chuồn chuồn), C râu chuỗi hạt (mối), D râu răng cưa (ban miêu), E râu răng lược kép (ngài độc), F râu đầu gối (ong mật), G
Hình 1.5: Cấu tạo của râu đầu
1 Ổ chân râu; 2 Chân râu; 3 Cuống râu; 4 Roi râu
(Vẽ theo hình Snodgrass)
Trang 14râu cầu lông (muỗi), H râu dùi đục (bướm trắng), I râu dùi trống, J râu hình chùy (ve sầu bướm), K râu lá lợp (bọ dừa), L râu có lông cứng.
- Râu lông cứng: Râu nhọn về phía dưới như một sợi lông cứng (râu chuồnchuồn, rầy xanh )
- Râu hình sợi chỉ: Râu dài, mỏng, mảnh (râu gián, bướm )
- Râu chuỗi hạt: Gồm những đốt hình tròn nhỏ nối tiếp nhau như chuỗi hạt(râu đầu mối thợ, họ chân rệt)
- Râu đầu gối: Đốt chân râu dài kết hợp với roi râu tạo thành hình cong gấp tựađầu gối (kiến, ong )
- Râu răng cưa: Gồm những đốt hình tam giác nhô về một phía như răng cưa(bổ củi, đom đóm )
- Râu dùi đục: Hình ống nhỏ dài, phần cuối phình to như dùi đục (râu đầu củabướm)
- Râu hình lá lợp: Các đốt ở phần roi râu phát triển thành những mảnh có thểxoè ra hoặc xếp vào (bọ hung)
- Râu lông nhỏ: Ngắn, đốt cuối phình to và có một lông cứng ở phía lưng đốtcuối (ruồi nhà)
- Râu cầu lông (muỗi đực)
- Râu răng lược kép (râu lông chim) hình giống như lông chim, có ở ngài đựcsâu róm hại chè
- Râu hình chuỳ: Râu đầu của ve sầu, bướm, muội nâu
b Miệng và chi phụ của miệng
* Cấu tạo của miệng
Miệng côn trùng dùng để lấy thức ăn và nếm thức ăn, từng kiểu miệng của côntrùng cũng được sử dụng trong công tác phân loại côn trùng Có thể chia miệng côntrùng thành hai loại chính là miệng gặm nhai và miệng hút Miệng gặm nhai là loạihình nguyên thuỷ và các loại miệng khác do miệng gặm nhai biến hoá thành
* Các kiểu miệng
- Miệng gặm nhai: Là kiểu miệng ăn thức ăn động, thực vật ở dạng rắn Kiểu
miệng này thường gặp ở các bộ cánh thẳng Orthoptera, bộ cánh cứng Coleoptera và sâu non bộ cánh vảy Lepidoptera.Ví dụ như châu chấu, sâu đục thân, sâu xám Cấu tạo
miệng gặm nhai gồm 5 phần: Môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới, môi dưới và lưỡi
+ Môi trên là một mảnh cứng, cử động được, ngay phía trên các chi phụ khác,gồm hai lớp, lớp ngoài cứng, lớp trong mềm
+ Hàm trên là đôi xương cứng, không phân đốt, nằm ngay phía dưới môi trên
và được chia làm hai phần Phần trước cấu tạo răng cưa có tác dụng cắt nhỏ thức ăn,phần sau là răng nhai thô và to, dùng để nghiền nát thức ăn
+ Hàm dưới là đôi xương cứng nằm ngay phía dưới hàm trên Mỗi hàm dướiđược chia thành 5 đốt: Đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá ngoài hàm, lá trong hàm và râu
Đốt chân hàm là một phiến cứng hình tam giác
Trang 15Đốt thân hàm là một phiến cứng nối tiếp với chân hàm.
Lá ngoài hàm phía trong cứng và cuối có răng nhọn để cắt nghiền thức ăn
Lá trong hàm phía dưới hình thìa, không cứng lắm và cử động được
+ Râu hàm dưới được chia thành 5 đốt mọc ở giữa thân hàm, râu dùng để nếmhoặc ngửi thức ăn
+ Môi dưới là mảnh duy nhất nằm phía dưới môi trên, đính ở phía dưới của lỗ
sọ Môi dưới được chia thành 5 phần là cằm sau, cằm trước, lá giữa môi, lá cạnh môi
và đôi râu môi dưới Cằm sau thường không cử động được
Hình 1.7 Cấu tạo của miệng gặm nhai
A môi trên, B hàm trên, C hàm dưới (1 lá trong hàm, 2 lá ngoài hàm, 3 thân hàm, 4 chân hàm, 5 râu hàm dưới) D môi dưới (1 lá giữa môi, 2 lá ngoài môi, 3 râu môi dưới, 4 cằm trước, 5 cằm sau)
- Miệng hút: Là kiểu miệng ăn thức ăn động thực vật ở thể lỏng Là kiểu
miệng do miệng nhai biến hoá thành Đặc điểm chung là các chi phụ thường kéo dài
ra thành vòi hoặc kim chích để lấy thức ăn ở dạng lỏng Kiểu miệng hút được biếndạng thành nhiều kiểu:
+ Miệng giũa hút: Vòi ngắn, thô, bất đối xứng, do môi trên, một phần hàm
dưới và môi dưới tạo thành Giữa vòi có lưỡi và 3 kim chích (2 do hàm dưới, 1 dohàm trên tạo thành), hàm phải thoái hoá Khi ăn hàm trên giũa rách biểu bì, ngòichâm co giãn lên xuống để hút dịch cây (lưỡi và môi dưới hợp thành ống dẫn nước
bọt) Kiểu miệng này thường gặp ở bộ cánh tơ Thysanoptera (bọ trĩ…).
+ Miệng chích hút: Môi dưới kéo dài thành vòi, chia đốt, trong vòi có bốn kimchích do hai hàm trên và hàm dưới kéo dài hình thành Khi lấy thức ăn vòi bị bẻ cụp
về phía sau, hai kim chích hàm trên cắm vào trước chọn thức ăn sau đó mới cắm haikim hàm dưới vào cùng Miệng này có thể chích vào cơ thể động thực vật để hút
dịch Thường gặp ở côn trùng bộ cánh đều Homoptera (rầy, rệp muội); Bộ cánh nửa Hemiptera (bọ xít) hoặc bộ hai cánh Diptera(các loài muỗi) Đối với muỗi thì có 6
kim chích do môi trên và lưỡi tạo thành
+ Miệng liếm hút: Hàm trên và dưới đã thoái hoá, môi dưới kéo dài thành vòingắn thô Mặt trong vòi hình lòng máng, được che bởi môi trên và lưỡi hợp thành ống
Trang 16dẫn thức ăn Phần dưới vòi phình to thành hai thuỳ to, mềm hình quả thận Vòi cótính đàn hồi, mặt dưới đĩa vòi có nhiều vòng màng ngang nhỏ, các màng này thôngvới cửa rãnh của vòi giúp cho ruồi có thể dùng đĩa vòi để liếm thức ăn Kiểu miệng
này thường gặp ở bộ hai cánh Diptera (ruồi nhà).
+ Miệng hút: Hàm trên, môi dưới đã thoái hoá chỉ còn là một mảnh ngang nhỏ.Râu môi dưới phát triển, hai hàm dưới kéo dài thành vòi hút dài, bên trong có ốngdẫn thức ăn Bình thường khi không ăn vòi được cuốn lại như chôn ốc Thường gặp ở
dạng trưởng thành bộ cánh vảy Lepidoptera.
+ Miệng gặm hút: Hàm trên, môi trên còn giữ theo kiểu miệng nhai, hàmdưới, môi dưới kéo ra, râu hàm dưới ngắn nhỏ, lá ngoài hàm dưới kéo dài thànhhình lưỡi kiếm để tách lật hoa, lá giữa môi kéo dài thành vòi, phía dưới phìnhhình cầu gọi là đĩa vòi, đĩa vòi lấy mật dựa vào sự co giãn lên xuống của lágiữa môi, mật được hút vào, hàm trên có tác dụng xây tổ
+ Miệng cứa liếm: Thường gặp ở nhóm côn trùng bộ hai cánh Diptera (ruồi
trâu) Đoạn dưới môi dưới phình to thành đĩa môi để liếm chất lỏng Môi trên nhọngiống như ngòi châm, mặt trên có rãnh cùng với lưỡi thành ống dẫn thức ăn Haihàm trên và dưới phát triển hoạt động theo chiều ngang để cứa rách da động vật chochảy máu rồi dùng đĩa vòi hút
Hình 1.8: Cấu tạo miệng gặm hút
1 Môi trên; 2.Hàm trên; 3.Lá ngoài hàm dưới;
4 Râu hàm dưới; 5 Là giữa môi dưới (vòi); 6 Râu môi dưới
Trang 17Các loại miệng kể trên phần lớn ở côn trùng trưởng thành hoặc những loàibiến thái không hoàn toàn Trong thực tế miệng của sâu non và trưởng thành rất khác
nhau Ví dụ: Sâu non bộ cánh vảy Lepidoptera có cấu tạo miệng nhai nhưng khi
trưởng thành lại ăn thức ăn dạng lỏng
Hình 1.9 Cấu tạo miệng chích hút (bọ xít)
1 Môi trên; 2 Ngòi châm; 3 Môi dưới (vòi);
4 Mắt kép; 5 Râu đầu
(Vẽ theo Bocdanop, Katxcop)
Hình 1.10 Cấu tạo miệng chích hút (Muỗi)
1 Mắt kép; 2 Môi trên; 3 Râu đầu; 4 Môi dưới; 5 Ngòi châm (hàm trên); 6 Ngòi châm (hàm dưới); 7 Râu hàm dưới; 8 Lưỡi
Hình 1.12: Miệng giũa hút của bọ trĩ
Heliothrips (A ) và Cephalothrips (B)
Hình 1.11: Miệng hút (bướm)
Trang 18
Hình 1.16: Miệng giòi (ruồi)
Hình 1.15: Miệng sâu non bộ cánh vảy
A Đầu nhìn mặt trước; B Đầu nhìn mặt sau
1 Môi trên; 2 Hàm trên; 3 Râu đầu; 4 Râu môi dưới; 5 Bộ phận ống nhả tơ;
6 Cằm; 7 Cằm trước; 8 Hàm dưới; 9 Lỗ nhả tơ;
2 (Vẽ theo Quản Chí Hoà)
Hình 1.14: Miệng cứa liếm (của Mòng Chrysops)
A Đầu và miệng nhìn phía trước
B, Miệng nhìn phía sau
1, Mắt kép; 2 Mắt đơn; 3 Râu đầu; 4 Chân môi; 5 Môi trên; 6 Râu hàm dưới;
7 Môi trên; 8 Môi trên; 9 Hàm dưới; 10 Cằm sau; 11 Cằm trước; 12 Đĩa môi
(Vẽ theo snodgrass)
Hình 1.13: Miệng liếm hút
(ruồi); (Vẽ theo Manolache)
Trang 19c Ý nghĩa của việc nghiên cứu miệng côn trùng
- Dựa vào triệu chứng gây hại ta có thể xác định được các loài sâu gây hại: Các
loài miệng nhai thường gây thiệt hại có tính cơ giới, có tính đặc trưng như cắn gẫy cây,
ăn khuyết lá, đục ăn hoa, quả, hạt Các loài miệng chích hút gây thiệt hại có tính sinh lývới những đặc trưng cây mọc yếu, lá úa vàng, héo hoặc chết
- Từ đó ta có thể lựa chọn các loại thuốc:
+ Với sâu miệng nhai dùng thuốc có tác dụng tiếp xúc, xông hơi, nội hấp, vịđộc
+ Với sâu miệng chích hút dùng thuốc nội hấp có tác dụng nhất và có thể dùngcác loại thuốc trên Ví dụ dùng thuốc Actara 25WG trừ các loại sâu, rầy xanh hại chè
1.2.2 Ngực và chi phụ của ngực
Ngực là phần thứ hai của cơ thể được nối với đầu bằng một đoạn ngắn, hẹp gọi
là cổ, cổ thường thụt dưới da phía trong ngực trước, nên khó nhìn thấy
1.2.2.1 Cấu tạo của ngực
Ngực được chia ba đốt: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau, mỗi đốt mang mộtđôi chân, hai đốt ngực sau mỗi đốt mang một đôi cánh ở hai bên phía lưng Đôi cánh ởngực giữa gọi là cánh trước, đôi cánh ở ngực sau gọi là cánh sau
Mỗi đốt ngực được cấu tạo bởi 4 mảnh: Một mảnh lưng, hai mảnh bên và mộtmảnh bụng
Kích thước giữa ba đốt ngực của côn trùng có khác nhau Nếu cánh trước pháttriển, cánh sau thoái hoá thì ngực giữa lớn hơn ngực sau (ruồi) Nếu cánh sau phát
Trang 20triển thì ngực sau lớn hơn ngực giữa như côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) Ngực
là trung tâm vận động của côn trùng
1.2.2.2 Chi phụ của ngực
a Chân ngực
* Cấu tạo: Chân ngực được phân thành các đốt gồm: Đốt chậu, đốt chuyển,
đốt đùi, đốt chày, đốt bàn và đốt cuối bàn (đốt cuối bàn được gọi là móng và vuốt).Các đốt được nối với nhau bởi các phần bằng chất màng
- Đốt chậu là đốt thứ nhất, thường có hình chóp, trụ nhỏ, cử động được nhờlớp màng đính ở ổ đốt chậu
- Đốt chuyển là đốt thứ hai ngắn và hẹp (chuồn chuồn có hai đốt)
- Đốt đùi là đốt thứ ba thường to và mập hơn các đốt khác, đối với côn trùng chânsau dùng để nhảy thì đốt đùi rất phát triển Đốt này có nhiều bắp thịt
- Đốt chầy là đốt thứ tư thường dài, mảnh, hai bên có hàng gai, cuối đốt có khi
có các cựa cử động được Nối với đùi bằng hai mấu khiến đốt chày có thể gập lại vềphía mặt bụng của đốt đùi
- Đốt bàn chân gồm có 2 - 5 đốt nhỏ, giữa các đốt nối với nhau bằng màngmỏng, mặt bụng đốt bàn chân có thể có đệm mịn
- Đốt cuối bàn có thể chỉ là một móng hoặc đôi móng cử động được
Chân ngực sâu non nói chung có cấu tạo tương tự chân ngực sâu trưởng thành
và chỉ khác là bàn chân chỉ có một đốt, cuối bàn chân chỉ có một móng
Chân của côn trùng dùng để đi lại và bám, nhưng do hoàn cảnh sống khácnhau đã có những biến dạng để phù hợp với tự nhiên
* Các dạng chân
- Chân bò: Phổ biến ở côn trùng, các đốt dài nhỏ, cấu tạo đồng đều, phát triển đềunhau (gián, bọ rùa, xén tóc, )
- Chân chạy: Tương tự chân bò, các đốt dài, mảnh hơn, nên chạy nhanh (kiến)
- Chân nhảy: Từ chân ngực sau biến thành, đốt đùi rất phát triển, đốt chày dàimảnh (châu chấu, dế mèn ), Bật nhảy xa, còn là vũ khí tự vệ lợi hại của côn trùng
- Chân bắt mồi: Là kiểu chân các loài động vật chuyên săn bắt các động vật nhỏ.Đặc điểm đốt đùi phát triển to, mặt bụng đốt đùi có đường rãnh, trên rãnh có hai hànggai sắc nhọn Đốt chày về phía mặt bụng cũng có hàng gai sắc nhọn Khi gập lại conmồi bị giữ chặt lại và chết
- Chân đào bới: Chân ngắn, đốt chày phình to, mép ngoài có những răng cứng đểđào bới, thường thấy như dế dũi, bọ hung
- Chân bơi: Các côn trùng dưới nước phần lớn chân giữa và sau thường dẹt, trênmép đốt chày, đốt bàn chân có lông dài như niềng niễng
- Chân lấy phấn: Phía cuối đốt chày chân sau thường dẹt và rộng, phía ngoài lõm
và trơn nhẵn, bờ rãnh có lông dài tạo thành một lẵng chứa phấn hoa Đốt gốc của bànchân cũng phình to, mặt trong có nhiều lông cứng xếp hàng ngang dùng để chải cácphấn hoa dính trên lưng cơ thể ong
Trang 21- Chân kẹp leo (chấy, rận, rệp): Bàn chân có 1 đốt, mút cuối có 1 móng cong lớn,
ôm lấy sợi tóc di chuyển dễ dàng
- Chân bám hút: Chân trước niềng niễng
b Cánh
Trừ lớp phụ không cánh Apterygota và một số loài có cánh thoái hoá thì hầu
hết các côn trùng trưởng thành đều có cánh Cánh là phần kéo dài ra hai bên củamảnh lưng ngực giữa và sau (không phải chi phụ như chim, rơi )
* Cấu tạo của cánh:
Cánh có cấu tạo bằng da dẹp, mỏng hình tam giác Trên cánh có nhiều mạchcánh còn gọi là gân, trong gân có mạch máu, dây thần kinh và khí quản Gân cánh cógân dọc và gân ngang, gân dọc là gân chạy từ gốc cánh theo chiều dọc của cánh ramép cánh Gân ngang là gân ngắn nối liền giữa hai gân dọc Tuỳ vị trí trên cánh mà
có nhiều tên gọi khác nhau giữa gân ngang và gân dọc
Cánh có hình tam giác 3 góc, 3 cạnh và được chia thành 4 khu, các khu nàyđược giới hạn bởi các nếp gấp và mép trên cánh Các mép trên cánh là mép trước,mép ngoài, mép sau Các góc cánh là góc vai, góc mông, góc đỉnh và góc nách Cácnếp gấp cánh là nếp gấp mông, nếp gấp đuôi, nếp gấp gốc, nếp gấp nách Các khu làkhu chính cánh, khu mông, khu nách, khu đuôi
Hình 1.18:
Trang 22Hình 1.19: Sơ đồ cấu tạo cánh côn trùng
1 mép trước, 2 mép ngoài, 3 mép sau, 4 góc vai, 5 góc đỉnh, 6 góc mông, 7 nếpgấp mông, 8 nếp gấp đuôi, 9 nếp gấp gốc, 10 khu chính cánh, 11 khu mông, 12.khu nách, 13 nếp gấp nách, 14 khu đuôi
Cánh có chức năng phát tán đi kiếm thức ăn, tìm nhau giao phối và trốn tránh
kẻ thù, ngoài ra cánh còn có tác dụng điều hoà nhiệt độ như ong, phát ra tiếng kêu ởmột số loài côn trùng (dế mèn)
Khi bay cánh côn trùng di động từ phía trên xuống dưới và từ trước về phíasau Khi không hoạt động cánh côn trùng được xếp trên lưng, có thể xếp bằng, xếpchếch, xếp dựng đứng trên lưng
* Các loại cánh:
Để thích nghi với điều kiện sống, cánh côn trùng đã biến đổi về hình dạng vàchất cánh, đây là cơ sở để phân loại côn trùng Ví dụ cánh cứng như bọ hung, bọ rùa(bộ Coleoptera); cánh đều như ve sầu, rầy xanh (bộ Homoptera); cánh nửa như bọ xít(bộ Hemiptera); cánh màng như ong (bộ Hymenoptera); Cánh vảy như các loài bướm
(bộ Lepidoptera); Cánh thẳng như châu chấu (bộ Orthoptera); một số loài bị thoái hoá
một đôi như ruồi (bộ Diptera), một số loài cánh thoái hoái hoàn toàn như một số loàirệp (bộ Homoptera)
Hình 1.20: Sơ đồ hệ thống mạch cánh giả thiết
(Vẽ theo Ross)
Trang 23Hình 1 21: Các loại cánh
A cánh cứng, B cánh nửa, C cánh màng, D cánh da, E cánh vảy
1.2.3 Bụng và chi phụ của bụng
1.2.3.1 Cấu tạo bụng côn trùng
Bụng là phần thứ ba của cơ thể côn trùng, trong bụng chứa các cơ quan, chủ yếu
là cơ quan tiêu hoá và sinh dục Bụng là trung tâm trao đổi chất và sinh dục
Bụng gồm nhiều đốt hợp lại từ 5 dến 12 đốt tuỳ loài (ruồi 5, bọ cánh cứng 6),côn trùng cấp cao không vượt quá 10 đốt Đầu của đốt sau luồn vào cuối mép sau củađốt trước và được nối bằng vòng màng gọi là màng giữa đốt, nhờ đó mà bụng côntrùng có thể kéo dài ra và cong lại được
Mỗi đốt bụng có hai mảnh, gồm 1 mảnh lưng và 1 mảnh bụng, hai bên làmàng, do mảnh lưng phát triển hình vòng cung kéo dài xuống nên phần màng hai bênđược che khuất Mỗi đốt bụng có 1 đôi lỗ thở ở hai bên Nhờ có cấu tạo như vậy màphần bụng của côn trùng có thể phồng lên, xẹp xuống để thở
Trang 241.2.3.2 Chi phụ của bụng
Bụng của côn trùng ở giai đoạn sâu non và trưởng thành có các chi phụ và các
bộ phận phụ cấu tạo đặc biệt như lông đuôi, bộ phận sinh dục ngoài và chi phụ củabụng ở giai đoạn sâu non
có lỗ phóng tinh còn gọi là lỗ sinh dục đực Dương cụ là bộ phận để đưa tinh trùngvào con cái
+ Quặp âm cụ có cấu tạo từng đôi có thể di động và nằm trên đốt bụng thứ 9 Quặp
âm cụ có tác dụng giữ chặt bộ phận sinh dục của con cái khi giao phối
- Bộ phận sinh dục ngoài của giống cái: Lỗ sinh dục ở phía sau mảnh bụng đốt
8 hoặc giữa mảnh bụng đốt 8 và 9 Bộ phận đẻ trứng do chi phụ đốt 8 và 9 biến hoáthành Cấu tạo có những phần chính sau:
+ Một đôi phiến đẻ trứng trên (đôi val 1) do chi phụ đốt 8 hình thành
+ Một đôi phiến đẻ trứng giữa (đôi val 2) do chi phụ đốt 9 hình thành
+ Một đôi phiến đẻ trứng dưới (đôi val 3) do chi phụ đốt 9 hình thành
Tuy nhiên, ở mỗi loài khác nhau có cấu tạo bộ phận đẻ trứng khác nhau, ở ongnọc độc là do phiến đẻ trứng giữa và dưới biến thành, một số loài không có phiến đẻtrứng như bướm, ruồi, ở bộ cánh thẳng val số 2 đã bị thoái hoá
Hình 1.22:
Trang 25
Hình 1.24: Một số dạng lông đuôi côn trùng
A Dạng gọng kìm (lông đuôi bộ Dermaptera);
B Dạng sợi (lông đuôi nhậy sách Ctenolepisma)
1 Lông đuôi; 2 Bộ phận sinh dục ngoài; 3 Lông giữa móng;
C Dạng phiến (lông đuôi gián Blatta; 1 Lông đuôi)
D Dạng mấu (Lông đuôi châu chấu; 1 Bộ lông đuôi
* Chi phụ của bụng ở giai đoạn sâu non
A ống đẻ trứng của châu chấu Oxya B ống đẻ trứng của dế Grylus C ống đẻ trứng của ve sầu C’ ống đẻ ve sầu cắt ngang D nọc châm (ống đẻ trứng của ong mật D’ nọc châm cắt ngang 1 mảnh lưng, 2 mảnh trên hậu môn, 3 lông đuôi, 4 phiến đẻ trứng, 5 phiến đẻ trứng dưới, 6 phiến đẻ trứng giữa, 7 mảnh bên hậu môn, 8
lỗ sinh dục, 9 mảnh bụng, 10 túi chứa tinh, 11 xoang sinh dục, 12 túi dịch độc, 13
Hình 1.25: Các dạng ống (máng) đẻ trứng
Trang 26tuyến kiểm, 14 ống dẫn trứng chung, 15 đường đẻ trứng, 16 đường dịch độc, 17 nọc châm giữa, 18 nọc châm ngoài.
Điển hình là chân bụng sâu non bộ cánh vảy và họ ong lá (Tenthredinidae), đại
bộ phận trên các đốt bụng 3 - 6 của sâu non bộ cánh vảy, mỗi đốt mang 1 đôi chân vàtrên đốt bụng 10 có 1 đôi chân mông Mỗi chân gồm đốt chậu phụ, đốt chậu và đốtbàn, trên đốt bàn có móng
Hình 1.26: Một số kiểu bụng và cơ quan sinh dục ngoài của côn trùng
a Cấu tạo bụng và bộ phận sinh dục ngoài của châu chấu, I-X các đốt bụng,1 phiến sinh dục dưới của con cái, 2 phiến sinh dục giữa của con cái, 3 phiến sinh dục trên của con cái, 4 lỗ hậu môn, 5 lỗ thở, 6 cơ quan thính giác của con cái, 7 phiến sinh dục của con đực, 8 dương cụ, 9 lông đuôi.
b Dạng bụng rộng của loài cánh cam c, d, e dạng bụng hẹp của tò vò, ong vàng g các đốt bụng xếp nhau của ong ký sinh trứng H ống đẻ trứng và lông đuôi của dế mèn I ống đẻ trứng của ong kí sinh nhộng k ống đẻ trứng của sát sành.
Trang 271.2.4.1 Cấu tạo và thành phần hoá học của da
Da côn trùng được chia thành ba lớp là: Lớp biểu bì, lớp tế bào nội bì vàlớp màng đáy
* Lớp biểu bì:
Là lớp ngoài cùng của cơ thể côn trùng, không có cấu tạo tế bào, đượchình thành bởi các chất của tế bào nội bì Độ dày của biểu bì phụ thuộc vàotừng loài côn trùng và vị trí khác nhau trên cùng một cơ thể côn trùng, có thể từ
1 µm đến vài chục µm
Lớp biểu bì gồm 2 nhóm tầng cơ bản là nhóm tầng ngoài và nhóm tầng trong
- Nhóm tầng ngoài: Thành phần chủ yếu là lipid và protein, không cóchất kitin Nhóm này chủ yếu là biểu bì trên và được chia làm 4 lớp (từ ngoàivào trong) là:
+ Tầng enzim (tầng bảo vệ sáp) là một tầng mỏng ở ngoài cùng của biểu
bì, thành phần lipit và protid biến tính Tầng enzim được cấu tạo bởi chất tiết racủa tế bào nội bì sau lúc côn trùng lột xác một thời gian ngắn Tác dụng tầngenzim làm cho thân côn trùng không dễ thấm nước, giảm sự bốc hơi nước trong
cơ thể và bảo vệ tầng sáp
+ Tầng sáp: Là tầng được cấu tạo do chất tế bào nội bì tiết ra theo nhữngđường ống da và ngưng kết lại trước khi côn trùng lột xác một thời gian ngắn.Tầng sáp rất giống sáp ong, tầng sáp có tác dụng ngăn ngừa sự bốc hơi nước vàngăn chặn các vật chất hoà tan trong nước xâm nhập vào cơ thể Chất hoà tantrong chất béo dễ dàng thấm qua tầng sáp, các chất hoà tan trong nước khôngthấm qua được
+ Tầng polifenol: Tầng này có tác dụng dính nối tầng sáp và tầngCuticulin
+ Tầng Cuticulin: Chủ yếu là protein, tầng này hơi cứng có mầu hung đỏhoặc đen, có khả năng chống được axit và dung môi hữu cơ
- Nhóm tầng phía trong của biểu bì gồm hai tầng:
+ Biểu bì ngoài cứng, mầu đậm hơn, chủ yếu kitin và sclirotin (chất nàyđược hình thành từ protein và các chất quinones)
+ Biểu bì trong không màu, thành phần chủ yếu là kitin và albulin
Trang 28Hai tầng này có kết cấu thể rắn, có 30 - 50% nước, thành phần cấu tạo cơ bản
là chất kitin và protein biến tính, ở tầng biểu bì ngoài còn có vôi
Qua cấu tạo tế bào ta thấy biểu bì có tính uốn khúc, co giãn, không thẩm thấu
Chất kitin (C8H13O5N)n không có ở biểu bì ngoài, là chất bền vững không tan trongnước, rượu, axit loãng hay kiềm, không bị phân huỷ bởi enzim động vật có vú nhưng bịphân huỷ bởi ốc sên, một số côn trùng như gián và một số vi khuẩn Kitin ở da côn trùng
có khả năng chống phóng xạ bằng lớp bê tông dày 8 - 10 m
* Vật phụ ngoài da: Là những vật lồi dài trên da, được chia làm hai loại là vật
phụ phi tế bào và vật phụ có tế bào
Hình 1.27: Cấu tạo da côn trùng
Trang 29- Vật phụ phi tế bào: Được cấu tạo hoàn toàn bằng biểu bì da, không có sựtham gia của tế bào nội bì Vật phụ phi tế bào gồm các sống nổi, mấu lồi, gai bé vàcác lông trên cánh.
- Vật phụ có cấu tạo tế bào: Được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào nội bì.Một tế bào như lông cứng, vây; Nhiều tế bào như gai, cựa Gai không cử động đượccòn cựa có thể cử động được nhờ có phần màng ở gốc nối với da
* Tuyến của côn trùng: Được hình thành do một hay nhiều tế bào nội bì, các
tuyến phân bố rải rác trên da và đều có cấu tạo hình túi Một số tuyến thường gặp:
- Tuyến môi dưới: Thường là tuyến nước bọt của côn trùng, ở sâu non bộ cánhvảy và cánh tơ tuyến này đã trở thành tuyến tơ
- Tuyến sáp: Ở một số loài có có tuyến sáp như rệp sáp phân bố khắp mình,rệp cánh kiến tiết ra nhựa cánh kiến, ong thợ ở mặt dưới bụng từ đốt 2 - 4 mỗi đốt có
1.2.4.3 Mầu sắc của da côn trùng
Da côn trùng có nhiều mầu sắc, đó là kết quả tác động qua lại giữa sóng ánhsáng và kết cấu của da Có thể chia mầu sắc của da côn trùng ra thành ba loại là mầusắc hoá học, mầu sắc vật lý và mầu sắc hỗn hợp
Hình 1.28: Vật lồi phụ phi tế bào trên da
Trang 30* Mầu sắc hoá học: Da côn trùng có các sắc tố có thể hấp phụ một loại ánh sáng
nào đó và phản xạ tạo thành mầu sắc hoá học và có thể thay đổi khi điều kiện ngoại cảnhthay đổi Thực chất các sắc tố là sản phẩm trao đổi chất nên khi tính chất hoá học thayđổi thì mầu sắc cũng thay đổi, ví dụ khi đun nóng mầu sắc thay đổi Căn cứ vào thànhphần hoá học, chia sắc tố thành các loại sau:
- Diệp lục tố (Clorophin), caroten, antoxin (đỏ), flavones (vàng) hỗn hợp cácchất này làm da côn trùng có mầu xanh
- Huyết hồng tố: (Hemoglobin) ở một số côn trùng trong huyết tương có chấthuyết hồng tố làm cho da côn trùng có màu hồng như sâu non họ muỗi
- Sắc tố từ nguồn protein làm cho da côn trùng có mầu đen như sắc tốMelanin
- Sắc tố có nguồn gốc Purinin được sản sinh từ axit uric tích tụ lại như sắc tốtrắng hoặc vàng ở cánh một số loài côn trùng
* Mầu sắc vật lý: Da côn trùng có lớp sáp mỏng và những điểm, vết, vân lồi
lõm, khi ánh sáng chiếu vào sẽ bị khúc xạ, phản xạ tạo ra mầu sắc khác nhau Nhữngmầu sắc này luôn luôn ổn định, không bị mất mầu khi chết, xử lý hoá học hoặc đunsôi Mầu sắc vật lý thường bóng nhoáng như những loài côn trùng bộ cánh cứng,cánh màng và hai cánh
Hình 1.29: Vật phụ có cấu tạo tế bào ngoài da
Trang 31* Mầu sắc hỗn hợp: Đó là sự phối hợp giữa mầu sắc hoá học và mầu sắc vật
lý Ví dụ mầu sắc hoá học là mầu vàng kết hợp với mầu sắc vật lý là mầu lam sẽ tạothành mầu xanh xám bóng là mầu sắc hỗn hợp
* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự thay đổi mầu sắc
- Nhiệt độ là yếu tố kích thích có hiệu quả đối với côn trùng Nhiệt độ cao thìmầu sắc trở lên nhạt và sáng, nhiệt độ thấp mầu sắc trở lên tối và đậm
- Ẩm độ: Khi ẩm độ cao mầu sắc trở lên đậm và tối, ẩm độ thấp mầu sắc sẽnhạt và sáng Tuy nhiên cả nhiệt độ và ẩm độ cùng tác động tổng hợp đến mầu sắcnên rất khó xác định được tác động của từng yếu tố riêng biệt
- Ánh sáng khác nhau sẽ tạo nên mầu sắc khác nhau Ví dụ châu chấu dưới ánhsáng có bước sóng 0,55 - 0,60 µc sẽ có mầu vàng, nếu nhỏ hơn sẽ có mầu tro
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu da côn trùng: Da côn trùng có tác dụng bảo
vệ rất lớn, nó có tác dụng chống đỡ rất tốt với thuốc hoá học
- Côn trùng có da mềm tiếp xúc với thuốc dễ chết hơn da cứng Khi dùngthuốc cần tăng thành phần hoà tan chất béo trong thuốc tiếp xúc, để tăng thêm tínhthẩm thấu của da; hoặc tăng thêm bột trơ để cọ sát biểu bì và thuốc dễ xâm nhập vào
cơ thể côn trùng
- Cùng một loài côn trùng, tuổi nhỏ da côn trùng dễ thẩm thấu hơn tuổi lớn nên dễchết hơn Do đó phun thuốc trừ sâu khi côn trùng ở tuổi nhỏ sẽ hiệu quả hơn Khi côntrùng lột xác tính thẩm thấu ở da lớn nên dùng thuốc phòng lúc này là hiệu quả nhất
* Ý nghĩa của mầu sắc da côn trùng đối với đời sống côn trùng
- Hấp dẫn lẫn nhau trong mùa phát dục
- Lẩn tránh kẻ thù
- Xua đuổi hoặc doạ nạt kẻ thù
Trang 32Chương 2 PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
2 1 Khái niệm về phân loại côn trùng
- Phân loại côn trùng là một yêu cầu rất cơ bản để từ đó có thể nghiên cứu vềhình thái, sinh lý, sự ăn hại của chúng
- Phân loại côn trùng là tài liệu quan trọng để tiến hành điều tra cơ bản, quản
lý sâu hại và tiến hành công tác kiểm dịch, đề ra biện pháp phòng trừ
- Trước đây những nhà côn trùng chỉ căn cứ vào đặc điểm sinh thái làm tiêuchuẩn phân loại, tiêu chuẩn này chính xác nhưng chưa đầy đủ
- Gần đây, nhiều nhà phân loại đã căn cứ vào hình thái, sinh lý học, sinh vậthọc, sinh thái học để phân loại, phương pháp này rất toàn diện và đúng đắn, đượcnhiều nhà phân loại côn trùng thế giới sử dụng
- Phương pháp phân loại được chia ra làm nhiều cấp tương tự như phân loạiđộng vật Hệ thống phân loại được sắp xếp như sau:
Ví dụ: Sâu đục thân lúa 2 chấm (Scipophaga incertullas Walker)
Thuộc giới động vật Animal
Trang 332.2 Phương pháp đặt tên côn trùng
Năm 1758 Linne nhà bác học Thụy Điển đã dùng phương pháp đặt tên cho cácloài động vật nói chung và côn trùng nói riêng bằng cách ghép các chữ:
- Chữ đầu tiên là tên giống viết hoa
- Chữ thứ 2 là tên loài viết thường
- Chữ thứ 3 là tên tác giả viết hoa, tên tác giả có thể viết tắt hoặc cả tên
Ví dụ: Loài sâu xám hại ngô Agrotis ypsilon Rottemberg
Giống loài Tác giả
Trong đó Agrotis là giống, ypsilon là loài và Rottemberg là người tìm ra loài này
Sâu xanh bướm trắng hại rau Pieris rapae Linne
Phần lớn là chữ La tinh, đây là tên khoa học được dùng thống nhất trên toànthế giới Mỗi loài sâu chỉ có 1 tên khoa học người đầu tiên phát hiện mới có quyềnđặt tên trước và công bố, không ai được tự ý thay đổi Nếu tên tác giả được đặt trongngoặc thì loài đó đã được mô tả theo 1 giống khác
Ví dụ: Leptinotarsa decemlinaeta (Say) có nghĩa là Say đã mô tả loài decemlinaeta từ một giống khác sang giống Leptinotarsa.
Trường hợp có loài phụ thì thêm loài phụ đó vào chữ thứ 3
Ví dụ: Ong Nhật Bản Apisindica subsp japonica, ong Trung Quốc Apindica
Tên chữ la tinh của tổng họ, họ, họ phụ, tộc, tộc phụ được quy định bằng cáchthay đổi các vần cuối như sau: oidae, idae, inae, ini, ina
Năm 476 SCN đế quốc La Mã suy tàn, sau đó tiếng La Tinh không được dùngnữa, nhưng nó đã kết hợp với một số thổ ngữ thành hệ thống ngôn ngữ La Tinh gồmtiếng nói các nước ý, Tây Ban Nha, Rumani và Pháp Hiện nay tiếng La tinh khôngcòn nhưng vẫn được dùng trong nhiều lĩnh vực như Y, Dược và Thực vật học…
Tiếng La Tinh gồm có 25 chữ cái là a, b, c, d, e, f, g (ghê), h (hát), i, j, k, l, m,
Trang 34- Chữ o đọc là ô: Sapo đọc là sa - pô
- Chữ u đọc là u: Butu đọc là bu - tu
- Chữ y (ypsilon) đọc là uy ta quen đọc là i: Ty, dy đọc là tuy, duy
2.3.2 Cách đọc các phụ âm
• Chữ C: Có 2 cách đọc trong các trường hợp sau:
- Đọc là K khi C đứng trước a, o, u carbo đọc là ka - rờ - bô
- Đọc là X khi đứng trước e, i, y, ae, oe cito đọc là xi - tô
• Chữ D đọc là Đ, da đọc là đa
• Chữ F đọc là ph, fanta đọc là phan - ta
• Chữ G đọc là gh không được đọc là gi, digitalis đọc là di - ghi - ta - li - xờ
• Chữ Q bao giờ cũng đi cùng chữ u đọc là qu, quata đọc là qua - ta
- Đọc là Kd nếu nằm giữa 2 nguyên âm, exemplar đọc là êch - dêm - pơ - la rơ,
- Đọc là Kx trong các trường hợp bình thường, radix đọc là ra - di - xờ, sexđọc là xêch - xờ
• Chữ Z đọc là D, zea đọc là dê - a
2.3.3 Cách đọc nguyên âm kép
- Chữ ae đọc là e, saepe đọc là se - pê
- Chữ oe đọc là ơ, foetus đọc là fơ - tu - xờ
- Nếu e có 2 chấm ngang e phải đọc tách riêng từng nguyên âm aer đọc là a - ê - rờ
- Chữ th đọc là th, thea đọc là thê - a, người Pháp vẫn đọc là T
2.4 Hệ thống phân loại côn trùng
Công tác phân loại côn trùng đã được các nhà khoa học tự nhiên tiên hành,dựa trên sự cấu tạo của cánh, miệng, sự biến thái và nhiều đặc tính khác mà lớp côntrùng được chia làm nhiều bộ :
Trang 35- Thái Bang Hoa 1955 chia 34 bộ.
Hệ thống phân loại của Mactưnôp được nhiều nhà côn trùng trên thế giới sửdụng Ở Việt Nam, trên cơ sở tham khảo hệ thống phân loại của Chu Nghiêu và QuảnChí Hoà, (Hồ Khắc tín, 1980), có đối chiếu với khu hệ côn trùng ở Việt Nam, hệthống phân loại gồm 2 lớp và 31 bộ:
- Lớp phụ không cánh (Apterygota)
(1) Bộ không đuôi (Protura) (3) Bộ 3 đuôi (Thysanura)
(2) Bộ 2 đuôi (Diplura) (4) Bộ đuôi bật (Collembola)
- Lớp phụ có cánh (pterygota)
+ Tổng bộ biến thái không hoàn toàn
(5) Bộ chuồn chuồn (Odonata)
+ Tổng bộ biến thái hoàn toàn
(21) Bộ cánh cứng (Coleoptera) (22) Bộ cánh cuốn (Strepsiptera) (23) Bộ bọ chét (Siphonaptera) (24) Bộ cánh rộng (Megaloptera) (25) Bộ bọ lạc đà (Raphidiodea) (26) Bộ cánh mạch (Neuroptera) (27) Bộ cánh màng (Hymenoptera) (28) Bộ cánh dài (Mecoptera) (29) Bộ 2 cánh (Diptera) (30) Bộ cánh lông (Trichoptera) (31) Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
2.5 Khóa phân loại côn trùng và cách tra khóa
Để phân loại côn trùng người ta đã đưa ra nhiều khóa phân loại khác nhau, có thểtới bộ, họ hay loài Cách tra khóa phân loại như sau:
Khi bắt được một con côn trùng nào đó, ta có thể mang con côn trùng đó ra để sovới bảng phân loại theo mục đích của ta Thường ta đối chiếu từ số đầu tiên, ứng với cácđặc điểm đã có, nếu các đặc điểm đó trùng hợp ta sẽ đối chiếu với số thứ tự tương ứng
Cứ như thế ta sẽ tìm được con côn trùng đó thuộc bộ, họ, loài
Khóa tra bộ côn trùng theo Nguyễn Viết Tùng, 2006, pha trưởng thành:
1 Không có cánh hoặc có cánh rất thoái hóa ……… 2
- Có 2 đôi cánh hoặc 1 đôi cánh ……… 23
Trang 362 Không chân, tựa sâu non, đầu ngực hợp làm một, ký sinh bên trong cơ thể côn trùng
bộ Cánh màng (kiến, ong) bộ cánh đều (bọ rầy), chỉ đầu ngực lộ ra phía ngoài đốt bụng
- Phần bụng trừ bộ phận sinh dục ngoài và lông đuôi không có các chi phụ
… 7
4 Không có râu đầu, phần bụng 12 đốt, trên đốt bụng thứ 1-3 ở mỗi đốt có 1 đôi chi phụ
ngắn nhỏ ……….…… Bộ Đuôi nguyên thủy Protura
- Có râu đầu, phần bụng nhiều nhất 11 đốt ……….5
6 Có một đôi lông đuôi dài chia đốt hoặc đuôi kẹp cứng không chia đốt, không có mắt
kép Bộ Hai đuôi Diplura
- Ngoài 1 đôi lông đuôi còn có 1 lông đuôi giữa chia đốt, có mắt
kép Bộ Ba đuôi Thyrannura 7
7 Miệng gặm nhai……… 8
- Miệng kiểu chích hút, hoặc liếm hút, vòi hút……… 18
8 Cuối bụng có 1 đôi lông đuôi (hoặc đuôi kẹp)……….9
- Cuối bụng không có lông đuôi……… 15
9 Lông đuôi thành dạng kìm cứng không chia đốt………
………Bộ Cánh da Dermaptera
- Lông đuôi không thành dạng kìm……….10
10 Đốt bàn chân thứ nhất của chân trước hình to, đặc biệt có thể dệt tơ…………
………Bộ Chân dệt Embioptera
- Đốt bàn chân thứ nhất của chân trước không phình to, cũng không thể dệttơ……… 11
11 Chân trước kiểu chân bắt mồi……… Bộ Bọ ngựa Mantodea
- Chân trước không phải kiểu chân bắt mồi……….12
12 Chân sau kiểu chân nhảy………Bộ Cánh thẳng Orthoptera
- Chân sau không phải kiểu chân nhảy………13
13 Thân dẹt hình bầu dục dài, mảnh lưng ngực trước rất lớn thường che khuất phần
đầu……….Bộ Gián Blattodea
Trang 37- Thân không phải hình bầu dục dài, đầu không bị mảnh lưng ngực trước che
khuất……… 14
14 Thân mảnh dài tựa dạng que, hoặc hình lá cây………Bộ Bọ que Phasmida
- Thân không phải dạng que, thường sống có tính chất xã hội………
……….Bộ Cánh bằng Isoptera
15 Bàn chân dưới 3 đốt……….16
- Bàn chân 4 hoặc 5 đốt ……….17
16 Râu đầu 3 - 5 đốt, ký sinh bên ngoài cơ thể các loài chim hoặc thú…………
………Bộ Ăn lông Mallophaga
- Râu đầu 13 - 15 đốt, không có tính ký sinh…………Bộ Rận sách Psocoptera
17 Đốt ngực thứ 1 lồng vào ngực sau, giữa đốt bụng thứ 1 và 2 thắt lại hoặc thành dạng
cuống……….Bộ Cánh màng Hymenoptera
- Đốt ngực thứ 1 không lồng vào ngực sau và cũng không thắt lại ………
……….Bộ Cánh cứng Coleoptera
18 Thân phủ đầy lông vảy, miệng dạng vòi hút………Bộ Cánh vảy Lepidoptera
- Thân không phủ lông vảy, miệng dạng chích hút, liếm hút hoặc thoái hoá
……… 19
19 Bàn chân 5 đốt……… 20
- Bàn chân dưới 5 đốt……… 21
20 Thân dẹt đứng………Bộ Bọ chét Siphonaptera
- Thân không dẹt đứng……… ……… Bộ Hai cánh Diptera
21 Cuối bàn chân có bọt bóng co giãn, móng rất bé ……….Bộ Cánh tơ Thysanoptera
- Cuối bàn chân không có bọt bóng……… 22
22 Chân có 1 móng, thích nghi kẹp bám trên lông, tóc, ký sinh ngoài động vật có
24 Cánh trước hoặc sau biến thành dạng chuỳ thăng bằng……….25
- Không có chuỳ thăng bằng ……… 27
25 Cánh trước thành chuỳ thăng bằng, cánh sau rất to…… Bộ Cánh nửa Hemiptera
- Cánh sau thành chuỳ thăng bằng, cánh trước to……….26
26 Bàn chân 5 đốt………Bộ Hai cánh Diptera
- Bàn chân chỉ 1 đốt (Rệp sáp đực) ……….Bộ Cánh đều Homoptera
27 Cuối bụng có 1 đôi lông đuôi………28
- Cuối bụng không có lông đuôi……… 30
28 Lông đuôi dài, mảnh chia nhiều đốt, có thêm 1 lông giữa, cánh xếp đứng trên
lưng……… Bộ Phù du Ephemeroptera
Trang 38- Lông đuôi không chia đốt, đa số ngắn nhỏ, cánh xếp bằng trên lưng……….29
29 Bàn chân 5 đốt, chân sau không phải chân nhảy, cơ thể dài mảnh khảnh như que
hoặc dẹt rộng như chiếc lá……….Bộ Bọ que Phasmida
- Bàn chân dưới 4 đốt, chân sau kiểu chân nhảy ………
……….Bộ Cánh thẳng Orthoptera
30 Cánh trước chất sừng, miệng gặm nhai………Bộ Cánh cứng Coleoptera
- Cánh chất màng, miệng không phải gặm nhai………31
31 Trên cánh có các phiến vảy nhỏ………Bộ Cánh vảy Lepidoptera
Trên cánh không có phiến vảy……….Bộ Cánh tơ Thysanoptera
32 Toàn bộ hay một phần cánh trước tương đối dày chất sừng hoặc chất da, cánh sauchất màng………33
- Cánh trước và cánh sau đều chất màng……… 40
33 Một nửa phía gốc cánh trước hoặc chất sừng, hoặc chất da, một nửa phía ngọn cánh
chất màng……… Bộ Cánh nửa Hemiptera
- Nếu phía gốc cũng như nửa phía ngọn cánh trước đều đồng nhất hoặc một bộphận nào đó tương đối dầy nhưng không như nói trên……… 34
34 Miệng kiểu chích hút……….Bộ Cánh đều Homoptera
- Miệng kiểu gặm nhai……… 35
37 Chân trước kiểu chân bắt mồi………Bộ Bọ ngựa Mantodea
- Chân trước không phải chân bắt mồi……….38
38 Ngực trước rất lớn thường che khuất một phần hoặc toàn bộ phần đầu………
40 Toàn bộ hoặc một phần mạch cánh có phủ các phiến vảy nhỏ, miệng kiểu vòi hút
hoặc thoái hoá……… Bộ Cánh vảy Lepidoptera
- Trên cánh không có phiến vảy, miệng không phải kiểu vòi hút……… 41
41 Miệng kiểu chích hút……… 42
- Miệng kiểu gặm nhai, gặm hút hoặc thoái hoá……… 43
Trang 3942 Môi dưới thành vòi chia đốt, mép cánh không có lông dài………
……… Bộ Cánh đều Homoptera
- Vòi không chia đốt, cánh rất hẹp, mép cánh có lông dài………
……… Bộ Cánh tơ Thysanoptera
43 Râu đầu rất ngắn, nhỏ, không rõ ràng, dạng lông cứng……… 44
- Râu đầu dài rõ ràng, không phải dạng lông cứng……… 45
44 Cuối bụng có một đôi lông đuôi dài, mảnh chia nhiều đốt (hoặc có thêm 1 lông đuôi
giữa), cánh sau rất nhỏ……… ………Bộ Phù duEphemeroptera
- Lông đuôi ngắn không chia đốt, cánh sau to, nhỏ tương tự cánh trước …
……… Bộ Chuồn chuồn Odonata
45 Đầu kéo dài xuống phía dưới thành dạng vòi……….Bộ Cánh dài Mecoptera
- Đầu không kéo dài thành vòi……… 46
46 Đốt thứ nhất của bàn chân phình rõ rệt, có thể dệt tơ………
50 Ngực trước rất lớn, cuối bụng có 1 đôi lông đuôi……… Bộ Cánh úp Plecoptera
- Ngực trước rất bé tựa như cổ, không lông đuôi………
52 Phần gốc cánh sau rộng hơn cánh trước, có khu mông phát triển, lúc xếp cánh
khu mông gấp ngược Đầu có miệng trước……… Bộ Cánh rộng Megaloptera
- Phần gốc cánh sau không rộng hơn cánh trước, không có khu mông phát triển,
khi xếp cánh cũng không gấp ngược Đầu kiểu miệng dưới……….53
53 Phần đầu dài Ngực trước hình ống rất dài, chân trước bình thường Con cái có ống
đẻ trứng dạng kim kéo dài dài ra sau……… Bộ Bọ lạc đà Rhaphidiodea
Trang 40- Phần đầu ngắn Ngực trước nói chung không dài lắm, nếu rất dài thì chân trướckiểu chân bắt mồi giống bọ ngựa Con cái nói chung không có ống đẻ trứng dạng kim,nếu có thì kéo dài ra trước ở trên lưng
Cách tra: Khi ta bắt được con côn trùng ta so với khóa, tuần tự từ số 1 nếu con
đó không có cánh hoặc có cánh rất thoái hóa thì sẽ ứng với số 2 và nếu con đó khôngchân, tựa sâu non, đầu ngực hợp làm, ký sinh bên trong cơ thể côn trùng bộ Cánh màng(kiến, ong) bộ cánh đều (bọ rầy), chỉ đầu ngực lộ ra phía ngoài đốt bụng ký chủ thì con
đó thuộc Bộ cánh Cuốn Strepsiptera Cứ như vậy ta sẽ tìm được đến các bộ tương tự.
2.6 Một số bộ côn trùng quan trọng trong nông nghiệp
2.6.1 Bộ cánh thẳng (Orthoptera) Ortho = thẳng, ptera = cánh
- Có khoảng hơn 20.000 loài
- Cơ thể có nhiều kích thước, từ trung bình đến lớn, đa số 20 - 50 mm, có loàitới 180 mm
- Râu hình sợi chỉ, miệng gặm nhai
- Con đực thường có thể phát ra tiếng kêu
- Phần lớn côn trùng bộ này sống trên cạn
- Đa số là loài ăn thực vật và có nhiều loài có tính ăn rộng
- Thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn
- Thuộc biến thái không hoàn toàn
- Tính ăn đa dạng: Có loài ăn thực vật, có loài ký sinh động vật cấp cao nhưchim, có loài bắt ăn các côn trùng khác
- Một số họ quan trọng:
+ Họ bọ xít 5 cạnh (Pentatomidae): Loài thường gặp: Bọ xít vải (Tessaratoma papilosa Drury), Bọ xít xanh (Nezara viridula Fabr), Bọ xít mướp (Aspougopus fuscus Westwood).