1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội

106 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến thời gian sinh trưởng cây dưa chuột.... Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến chiều cao cây dưa chuột.... Ảnh hưởng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- -

ðINH HỒ NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG PHÂN GIUN QUẾ

TRÊN RAU SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ

TẠI GIA LÂM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan công trình nghiên cứu này là của tôi Toàn bộ số liệu

và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012

Tác giả luận văn

ðinh Hồ Nam

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Tiễn

Dũng, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi

trong suốt thời gian thực hiện ñề tài cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện ñào tạo sau ðại học, Khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phương pháp thí nghiệm trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp và người thân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến tất cả các thành viên với sự giúp ñỡ quý báu này

Tác giả luận văn

ðinh Hồ Nam

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

DANH MỤC VIẾT TẮT x

1 MỞ ðẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2 Mục ñích, yêu cầu 2

1.2.1 Mục ñích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài 3

2.1.1 Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng ñối với cây dưa chuột 3

2.1.2 Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng ñối với cây cải bắp 6

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam 8

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam 8

2.2.2 Tình hình nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam 9

2.3 Nông nghiệp hữu cơ 13

2.3.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ 13

2.3.2 Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 14

2.3.3 Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 18

2.4 Tìm hiểu về phân giun quế 21

Trang 5

2.4.2 Giá trị của phân giun quế ñối với sản xuất nông nghiệp 24

2.4.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế trên

thế giới 27

2.4.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế ở Việt Nam 30

2.5 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho dưa chuột sản xuất theo hướng hữu cơ 32

3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 34

3.1.1 ðối tượng nghiên cứu 34

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 34

3.1.3 ðịa ñiểm nghiên cứu 35

3.1.4 Thời gian nghiên cứu 35

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 35

3.2.1 Nội dung nghiên cứu 35

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 36

4 KẾT QUẢ ðẠT ðƯỢC VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Thí nghiệm 1 44

4.1.1 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến thời gian sinh trưởng cây dưa chuột 44

4.1.2 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến chiều cao cây dưa chuột 46

4.1.3 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến số lá trên thân chính cây dưa chuột 48

4.1.4 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến số nhánh cấp một trên cây dưa chuột 50

4.1.5 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa, ñậu quả của cây dưa chuột 52

Trang 6

4.1.6 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến một số ñặc

ñiểm hình thái và chất lượng quả dưa chuột 53

4.1.7 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến tình hình sâu bênh hại cây dưa chuột 56

4.1.8 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột 57

4.1.9 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến hiệu quả kinh tế 60

4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến sinh trưởng phát triển và năng suất rau cải bắp 62

4.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến thời gian sinh trưởng của cây cải bắp 62

4.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới ñộng thái tăng trưởng chiều cao của cây cải bắp 63

4.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến ñộng thái tăng trưởng số lá cây cải bắp 65

4.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tố ñộng thái tăng trưởng ñường kính bắp của cải bắp 67

4.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến tình hình sâu bệnh hại trên rau cải bắp 68

4.2.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây cải bắp 72

4.2.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến hiệu quả kinh tế của rau cải bắp 73

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 75

5.1 Kết luận 75

5.2 ðề nghị 75

Trang 7

PHỤ LỤC 80

Trang 8

Việt Nam từ 2005 – 2009 9Bảng 2.5 Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2000 16Bảng 2.6 Thành phần hoá học của garden compost và vermicompost 26Bảng 2.7 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc(%) 27Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng phân giun quế 34Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến

thời gian sinh trưởng cây dưa chuột 44Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến ñộng thái

tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột 47Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến ñộng thái

ra lá cây dưa chuột 49Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến số

nhánh cấp một trên cây dưa chuột 51Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến

biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa, ñậu quả của dưa chuột 52Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến ñến một

số ñặc ñiểm hình thái quả 54Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón hữu cơ và giống ñến

chất lượng quả dưa chuột 55

Trang 9

Bảng 4.8 Tình hình sâu bênh hại trên cây dưa chuột 56

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón và giống ñến yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất dưa chuột 58Bảng 4.10 Ảnh hưởng tương tác của các tổ hợp phân bón và giống ñến

hiệu quả kinh tế từ cây dưa chuột 61Bảng 4.11 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới thời gian

sinh trưởng của cây cải bắp 62Bảng 4.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới ñộng thái tăng

trưởng chiều cao cây cải bắp 63Bảng 4.13 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến ñộng thái tăng

trưởng số lá (lá ngoài) của cây cải bắp 65Bảng 4.14 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới ñộng thái tăng

trưởng ñường kính bắp của cải bắp 67Bảng 4.15 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến tình hình sâu

bệnh hại trên rau cải bắp 70Bảng 4.16 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến một số yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất cải bắp 72Bảng 4.17 Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế ñến hiệu quả kinh

tế của rau cải bắp trên ñơn vị diện tích 1ha 73

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

ADDA : Tổ chức phát triển Nông nghiệp ðan Mạch - Châu Á

AVRDC : Tổ chức nghiên cứu phát triển rau Châu Á

BVTV : Bảo vệ thực vật

ðHCT : ðại học Cần Thơ

FAO : Tổ chức nông lương Quốc tế

LHQ : Liên Hợp Quốc

IFOAM : Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ Thế giới

NN & PTNT : Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 13

1 MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Sản xuất nông nghiệp của nước ta ñang quá lạm dụng phân bón hóa học

và là sự can thiệp thô bạo nhất vào chu trình tuần hoàn tự nhiên Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 40-50% lượng ñạm bón ñược cây hấp thu, phần còn lại gây ô nhiễm môi trường ñất, nước, không khí ðất trồng ngày càng chai cứng, mất ñi ñộ tơi xốp và bị chua hóa là những hậu quả rõ rệt của việc sử dụng quá nhiều phân ñạm hóa học ðứng trước tình hình ñó, hiện nay phân giun quế ñang nổi lên như một loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ nước trong ñất và thậm chí còn có thể cải tạo ñất

Phân giun quế có nhiều tác dụng vì bản thân nó ñược tạo thành từ giun

quế hay còn gọi là giun ñỏ (tên khoa học là Perionyx excavatus), lại ñược bổ

sung thêm hệ vi khuẩn cố ñịnh ñạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học Do vậy phân giun quế không những giàu chất mùn mà còn cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như ñạm, lân, kali, canxi, magic Nó cũng chứa mangan, ñồng, kẽm, coban, borat, sắt Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể ñược cây hấp thu ngay, không như những phân hữu cơ khác phải ñược phân hủy trong ñất trước khi cây trồng hấp thụ

Với những lợi ích to lớn mà phân giun quế mang lại, ở Việt Nam hiện nay nhu cầu sử dụng phân giun quế ñang ngày càng tăng và xuất hiện nhiều công ty, hộ nông dân sản xuất, bán phân giun quế Thực tế phân giun quế ñã ñem lại giá trị kinh tế tương ñối lớn cho cả nhà sản xuất lẫn người nông dân tiêu dùng Tuy nhiên tới nay nước ta vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của phân giun quế cũng như lượng bón phân giun quế thích hợp cho từng loại cây trồng ðặc biệt trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện

Trang 14

nay, nhu câu về phân hữu cơ chất lượng cao là rất cấp thiết Xuất phát từ

những lợi ắch ựó tôi tiến hành ựề tài ỘNghiên cứu khả năng sử dụng phân

giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm Hà NộiỢ 1.2 Mục ựắch, yêu cầu

1.2.1 Mục ựắch

- đánh giá khả năng thay thế và hiệu quả của phân giun quế so với

phân chuồng ủ trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ một cách hợp lý nhằm

nâng cao hiệu quả trong sản xuất hữu cõ

- Góp phần bổ xung cho sản xuất nông nghiệp một loại phân sinh học chất

lượng cao, từ ựó nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ ựất canh tác lâu dài

Trang 15

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài

2.1.1 Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng ñối với cây dưa chuột

Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu nghiêm khắc về ñất hơn so với cây trồng khác trong họ Dưa chuột ưa thích ñất ñai màu mỡ, nhẹ, tơi xốp, ñộ pH từ 5,5 – 6,5 Thích hợp nhất là 6,5 Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng ở ñất hơi kiếm (ñộ pH = 7,5)[1] ðất trồng cần ñược luân canh triệt ñể, xa những nơi ôi nhiễm Dưa chuột gieo trồng trên ñất thịt nhẹ, ñất pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trên ñất cát

pha, ñất thịt nhẹ thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt

Cây dưa chuột có yêu cầu cao ñối với dinh dưỡng trong ñất, do cây hút ñược chất dinh dưỡng từ ñất ít hơn so với cây rau khác Trong 3 yếu tố dinh dưỡng chính N, P, K cây dưa chuột cần nhiều nhất là kali rồi ñến ñạm và ít nhất là lân Khi bón N60 P60 K60 thì dưa chuột sử dụng 92% ñạm, 33% lân

và 100% kali Dưa chuột không chịu ñược nồng ñộ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng ðể tạo ñược 10 tấn quả cùng với thân lá, cây dưa chuột cần khoảng 18kg N, 14kg P2O5, 35kg K2O

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng ñể tạo ra 20 tấn quả dưa chuột

(Giáo trình phân bón và cách bón phân cho cây trồng)

* Nhu cầu về ñạm của cây dưa chuột

ðạm có vai trò quan trọng ñối với cây dưa chuột Ở các giai ñoạn sinh trưởng ñầu, ñạm cần thiết cho cây ñể ra rễ, phát triển thân lá, ra hoa và quả Ở giai ñoạn sau ñạm còn ảnh hưởng lớn ñến số lượng quả và hàm lượng các

Trang 16

chất hữu cơ tích lũy trong quả nên có ảnh hưởng lớn ñến năng suất và chất lượng quả của dưa chuột

Thiếu ñạm làm cho cây sinh trưởng thân lá chậm, cây thấp bé, ra hoa và quả ít, dễ bị rụng, năng suất và phẩm chất giảm mạnh, thừa ñạm làm cho cây phát triển thân lá mạnh, ra hoa quả chậm và ít, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh hại và ñiều kiện bất thuận

* Nhu cầu về lân của cây dưa chuột

Lân có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bộ rễ ñể hấp thu dinh dưỡng, ñồng thời có ảnh hưởng lớn ñến quá trình ra hoa ñậu quả nên có ảnh hưởng lớn ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa chuột Lân có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu rét, hạn và sâu bệnh hại cho dưa chuột Lân còn có tác dụng thúc ñẩy cây dưa chuột sớm ra hoa, ñậu quả nên sớm cho thu hoạch quả

Ở giai ñọa cây con trong các yếu tố dinh dưỡng cây dưa chuột có nhu cầu về lân cao nhất dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu lân của cây Nhu cầu lân của cây cao nhất trong thời gian ra hoa ñậu quả

* Nhu cầu về kali của cây dưa chuột

Kali có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp các chất gluxit trong cây, ñồng thời cũng có tác dụng hạn chế những ảnh hưởng của việc thừa ñạm, phát huy tác dụng của ñạm Vì vậy kali có tác dụng rõ rệt ñến sự phát triển thân, lá, ra hoa, quả, năng suất và chất lượng của cây dưa chuột

Bảng 2.2 Sự hút các chất dinh dưỡng của cây dưa chuột trong quá trình

sinh trưởng (% so với tổng lượng hút)

Trang 17

58 78 75 69

(Giáo trình phân bón và cách bón phân cho cây trồng)

Lượng bón khác nhau của NPK có ảnh hưởng quan trọng ñến năng suất dưa chuột Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Muhammad Saleem Jilani Bakar, Kashif Waseem và Mehwish Kiran (2007) khi tiến hành thí nghiệm bón phân cho dưa chuột với 5 mức NPK khác nhau cho thấy: Mức bón 100-50-50 kg NPK/ha tăng năng suất lên ñến 60,2/ha tấn, tiếp theo là mức bón 120-60-60 kg NPK/ha và mức bón 80-40-40 kg NPK/ha với năng suất tương ứng là 57,15 và 52,52 tần/ha Năng suất ñạt thấp nhất (45,72 tấn/ha) khi không bón NPK

Bên cạnh các nguyên tố ña lượng thì các nguyên tố vi lượng ñóng vai trò hết sức quan trọng Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch phân ña lượng bón cho cây sẽ thu ñược quả có chất lượng cao, ñặc biệt trộn hạt dưa chuột với phân vi lượng sẽ làm tăng năng suất từ 50 – 60 tạ/ha (Nguyễn Như Hà, 2002)

Bảng 2.3 Nhu cầu các chất vi lượng tính theo số ppm chất khô

Bộ phận cây Giai ñoạn tăng trưởng Fe Mn Zn Cu Bo

Lá non ñã trưởng thành Lúc ra quả 108 60 23 8 25

(Giáo trình phân bón và cách bón phân cho cây trồng)

Theo tác giả Aidy và Moustafa: tỷ lệ bón 1N: 1P2O5: 2K2O có hiệu quả tốt nhất ñến sinh trưởng và năng suất dưa chuột Tuy nhiên sự chênh lệch về năng suất là không khác nhau ở mức ý nghĩa, cũng theo 2 nhà khoa học thì ngoài phân bón, mật ñộ cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất dưa chuột Ở mật ñộ 40 (cm) (cây x cây) năng suất ñạt cao hơn ở mật ñộ khác Dưa chuột không chịu ñược nồng ñộ phân cao nhưng lại rất nhạy cảm với sự thiếu dinh dưỡng ñặc biệt phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất dưa chuột rõ rệt Theo Giurbixki (1954), cây phát triển thân lá mạnh nếu tăng liều

Trang 18

lượng ñạm, do vậy làm hạn chế quá trình tạo quả dưa chuột Ngoài ra, các nghiên cứu khác của tác giả cho thấy: khi cây ñạt 10-15 ngày tuổi nên bón tăng lượng ñạm, thời kỳ sau ñó nên tăng lượng lân, thời kỳ ra hoa, tạo quả nên bón nhiều kali Kali thích hợp cho ra hoa cái trong khi phân ñạm có tác dụng ngược lại (Trần Khắc Thi, 1985) [15]

2.1.2 Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng ñối với cây cải bắp

ðối với bắp cải, nông dân thường sử dụng phân bón không hợp lý về liều lượng, chưa phù hợp về chủng loại, không ñúng về thời gian làm ảnh hưởng không nhỏ ñến năng suất và phẩm chất bắp cải Thường nông dân sử dụng lượng phân bón khá cao, nhất là phân ñạm Phân hữu cơ thường ñược bón tươi không ủ Phân ñạm ñược bón không cân ñối với phân lân và kali Các loại phân thường ñược bón quá muộn Phân hữu cơ rất cần thiết ñối với bắp cải ñể nâng cao năng suất và chất lượng bắp cải có nhiều người cho rằng chỉ bón phân hữu cơ thì có thể hạn chế ñược việc tích luỹ nitrat trong lá bắp

Trang 19

cải Nhưng thực ra càng bón nhiều phân hữu cơ thì khả năng tích luỹ nitrat (NO3) trong ñất và trong bắp cải càng lớn [44]

Việc sử dụng ñạm vô cơ không ñúng cũng tạo ra nguy cơ tích luỹ nitrat trong lá bắp cải Vì vậy, vấn ñề sử dụng phân ñúng liều lượng, ñúng lúc và cân ñối ñối với bắp cải rất quan trọng

ðể ñảm bảo cho cải bắp ñạt năng suất cao cần cung cấp cho cây 300kg N/ha Trong ñó khoảng 30-40% N ñược lấy từ phân hữu cơ (20-25 tấn/ha) Các loại phân hữu cơ ñều tốt cho bắp cải, tuy nhiên phân hữu cơ cần ñược ủ hoai mục trước khi bón ñể tiêu diệt các nguồn trứng giun và vi sinh vật gây bệnh

250-Bón cân ñối ñạm-kali là một trong những yêu cầu cần thiết ñể nâng cao chất lượng bắp cải Tăng liều lượng phân ñạm làm tăng năng suất bắp cải, song cũng làm tăng lượng nitrat trong lá bắp cải, ñặc biệt là khi bón cao hơn mức 200kgN/ha

Bón kali làm tăng năng suất không nhiều (8-12%) nhưng lại nâng cao ñáng kể chất lượng bắp cải: giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng ñộ chặt và giảm ñáng

kể hàm lượng nitrat trong lá cải bắp Kali ñặc biệt phát huy tác dụng tốt khi ñạm ñược bón với liều lượng cao Lượng kali trung bình bón cho cải bắp là 100-150 kg K2O/ha Ở mức bón kali này, hàm lượng nitrat trong lá bắp cải không vượt qua ngưỡng cho phép (150mg/kg bắp cải)

Với bắp cải: Phân hữu cơ và phân lân cần ñược bón lót toàn bộ Phân ñạm ñược chia ra ñể bón 3 lần: bón lót, bón thúc vào thời kỳ trải lá bàng và lúc bắt ñầu cuộn bắp

Bón thúc phân cho cải bắp có thể thực hiện ñến lần thứ 3, nhưng nhất thiết phải kết thúc vào trước thời gian thu hoạch là 15-20 ngày, ñể ñảm bảo hàm lượng nitrat trong bắp cải không vượt quá giới hạn cho phép Phân bón cho cải bắp, nhất là bón thúc, cần ñược vùi sâu vừa ñảm bảo tăng

Trang 20

hiệu quả sử dụng phân của cây, vừa làm giảm khả năng ñạm trong phân chuyển sang dạng nitrat

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam

Sản xuất dưa chuột ở Việt Nam: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009, năng suất dưa chuột của nước ta hiện nay ñạt 181,1 tạ/ha cao hơn

so với trung bình toàn thế giới (173,2 tạ/ha) Như vậy với bình quân ñầu người về lượng dưa chuột sản xuất ñược của Việt Nam khoảng xấp xỉ 7 kg/người/năm tương ñương với trung bình toàn thế giới khoảng 7,4 kg/người/năm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột 5 tháng ñầu năm 2009 ñạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ 2008 Tháng 6 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này ñạt gần 1,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa ñầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD Trong ñó, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch) rau hoa quả []

Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong ñó Liên Bang Nga ñạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ ðây cũng là thị trường ñạt kim ngạch cao nhất kể từ ñầu năm 2008 ñến nay Sản phẩm dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột ñược người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng

(Tỷ trọng tính theo kim ngạch)

Trang 21

Hình 1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu dưa chuột 5 tháng/2009

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, sản lượng dưa chuột cả nước cũng như một số vùng sản xuất chính thường biến ñộng tăng giảm bất thường, nguyên nhân không phải do năng suất không ñều mà là do sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc nhu cầu xuất khẩu nên dịên tích biến ñộng (năm 2005 sản lượng là 484.479 tấn, năm

2006 sản lượng tụt xuống còn 400.677 tấn, số liệu tiếp tục biến ñộng tăng giảm ở những năm sau) Tuy vậy, giá trị sản xuất theo giá thực tế lại tăng ñều theo các năm theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước Chi tiết tại bảng 2.7

Bảng 2.4 Sản lượng dưa chuột và giá trị sản xuất theo giá thực tế ở

Việt Nam từ 2005 – 2009

Năm Chỉ tiêu

Cả nước 484.479 400.677 529.965 445.538 577.218 Miền bắc 151.216 168.673 184.257 186.040 158.643

Sản lượng

(tấn)

ðBSH 102.672 111.571 122.311 122.461 110.847

Cả nước 738.686 734.497 1.266.424 1.295.495 1.983.224 Miền bắc 226.657 288.530 380.130 511.500 515.341

2.2.2 Tình hình nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam

ðối với ñiều kiện sản xuất hiện nay của Việt Nam, chủ yếu dưa chuột ñược canh tác ngoài ñồng, do vậy công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam tập trung chọn giống cho ăn tươi và chế biến công nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp trồng cả vụ ñông, vụ xuân ở miền Bắc và trồng ñược quanh năm ở miền Nam

Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong nước còn rất khiêm tốn, từ những năm thập kỷ 90 trở về trước, phương thức chủ yếu là

Trang 22

nhập nội các giống thụ phấn tự do và tuyển chọn những giống thích ứng ñưa

ra sản xuất Trong khoảng 10 năm trở lại ñây, các cơ quan nghiên cứu, các trường ñại học ñã bắt ñầu quan tâm ñến công tác chọn tạo giống ưu thế lai ñối với cây dưa chuột và bước ñầu ñã có một số thành công nhất ñịnh

Trong thời gian 1993 - 1995, Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan ñã tiến hành thí nghiệm ñánh giá tính thích ứng của một số giống dưa chuột quả nhỏ, bao tử của công ty Kogal (Hà Lan) Kết quả ñã xác ñịnh ñược giống lai

F1 Marinda sinh trưởng phù hợp với ñiều kiện miền Bắc, có thời gian sinh trưởng ngắn (55-80 ngày), ra hoa sớm, gai trắng, tạo vỏ sần, màu xanh ñậm, không bị ñắng, chống bệnh virus và sương mai khá Giống dưa chuột này sinh trưởng khá ổn ñịnh trong ñiều kiện miền Bắc Việt Nam trên 10 năm nay

Cùng với việc ñánh giá các giống dưa chuột nhập nội, công tác nghiên cứu và chọn tạo giống trong nước cũng ñã ñạt ñược các thành tựu ñáng kể

Tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, từ năm 1974, Trần Khắc Thi (1981)[14] ñã tiến hành lai giống dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản có tên Nau Fuximari (giống mẹ) với giống Quế Võ, giống dưa chuột ñịa phương của Việt Nam (giống bố), con lai này ñược lai lại với giống Nau Fuxirami, sau ñó chọn lọc cá thể ñến ñời F8 (năm 1980) ñã chọn ra ñược một giống dưa chuột Hữu Nghị ñáp ứng ñược nhu cầu sản xuất thời kỳ ñó

Từ tổ hợp lai HN-1 x CPL 572, Vũ Tuyên Hoàng và cs ñã áp dụng phương pháp chọn dòng của Guliaev, kết hợp với phương pháp thụ phấn ñồng dạng, sau 4 năm nghiên cứu, năm 1993 ñã chọn ra ñược giống H1 Giống có thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, ñạt năng suất 25 - 30 tấn/ha; quả dài 18 - 20cm, ñường kính quả 3,5 - 4,0 cm, quả có màu xanh sáng, sử dụng cho ăn tươi và chế biến Giống này có ưu ñiểm hạt ít bị bong khi chế biến và tỷ lệ quả biến vàng sau thu hoạch thấp (Trần Khắc Thi và Vũ Tuyên Hoàng, 1979;

Vũ Tuyên Hoàng và cs., l995) [13], [5]

Trang 23

(1998) ựã tạo ựược giống dưa chuột lai F1 PC1 có ựặc ựiểm thắch hợp cho chế biến, chịu bảo quản, ựặc biệt có thể thu quả non như dưa bao tử Từ cặp lai DL15 x CP1583, tác giả Vũ Tuyên Hoàng và Vũ Thị Dung ựã chọn tạo thành công giống dưa chuột F1 Sao xanh 1 rất phù hợp cho ăn tươi, trộn xa lát hoặc xuất khẩu tươi, thắch hợp trồng hai vụ xuân và ựông Giống có thời gian sinh trưởng 85 - 95 ngày, thời gian cho thu hoạch dài 45 - 50 ngày, năng suất từ 35

- 40 tấn/ha đặc biệt, giống Sao xanh 1 có khả năng chống chịu khá với bệnh sương mai, phấn trắng, héo xanh vi khuẩn và bệnh virus (Vũ Tuyên Hoàng và

cs., 1999, ỘGiống dưa chuột sao xanhỢ, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Số 55)

Trong một nghiên cứu khác, từ tổ hợp DL7 x TL15, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ựã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai PC4 Giống có ựặc ựiểm: chắn sớm, cho thu hoạch quả kéo dài từ 40 - 45 ngày, tổng thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày Quả có dạng hình ựẹp, màu xanh ựậm, gai quả ựen, kắch cỡ quả 20 Ờ 24 cm x 2,8 - 3,0 cm, ựộ dày thịt quả 1,22cm,

ăn giòn, phù hợp cho ăn tươi và chế biến muối mặn Năng suất có thể ựạt từ 1,34 - 1,54 kg/cây (khoảng 47,54 tấn/ha) với số lượng quả trung bình/cây ựạt 6,5 quả (vụ thu ựông) và 7,2 quả (vụ xuân hè), khối lượng trung bình quả ựạt

200 - 220 gam đây là giống có thể trồng cả trong 2 vụ thu ựông và xuân hè (đào Xuân Thảng và cs, (2005) [11]

Trong giai ựoạn 2000 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau quả ựã chọn tạo thành công hai giống dưa chuột F1 ăn tươi CV5 và CV11, ựã ựược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là các giống chắnh thức và giống cho sản xuất thử, hiện ựang phát triển rộng trong sản xuất đối với công tác chọn tạo giống dưa chuột lai F1, nghiên cứu nguồn vật liệu khởi ựầu là rất quan trọng Từ tập ựoàn 55 mẫu giống ựược thu thập có ựịnh hướng phục vụ chế biến từ nguồn ựịa phương trong nước cũng như nhập nội, các tác giả Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh (2006)[20], [3], ựã phân loại mẫu giống theo ựặc ựiểm sản phẩm sử dụng như: dạng muối chua gồm quả bao tử, quả nhỏ; quả muối

Trang 24

mặn Ngoài ra, các tác giả còn phân theo ựặc ựiểm sinh trưởng, ựặc ựiểm ra hoa

và khả năng chống chịu sâu bệnh của các mẫu giống Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi ựầu dưa chuột ựơn tắnh cái phục vụ chọn giống dưa chuột ưu thế lai, Viện Nghiên cứu Rau quả ựã tạo 17 dòng dưa chuột ựơn tắnh cái

(Gynoecious) ổn ựịnh về khả năng sinh trưởng và thể hiện giới tắnh (Nguyễn

Hồng Minh và cs., 2010) [10] Dựa trên các kết quả nghiên cứu tạo dòng tự phối dưa chuột, các tác giả ựã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1 và hai giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến CV209 -1 (ND3-2-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3) Hai giống dưa chuột CV29 và CV209 ựã ựược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất thử tháng 3 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh và cs., 2009) [3]; (Phạm Mỹ Linh và cs., 2009) [8]

Theo hướng phục tráng giống, trong thời gian 2000 - 2003, Viện Nghiên cứu Rau quả ựã phục tráng ựược giống Phú Thịnh, ựây là giống dưa chuột ựịa phương chủ lực trồng cho chế biến ựóng lọ và rất phổ biến tại các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến như Hưng Yên, Hà NamẦ Giống dưa chuột Phú Thịnh ựã ựược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận

là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004 (Phạm Mỹ Linh và cs., 2005) [7]

Hiện nay rất nhiều giống dưa chuột lai F1 ựược nhập vào nước ta và

ựã ựược xác ựịnh phù hợp với các ựiều kiện sinh thái vùng trồng như: giống 266 ựược nhập từ đài Loan, có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng từ 84 - 85 ngày, sai quả (17 - 19 quả/cây), khối lượng quả 124 -

125 gam, năng suất trung bình ựạt 65 - 70 tấn/ha Chất lượng quả tốt, giòn, thơm, có thể dùng ựể ăn tươi, trộn xa lát và chế biến muối mặn Giống thắch hợp trồng trong cả hai thời vụ ựông và xuân (Tạ Thu Cúc, 2007) [2]; (đoàn Ngọc Lân, 2004) [6]

Các công ty giống đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông, Công ty Giống

Trang 25

cây trồng miền Nam ựã nhập nội và khảo nghiệm nhiều giống dưa chuột ưu thế lai khác nhau từ nhiều nước trên thế giới và kết luận các giống F1 Happy

14, DN-3, DN-6 có nguồn gốc từ đài Loan cho năng suất và chất lượng cao (Phạm Mỹ Linh, 2010) [9]

2.3 Nông nghiệp hữu cơ

2.3.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc ựược quy ựịnh trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM với mục tiêu ựảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và ựem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao ựộ màu mỡ của ựất đó

là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất ựộc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt

cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng ựến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên

Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International Federation

of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau [38]

- Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, ựủ số lượng;

- Khuyến khắch và thúc ựẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể ựộng thực vật trong ựất, cây trồng và vật nuôi;

- Duy trì và tăng ựộ phì nhiêu của ựất trồng về mặt dài hạn;

- Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức tại ựịa phương;

- Giảm ựến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra

- Duy trì ựa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã

Trang 26

Mục ñích hàng ñầu của nông nghiệp hữu cơ là tối ña hóa sức khỏe và năng suất của các cộng ñồng ñộc lập về ñời sống ñất ñai, cây trồng, vật nuôi

và con người

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục ñích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong ñất ñến con người"

Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên

và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất ñủ lương thực có dinh dưỡng, không ñộc hại, và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn ñảm bảo, duy trì và gia tăng ñộ màu mỡ lâu dài cho ñất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, ñặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, ña dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với ñiều kiện ñịa phương

2.3.2 Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới

Trong lịch sử phát triển nông nghiệp ngay từ khi bắt ñầu nông nghiệp hữu cơ ñã ñược biết ñến Théophrast (372 – 287TCN) ñã nêu biện pháp ñộn chuồng ñể giữ và nâng cao chất lượng phân chuồng Théophrast ñã sắp xếp phân hữu cơ theo chất lượng giảm dần như sau: phân bắc > phân lợn > phân dê > phân cừu > phân bò ñực > phân ngựa Ở Trung Quốc, ngay từ thế kỷ VI, trong Tề Dân Yếu Thuật viết ñời Hậu Ngụy, Giả Tư Hiệp ñã ghi nhiều loại phân bón như phân tằm, phân bắc hoai, ñất vách, phân xanh, vùi tươi xác cây bộ ñậu Ông ñã nêu tỷ mỉ phương pháp luân canh cây bộ ñậu (ðậu xanh, ñậu ñen ) và xem biện pháp luân canh cây bộ ñậu làm ñất tốt không kém gì bón phân bắc hoai, phân tằm Ở Châu Mỹ, khi Christoph Colomb (1451 – 1506) ñặt chân lên Châu Mỹ cuối thế kỷ XV ñầu thế kỉ

Trang 27

XVI đã thấy thổ dân Châu Mỹ biết dùng cá chết bĩn cho ngơ Tuy nhiên vẫn chưa cĩ một tài liệu hay định nghĩa chính thức về nơng nghiệp hữu cơ Những người tiên phong đánh dấu sự ra đời của nơng nghiệp hữu cơ là Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert Howard và bà Eva Balfour lần đầu tiên xuất bản cuốn sách ý tưởng của họ về nơng nghiệp hữu cơ vào những năm

1920, 1930, 1940, nĩ đã dần hồn thiện và đã xác định được thế nào là phong trào sinh học và nơng nghiệp hữu cơ Họ nêu ra sự quan tâm chú ý về cơ sở sinh học của độ phì đất và mối liên hệ của nĩ với sức khỏe của người và động vật Rudolf Steiner là người đề xuất nhãn hàng hĩa cho sản phẩm của phong trào sinh học và cĩ lẽ đây là nhãn hữu cơ đầu tiên được phát triển Năm 1970, lần đầu tiên các sản phẩm hữu cơ được ra đời Trong những năm 1970, nhĩm các trang trại khác nhau ở Mỹ đã đưa ra nguyên tắc của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại Nhiều nhĩm đã phát triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ của

họ để đảm bảo với người mua rằng sản phẩm được gắn nhãn hữu cơ đã được sản xuất theo tiêu chuẩn của họ.Vào giữa những năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận đã được hình thành như SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy ðiển), FVO (Mỹ) Cuối cùng, vào năm 1990 với sự ra đời của qui định tại châu Âu về chứng nhận hữu cơ đã trở thành mối quan tâm theo hướng thương mại hĩa, các cơng ty chứng nhận được ra đời IFOAM là Liên đồn Quốc tế về phong trào sản xuất nơng nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chương trình cơng nhận của IFOAM được tơn trọng như một hướng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia cĩ thể được xây dựng về sản xuất hữu cơ.[39]

Hiện nay phương pháp nuơi trồng bằng cơng nghệ hữu cơ hiện đang được ứng dụng tại 120 nước Trang trại hữu cơ được phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước châu Âu vào những năm 1990 Từ năm 1988 tới năm 1999 tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên tới 46,2% Những năm gần đây tổng

Trang 28

diện tích hữu cơ ở châu Âu hàng năm tăng lên trung bình khoảng 30%/năm Vào ñầu năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha ñã ñược quản lý với hơn 100.000 trang trại hữu cơ ở trên nhiều nước châu Âu, chiếm tới 2% ñất nông nghiệp

Số trang trại hữu cơ tăng từ 830 năm 1990 lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2000 [40]

Bảng 2.5 Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2000

Nước sản xuất Diện tích rau quả hữu cơ (ha)

Xu hướng này ñang tăng nhanh tại Ấn ðộ, Trung Quốc và các nước

Mỹ La-tinh Trên thế giới hiện mới có hơn 26 triệu hécta ñất nông nghiệp ñang ñược quản lý sản xuất theo công nghệ hữu cơ – chiếm tỷ lệ tương ñối nhỏ (khoảng 1-2%) trong nền nông nghiệp toàn cầu Trung Quốc mới có hơn 1.000 công ty nông nghiệp và nông trại ñược chứng nhận là sản xuất bằng công nghệ hữu cơ Tại Ấn ðộ, khoảng 2,5 triệu ha, trang trại ñược cấp giấy chứng nhận sản xuất sạch theo phương pháp hữu cơ Năm 2006, thị trường nông sản canh tác bằng công nghệ hữu cơ toàn cầu ước tính ñạt 40 tỉ USD, tăng khoảng 10 tỉ so với trước ñó 1 năm Riêng tại Trung Quốc, giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ tăng từ mức dưới 1 triệu USD giữa thập niên

1990 lên hơn 200 triệu USD hiện nay

Trang 29

Mục tiêu chung của nông dân làm nông nghiệp hữu cơ là (M Loegreid

và ctv, 1999):

1 Sản xuất ñủ lương thực có chất lượng cao

2 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và vùi lại tối ña chất dinh dưỡng thực vật (tàn thể thực vật)

3 Tránh tối ña ảnh hưởng xấu ñến môi trường

4 Bảo ñảm bảo vệ lâu dài sức sản xuất lâu dài của ñất

5 Tạo cho vật nuôi một môi trường sống thích hợp với nhu cầu và cách sống tự nhiên của chúng

ðối với IFOAM hình thái chung của việc làm nông nghiệp hữu cơ là như sau:

1 Không dùng các nguyên liệu ñược chế biến bằng con ñường hóa học

2 Về nguyên tắc tránh dùng phân ñạm và phân lân hòa tan

3 ðược phép dùng kali sulfat và các nguyên tố vi lượng miễn là qua việc phân tích thấy ñã ñến ngưỡng thiếu

4 Nhổ cỏ hoặc sử dụng các biện pháp cơ giới

5 Chấp nhận quảng canh và trồng xen canh (intercropping) ñồng thời chống ñộc canh

6 Cấm chỉ việc dùng thuốc trừ cỏ và thuốc BVTV tổng hợp

7 Không chấp nhận công nghệ gen

Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực”

diễn ra ở Rome (Italia) năm 2007, các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ ðan Mạch nhận ñịnh an ninh lương thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ ñược bảo ñảm nếu từ nay ñến năm

2020, 50% diện tích ñất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất khẩu ở ñây ñược chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học,

Trang 30

đồng thời cĩ thể đa dạng hĩa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững Hơn nữa, nếu nơng sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng cĩ thể xuất khẩu với giá cao hơn nơng sản bình thường [42]

Hiện Quỹ Nơng nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xĩa đĩi giảm nghèo, đang giúp các nước tăng nhanh diện tích canh tác bằng cơng nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập một cách hài hịa lĩnh vực sản xuất tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nơng sản hữu cơ Theo IFAD, tăng cường ứng dụng cơng nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nơng thơn, giúp hạn chế làn sĩng di cư từ nơng thơn ra thành thị

2.3.3 Nơng nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Nơng nghiệp Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử, là nền nơng nghiệp hữu cơ bởi sự phát triển tự nhiên của nĩ Trước năm 1954 người Pháp đã đưa một số máy mĩc và phân hĩa học vào sử dụng ở Việt Nam, nhưng nơng dân Việt Nam cịn khơng hiểu sử dụng phân hĩa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào Với phương thức canh tác truyền thống, người nơng dân đã sử dụng tập đồn các giống cây trồng tại địa phương như Lúa (Tám xoan, nếp cái hoa vàng ), cây ăn quả (Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi ðoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, ) Các giống địa phương này cho năng suất khơng cao nhưng địi hỏi điều kiện chăm sĩc thấp, cĩ khả năng chống chịu sâu bệnh

và thích ứng được với điều kiện khí hậu tại địa phương Mặt khác, chúng là những giống cây trồng cĩ phẩm chất rất cao

Trước khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ở Việt Nam thì việc cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng tại địa phương dựa vào các nguồn: phân chuồng (đã ủ hoai mục), nước tiểu, bùn ao và các loại cây phân xanh như cốt khí, điền thanh, bèo dâu và các cây họ đậu Ngồi ra, người ta cịn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

Trang 31

Từ những năm 1960, ñặc biệt sau ngày giải phóng miền Nam, với nhiều giống cây trồng mới ñược áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu ñược cải tạo và mở rộng, diện tích tưới tiêu ñược tăng lên, phân hóa học và thuốc trừ sâu ñược dùng với số lượng lớn

Việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần ñi một số các giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự ña dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch hại cây trồng Khi sử dụng quá nhiều lượng phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật ñã mang lại ảnh hưởng xấu ñến môi trường Một số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật dư thừa tồn tại trong ñất, nước và gây ô nhiễm môi trường và tác ñộng xấu tới sức khỏe con người, ñộng vật, và môi trường sống

Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh và công nghiệp hóa nông nghiệp, ñã dẫn ñến nhiều nước quay trở lại với nông nghiệp hữu cơ trong ñó

có Việt Nam Trước xu hướng hội nhập với thế giới, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta cũng dần ñược phát triển theo hướng an toàn và bền vững Ở Việt Nam, năm 1998 mới manh nha một tổ chức "Phong trào nông nghiệp hữu cơ Việt nam" (gọi tắt là Foodlink) Các thành viên sáng lập Foodlink gồm một số các tổ chức của Việt Nam và nước ngoài, trong ñó có Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú thọ

Trong những năm gần ñây việc phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng ñược nhà nước và chính phủ quan tâm hơn Hướng tới một nền nông nghiệp sạch, giúp nông dân có kiến thức trong sản xuất sản phẩm sạch ñang là mục tiêu của nhà nước ta Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức phát triển Nông nghiệp ðan Mạch – Châu Á (ADDA) ñã hợp tác và phát triển

dự án: “Phát triển khuôn khổ cho sản xuất và marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam” Dự án ñã chính thức ñược Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1838/CP – QHQT và giao cho TƯ Hội Nông dân Việt Nam tiếp nhận thực hiện trong vòng 5 năm (2005 – 2010) Dự án này bước ñầu ñược triển khai ở

Trang 32

6 tỉnh: Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Tuyên Quang ðây là một trong những dự án phát triển hữu cơ ñầu tiên tại Việt Nam

Tháng 12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) ñã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia ñối với sản xuất theo hình thức hữu cơ, hiện có thể ñược áp dụng làm quy chiếu cho các nhà sản xuất, chế biến và những người khác quan tâm ñến các sản phẩm hữu cơ dành cho thị trường trong nước Bộ NN & PTNT lập kế hoạch thành lập một hệ thống chứng nhận dành cho thị trường nội ñịa cùng với các cơ quan chính phủ, các

tổ chức phi chính phủ quốc tế, khu vực tư nhân và các khu vực khác

Về sản xuất rau an toàn, ñược sự ñầu tư của Nhà nước nhiều mô hình sản xuất rau an toàn ở các tỉnh ñã ñược thực hiện từ năm 1995, ñến nay việc sản xuất rau an toàn không ngừng ñược gia tăng trong cả nước, thu ñược những kết quả ban ñầu ñáng khích lệ Tuy nhiên mới chỉ là mô hình nhỏ lẻ, manh mún, diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng diện tích rau chuyên canh của từng vùng, vấn ñề chất lượng, giá cả

và thương hiệu chưa ñược quan tâm Năm 1998 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ñã ban hành quyết ñịnh tạm thời về sản xuất “rau an toàn” Trong

ñó ñã ñưa ra khái niệm về rau an toàn: “ Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng ñúng với ñặc tính của giống, hàm lượng các hóa chất ñộc hại và mức ñộ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì ñược coi là rau ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “Rau

an toàn” (Phạm Thị Thùy, 2006) Và ñưa ra những yêu cầu về chất lượng rau

an toàn như sau:

1 Chỉ tiêu về nội chất: chỉ tiêu về nội chất ñược quy ñịnh cho rau tươi bao gồm:

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Trang 33

Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu : Cu, Pb, Hg Cd, As

Mức ñộ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E Coli, Samonella sp… và kí sinh trùng ñường ruột (trứng giun ñũa Ascaris sp)

Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau an toàn ñều phải nằm dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức nông lương Quốc tế (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc của một số nước trên thế giới như Mỹ, Nga

2 Tiêu chuẩn về hình thái : Sản phẩm phải ñược thu hoạch ñúng lúc, ñúng yêu cầu từng loại rau (ñúng ñộ già kỹ thuật hay thương phẩm), không dập nát, hư hỏng, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp

2.4 Tìm hiểu về phân giun quế

2.4.1 ðặc ñiểm chung của giun quế

Giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, thuộc chi Pheretima,

họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ ñang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo ñất trực tiếp như một số loài giun ñịa phương sống trong ñất Giun quế là một trong những giống giun ñã ñược thuần hóa, nhập nội và ñưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ ðây là loài giun mắn ñẻ, xuất hiện rải rác ở các vùng nhiệt ñới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch.[41]

- Giun quế có kích thước tương ñối nhỏ Khi trưởng thành, chúng có ñộ dài vào khoảng 10 – 15cm, thân nhiệt hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành

có thể ñạt 1- 2mm, có màu từ nâu ñỏ ñến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai ñầu hơi nhọn Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều ñốt, trên mỗi ñốt có một vành tơ Khi di chuyển, các ñốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các ñốt bám vào cơ chất, ñẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng

- Trong cơ thể giun quế, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất thô khoảng 15 – 20% Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như

Trang 34

sau: Protein: 68 – 70%, Lipid: 7 – 8%, chất ñường: 12 – 14%, tro: 11 – 12% Giun Quế không có phổi, mà hô hấp qua da, nếu da khô thì giun bị chết Chúng có khả năng hấp thu Oxi và thải CO2 trong môi trường nước, ñiều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi ñốt Các cơ quan này ñảm bảo cho việc bài tiết các chất thải chứa ñạm dưới dạng Amoniac và Ure Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày ñược nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương ñương với trọng lượng cơ thể của nó Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicompost) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở ñây vào khoảng 0.7) Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt ñộng ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài ðây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo ñất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên

- Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt ñộ và biên ñộ nhiệt cao, ñộ mặn và ñiều kiện khô hạn Nhiệt ñộ thích hợp nhất với giun quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt ñộ khoảng 30oC và ñộ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh Ở nhiệt ñộ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt ñộng và có thể chết; hoặc khi nhiệt ñộ của luống nuôi lên quá cao, chúng cũng bỏ ñi hoặc chết Chúng có thể chết khi ñiều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxi

- Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm ướt và có ñộ pH ổn ñịnh, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các ñống phân ñộng vật, các ñống rác hoai mục Qua các thí nghiệm thực hiện cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu ñựng ñược phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ

ñi Chúng rất ít có mặt trên các ñồng ruộng canh tác, dù nơi ñây có nhiều chất

Trang 35

thải hữu cơ Có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không ñảm bảo ñiều kiện ñộ ẩm thường xuyên

- Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác ñang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…) Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn, sẽ hấp dẫn chúng hơn Chúng sẽ ngửi ñược và tự tìm ñến

- Giun Quế là sinh vật lưỡng tính – chúng có cả cơ quan sinh dục ñực lẫn sinh dục cái ðai và các lỗ sinh dục nằm ở phía ñầu của cơ thể Mặc dù vậy chúng không thể tự sinh sản ñược mà phải tìm một con khác ñể trao ñổi tinh trùng, giao phố chéo với nhau ñể hình thành kén ở mỗi con Giun trưởng thành khi ñược bốn tuần tuổi và bắt ñầu trồi lên mặt ñất ñể giao phối Khi giao phối hai con giun nằm ngược ñầu với nhau, ñóng tất cả các cơ quan kích thích khác, nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc Một lượng lớn chất nhầy ñược cả hai tiết ra, nhờ ñó giun trao ñổi tinh trùng Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai ñi ñường nấy Lúc này, các Clitellun bắt ñầu tiết ra một chất ñặc biệt, tạo nên chiếc kén chứa trứng của giun và tinh trùng của bạn tình Kén ñược hình thành ở ñai sinh dục, trong mỗi kén chứa từ 5 – 15 trứng, kén giun di chuyển dần về phía ñầu và hơi nhú

ra ñất Kén áo hình dạng thon dài, hai ñầu túm nhọn lại, ban ñầu có màu trắng ñục, sau chuyển sang nâu nhạt rồi vàng nhạt Chiếc kén dài 2mm này tuột ra khỏi ñầu giun và ñóng lại, tạo thành hình hạt bông cỏ Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này – ðây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản

Sau 2 – 3 tuần, giun con tự chui ra theo ñầu kén Khi mới nở, giun con nhỏ như ñầu kim, có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu ñỏ và bắt ñầu xuất hiện một vằn ñỏ thẫm trên lưng Khoảng từ 15 – 30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt ñầu xuất hiện ñai

Trang 36

sinh dục; từ lúc này chúng bắt ñầu có khả năng cặp ñôi và sinh sản Con trưởng thành khỏe mạnh có màu nâu ñỏ hoặc mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể

Giun quế sinh sản rất nhanh trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới tương ñối

ổn ñịnh và có ñộ ẩm cao Cứ một tuần ñẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban ñầu trong ñiều kiện sống thích hợp có thể tạo ra

từ 1.000 – 1.500 cá thể trong một năm

2.4.2 Giá trị của phân giun quế ñối với sản xuất nông nghiệp

- Phân giun chứa hầu hết các chất dinh dưỡng như ñạm (N), lân(P) dễ

tiêu, kli, magiê (Mg), canxi (Ca) và các nguyên tố vi lượng với hàm lượng cao[37] ðặc biệt là các khoáng chất này lại ñược cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như những loại phân hữu cơ khách phải ñược phân hủy trong ñất trước khi cây hấp thụ Sẽ không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón

phân giun

- Phân giun chứa ñựng một hỗn hợp vi sinh vật có hoạt tính cao ñặc biệt

là nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn có lợi cho ñất và cây trồng Là chất xúc tác sinh học, phân hủy phần cặn bã của cây trồng và phân ñộng vật cũng như kén giun

rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn [37]

Báo cáo của Rodriguez, H and R Fraga, 1999 cho răng: mỗi gram vermicompost bao gồm xạ khuẩn, Azotobacter, Rhizobium, Nitrobacter, vi khuẩn hòa tan phosphate dao ñộng từ 102 - 106 [31]

- Phân giun giầu các chất ñiều tiết sinh trưởng

Neilson và Tomati báo cáo rằng trong phân giun có chứa hormone 'auxin, cytokinin , gibberellins ñược tiết ra bởi giun quế Nó cũng ñã ñược chứng minh bởi Grappelli & Tomati [35], [36], [37] rằng tăng trưởng của cây cảnh sau khi thêm dung dịch nước chiết xuất từ phân giun quế tương tự như với việc bổ sung auxin, gibberellins và cytokinin qua ñất

- Phân giun giàu axit humic:

Trang 37

Canellas[24] người ñã tìm thấy rằng các axit humic phân lập từ phân giun quế làm tăng cường, kéo dài sự hình thành của rễ ngô

Pramanik[30] cũng báo cáo rằng các axit humic tăng cường hấp thu dinh dưỡng bởi làm tăng tính thấm qua màng tế bào, kích thích rễ tăng trưởng

và gia tăng nhanh chóng của lông hút

- Trong phân giun không chứa hóa chất ñộc hại:

Một số nghiên cứu ñã tìm thấy rằng giun ñất có hiệu quả tích lũy hoặc phân hủy một số hóa chất hữu cơ và vô cơ, bao gồm cả kim loại nặng, clo hữu cơ, dư lượng thuốc trừ sâu và hydrocacbon thơm ña vòng (PAHs) trong môi trường mà nó sinh sống

- Phân giun bảo vệ cây trồng chống lại sâu bệnh và các bệnh khác nhau: Hiện ñã có bằng chứng ñáng kể trong những năm gần ñây liên quan ñến khả năng của phân giun quế ñể bảo vệ cây trồng chống lại sâu bệnh hoặc bằng cách ngăn chặn, ñẩy lùi hoặc tạo ra kháng thể trong thực vật ñể chống lại chúng [23],[21]

- Phân giun quế có chứa một số thuốc kháng sinh và xạ khuẩn giúp cây trồng tăng sức ñề kháng chống lại sâu bệnh, giảm thuốc bảo vệ thực vật ñáng kể [32],[33]

- Phân giun quế gia tăng khả năng giữ nước của ñất vì phân giun có dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể ñể chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như gia tăng khả năng giữ nước

- Phân giun làm giảm hàng lượng dạng Acid carbon trong ñất và gia tăng nồng ñộ ñạm ở trạng thái mà cây trồng có thể hấp thụ ñược

- Phân giun có nồng ñộ pH = 7 nên nó có khả năng ñiều hòa môi trường, giúp cây phát triển trong ñất mà ở ñó có nồng ñộ pH quá cao hoặc quá thấp

- Ngoài ra thì giun quế cũng có nhiều tác dụng khác như: làm thức ăn lý tưởng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, là một nguồn dược liệu quý dùng trong y học có thể chữa ñược nhiều bệnh như các bệnh về huyết áp, hen

Trang 38

suyễn, tim mạch, thần kinh, thấp khớp, … Giun Quế cũng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Chất lượng phân giun phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong ñó yếu tố nguồn thức ăn ñầu vào cho giun có ảnh hưởng lớn nhất Kết quả so sánh thành phần dinh dưỡng của phân giun khi thức ăn cho giun có nguồn gốc thức với phân giun có nguồn gốc thức an từ phân chuồng

Bảng 2.6 Thành phần hoá học của garden compost và vermicompost

Thành phần hoá học Garden compost

(Có nguồn từ thực vật)

Vermicompost (Có nguồn gốc từ phân chuồng)

Trang 39

Bảng 2.7 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc(%)

Loại phân N tổng số P2O5 K2O tổng số Chất hữu cơ Nước

(Nguồn: Giun ñất với nhà nông, NXB Nông nghiệp, 2009)

Qua bảng 2.10 cho ta thấy, hàm lượng ñạm tổng số, P2O5, K2O trong phân giun quế ñều cao hơn so với trong một số loại phân gia xúc

2.4.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế trên thế giới

Từ rất lâu người ta ñã nghiên cứu giun ñất và vai trò của nó trong tự nhiện như Aristote, Darwin,… nhưng nhiều nghiên cứu liên quan ñến giun tập trung nhất vào những năm thuộc thế kỷ 20

- Nghiên cứu về vai trò của giun trong hệ sinh thái: Tracey (1951) ñã chứng minh sự hiện diện của các enzyme cellulaz và kitinaz phân hủy cellulose và kitin Mitchell và cộng tác viên (1977), Hamil, Hanotiaux nghiên cứu khả năng mùn hóa của chất hữu cơ của giun ñất Barley, Jenning (1959), … nghiên cứu phân giun và nhận thấy phân có lượng Nitơ hữu dụng cho cây trồng tăng cao hơn [37] Jacobson (1944), Graaf (1971) phân giun tăng nguyên tố t trao ñổi Ca, Mg, P, K,…[36]

- Edwards & Arancon nghiên cứu về phân giun quế với khả năng hạn chế nguồn nấm bệnh từ ñất ñối với cây trồng [25]

- Anonymous(2001) nghiên cứu về phân giun như là thuốc chống côn trùng, sử dụng phân giun làm giảm mật ñộ gây hại cây trồng.[22]

Trong một kết quả nghiên cứu của Cục bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp trường ðại học Mohaghegh Ardabili, Ardabil, Iran cho rằng, khi sử dụng Vermicompost trên 2 giống dưa chuoogj Royal và giống Storm ñã làm giảm 30 % loại rệp Hemiptera: Aphididae [28]

Trang 40

- Nghiên cứu về các ñặc ñiểm sinh trưởng, sinh sản của giun: Edward (1972), Grove và Newell (1962),… nghiên cứu về hình thái và cấu tạo của giun Bonche (1972), Pussard, Fayolle (1983) nghiên cứu về phân loại, khả năng tăng trưởng sinh sản của giun ñất và môi trường sinh sống của chúng

Từ việc nuôi giun ñất ñể nghiên cứu, các nhà khoa học ñã phát hiện ra những loài giun dễ nuôi trong ñiều kiện nhân tạo Từ ñó họ bắt ñầu nghiên cứu nuôi giun vì mục ñích kinh tế và cải tạo môi trường Công việc nuôi giun ñất ñơn giản, không cần những kỹ năng và trình ñộ văn hóa cao Trẻ em, người già, người tàn tật ñều nuôi giun ñược

- Nghề nuôi giun (giun ñất, giun quế,…) ñã hình thành từ hàng trăm năm nay Do lợi ích của giun ñất nên nhiều nước ñã quan tâm nuôi và sử dụng giun, chọn lọc và lai tạo một số giống giun có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu là giun Quế Mỹ ñã có lịch sử nuôi và sử dụng giun từ hơn 80 năm nay Năm 1980, ở Mỹ ñã có hơn 90.000 trang trại nuôi giun Ở Manila (Philipin) có hơn 50.000 hộ nuôi giun Trung Quốc bắt ñầu nuôi giun từ cuối thập kỉ 70

- Wormtech Limited là một công ty ñóng tại hạt Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác thải ñể tái chế Hiện nay, Wormtech ñang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các “công nhân giun” làm việc, cần tuyển khoảng 18 tỷ giun ñất cho dự án tái chế của mình Theo dự tính, phải có khoảng 30.000 tấn giun ñất, nhờ ñó tạo ñược công ăn việc làm cho khoảng 20 lao ñộng ñịa phương Lũ giun cần khoảng một tháng ñể làm phân hủy toàn bộ chỗ rác, cung cấp nguyên liệu ñể sản xuất khoảng 12 loại sản phẩm hữu cơ Owen cho biết: “Trên khắp nước Anh có khoảng 700 trại nuôi giun, và họ sẽ cung cấp giun cho chúng tôi Còn trong tương lai, chúng tôi sẽ tự mình nuôi lấy giun ñất Với một loại máy nhặt giun ñặc biệt, chúng tôi sẽ ñảm bảo sao cho không có bất cứ con giun nào lọt ñược

Ngày đăng: 06/11/2014, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 191-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau và trồng rau
Tác giả: Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
3. Ngô Thị Hạnh, Phạm Mỹ Linh, Trần Khắc Thi (2009), “Kết quả chọn tạo giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến ủúng hộp nguyờn quả”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Giống cây trồng và vật nuôi - Tập 2, tr. 19-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến ủúng hộp nguyờn quả”, "Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Tác giả: Ngô Thị Hạnh, Phạm Mỹ Linh, Trần Khắc Thi
Năm: 2009
5. Vũ Tuyên Hoàng và cs. (1995), “Giống dưa chuột H1”, Nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 162-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống dưa chuột H1”, "Nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng và cs
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
6. ðoàn Ngọc Lân (2006), Nghiên cứu khả năng thích ứng và các biện phỏp kỹ thuật trồng trọt ủể tăng năng suất, chất lượng sản phẩm của một số giống dưa chuột nhập nội trờn ủịa bàn tỉnh Thanh Húa, Luận ỏn tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội, 155 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng thích ứng và các biện phỏp kỹ thuật trồng trọt ủể tăng năng suất, chất lượng sản phẩm của một số giống dưa chuột nhập nội trờn ủịa bàn tỉnh Thanh Húa
Tác giả: ðoàn Ngọc Lân
Năm: 2006
7. Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Phạm Văn Dùng (2005), “Kết quả phục tráng giống dưa chuột Phú Thịnh”, Kỷ yếu: Kết quả chọn tạo và nhân giống một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 67-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả phục tráng giống dưa chuột Phú Thịnh”, "Kỷ yếu: "Kết quả chọn tạo và nhân giống một số loại rau chủ yếu
Tác giả: Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Phạm Văn Dùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
8. Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Trần Khắc Thi (2009), “Kết quả chọn tạo giống dưa chuột quả dài phục vụ chế biến muối mặn và ăn tươi”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Giống cây trồng và vật nuôi - Tập 2, tr. 5-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo giống dưa chuột quả dài phục vụ chế biến muối mặn và ăn tươi”, "Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Tác giả: Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Trần Khắc Thi
Năm: 2009
9. Nguyễn Hồng Minh, Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh (2010), “Kết quả ủỏnh giỏ nguồn vật liệu khởi ủầu phục vụ tạo dũng dưa chuột ủơn tớnh cỏi”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (T3/2010), tr. 75-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ủỏnh giỏ nguồn vật liệu khởi ủầu phục vụ tạo dũng dưa chuột ủơn tớnh cỏi”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh
Năm: 2010
10. Nguyễn Hồng Minh, Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh (2010), “Kết quả ủỏnh giỏ nguồn vật liệu khởi ủầu phục vụ tạo dũng dưa chuột ủơn tớnh cái”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (T3/2010), tr. 75-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ủỏnh giỏ nguồn vật liệu khởi ủầu phục vụ tạo dũng dưa chuột ủơn tớnh cái”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh, Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh
Năm: 2010
11. đào Xuân Thảng, Nguyễn Tấn Hinh, đoàn Xuân Cảnh (2005), ỘKết quả chọn tạo giống dưa chuột PC4”, Kỷ yếu: Kết quả chọn tạo và nhân giống một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo và nhân giống một số loại rau chủ yếu
Tác giả: đào Xuân Thảng, Nguyễn Tấn Hinh, đoàn Xuân Cảnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
12.Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1999), Sổ tay người trồng rau.NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
13. Trần Khắc Thi, Vũ Tuyờn Hoàng (1979), "Nghiờn cứu ủặc ủiểm cỏc giống dưa chuột Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 28-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu ủặc ủiểm cỏc giống dưa chuột Việt Nam
Tác giả: Trần Khắc Thi, Vũ Tuyờn Hoàng
Năm: 1979
14. Trần Khắc Thi (1981), Giống dưa chuột Hữu nghị, Báo KH và ðời sống Hà Nội, số 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống dưa chuột Hữu nghị
Tác giả: Trần Khắc Thi
Năm: 1981
15. Trần Khắc Thi (1985), Nghiờn cứu ủặc ủiểm một số giống dưa chuột và ứng dụng chỳng trong cụng tỏc giống tại ủồng bằng sụng Hồng, Luận ỏn tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, 165 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu ủặc ủiểm một số giống dưa chuột và ứng dụng chỳng trong cụng tỏc giống tại ủồng bằng sụng Hồng
Tác giả: Trần Khắc Thi
Năm: 1985
16. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (1995), Kỹ thuật trồng trọt và chế biến rau xuất khẩu. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng trọt và chế biến rau xuất khẩu
Tác giả: Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
17. Trần Khắc Thi (1999), Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 18. Trần Khắc Thi (2003), Quy trình Nông nghiệp Công nghệ cao cây dưachuột Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch". NXB Nông nghiệp, Hà Nội 18. Trần Khắc Thi (2003), "Quy trình Nông nghiệp Công nghệ cao cây dưa
Tác giả: Trần Khắc Thi (1999), Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 18. Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
19. Trần Khắc Thi (2003), Trồng, bảo quản và chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng, bảo quản và chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
20.Trần Khắc Thi, Ngụ thị Hạnh (2006). “Nghiờn cứu ủặc tớnh nụng sinh học của các giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) sử dụng cho chế biến”, Kỷ yếu: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau, Hoa, Quả và Dâu tằm tơ giai ủoạn 2001 - 2005, NXB Nụng nghiệp, Hà Nội, tr. 29-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu ủặc tớnh nụng sinh học của các giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) sử dụng cho chế biến”, Kỷ yếu: "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau, Hoa, Quả và Dâu tằm tơ giai ủoạn 2001 - 2005
Tác giả: Trần Khắc Thi, Ngụ thị Hạnh
Nhà XB: NXB Nụng nghiệp
Năm: 2006
25. Chahal G.S, Gosal S.S. (2002), Principle and Procedures of plant breeding - Biotechnological and Conventional Approaches, Alpha Science International Ltd., Harrow, UK: 604p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principle and Procedures of plant breeding - Biotechnological and Conventional Approaches
Tác giả: Chahal G.S, Gosal S.S
Năm: 2002
29. Jin- feng Chen, Long - Zheng Chen, Yong Zhuang, You - Gen Chen, Xiao -Hui Zhou (2006), Cucumber breeding and genomics: Potential from research with Cucumis hystrix, Nanjing Agricultural University, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cucumis hystrix
Tác giả: Jin- feng Chen, Long - Zheng Chen, Yong Zhuang, You - Gen Chen, Xiao -Hui Zhou
Năm: 2006
26. Edwards, C.A. and N. Arancon, 2004. Vermicompost Supress Plant Pests and Diseases Attacks. In REDNOVA NEWS:http://www.rednova.com/display/ ?id =55938 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Sự hút các chất dinh dưỡng của cây dưa chuột trong quá trình - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 2.2. Sự hút các chất dinh dưỡng của cây dưa chuột trong quá trình (Trang 16)
Hình 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dưa chuột 5 tháng/2009 - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Hình 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dưa chuột 5 tháng/2009 (Trang 21)
Bảng 2.5 Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2000 - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 2.5 Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2000 (Trang 28)
Bảng 2.9 cho thấy phân giun quế có nguồn gốc từ phân chuồng có chất  lượng dinh dưỡng cao hơn so với phân giun có nguồn gốc từ thực vật - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 2.9 cho thấy phân giun quế có nguồn gốc từ phân chuồng có chất lượng dinh dưỡng cao hơn so với phân giun có nguồn gốc từ thực vật (Trang 38)
Bảng 2.7 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc(%) - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 2.7 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc(%) (Trang 39)
Bảng 3.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng phân giun quế - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 3.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng phân giun quế (Trang 46)
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến thời - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến thời (Trang 56)
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến ủộng thỏi - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến ủộng thỏi (Trang 59)
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến ủộng thỏi ra - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến ủộng thỏi ra (Trang 61)
Hình 3. Ảnh hưởng tương tác của các tổ hợp phân bón và giống - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Hình 3. Ảnh hưởng tương tác của các tổ hợp phân bón và giống (Trang 62)
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến số - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến số (Trang 63)
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến biểu - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến biểu (Trang 64)
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến ủến một số - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến ủến một số (Trang 66)
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến chất - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún hữu cơ và giống ủến chất (Trang 67)
Bảng 4.8. Tình hình sâu bênh hại trên cây dưa chuột - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.8. Tình hình sâu bênh hại trên cây dưa chuột (Trang 68)
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến yếu tố cấu - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến yếu tố cấu (Trang 70)
Bảng 4.10 Ảnh hưởng tương tỏc của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.10 Ảnh hưởng tương tỏc của cỏc tổ hợp phõn bún và giống ủến (Trang 73)
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới thời gian - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế tới thời gian (Trang 74)
Bảng 4.12.Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế tới ủộng thỏi tăng - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế tới ủộng thỏi tăng (Trang 75)
Hỡnh 4  cho thấy tốc ủộ tăng trưởng chiều cao cõy tăng dần trong thời  kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tăng nhanh trong thời kỳ trải lỏ bàng và ủạt tốc ủộ  cao nhất ở thời kỳ hỡnh thành bắp sau ủú ổn ủịnh và giảm dần - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
nh 4 cho thấy tốc ủộ tăng trưởng chiều cao cõy tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tăng nhanh trong thời kỳ trải lỏ bàng và ủạt tốc ủộ cao nhất ở thời kỳ hỡnh thành bắp sau ủú ổn ủịnh và giảm dần (Trang 76)
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến ủộng thỏi tăng - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến ủộng thỏi tăng (Trang 77)
Hỡnh 5. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến ủộng thỏi tăng - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
nh 5. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến ủộng thỏi tăng (Trang 78)
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế tới ủộng thỏi tăng - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế tới ủộng thỏi tăng (Trang 79)
Hỡnh 6. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế tới ủộng thỏi tăng - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
nh 6. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế tới ủộng thỏi tăng (Trang 80)
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến tỡnh hỡnh sõu - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến tỡnh hỡnh sõu (Trang 82)
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến một số yếu tố - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến một số yếu tố (Trang 84)
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến hiệu quả kinh tế - Nghiên cứu khả năng sử dụng phân giun quế trên rau sản xuất theo hướng hữu cơ tại gia lâm hà nội
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng phõn giun quế ủến hiệu quả kinh tế (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w