Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn thường, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao trong khi số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ y tế tại các tuyến chưa phù
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC
HÀ QUYẾT THẮNG
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Những đảm bảo trên tôi xin chịu trách nhiệm nếu có phát hiện không đúng./
Người viết
Hà Quyết Thắng
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm qua, tôi đã học lớp Cao học Y học dự phòng tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, trong suốt quá trình học tập tại đây tôi đã được Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa Y tế cộng cộng, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Y Dược đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong hai năm học qua
Tôi biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Trịnh Văn Hùng - Trưởng phòng Đào tạo, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế các huyện, Thành phố của tỉnh, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang cùng toàn thể các anh, chị và các bạn đồng nghiệp trong ngành Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện
về tinh thần cũng như vật chất và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành khóa học này./
Học viên
Hà Quyết Thắng
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Dang mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu 3
1.2 Thực trạng nguồn nhân lực ngành y tế 5
1.2.1 Nguồn nhân lực y tế trên thế giới 5
1.2.2 Thực trạng nhân lực y tế ở Việt Nam 6
1.3 Tổ chức và hoạt động của y tế xã/phường/thị trấn 9
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của y tế xã, phường, thị trấn 9
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn 12
1.3.3 Vai trò của y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân 15
1.3.4 Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường 16
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 29
2.3.3 Kỹ thuật thu thập số liệu 30
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.4 Công cụ thu thập thông tin, số liệu 30
2.3.5 Chỉ tiêu nghiên cứu 31
2.3.6 Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu 33
2.3.7 Khống chế sai số 33
2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
2.5 Hạn chế của đề tài 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường ở Tuyên Quang 36
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường, thị trấn tỉnh Tuyên Quang 50
3.2.1 Sự thực thi các văn bản của Đảng, Chính quyền ảnh hưởng đến nhân lực y tế xã, phường thị trấn 50
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực y tế xã, phường thị trấn theo đánh giá của cán bộ y tế và người dân 52
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1 Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường thị trấn tại tỉnh Tuyên Quang 57
4.1.1 Về số lượng cán bộ y tế xã 57
4.1.2 Về chất lượng cán bộ ở tuyến xã 59
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường thị trấn tại Tuyên Quang 62
4.2.1 Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền 62
4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực y tế xã, phường thị trấn theo đánh giá của cán bộ y tế và người dân 63
KẾT LUẬN 70
KHUYẾN NGHỊ 72
PHỤ LỤC 80
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Một số chỉ số cơ bản về nhân lực tại các trạm Y tế xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2013 36
Bảng 3.2 Phân bố cán bộ y tế, cán bộ dân số xã theo đơn vị hành chính 37
Bảng 3.3 Tỷ lệ cán bộ y tế xã, phường thị trấn phân theo trình độ chuyên môn 38 Bảng 3.4 Số lượng cán bộ Y tế xã, phường hiện có so với Thông tư 08 39
Bảng 3.5 Số lượng Bác sỹ đang làm việc tại trạm Y tế 41
Bảng 3.6 Phân bố cán bộ y tế xã, phường là Y sỹ theo tuổi, giới 43
Bảng 3.7 Trình độ học vấn của số Y sĩ < 30 tuổi 43
Bảng 3.8 Phân bố CBYT là Y sỹ theo cơ cấu chuyên môn 44
Bảng 3.9 Phân bố nhân lực y tế theo chuẩn Quốc gia về Y tế xã 44
Bảng 3.10 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua một số chỉ số về khám chữa bệnh qua năm 2012 so với năm 2011 46 Bảng 3.11 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua một số chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em năm 2012 47
Bảng 3.12 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua một số chỉ số về thực hiện chương trình phòng chống Sốt rét 48
Bảng 3.13 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế xã thông qua một số chỉ số về thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS 48 Bảng 3.14 Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở theo báo cáo của Trung tâm y tế các huyện, thành phố 49
Bảng 3.15 Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế về cơ cấu cán bộ Y tế tại trạm Y tế hiện nay 52
Bảng 3.16 Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế về các yếu tố cần để thu hút bác sỹ làm việc tại trạm y tế xã 52
Bảng 3.17 Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế xã, phường về sự gắn bó với y tế cơ sở 53
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.18 Ý kiến của trưởng trạm y tế về lý do cán bộ y tế xã không hài lòng
làm việc tại trạm y tế xã 54 Bảng 3.19 Ý kiến của Trưởng trạm y tế xã nhận xét về sự thỏa đáng của các
chế độ chính sách hiện nay của Nhà nước 55 Bảng 3.20 Ý kiến trả lời của Trạm trưởng trạm y tế xã về việc thực hiện chế
độ chính sách Nhà nước đối với cán bộ y tế xã hiện nay 55 Bảng 3.21 Ý kiến trả lời của trưởng trạm y tế xã về giải pháp tạm thời cho
việc thiếu bác sỹ tại Trạm y tế xã 56
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 3.1 Phân bố cán bộ y tế xã theo giới tính, nhóm tuổi 40 Biểu 3.2 Phân bố cán bộ y tế là Bác sỹ theo tuổi, giới 42
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện
cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một nhiệm vụ chính trị quan trọng luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm
Những năm qua, cùng với nỗ lực thực hiện các giải pháp về tài chính và
cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngành y tế đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Số lượng, trình độ, cơ cấu cán bộ chuyên môn của các đơn vị y tế phải đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, chất lượng làm việc của cán bộ, từ đó đảm bảo tối đa quyền lợi người bệnh Chính vì vậy, liên bộ
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở
08/2007/TTLT/BYT-y tế nhà nước (TT08) [8]
Tuy là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng với chủ trương đưa dịch vụ
y tế đến gần với người dân, nhất là vùng khó khăn, thực hiện công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao Trong những năm qua, công tác khám, chữa bệnh ở tuyến cơ
sở tại Tuyên Quang được thực hiện khá tốt, giải quyết một phần gánh nặng cho tuyến trên và đã góp phần quan trọng trong việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội Hoạt động của mạng lưới y tế tuyến huyện, xã được cải thiện đã góp phần giúp người dân giảm chi phí khi
ốm đau, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với người nghèo [4], [16]
Trên thực tế, những năm gần đây hoạt động của tuyến y tế cơ sở đã xuất hiện những bất cập: Dân số tăng, dịch bệnh có những diễn biến khác
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thường, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao trong khi số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ y tế tại các tuyến chưa phù hợp [14] Việc liên tục thay đổi mô hình tổ chức ngành y tế, Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em giải thể, lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình chuyển về ngành
y tế, trạm y tế xã có thêm một nhiệm vụ và một biên chế cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình Những thay đổi trên diễn ra khi mà trung tâm y tế huyện, phòng y tế huyện và bệnh viện đa khoa huyện được tách ra để đảm nhiệm các chức năng riêng biệt, ban đầu đã có những ảnh hưởng không tốt đến sự gắn kết trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa tuyến huyện và xã
Xác định việc xây dựng trạm y tế, cung cấp trang thiết bị khám chữa bệnh đồng thời với việc đào tạo cán bộ cho y tế cơ sở là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của ngành y tế nói chung và ngành y tế Tuyên Quang nói riêng Để cung cấp bằng chứng khoa học về thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường, thị trấn và những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của tuyến y
tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đề từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng
và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang”
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được đưa vào Nghị quyết của tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Đại hội của WHO nhân kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức
y tế thế giới vào tháng 5 năm 1977 Sau đó đã trở thành tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế AlmaAta tháng 9 năm 1978 với sự cam kết của các quốc gia, đặc
biệt là các nước thuộc thế giới thứ ba, với khẩu hiệu: "Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000" [59], [61], [69], đồng thời nhất trí nội dung CSSKBĐ
là một cách tiếp cận để đạt tới sức khỏe cho mọi người Định nghĩa sức khỏe
theo Tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật” Mục tiêu chung của Tổ chức y tế thế giới là phấn đấu để đạt
được cho tất cả mọi người một mức độ cao nhất có thể được về sức khỏe Tại Hội nghị Alma Ata năm 1978 nội dung và những nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được xác định Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành trọng tâm chính để tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới Tổ chức y tế thế
giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà
họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được” [59], [69]
Từ sau khi có tuyên ngôn Alma - Ata, ở các nước khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ - La tinh, đặc biệt các nước khu vực đông nam Á và châu Phi đã thực sự có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế Hầu hết hệ thống y tế cơ
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
sở đã được thiết lập và được quan tâm đầu tư xây dựng Trong đó phải kể đến
hệ thống nhân viên y tế cộng đồng thuộc các cộng đồng dân cư khác nhau như
ở Mozambic, Zimbabwe, Tanzania, Nigieria, Thailand, Philippines, Indonesia, Malaysia Tuy có những cơ chế hoạt động và chính sách khác nhau, nhưng đều có chung một mục tiêu là: cung cấp các dịch vụ y tế tối cần thiết cho cộng đồng dân cư, hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh, phát triển bệnh dịch, phòng ngừa hậu quả xấu, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình, cộng đồng và xã hội…với chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản, phổ thông đại chúng và
2- Cải thiện điều kiện dinh dưỡng - ăn uống
3- Cung cấp nước sạch - thanh khiết môi trường
4- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình
5- Tiêm chủng mở rộng
6- Phòng và chống bệnh dịch lưu hành
7- Khám chữa bệnh và thương tích thông thường
8- Cung cấp thuốc thiết yếu
Việt Nam chấp nhận 8 điểm trên và bổ sung thêm 2 nội dung có tính đặc thù đó là:
1- Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở
2- Quản lý sức khỏe
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Để thực hiện các nội dung CSSKBĐ nêu trên, nguồn lực Trạm y tế xã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, theo đa số ý kiến các chuyên gia nghiên cứu
về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, khái niệm nguồn lực trạm y tế xã có thể
khái quát bao gồm 3 yếu tố cơ bản: nhân lực, vật lực và tài lực Nhân lực ở đây là nguồn lao động, là đội ngũ cán bộ trạm y tế xã; vật lực là cơ sở, vật chất, trang thiết bị y tế; tài lực là các nguồn tài chính của trạm y tế xã [36]
1.2 Thực trạng nguồn nhân lực ngành y tế
1.2.1 Nguồn nhân lực y tế trên thế giới
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 59.8 triệu nhân viên y tế, số lượng nhân viên y tế thiếu hụt ước khoảng hơn 4.2 triệu người Chỉ riêng châu Phi cần khoảng 1 triệu nhân viên y tế Trong năm 2006, Tổ chức y tế thế giới (WHO) tuyên bố rằng một đất nước có ít hơn 2.3 bác sỹ, y tá và nữ hộ sinh trên 100.000 dân là đất nước đang trải qua tình trạng thiếu nhân viên y tế Tình trạng này đang tồn tại ở 57 quốc gia (36 quốc gia trong số đó ở khu vực châu Phi cận Sahara) Nhiều yếu tố đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân lực y
tế, bao gồm cả sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia; sự bùng phát các đại dịch cũ và mới; đặc biệt, việc di cư của các cán bộ y tế đang gia tăng do sự chênh lệch trong điều kiện làm việc, tiền lương và cơ hội nghề nghiệp đã tác động tiêu cực tới nguồn lực y tế của các quốc gia Một trong bốn bác sỹ và một trong 20 y tá được đào tạo ở châu Phi sau này
đã di chuyển đến làm việc ở các nước phát triển hơn Ở châu Phi và một số nước châu Á, tiền lương hàng tháng của một bác sỹ ở khu vực y tế công có thể dưới 100 USD; ở các quốc gia có nguồn tài nguyên cao hơn, tiền lương hàng tháng có thể lên đến hơn 14.000 USD Vấn đề nhân lực y tế cần có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực - không chỉ đơn lẻ ngành y tế có thể thực hiện thành công Trên diễn đàn toàn cầu lần thứ nhất về nguồn nhân lực y tế tại
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Kampala, Uganda tháng 3 năm 2008, Liên minh nhân lực y tế toàn cầu đã kêu gọi sự liên minh của các nhà lãnh đạo y tế, các tổ chức xã hội dân sự
và người lao động nhằm tìm ra các giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng này [75]
Theo nghiên cứu của WHO khu vực Đông Nam châu Á chiếm 25% dân
số thế giới, với gần 30% gánh nặng bệnh tật toàn cầu nhưng chỉ chiếm 10% nguồn nhân lực y tế do mật độ dân số cao Vấn đề này đã được WHO đề cập trong “Kế hoạch chiến lược về phát triển nguồn nhân lực y tế khu vực Đông Nam Á” và kế hoạch này đã được chính phủ của 11 quốc gia thành viên xác nhận trong kỳ họp lần thứ 59 của Uỷ ban khu vực được tổ chức tại Dhaka năm 2006 Tuyên bố Dhaka: Tăng cường năng lực nguồn nhân lực y tế khu vực Đông Nam Á thông qua việc công nhận tầm quan trọng của nguồn nhân lực y tế và đạt được cam kết của các quốc gia thành viên chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực y tế khi hoạch định chính sách quốc gia, nhằm tăng cường nguồn nhân lực y tế để có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thông qua việc xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn [2], [75]
1.2.2 Thực trạng nhân lực y tế ở Việt Nam
Năm 2010, tổng số cán bộ ngành y tế Việt Nam có khoảng 300.000 người Trong đó về thuộc chuyên ngành y có 1.028 tiến sỹ, 5.070 thạc sỹ, 50.110 bác sỹ; về ngành dược có 128 tiến sĩ, 381 thạc sỹ, 10.015 dược sỹ đại học và hàng chục vạn y tá điều dưỡng, y sỹ, dược tá [22]
Tại Hội nghị trực tuyến quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn
2011 - 2020 ngày 26/1/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có ngành y tế Người dân luôn đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế Sự xuất hiện của các dịch bệnh mới có tính chất toàn cầu cần những mô hình can
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thiệp mới, đòi hỏi sự đáp ứng nhanh của ngành y tế…Để đối phó với những thách thức đó, bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, chúng ta rất cần
có nguồn nhân lực giỏi, năng động, thích ứng với những điều kiện mới…
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam đã có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là cán bộ y tế có trình độ cao đang có xu hướng tập trung về tuyến trên, về những nơi có điều kiện tốt hơn, lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn…bỏ lại tuyến dưới, những vùng khó khăn và những lĩnh vực chuyên môn kém thu hút như: Y tế dự phòng, Nhi, Lao, Tâm thần…đưa những nơi này trở thành khu vực thiếu nhân lực [21], [22]
Bên cạnh việc thiếu nguồn nhân lực cả về số lượng và cơ cấu, thì việc phân bố nhân lực y tế không đồng đều cũng đang là vấn đề nổi cộm của đa số các địa phương trong toàn quốc Báo cáo tại Hội nghị, Vụ Khoa học - Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, nhân lực y tế của nước ta có sự phân bố không đồng đều
ở các địa phương, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, khu vực có điều kiện thuận lợi, số cán bộ y tế ở thành thị chiếm 50% tổng số cán bộ y tế trong khi tổng số dân số ở thành thị chỉ chiếm 27,7% số dân cả nước Trong khi các tỉnh miền núi, vùng Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long…số cán bộ trình độ đại học trở lên chỉ chiếm một phần tư số cán bộ, chỉ có khoảng 2% số cán bộ có trình độ thạc sỹ, chỉ có 0,51% có trình độ tiến sỹ [48]
Tại Đồng Tháp, “Nếu để đạt được mục tiêu cả nước có 8 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2015 thì Đồng Tháp sẽ phải tới năm 2020 mới đạt được mục tiêu này…” Với một tỉnh có dân số 1,6 triệu người nhưng Đồng Tháp hiện chỉ có 3.697 cán bộ y tế, còn thiếu gần 1.000 so với biên chế được giao Cả tỉnh chỉ
có 708 bác sỹ, tỷ lệ 4,2 bác sỹ/1 vạn dân, nên Đồng Tháp chỉ dám đặt ra mục tiêu khiêm tốn 5 bác sỹ/1 vạn dân vào 2010 [60]
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đồng Nai, một trong những địa phương trọng điểm về kinh tế nhưng
số cán bộ y tế lại thiếu trầm trọng Cả tỉnh chỉ có 854 bác sỹ, đạt 3,56 bác sỹ/1vạn dân; dược sỹ đại học là 50 người, đạt 0,21 dược sỹ/1vạn dân Với số bác sỹ như hiện nay để đạt được mục tiêu có 7 bác sỹ/1 vạn dân vào năm
2010 thì Đồng Nai phải cần thêm 1.800 bác sỹ Thế nhưng hiện nay, Đồng Nai mới chỉ khoảng 200 người được cử đi đào hệ bác sỹ đa khoa tập trung 4 năm và khoảng 30 người đào tạo bác sỹ chính quy mỗi năm, nhưng số người
về địa phương làm việc hàng năm chỉ từ 3 đến 4 người [48]
Các tỉnh miền Trung không không nằm ngoài tình trạng trên, tại tỉnh Bình Định, năm 2010, cả tỉnh cần tuyển thêm 220 bác sỹ nhưng chỉ tuyển được không quá 10 người, đồng thời cũng có 10 bác sỹ xin nghỉ việc, chuyển công tác trong đó có cả các BS trình độ sau đại học Bệnh viện Phong - Da liễu TW- Quy Hòa nhiều năm nay không tuyển được bác sỹ, dù Ban giám đốc bệnh viện thường xuyên đến các Trường Đại học Y ở Thái Nguyên, Hà Nội, Huế mời sinh viên mới ra trường về công tác Bệnh viện buộc phải tuyển y sỹ rồi tiếp tục cử đi đào tạo Tuy nhiên, những người được cử đi đào tạo sau khi hoàn thành chương trình cũng sẵn sàng bỏ việc, chấp nhận đền bù kinh phí đào tạo, chỉ vài triệu đồng/năm để chuyển chỗ làm mới với thu nhập cao hơn [48]
Các tỉnh đồng bằng Sông Hồng cũng trong tình trạng khan hiếm bác sỹ, nhân lực y tế tại tỉnh Hà Nam đang rất thiếu, không đủ biên chế cho số giường bệnh theo quy định, đặc biệt là tuyến huyện Hiên nay cả tỉnh đang thiếu khoảng 250 bác sỹ nhưng chưa có nguồn Mỗi năm trung bình có thể tuyển mới 10-15 bác sỹ nhưng hầu hết ở tuyến tỉnh, còn tuyến huyện chủ yếu bổ sung bác sỹ từ nguồn y sỹ đi học nâng cao Tuy nhiên, tỉnh cũng chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút các BS mới ra trường [39]
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Khu vực Tây Bắc, năm 2009, Tỉnh Lai Châu với 33 vạn dân/9.112 km2
chỉ có 132 bác sỹ ( tỷ lệ 4 bác sỹ/1 vạn dân), 06 dược sỹ đại học Riêng Bệnh viện đa khoa tỉnh chỉ có 29 bác sỹ và 01 dược sỹ đại học [45]
1.3 Tổ chức và hoạt động của y tế xã/phường/thị trấn
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của y tế xã, phường, thị trấn
Mạng lưới y tế cơ sở ở nước ta được hình thành ở niềm Bắc từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Do đất nước chia cắt hai miền, nên ở miền Nam y tế
cơ sở mới được hình thành từ sau ngày giải phóng, năm 1975 Trước thời kỳ đổi mới, y tế cơ sở nước ta đã trải qua một thời kỳ suy thoái do hệ thống hợp tác xã nông nghiệp tan rã, Uỷ ban nhân dân xã không còn nguồn thu để cấp kinh phí cho các dịch vụ xã hội trong đó có y tế Để giải quyết tình trạng xuống cấp của nhiều trạm y tế xã, năm 1987 Nhà nước đã quyết định cấp lương cho một số cán bộ y tế xã từ ngân sách của tỉnh Tuy nhiên, đến đầu thập kỷ 90 mới chỉ có một phần ba trạm y tế xã có cán bộ được hưởng lương theo quyết định này Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 58/QĐ-TTg ngày 3/2/1994 [32]., xác định: Cán bộ y tế xã là cán bộ Nhà nước và phân bổ ngân sách để trả lương từ ngân sách của tỉnh
Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Chỉ thị đã thể hiện
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến việc củng cố mạng lưới y tế cơ sở,
với mục tiêu: “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội” Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng phải
nhận thức đầy đủ về vai trò của y tế cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Chính quyền, các ngành, các đoàn thể quan tâm xây dựng và củng
cố mạng lưới y tế cơ sở, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tăng cường cán bộ và trang bị kỹ
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thuật cho mạng lưới y tế cơ sở Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng
để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc của địa phương Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y dược cổ truyền Có chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là
ở miền núi, vùng sâu, vùng xa [1]
Chỉ thị 06 cũng nhấn mạnh: “Ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với nhân dân các dân tộc thiểu số”
[1] Để cụ thể hóa mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 về việc ban hành "Chuẩn Quốc gia về y
tế xã giai đoạn 2001–2010” Đây là tiêu chuẩn và chỉ tiêu để các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới trạm y tế
xã và cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn phấn đấu thực hiện [11]
Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 về việc ban hành "Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001–2010”[11] với đã có nhiều những thành tựu đáng kể, tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao để đáp ứng được những nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày 22 tháng 09 năm
2011 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020, việc thực hiện
Bộ tiêu chí đánh giá này càng thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thời kỳ mới [23]
Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2006 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới cũng đã
nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới toàn diện hệ thống y tế theo hướng công
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Nghị quyết 46 đã xác
định ưu tiên vào việc đầu tư cho đào tạo cán bộ, đây là bước bứt phá để nâng
cấp các cơ sở y tế: “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ” [4] Để cụ thể hóa Nghị quyết 46, Chính
phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, trong đó có nội dung: Xây dựng đề án đào tạo bác sỹ cử tuyển cho con em đồng bào dân tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và miền núi phía Bắc; Xây dựng đề án chế độ chính sách thu hút cán bộ y tế về vùng sâu, vùng xa; Xây dựng đề án đầu tư, cải tạo và nâng cấp trạm y tế xã/phường/thị trấn; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cơ bản của toàn dân, đặc biệt là người nghèo Phấn đấu: “ Đến năm 2010, 100% xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện kinh
tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Bảo đảm 80% số xã có bác sỹ, trong đó 100% các xã ở đồng bằng và 60% các xã miền núi có bác sỹ Phấn đấu đến hết năm 2010 có 75%
số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã” [30]
Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành y tế; Theo đó Trung tâm Y tế huyện được tổ chức thành 3 đơn vị: Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa Các Trạm y tế được chuyển cho Phòng y tế quản lý, trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Sau 2 năm thực hiện Nghị định, năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [35]
Trang 21-Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
g, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Y tế, Phòng Y tế [9]; Tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định về việc đổi tên Trung tâm y tế dự phòng huyện thành Trung tâm y tế huyện, chuyển trạm y tế xã từ Phòng y tế sang cho Trung tâm y tế quản lý Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cán bộ y tế cơ sở
Năm 2008, Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em giải thể, lĩnh vực dân số
- kế hoạch hóa gia đình được bàn giao về ngành y tế, trạm y tế xã có thêm một nhiệm vụ và một cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình Những thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy ban đầu đã có những ảnh hưởng đến sự phối kết hợp trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa tuyến huyện và xã
Mặc dù liên tục có sự thay đổi, nhưng bằng nhiều biện pháp nỗ lực, ngành y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở đã khắc phục mọi khó khăn, duy trì hoạt động ổn định, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn
Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã nêu rõ: “Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn bản, xã, phường, thị trấn, quận huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản, với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật
tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa” Chỉ thị cũng đã chỉ rõ: “Y tế cơ sở nằm trong hệ thống y tế nhà nước, là đơn
vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với người dân, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ
kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm và phòng dịch bệnh, chăm sóc sức
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
khỏe ban đầu và đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe”[1]
Với hơn 11.012 trạm y tế trong toàn quốc, công tác CSSKBĐ sẽ được bao phủ hầu hết dân cư [20] Có thể nói tình trạng sức khỏe của người dân tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của tuyến y tế cơ sở, bởi y tế tuyến trên chỉ đón nhận một tỷ lệ nhỏ những người bệnh nặng, vượt quá khả năng giải quyết của tuyến y tế cơ sở, cũng như đảm nhận một phần nhỏ công tác dự phòng [18]
Trạm y tế xã là đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc trung tâm y tế
huyện, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1 Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện (khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp
2 Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp địa phương về các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ sinh nơi công cộng, tuyên truyền ý thức về bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân
3 Tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường
4 Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại gia đình; tổ chức khám và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách
5 Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý Xây dựng mô hình mẫu và phát triển thuốc nam, kết hợp y học cổ truyền với
y học hiện đại trong việc phòng và chữa bệnh
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
6 Tham mưu cho giám đốc trung tâm y tế huyện và UBND xã chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn của các chương trình y tế đang triển khai thực hiện tại địa phương
7 Phát hiện, báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên về các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn xã để ngăn chặn kịp thời
8 Kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân trong xã để tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung CSSKBĐ
9 Quản lý các thông tin, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định hiện hành
10 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do giám đốc trung tâm y
tế huyện và UBND xã giao [27], [28]
Với mục tiêu chiến lược về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến y tế cơ sở Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ CSSK, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh Đảm bảo cơ cấu tổ chức, thực hiện chế độ chính sách, đáp ứng đủ thuốc và trang thiết bị thiết yếu cho các hoạt động chăm sóc và bảo vệ và tăng cường sức khoẻ người dân, vì vậy trạm
y tế đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đó cán bộ tuyến y tế cơ sở phải có trình độ chuyên môn nhất định, trang thiết bị phải được đáp ứng cơ bản, phải có sự quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động một cách đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả [1], [14]
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1.3.3 Vai trò của y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân
Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gần 90 triệu dân nước ta, với trên 80% dân số sống ở nông thôn là rất lớn Trong khi nhiều địa phương, nhiều vùng vẫn còn rất nghèo, giao thông đi lại khó khăn Y tế xã/phường/thị trấn là tuyến đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với người dân nên có một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống y tế Mọi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân đều phải được Trạm y tế nắm vững và phải có phản ứng sớm nhất với sự thay đổi sức khỏe của dân cư Nếu nhiệm vụ này không được làm tốt sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm đối với người bệnh như: Tử vong, bệnh nặng lên, bệnh thành mãn tính; tốn kém về kinh tế cho người dân và đặc biệt làm tăng cao tỷ lệ bệnh tật Ngoài ra sự di chuyển người bệnh vượt tuyến sẽ làm tăng gánh nặng cho y tế tuyến trên
Thực tế cho thấy: Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân tại trạm
y tế xã/phường/thị trấn là phù hợp nhất vì bảo đảm tính thuận tiện, giá cả phù hợp và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có tại địa phương Nhờ có y tế cơ sở mà công tác CSSKBĐ đã được phổ cập và thực hiện từ nhiều năm nay ở nước ta, với nhiệm vụ bảo đảm cung ứng các dịch vụ CSSKBĐ kịp thời, tại chỗ, trực tiếp đến từng gia đình và từng người dân trong cộng đồng, bảo đảm sức khoẻ cho khoảng 80% dân số, nhiều bệnh dịch đã được khống chế và đẩy lùi, nhân dân ở khắp các vùng miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều đạt và vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người
Rõ ràng y tế cơ sở giữ vai trò chủ yếu trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, góp phần to lớn bảo đảm an ninh xã hội và phát triển kinh tế Củng
cố y tế cơ sở, trước hết là các trạm y tế xã/phường/thị trấn đang là một yêu
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
cầu cấp bách hiện nay Củng cố y tế cơ sở cần đặt trọng tâm vào củng cố trạm
y tế xã trong đó cần chú trọng vào nguồn nhân lực đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của trạm y tế xã [41]
1.3.4 Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001–
2010 xác định: “Mục tiêu đến năm 2005 là 100% phòng khám đa khoa khu vực có bác sỹ, 65% số xã có bác sỹ (trong đó 50% số xã miền núi có bác sỹ), 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó 60% là nữ hộ sinh trung cấp; Mục tiêu đến năm 2010 là 80% số xã có bác sỹ (trong đó 60% số xã miền núi có bác sỹ), 80% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung cấp, các trạm y tế đều có cán
bộ với trình độ dược tá phụ trách công tác dược và có cán bộ được đào tạo,
bổ túc về y học cổ truyền”.[29]
Thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược, chúng ta đã phấn đấu đến cuối năm 2005, cả nước có 671 quận, huyện, thị xã và 10.876 xã, phường, thị trấn [47] Hàng năm số trạm y tế xã, phường tiếp tục tăng lên để bảo đảm các xã, phường mới được chia tách có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu [18] Định biên của trạm y tế xã được quy định theo Quyết định 58/TTg ngày 3/2/1994, Quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 08/TTLB-BNV-BYT ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ[27], [28].:
Khu vực đồng bằng, trung du: Những xã có 8.000 dân trở xuống được
bố trí từ 3–4 cán bộ y tế; những xã có 8.000–12.000 dân có 4–5 cán bộ y tế; những xã trên 12.000 dân có 6 cán bộ y tế
Khu vực miền núi, Tây Nguyên, hải đảo: Những xã dưới 3.000 dân
được bố trí 4 cán bộ y tế; những xã từ 3.000 dân trở lên có 5–6 cán bộ y tế
Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn: có 2–3 cán bộ y tế [9],[27], [28]
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chuẩn Quốc gia về y tế xã (phường, thị trấn) giai đoạn 2001–2010 ban hành theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế đã quy định mục tiêu về nhân lực y tế Về số lượng cán bộ, đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành, về cơ cấu cán bộ, một trạm y tế tối thiểu có 3 cán bộ, trong đó:
Bác sỹ hoặc y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ)
Nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung cấp hoặc y sỹ sản nhi)
Điều dưỡng (đồng bằng phải có điều dưỡng trung cấp trở lên)
Đối với trạm y tế có từ 4 cán bộ trở lên, phải có một cán bộ y học cổ truyền chuyên trách Khi chưa đủ 4 cán bộ trở lên, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y học cổ truyền, phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã [11]
Ngày 22 tháng 09 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020, việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá này càng thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thời kỳ mới trong đó quy định rõ về nhân lực y
tế xã, phường, thị trấn [23]:
Đủ cán bộ y tế theo định mức biên chế: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Biên chế tối thiểu của 1 TYT xã là 5 biên chế
Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế; tối đa không quá 10 biên chế/trạm
Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm
Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám, chữa bệnh đóng trên địa bàn: bố trí tối đa 5 biên chế/ 1 trạm
Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã được thực hiện theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ là viên chức của trạm y tế, được đào tạo chuyên môn với trình độ ít nhất là trung cấp
- Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn: Bác sỹ; Y sỹ (đa khoa/YDCT/sản nhi); Hộ sinh trung học; Điều dưỡng trung học; Dược
sỹ trung học (đối với miền núi có thể là dược sỹ sơ học, có thể chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm) [23]
Với mục tiêu phấn đấu để mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ, chúng ta đã hưởng ứng tuyên ngôn Alma - Alta vì nó phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, ngoài 8 nội dung của tuyên ngôn Alma – Alta, chúng ta đã bổ xung thêm 2 nội dung đó là: Củng cố và kiện toàn màng lưới y tế cơ sở và quản lý sức khoẻ [41]
Tuy nhiên việc phấn đấu thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay, trên toàn quốc, số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã chưa cao Đến hết năm 2006, cả nước chỉ có 45% số xã đạt chuẩn [18] Khu vực miền núi vùng cao, vùng sâu gặp nhiều khó khăn trong việc phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia y
tế xã hơn đồng bằng bởi ba lý do:
Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của các vùng khác nhau nên sự tác động
và tạo điều kiện, đầu tư để y tế xã đạt được 10 chuẩn cũng khác nhau
Sự phân bổ cơ cấu cán bộ hiện tại cũng chưa hợp lý, ý thức về trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền có nơi, có lúc chưa cao, sự tham gia của cộng đồng cũng còn nhiều hạn chế
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đồng lương của cán bộ y tế xã chưa đảm bảo, cán bộ y tế không yên tâm công tác lâu dài, nhiều cán bộ y tế sau khi được đào tạo bác sỹ có tư tưởng muốn rời bỏ y tế cơ sở, tìm đến nơi có việc làm với mức lương cao hơn Thực tế này đã gây rất nhiều khó khăn cho phát triển nhân lực của y tế
cơ sở
Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [34] Trong đó mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là hầu hết các xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện kinh tế, địa
lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; 80% số trạm y tế xã có bác sỹ, trong đó 100% các trạm y tế xã ở đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sỹ; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi, trong đó 80% là nữ hộ sinh trung học; 80% trạm y tế
xã có cán bộ làm công tác y dược học cổ truyền; trung bình mỗi cán bộ trạm y
tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân Bảo đảm tối thiểu có 5 cán bộ y tế theo chức danh do Bộ Y tế quy định cho 1 trạm y tế xã Ở các thành phố lớn, số lượng cán bộ trạm y tế được cân đối theo tỷ lệ cứ 1.400 đến 1.500 người dân thì có một cán bộ trạm y tế phường Phấn đấu đến hết năm 2010 có 80% số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [23] Cũng theo mục tiêu của quy hoạch thì các xã có dân số trên 10.000 dân được tăng thêm biên chế hoặc tuyển thêm hợp đồng, đối với các xã thuộc tỉnh miền núi mà địa bàn xã trải dài, đi lại khó khăn nhưng không đủ điều kiện về số dân phục vụ theo quy định thì tối thiểu có 5 cán bộ/trạm y tế
Để từng bước thực hiện các chỉ tiêu của qui hoạch, năm 2007, Bộ Y tế và
Bộ Nội vụ đã có Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư đã quy định: Căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu về chăm sóc sức
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
khoẻ nhân dân, định mức biên chế của Trạm y tế xã, phường, thị trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội [8] , quy mô dân số như sau:
1 Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn
2 Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm
3 Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm
4 Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm
5 Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/ trạm
Thông tư số 08/2007 của Liên Bộ cũng đã quy định hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý đối với định mức biên chế của trạm y tế thuộc tỉnh miền núi
là 1,2 như vậy mỗi trạm y tế xã tối thiểu phải có 6 cán bộ y tế [8]
Tuy nhiên trong những năm gần đây theo báo cáo của Bộ Y tế, nguyên
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã có nhận định: “Ngành Y tế đặt mục tiêu phấn đấu 100% xã phường có đủ cán bộ y tế nhưng, trên thực tế lượng cán bộ này đang giảm dần theo năm Hiện nay, đội ngũ này ở tuyến dưới chỉ đạt tỷ lệ 69%, thấp hơn so với những năm trước (70% - 80%)” [20]
Thực tế này đang đặt ra những thách thức rất lớn cho ngành y tế trong việc đảm bảo đáp ứng được nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân trong tình hình mới
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường
Thực hiện Thông tư số 11/TTLT/BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ[5], trạm y tế được giao về Phòng y tế huyện quản lý Sau hai năm thực hiện mô hình này đã cho thấy những bất hợp lý và khó khăn trong chỉ đạo hoạt động của tuyến y tế cơ sở Năm 2008, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ra Thông
tư số 03/TTLT/BYT- BNV [9], trạm y tế lại được bàn giao về cho Trung tâm
y tế huyện quản lý Việc liên tục thay đổi mô hình tổ chức, chuyển đổi cơ chế quản lý cán bộ y tế cơ sở đã gây ảnh hưởng không tốt đến số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn vững đã chuyển sang tham gia công tác quản lý, sự bố trí không phù hợp, thiếu đồng bộ dẫn đến cán bộ chuyên môn thiếu và yếu, nhiều cán bộ y tế cơ sở không yên tâm công tác
Hiện nay, số lượng cán bộ của trạm y tế xã vùng thấp đã đáp ứng tương đối đủ, nhưng ở vùng cao còn thiếu về số lượng và còn bất hợp lý về cơ cấu
do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn tuyển khó khăn, nhất là đối với cán bộ là người dân tộc, người địa phương (Về cơ cấu cán bộ còn thiếu một
số chức danh như cán bộ dược, y sỹ, cán bộ dân số, điều dưỡng)
Sau khi ngành Dân số - Gia đình & Trẻ em giải thể, thực hiện Thông tư
số 05/TT-BYT về chức năng nhiệm vụ của Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh/huyện[19] , trạm y tế xã đảm nhiệm thêm công tác dân số nhưng lại chưa được bổ sung chức năng nhiệm vụ, chưa có quy định biên chế cán bộ chuyên trách dân số vào là viên chức của trạm y tế
Sự thay đổi của hệ thống dân số cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ: Quá trình giải thể tổ chức cũ, thành lập tổ chức mới diễn ra chậm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động ở cơ sở Bằng nhiều nỗ lực của ngành Y
tế, đến nay, tổ chức bộ máy dân số ở các cấp đã bước đầu được kiện toàn,
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
nhưng chưa hoàn thiện, thiếu cán bộ và quá tải công việc ở cả cấp tỉnh và huyện Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa được đào tạo nghiệp vụ DS - KHHGĐ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, cấp xã chỉ có gần 15 % cán
bộ đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nhiều cán bộ không yên tâm công tác đã xin chuyển sang ngành khác, dẫn đến tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) Từ khi giải thể Uỷ ban Dân số - Gia đình
và Trẻ em đến 6 tháng đầu năm 2008, việc tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cấp xã/phường về công tác dân số không được làm thường xuyên, liên tục cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số hầu như không hoạt động, thì đến nay đã dần đi vào ổn định và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do số cán bộ dân số cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn trình độ theo quy định theo Thông tư 05 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy dân số - kế hoạch hoá gia đình
ở địa phương, Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 15/5/2008 [19]
Theo báo cáo của Sở Y tế Thái Bình hiện tại chỉ có khoảng 20% số cộng tác viên dân số đáp ứng đủ tiêu chuẩn có trình độ trung cấp trở lên và 80% số cán bộ dân số còn lại sẽ không được tiếp tục tham gia công tác, trong khi phần lớn những cán bộ này có thời gian lâu dài gắn bó với công tác dân
số, có kinh nghiệm và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng [25]
Theo tác giả Trương Việt Dũng, Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế:
“Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế: Nguồn đào tạo có giới hạn, dân số mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, hệ thống y
tế tư nhân đang phát triển nhanh, thêm nữa hiện nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, tình trạng mất cân đối về phân bổ nhân lực… Nhiều lĩnh vực
đã và sẽ thiếu cán bộ trầm trọng hơn” [15], [75]
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đối với các trạm y tế xã vùng cao, khu vực đặc biệt khó khăn thì việc thiếu cán bộ theo cơ cấu thường xuyên sảy ra bởi hai lý do:
Thiếu nguồn tuyển tại chỗ
Trong khi cán bộ biên chế của trạm được cử đi học thì trạm y tế không
có nguồn kinh phí để tuyển dụng hợp đồng lao động theo cơ cấu Sau khi học xong, các bác sỹ có xu hướng xin chuyển công tác lên bệnh viện tuyến trên hoặc ra làm bệnh viện ngoài công lập, người địa phương được cử đi học không trở về công tác [3], [52], [53], [54]
Ngày 12/6/2008, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo trực tuyến Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội Kết quả cho thấy, nhu cầu tăng cường nguồn nhân lực y tế là rất lớn, một trong những khó khăn còn đang tồn tại hiện nay trong ngành y tế là sự thiếu hụt ngày càng trầm trọng đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã/phường, đặc biệt là thiếu bác sỹ, trong khi khả năng đáp ứng lại rất hạn chế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này như: Mức lương không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi giá cả lạm phát, điều kiện sống và làm việc ở tuyến y tế
cơ sở khó khăn, nếu gắn bó lâu dài thì con cái cán bộ y tế không có điều kiện tốt để học hành, sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương đôi khi chưa đúng mức, các chế độ ưu đãi không được giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời, không động viên được cán bộ để họ yên tâm công tác lâu dài Trong khi đó, cơ sở vật chất của các tuyến y tế cơ sở đa phần là nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu nên không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay của nhiều người dân Thực tế trên dẫn đến hiện tượng cán bộ xã phường chỉ có thể dừng lại ở mức điều trị bệnh những trường hợp “bệnh làng nhàng”, không thể nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ Chính vì vậy, sinh viên y khoa mới tốt nghiệp từ chối nhận công tác ở tuyến dưới Vì những lý do này nên tình trạng quá tải ở tuyến y tế trung ương đã lên đến 110% [20]
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Việc bổ sung một biên chế làm dân số ở trạm y tế xã sẽ do cấp huyện
bố trí dần, tuy nhiên trong khi chưa có biên chế cán bộ thì trạm y tế phải sử dụng bộ máy của mình để thực hiện công tác dân số trên địa bàn, trưởng trạm
y tế là người tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch xã về lĩnh vực dân số [19] Công việc quá tải, trong khi mức lương không tăng thêm, điều này đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cán bộ tế cơ sở
* Kết quả thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã của tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang là một trong 11 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, có tỉ lệ
xã đạt chuẩn ở mức trung bình so với khu vực (75,1%) Nếu năm 2007, Tuyên Quang và Lạng Sơn là hai tỉnh có tỉ lệ xã đạt chuẩn cao nhất thì đến nay đã không giữ được vị trí dẫn đầu, không những thế số xã duy trì được chuẩn năm
2010 của Tuyên Quang so với năm 2007 lại giảm 13% [23], [54] So với Phú Thọ và Quảng Ninh, Tuyên Quang gặp khó khăn hơn nhiều trong việc đầu tư nguồn lực cho các xã thực hiện chuẩn Tỉnh đứng thứ ba về tỉ lệ các xã đạt chuẩn vùng Đông Bắc là Hà Giang [23]; như chúng ta biết, Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới hết sức khó khăn, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác CSSKBĐ gặp nhiều hạn chế [36], [42], tuy nhiên cũng vì thế những năm qua, các xã của Hà Giang đã được nhà nước đầu tư kinh phí một cách toàn diện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị y tế cho TYT xã để đạt chuẩn Từ đó có thể nói, để đạt chuẩn về y tế xã, nhất là theo Tiêu chí mới giai đoạn 2011-2020, đối với các tỉnh thuộc vùng kinh tế kém phát triển như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, trong đó có tỉnh Tuyên Quang, thì chắc chắn phải có sự đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương Theo kinh nghiệm một số tỉnh như Khánh Hòa, Thái Nguyên, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn 2008-2010, các tỉnh này ngoài việc tìm các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cũng đã tích cực vận động các nguồn đầu tư từ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ngoài tại Việt Nam trong việc tạo nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế xã, vì thế tỉ lệ xã đạt chuẩn của các tỉnh này tăng mạnh và bền vững [23] Chỉ thị số 06 cũng đề ra, củng
cố phát triển mạng lưới y tế cơ sở gồm ba nội dung là lãnh đạo, cơ sở vật chất
và yêu cầu nhân lực [1]; Từ những kinh nghiệm rút ra trong xây dựng, phát triển mạng lưới y tế cơ sở và thực hiện CQGYTX giai đoạn 2001-2010, tỉnh Tuyên Quang cũng đã định hướng những nội dung quan trọng, thiết thực hơn, ngoài việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong việc nâng cao chất lượng KCB và CSSKBĐ cho nhân dân [54], một số nội dung khác cũng đã được triển khai như Đề án đào tạo cán bộ y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 (phấn đấu đến năm 2015 có 100% TYT xã
có bác sỹ công tác tại xã), Đề án nâng cao năng lực hoạt động TYT xã/phường giai đoạn 2011-2020, mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng
cơ sở hạ tầng TYT xã, mua sắm thiết bị y tế xã theo chuẩn, bổ sung biên chế cho y tế xã, bảo đảm đủ cơ cấu theo chuẩn, đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế xã [55]
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lãnh đạo: Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Nghiệp vụ Y
- Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, thành phố
- Trưởng Trạm Y tế 141 xã, phường, thị trấn tỉnh Tuyên Quang
+ Địa điểm: tại tỉnh Tuyên Quang
* Một vài nét về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu vể tỉnh Tuyên Quang
Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước, dân số gần 74 vạn người, gồm 22 dân tộc được phân bố ở 141
xã, phường, thị trấn của 6 huyện và một thành phố Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương Ðiểm cao nhất
là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển
Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8
và thường gây ra lũ lụt, lũ quét Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220
- 240 C Cao nhất trung bình
330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và
12 (âm lịch), hay có sương muối
Hệ thống đường giao thông: Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km ( từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang Toàn tỉnh có 340,6 km đường quốc lộ; 392,6km đường tỉnh; 579,8 đường huyện; 141,71 km đường đô thị; kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 Trong tương lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
cả nước đi qua địa phận tỉnh như: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đường cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đường sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đường sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lưu thuỷ điện Tuyên Quang Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân 100% số xã có trạm y tế xã, phường;
hệ thống bệnh vện tuyến tỉnh, huyện và các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực với trang thiết bị ngày càng được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng
* Nghiên cứu định lượng: Thu thập các số liệu qua hệ thống sổ sách,
báo cáo thống kê, phiếu điều tra về nguồn nhân lực y tế xã, phường của sở y
tế, trung tâm y tế các huyện, thành phố và các trạm y tế để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế của 141 xã phường, thị trấn của tỉnh Tuyên Quang
- Thảo luận nhóm với cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn tại tỉnh Tuyên Quang về; các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng nguồn nhân lực
y tế tuyến xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (03 cuộc thảo luận)
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Thảo luận nhóm đối với người dân đã được khám và chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh về thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (03 cuộc thảo luận)
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng:
Tổng số cán bộ y tế xã phường thị trấn của tỉnh Tuyên Quang tính đến thời điểm 30/06/2013 là 780 Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ y tế hiện tại đang công tác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh
Chọn tất cả 141 Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh Tuyên Quang để phỏng vấn theo phiếu điều tra
Nghiên cứu định tính: Chọn chủ đích 3 trạm y tế đại diện cho thành thị,
huyện vùng thấp và huyện vùng cao gồm: Thành phố Tuyên Quang, huyện Na Hang và huyện Yên Sơn Tại mỗi đơn vị sẽ tiến hành thảo luận nhóm: Cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ làm chuyên môn, cán bộ làm trong hệ điều trị, hệ dự phòng, có đại diện của cán bộ y, dược và điều dưỡng
Chọn chủ đích 10 người dân đã được khám và điều trị bệnh tại trạm y
tế (khoảng 10 ngày trở lại cách ngày tiến hành) đại diện cho thành thị, huyện vùng thấp và huyện vùng cao gồm: Thành phố Tuyên Quang, huyện Na Hang
và huyện Yên Sơn Tiến hành thảo luận nhóm về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ trạm y tế
Chọn chủ đích 3 cán bộ: 01 đại diện lãnh đạo Sở Y tế, 01 đại diện Phòng Tổ chức Cán bộ và 01 đại diện Phòng Nghiệp vụ Y - sở Y tế
Đại diện lãnh đạo của 7 trung tâm Y tế huyện/thành phố
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.3 Kỹ thuật thu thập số liệu
* Định lượng:
- Hồi cứu các thông tin sẵn có từ sổ sách, báo cáo liên quan đến nhân lực y tế tuyến xã, phường, thị trấn của tỉnh Tuyên Quang; Các văn bản của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan đến nhân lực y tế tuyến xã Số liệu được thu thập vào phiếu in sẵn
- Phỏng vấn các trưởng trạm y tế xã theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Y tế đang làm việc tại Trạm Y tế
* Định tính:
- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế để thu thập thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách đối với cán bộ Y tế xã, phường, thị trấn; những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tuyến xã, phường, thị trấn
- Phỏng vấn sâu với lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, thành phố: Mục đích là thu thập thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực, chế độ chính sách
và cơ chế quản lý đối với cán bộ trạm Y tế xã, phường, thị trấn
- Thảo luận nhóm đối các cán bộ y tế xã, phường đại diện cho 3 khu vực vùng thấp, vùng cao và thành thị
- Thảo luận nhóm đối với người dân đã được khám, chữa bệnh trạm y
tế xã, phường, thị trấn thuộc 3 địa phương trên địa bàn tỉnh về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường thị trấn tại Tuyên Quang
2.3.4 Công cụ thu thập thông tin, số liệu
- Phiếu điều tra trưởng trạm y tế xã, phường
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Hướng dẫn thảo luận nhóm cán bộ trạm y tế xã, người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường
- Phiếu thu thập thông tin thứ cấp theo các nội dung nghiên cứu
- Hướng dẫn phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo sở y tế, các phòng chức năng và lãnh đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố
- Thiết bị ghi âm, bút, giấy ghi chép
2.3.5 Chỉ tiêu nghiên cứu
* Thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến y tế xã, phường thị trấn:
- Số lượng cán bộ Trạm Y tế so với thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước
và theo quy hoạch phát triển nhân lực y tế 2010 - 2020 của Bộ Y tế [8]
- Phân bố cán bộ TYT theo tuổi, giới
- Phân bố cán bộ TYT theo trình độ chuyên môn so với thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước
và theo quy hoạch phát triển nhân lực y tế 2010 - 2020 của Bộ Y tế
- Phân bố cán bộ TYT theo trình độ học vấn