Thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường huyện Tuyên Quang (Trang 25 - 99)

Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001– 2010 xác định: “Mục tiêu đến năm 2005 là 100% phòng khám đa khoa khu

vực có bác sỹ, 65% số xã có bác sỹ (trong đó 50% số xã miền núi có bác sỹ), 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó 60% là nữ hộ sinh trung cấp; Mục tiêu đến năm 2010 là 80% số xã có bác sỹ (trong đó 60% số xã miền núi có bác sỹ), 80% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung cấp, các trạm y tế đều có cán bộ với trình độ dược tá phụ trách công tác dược và có cán bộ được đào tạo, bổ túc về y học cổ truyền”.[29].

Thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược, chúng ta đã phấn đấu đến cuối năm 2005, cả nước có 671 quận, huyện, thị xã và 10.876 xã, phường, thị trấn [47]. Hàng năm số trạm y tế xã, phường tiếp tục tăng lên để bảo đảm các xã, phường mới được chia tách có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu [18]. Định biên của trạm y tế xã được quy định theo Quyết định 58/TTg ngày 3/2/1994, Quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 08/TTLB- BNV-BYT ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ[27], [28].:

Khu vực đồng bằng, trung du: Những xã có 8.000 dân trở xuống được

bố trí từ 3–4 cán bộ y tế; những xã có 8.000–12.000 dân có 4–5 cán bộ y tế; những xã trên 12.000 dân có 6 cán bộ y tế.

Khu vực miền núi, Tây Nguyên, hải đảo: Những xã dưới 3.000 dân

được bố trí 4 cán bộ y tế; những xã từ 3.000 dân trở lên có 5–6 cán bộ y tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chuẩn Quốc gia về y tế xã (phường, thị trấn) giai đoạn 2001–2010 ban hành theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế đã quy định mục tiêu về nhân lực y tế. Về số lượng cán bộ, đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành, về cơ cấu cán bộ, một trạm y tế tối thiểu có 3 cán bộ, trong đó:

Bác sỹ hoặc y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ).

Nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung cấp hoặc y sỹ sản nhi).

Điều dưỡng (đồng bằng phải có điều dưỡng trung cấp trở lên).

Đối với trạm y tế có từ 4 cán bộ trở lên, phải có một cán bộ y học cổ truyền chuyên trách. Khi chưa đủ 4 cán bộ trở lên, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y học cổ truyền, phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã [11].

Ngày 22 tháng 09 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020, việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá này càng thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thời kỳ mới trong đó quy định rõ về nhân lực y tế xã, phường, thị trấn [23]:

Đủ cán bộ y tế theo định mức biên chế: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Biên chế tối thiểu của 1 TYT xã là 5 biên chế.

Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế; tối đa không quá 10 biên chế/trạm.

Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.

Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám, chữa bệnh đóng trên địa bàn: bố trí tối đa 5 biên chế/ 1 trạm.

Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã được thực hiện theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Cán bộ chuyên trách DS- KHHGĐ là viên chức của trạm y tế, được đào tạo chuyên môn với trình độ ít nhất là trung cấp.

- Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn: Bác sỹ; Y sỹ (đa khoa/YDCT/sản nhi); Hộ sinh trung học; Điều dưỡng trung học; Dược sỹ trung học (đối với miền núi có thể là dược sỹ sơ học, có thể chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) [23].

Với mục tiêu phấn đấu để mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ, chúng ta đã hưởng ứng tuyên ngôn Alma - Alta vì nó phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, ngoài 8 nội dung của tuyên ngôn Alma – Alta, chúng ta đã bổ xung thêm 2 nội dung đó là: Củng cố và kiện toàn màng lưới y tế cơ sở và quản lý sức khoẻ [41].

Tuy nhiên việc phấn đấu thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay, trên toàn quốc, số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã chưa cao. Đến hết năm 2006, cả nước chỉ có 45% số xã đạt chuẩn [18]. Khu vực miền núi vùng cao, vùng sâu gặp nhiều khó khăn trong việc phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia y tế xã hơn đồng bằng bởi ba lý do:

Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của các vùng khác nhau nên sự tác động

và tạo điều kiện, đầu tư để y tế xã đạt được 10 chuẩn cũng khác nhau.

Sự phân bổ cơ cấu cán bộ hiện tại cũng chưa hợp lý, ý thức về trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền có nơi, có lúc chưa cao, sự tham gia của cộng đồng cũng còn nhiều hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Đồng lương của cán bộ y tế xã chưa đảm bảo, cán bộ y tế không yên tâm công tác lâu dài, nhiều cán bộ y tế sau khi được đào tạo bác sỹ có tư tưởng muốn rời bỏ y tế cơ sở, tìm đến nơi có việc làm với mức lương cao hơn. Thực tế này đã gây rất nhiều khó khăn cho phát triển nhân lực của y tế cơ sở.

Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [34]. Trong đó mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là hầu hết các xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; 80% số trạm y tế xã có bác sỹ, trong đó 100% các trạm y tế xã ở đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sỹ; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi, trong đó 80% là nữ hộ sinh trung học; 80% trạm y tế xã có cán bộ làm công tác y dược học cổ truyền; trung bình mỗi cán bộ trạm y tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân. Bảo đảm tối thiểu có 5 cán bộ y tế theo chức danh do Bộ Y tế quy định cho 1 trạm y tế xã. Ở các thành phố lớn, số lượng cán bộ trạm y tế được cân đối theo tỷ lệ cứ 1.400 đến 1.500 người dân thì có một cán bộ trạm y tế phường. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 80% số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [23]. Cũng theo mục tiêu của quy hoạch thì các xã có dân số trên 10.000 dân được tăng thêm biên chế hoặc tuyển thêm hợp đồng, đối với các xã thuộc tỉnh miền núi mà địa bàn xã trải dài, đi lại khó khăn nhưng không đủ điều kiện về số dân phục vụ theo quy định thì tối thiểu có 5 cán bộ/trạm y tế.

Để từng bước thực hiện các chỉ tiêu của qui hoạch, năm 2007, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã có Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư đã quy định: Căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu về chăm sóc sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

khoẻ nhân dân, định mức biên chế của Trạm y tế xã, phường, thị trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội [8]. , quy mô dân số như sau:

1. Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn. 2. Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.

3. Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.

4. Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.

5. Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/ trạm.

Thông tư số 08/2007 của Liên Bộ cũng đã quy định hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý đối với định mức biên chế của trạm y tế thuộc tỉnh miền núi là 1,2 như vậy mỗi trạm y tế xã tối thiểu phải có 6 cán bộ y tế [8].

Tuy nhiên trong những năm gần đây theo báo cáo của Bộ Y tế, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã có nhận định: “Ngành Y tế đặt mục tiêu phấn đấu 100% xã phường có đủ cán bộ y tế nhưng, trên thực tế lượng cán bộ này đang giảm dần theo năm. Hiện nay, đội ngũ này ở tuyến dưới chỉ đạt tỷ lệ 69%, thấp hơn so với những năm trước (70% - 80%)” [20].

Thực tế này đang đặt ra những thách thức rất lớn cho ngành y tế trong việc đảm bảo đáp ứng được nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân trong tình hình mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phƣờng

Thực hiện Thông tư số 11/TTLT/BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ[5], trạm y tế được giao về Phòng y tế huyện quản lý. Sau hai năm thực hiện mô hình này đã cho thấy những bất hợp lý và khó khăn trong chỉ đạo hoạt động của tuyến y tế cơ sở. Năm 2008, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ra Thông tư số 03/TTLT/BYT- BNV [9], trạm y tế lại được bàn giao về cho Trung tâm y tế huyện quản lý. Việc liên tục thay đổi mô hình tổ chức, chuyển đổi cơ chế quản lý cán bộ y tế cơ sở đã gây ảnh hưởng không tốt đến số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn vững đã chuyển sang tham gia công tác quản lý, sự bố trí không phù hợp, thiếu đồng bộ dẫn đến cán bộ chuyên môn thiếu và yếu, nhiều cán bộ y tế cơ sở không yên tâm công tác.

Hiện nay, số lượng cán bộ của trạm y tế xã vùng thấp đã đáp ứng tương đối đủ, nhưng ở vùng cao còn thiếu về số lượng và còn bất hợp lý về cơ cấu do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn tuyển khó khăn, nhất là đối với cán bộ là người dân tộc, người địa phương (Về cơ cấu cán bộ còn thiếu một số chức danh như cán bộ dược, y sỹ, cán bộ dân số, điều dưỡng).

Sau khi ngành Dân số - Gia đình & Trẻ em giải thể, thực hiện Thông tư số 05/TT-BYT về chức năng nhiệm vụ của Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh/huyện[19], trạm y tế xã đảm nhiệm thêm công tác dân số nhưng lại chưa được bổ sung chức năng nhiệm vụ, chưa có quy định biên chế cán bộ chuyên trách dân số vào là viên chức của trạm y tế.

Sự thay đổi của hệ thống dân số cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ: Quá trình giải thể tổ chức cũ, thành lập tổ chức mới diễn ra chậm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động ở cơ sở. Bằng nhiều nỗ lực của ngành Y tế, đến nay, tổ chức bộ máy dân số ở các cấp đã bước đầu được kiện toàn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nhưng chưa hoàn thiện, thiếu cán bộ và quá tải công việc ở cả cấp tỉnh và huyện. Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa được đào tạo nghiệp vụ DS - KHHGĐ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, cấp xã chỉ có gần 15 % cán bộ đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nhiều cán bộ không yên tâm công tác đã xin chuyển sang ngành khác, dẫn đến tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Từ khi giải thể Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đến 6 tháng đầu năm 2008, việc tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cấp xã/phường về công tác dân số không được làm thường xuyên, liên tục cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số hầu như không hoạt động, thì đến nay đã dần đi vào ổn định và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do số cán bộ dân số cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn trình độ theo quy định theo Thông tư 05 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy dân số - kế hoạch hoá gia đình ở địa phương, Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 15/5/2008. [19].

Theo báo cáo của Sở Y tế Thái Bình hiện tại chỉ có khoảng 20% số cộng tác viên dân số đáp ứng đủ tiêu chuẩn có trình độ trung cấp trở lên và 80% số cán bộ dân số còn lại sẽ không được tiếp tục tham gia công tác, trong khi phần lớn những cán bộ này có thời gian lâu dài gắn bó với công tác dân số, có kinh nghiệm và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng [25].

Theo tác giả Trương Việt Dũng, Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế:

“Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế: Nguồn đào tạo có giới hạn, dân số mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, hệ thống y tế tư nhân đang phát triển nhanh, thêm nữa hiện nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, tình trạng mất cân đối về phân bổ nhân lực… Nhiều lĩnh vực đã và sẽ thiếu cán bộ trầm trọng hơn” [15], [75].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Đối với các trạm y tế xã vùng cao, khu vực đặc biệt khó khăn thì việc thiếu cán bộ theo cơ cấu thường xuyên sảy ra bởi hai lý do:

Thiếu nguồn tuyển tại chỗ.

Trong khi cán bộ biên chế của trạm được cử đi học thì trạm y tế không có nguồn kinh phí để tuyển dụng hợp đồng lao động theo cơ cấu. Sau khi học xong, các bác sỹ có xu hướng xin chuyển công tác lên bệnh viện tuyến trên hoặc ra làm bệnh viện ngoài công lập, người địa phương được cử đi học không trở về công tác. [3], [52], [53], [54].

Ngày 12/6/2008, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo trực tuyến Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội. Kết quả cho thấy, nhu cầu tăng cường nguồn nhân lực y tế là rất lớn, một trong những khó khăn còn đang tồn tại hiện nay trong ngành y tế là sự thiếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường huyện Tuyên Quang (Trang 25 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)