Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
910 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và báo cáo trong chuyên đề thực tập và tốt nghiệp là có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày…tháng… năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Thanh Giang SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên văn 1 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 3 NH Ngân hàng 4 NHTM Ngân hàng Thương mại 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. 7 BL Bảo lãnh 8 BL THHĐ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn từ 2009-2011. Error: Reference source not found Bảng 2.2 Kết quả hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh giai đoạn 2009-2011. .Error: Reference source not found Bảng 2.3 Tình hình thu phí bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội năm 2009-2011Error: Reference source not found Bảng 2.4. Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại chi nhánh 2009-2011 Error: Reference source not found Bảng 2.5 Tình hình BL theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Hà Nội 2009- 2011 Error: Reference source not found Bảng 2.6 Cơ cấu BL theo thời hạn bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội Error: Reference source not found Bảng 2.7 Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại chi nhánh Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh .Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2. Mức tăng truởng doanh số bảo lãnh tại chi nhánh 2009-2011 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng thu phí bảo lãnh trong tổng thu phí từ hoạt động dịch vụ 2009-2011 Error: Reference source not found Biểu đồ 2. 4 . Cơ cấu bảo lãnh căn cứ vào mục đích Error: Reference source not found SƠ ĐỒ SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hệ thống NHTM tại Việt Nam ngày càng mở rộng với sự tham gia của rất nhiều các Ngân hàng nội địa, Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng liên doanh mới. Điều này đã khiến cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam ngày càng sôi động và cạnh tranh gay gắt hơn. Để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trong môi trường hoạt động truyền thống là cho vay và huy động vốn mà cần nỗ lực cố gắng mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại để có thể đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về bảo lãnh các NHTM Việt Nam đã có sự quan tâm và chú trọng mở rộng hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian qua. Nghiệp vụ bảo lãnh không chỉ làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Quan trọng hơn nó còn giúp ngân hàng nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh hiện nay và cả trong tương lai, NHNo&PTNT Hà Nội cũng đã có sự quan tâm phát triển nghiệp vụ này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bảo lãnh vẫn còn các vấn đề tồn tại làm cho hoạt động bảo lãnh chưa đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thị trường cũng như chưa phát huy hết tiềm năng của ngân hàng. Nhận thức sâu sắc được những vấn đề trên và bằng những kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội, em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Một là hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận cơ bản về nảo lãnh ngân hàng. Hai là phân tích đánh giá thực trạng họat động bảo lãnh trong thời gian qua. SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 1 Chuyên đề tốt nghiệp Ba là đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh của NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội để có thể thực hiện được mục tiêu trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, luận giải, phân tích để làm nổi bật thực trạng hoạt động bảo lãnh ở NHNo&PTNT -chi nhánh Hà Nội, sau đó tổng hợp và đánh giá về hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới. • Kết cấu khóa luận. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có ba nội dung chính được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM. Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và hoàn thiện phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội. SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NHTM 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Theo điều 361 Luật dân sự Việt Nam 2005 , bảo lãnh được hiểu: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có ng hĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.” Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là một trong hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã trả thay.” Theo khoản 1 điều 2 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN thì: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.” Như vậy, bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh sẽ thự hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu được người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết với bên nhận bảo lãnh. SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 3 Chuyên đề tốt nghiệp Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của đối tác liên quan. 1.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 1.1.2.1 Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín: Bảo lãnh là một dịch vụ sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của ngân hàng cam kết cùng với khách hàng mà ngân hàng bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Sự bảo lãnh của ngân hàng thường được áp dụng để bảo đảm cho một hoạt động nào đó của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đối tác tin tưởng nên nhờ ngân hàng bảo lãnh. Việc bảo lãnh của ngân hàng cho phép chủ nợ của doanh nghiệp có được một chứng từ đảm bảo thanh toán, đơn vị được bảo lãnh phải trả chi phí dưới hình thức lợi tức cho ngân hàng theo những cam kết thỏa thuận. 1.1.2.2 Bảo lãnh mang tính độc lập: Đặc điểm nổi bật của hoạt đọng bảo lãnh là tính độc lập với hợp đồng gốc. Có thể thấy, mục đích của bảo lãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng nhưng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện được quy định trong bảo lãnh và ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi một trong những điều kiện bảo lãnh phát sinh hoặc được bảo lãnh yêu cầu. Những tranh chấp trong hợp đòng gốc không ảnh hưởng tới cam kết bảo lãnh của ngân hàng. Tính độc lập của bảo lãnh phụ thuộc vào chính các điều kiện và điều khoản của bảo lãnh. Một khi các điều kiện đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt pháp lý thì người nhận bảo lãnh được quyền yêu cầu thanh toán mà không bắt buộc phải chứng minh sự vi phạm của đối tác là người được ngân hàng bảo lãnh. Ngoài ra, tính độc lập còn thể hiện ở trách nhiệm thanh toán mà không bắt buộc phải chứng minh sự đối tác là người được ngân hàng bảo lãnh. Ngoài ra, tính độc lập còn thể hiện ở trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành. Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa người phát hành với người được bảo lãnh bởi nếu như SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 4 Chuyên đề tốt nghiệp chứng từ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng không thể từ chối thanh toán cho bên nhận bảo lãnh vì bất cứ lí do gì nảy sinh trong quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh. 1.1.2.3 Bảo lãnh là một sự thỏa thuận của nhiều bên: Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ba thành phần tham gia bao gồm: Người bảo lãnh (ngân hàng), người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng và người hưởng bảo lãnh mà còn bao hàm mối quan hệ giữa người được bảo lãnh với người hưởng bảo lãnh, giữa ngân hàng với người được bảo lãnh. Quan hệ ràng buộc của các chủ thể trong bảo lãnh được thể hiện qua các hợp đồng độc lập sau: Hợp đồng mua bán, dự thầu, thiết kế Đơn xin bảo lãnh Thư bảo lãnh Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh - Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và ngân hàng: Đơn xin bảo lãnh. - Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh: Hợp đồng mua bán, thiết kế, dự thầu - Hợp đồng giữa người thụ huởng bảo lãnh và ngân hàng: Thư bảo lãnh. 1.1.2.4 Bảo lãnh là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Bảo lãnh là một hình thức “ tín dụng chữ ký” cho nên nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Mặc dù mục đích của bảo lãnh là tạo điều kiện tốt nhất cho người được bảo lãnh có thể thực hiện hợp đồng gốc tốt nhất và đồng thời đảm bảo quyền lợi, hạn chế rủi ro cho bên nhận bảo lãnh nhưng nó lại có thể làm tăng độ rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng và đối tác của họ cấu kết với nhau để lừa ngân hàng. Rủi SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 5 Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Người bảo lãnh (Ngân hàng) [...]... trình nghiệp vụ bảo lãnh gián tiếp: (1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng kinh tế (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng chỉ thị chỉ định một ngân hàng tại nước của bên nhận bảo lãnh để phát hành thư bảo lãnh (3) Ngân hàng chỉ thị yêu cầu ngân hàng phát hành phát hành thư bảo lãnh cùng thư đối ứng cho bên nhận bảo lãnh (4) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. .. đang chú trọng đến việc phát triển các loại hình bảo lãnh mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết... nghĩa vụ bồi hoàn cho ngân hàng phát hành theo bảo lãnh đối ứng SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp 8 Với bảo lãnh gián tiếp người được bảo lãnh thường phải trả phí bảo lãnh cao hơn so với bảo lãnh trực tiếp - Đồng bảo lãnh Là loại bảo lãnh mà nhiều ngân hàng cùng đứng ra phát hành bảo lãnh. Trong đó một ngân hàng sẽ được chọn làm ngân hàng phát hành chính, các ngân hàng thành... Tiến hành thủ tục nhận đảm bảo thế chấp - Ghi giá trị bảo lãnh và vào sổ theo dõi ngoại bảng 1.2.1.5 Giám sát hợp đồng bảo lãnh Sau khi phát hành bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng thì ngân hàng phải xử lý các nghiệp vụ sau: - Theo dõi các phát sinh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Hạch toán số dư bảo lãnh Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh Thu phí bảo lãnh 1.2.1.6 Thanh lý hợp đồng bảo lãnh. .. ngoài - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp 30 - Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh đối ứng - Xác nhận bảo lãnh - Đồng bảo lãnh - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 2.2.3 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện tại Chi nhánh theo quy trình sau: Bước 1: Nhận và hoàn chỉnh hồ sơ: CBTD hướng dẫn khách hàng... nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh Người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành Quan hệ giữa các bên được thể hiện trên sơ đồ sau: Ngân hàng phát hành (2) Bên được bảo lãnh (3) (1) Bên nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh trực tiếp (1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng kinh tế (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát. .. mình theo bảo lãnh đối ứng Quan hệ giữa các bên tham gia được thể hiện trên sơ đồ như sau: NH thành viên NH thành viên NH thành viên Ngân hàng phát hành (2) (3) (1) Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.4: Quy trình đồng bảo lãnh (1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng kinh tế (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng xem xét thư bảo lãnh (3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh đến... trực thuộc - Bảo lãnh gián tiếp: Là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo sự chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng Quan hệ giữa các bên tham gia bảo lãnh được thể hiện trên sơ đồ như sau: Ngân hàng chỉ thị (3) Ngân hàng phát hành (2) Bên được bảo lãnh (4) (1) Bên nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.3:... vào ngày mà hoạt động kinh doanh của bên bảo lãnh bị gián đoạn do sự kiện bất khả kháng SV: Phạm Thị Thanh Giang Lớp: NHH – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp 16 1.2 Nội dung nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM 1.2.1 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ của khách hàng Thẩm định khách hàng và phương án kinh doanh Soạn thảo văn bản bảo lãnh Phát hành văn bản bảo lãnh Giám sát hợp đồng bảo lãnh. .. – CĐ26 Chuyên đề tốt nghiệp 22 nghiệp giữa nội đô thành phố Hà Nội Đến hết 31/12/2009, mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội gồm: hội sở chính NHNo&PTNT Hà Nội (bao gồm 8 phòng nghiệp vụ) và 17 phòng giao dịch trực thuộc trải đều khắp các quận nội thành Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển . NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội, em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2 ngân hàng phát hành phát hành thư bảo lãnh cùng thư đối ứng cho bên nhận bảo lãnh. (4) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong bảo lãnh gián tiếp thì người nhận bảo lãnh hoàn. vụ bảo lãnh trực tiếp (1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng kinh tế. (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh. (3) Ngân hàng phát hành gửi thư bảo lãnh đến