1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân

66 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 797 KB

Nội dung

góp ý của Quý thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn.CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân” là công trình nghiên

cứu của riêng em.

Các số liệu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Trường Xuân và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Giang

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

2.1.2Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 21

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 BCTC Báo cáo tài chính

2 BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán

5 CPTC Chi phí tài chính

8 ĐTTC Đầu tư tài chính

18 NCVL Đ Nhu cầu vốn lưu động

19 VL ĐTX Vốn lưu động thường xuyên

Trang 4

MỤC LỤC

2.1.2Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý, hệ thống

cơ sở hạ tầng ở nước ta có nhiều bước phát triển, đóng góp cho sự phát triển này là

nỗ lực phấn đấu không ngừng của ngành xây dựng cơ bản, một ngành mũi nhọntrong chiến lược phát triển của đất nước Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản cótính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật cao, góp phần quan trọng trong việcđẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển của khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho người dân Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nóichung và tích lũy nói riêng cùng với vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng trong lĩnhvực xây dựng cơ bản, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để quản lý, sử dụng vốn cóhiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, chống thất thoát vốn trong điều kiện xâydựng cơ bản trải qua những giai đoạn thời gian thi công kéo dài và địa bàn rộng,phức tạp

Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh Ở bất cứ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sảnxuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị cho vốn

Như vậy, việc quản lý vốn được xem xét dưới góc độ hiệu quả, tức là xem xét

sự luân chuyển vốn, sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đến sửdụng vốn

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất quan trọng trong giai đoạn hiệnnay, khi mà nền kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng kéo theo cácdoanh nghiệp xây dựng “sống dở, chết dở” Vì vậy các doanh nghiệp xây dựng rấtcần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để tồn tại, thắng trong cạnhtranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu Công ty Cổ phần TrườngXuân là một công ty có tỷ lệ vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh chiếm một tỷ

lệ không nhỏ Chính vì vậy việc quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động đượccoi là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp

Để góp phần giải quyết vấn đề này và được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ bảo củatập thể cán bộ, công nhân viên phòng tài chính – kế toán, phòng kinh tế kỹ thuậtCông ty Cổ phần Trường Xuân, em xin lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu

Trang 6

quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân” làm đề tài chuyên đềtốt nghiệp cho mình, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học vàonghiên cứu thực tiễn, từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cùng nhữngvấn đề còn tồn tại góp phần hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề chủ yếu nghiên cứu các phạm trù liên quan đến hoạt động sử dụngvốn lưu động: lý luận về vốn lưu động trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả sử dụng vốn lưu động

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình thực trạng quản lý, sử dụng hiệu quả vốn lưuđộng tại Công ty Cổ phần Trường Xuân từ năm 2010-2012

3 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong kinh tế họcnhư so sánh, khái quát hóa, phân tích, thống kê…kết hợp với việc minh họa bằng sơ

lý luận còn non kém nên vấn đề chưa được nêu ra hết, công tác khảo sát, nghiên cứuphương án không sao tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót Em mong nhận được sự

Trang 7

góp ý của Quý thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh baogiờ cũng cần có ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động Cóthể nói quá trình sản xuất kinh doanh chính là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo

ra hàng hóa dịch vụ Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vàoquá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịchchuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩmđược thực hiện Những đối tượng lao động nói trên, xét theo hình thái vật chất thìđược gọi là các tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộphận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông

- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảmbảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệuphụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuấtnhư: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…

- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trìnhlưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán v v…

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản lưu độngsản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động khôngngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục Để hình thành nên tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp cần phải có một

số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấyđược gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Như vậy, ta có khái niệm về vốn lưu động như sau:“Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên,

Trang 8

liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh”.

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặcđiểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiệnkhác nhau như: trong lĩnh vực sản xuất là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chiphí chờ phân bố; trong lĩnh vực lưu thông là thành phẩm, vốn tiền tệ…Vận độngtheo một vòng tuần hoàn, vốn lưu động chuyển đổi từ hình thái này sang hình tháikhác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, nó chuyển toàn bộ giátrị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh Vốn lưuđộng hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh

Với những đặc điểm đó, vốn lưu động chính là công cụ phản ánh, đánh giáquá trình vận động của vật tư: số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số vật tư,hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít ; số vốn lưu động luân chuyểnnhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không

1.1.3 Phân loại vốn lưu động

1.1.3.1 Dựa theo hình thái biểu hiện và tính chất thanh khoản của vốn: có thể

chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và

khoản đầu tư ngắn hạn Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp

có thể dễ dàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, tronghoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiếtnhất định

Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện

ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng,cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau Ngoài ra doanh nghiệp còn cóthể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp, từ đó hình thành cáckhoản tạm ứng

- Vốn về hàng tồn kho

Trang 9

Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa bao gồm: Vốn về vật tư dựtrữ, vốn thành phẩm Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho Xem xétmột cách chi tiết hơn, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:

Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho

sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm

Vốn vật liệu phụ: là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho

việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉlàm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiệncho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi

Vốn nhiên liệu: là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh

Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị các loại vật tư dựng để thay thế, sửa chữa các

tài sản cố định

Vốn vật tư đóng gói: là giá trị các loại vật liệu bao bì để đòng gói sản phẩm

trong quá trính sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Vốn công cụ dụng cụ: là giá trị các loại dung cụ công cụ không đủ tiêu chuẩn tài

sản cố định

Vốn sản phẩm đang chế: là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh

đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất

Vốn về chi phí trả trước: là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác

dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sảnphẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm của các kỳ tiếp theonhư chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thử nghiệm

Vốn thành phẩm: là giá trị các sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn

kỹ thuật và đã nhập kho

Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việcxem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chứcnăng của thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện

để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả

Trang 10

1.1.3.2 Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Vốn lưu động có thể được chia thành:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vật

liệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công

cụ dụng cụ nhỏ

- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm các khoản sau: vốn sản

phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản: vốn thành phẩm và vốn bằng

tiền

- Vốn trong thanh toán gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng

trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ; cáckhoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn

Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò Từ đó,giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trìnhluân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinhdoanh Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ramột kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động

1.1.3.3 Dựa vào nguồn hình thành vốn lưu động

Dựa vào tiêu thức này thì nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thànhnguồn vốn

- Nguồn vốn chủ sở hữu : là nguồn vốn có thể huy động từ ngân sách nhà

nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như các khoản phải nộp nhưngđược để lại đối với doanh nghiệp nhà nước, các khoản chênh lệch giá, vốn do cổđông đóng góp, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra đối với công ty cổ phần, cácdoanh nghiệp tư nhân…Vốn lưu động được bổ sung từ nguồn phát hành cổ phiếu,trái phiếu, vốn góp liên doanh,…

- Nguồn vốn đi vay: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ việc

vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, vay cá nhân trong và ngoài nước…Nguồn vốnnày đóng vai trị quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng đủ vốn cho quá trình sản xuất vàlưu thông

Trang 11

Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng của từngnguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những chính sách huyđộng vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất.

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động

Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạtđộng và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọngnhất của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Là một bộ phận khôngthể thiếu được trong vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn lưu động có những vaitrò chủ yếu sau:

Một là: Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất hoạt động

sản xuất kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả Nếu vốn lưu động bị thiếu hayluân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hang hóa, làm cho các doanhnghiệp không thể mở rộng được thị trường hay có thể gián đoạn hoạt động sản xuấtkinh doanh dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Hai là: Do đặc điểm của VLĐ là phân bố rộng khắp trong và ngoài doanh

nghiệp, đồng thời chúng lại chu chuyển nhanh nên thông qua quản lý và sử dụngvốn lưu động, các nhà tài chính doanh nghiệp có thể quản lý toàn diện tới việc cungcấp, sản xuất và phân phối của doanh nghiệp Chính vì vậy, có thể nói rằng vốn lưuđộng là công cụ quản lý vốn quan trọng Nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chấtkhách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp cho các nhà quản trị doanhnghiệp đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh như khả năng thanhtoán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng hóa, tiền vốn từ đó đưa ra các quyết địnhđúng đắn đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất

Ba là: Vốn lưu động là tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng và phát triển của

các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp nhỏ,bởi ở các doanh nghiệp này vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn, sựsống còn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, quản lý và

sử dụng vốn lưu động Mặc dù, hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quảcủa nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi Nhưng cũng cầnthấy rằng, sự bất lực của một số công tác trong việc hoạch định và kiểm soát chặt

Trang 12

chẽ vốn lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thấtbại của họ.

Bốn là: Vốn lưu động còn là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiến

lược, sách lược kinh doanh nhằm phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Nó giúp cho doanh nghiệp đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưuthông, giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất và tiêu dùng

Tóm lại, vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động như thếnào có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp

1.1.5 Kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động

1.1.5.1 Kết cấu vốn lưu động

Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần VLĐ chiếm trong tổng số VLĐ tại mộtthời điểm nhất định

Việc nghiên cứu kết cấu VLĐ giúp chúng ta thấy được tình hính phân bổ VLĐ

và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong từng điềukiện cụ thể

Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giống nhau.Thông qua phân tích kết cấu VLĐ theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúpdoanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ mà mình quản lý và sửdụng Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ của doanh nghiệp qua cácthời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặtchất lượng trong công tác quản lý, sử dụng VLĐ của từng doanh nghiệp

1.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất luôn luôn vận độngluân chuyển từ hình thái này sang hình thái khác, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng luôn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình vận động đó Bao gồm:

-Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của

doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất,trình độ tổ chức quản lý sản xuất,….Các yếu tố này ảnh hưởng đến tỷ trọng vốntrong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh

-Các nhân tố về mặt cung ứng như: khoảng cách giữa các doanh nghiệp với

nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng, khối lượng vật tưmỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại như vật tư…tất cả các yếu tố

Trang 13

này sẽ tác động đến chi phí vận chuyển, kế hoạch mua hàng, chi phí bảo quản…

-Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán, thủ tục thanh

toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán

1.1.6 Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động

Trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, để đảm bảo cho việc kinh doanhdiễn ra bình thường, đều đặn thì buộc phải phát sinh nhu cầu về VLĐ

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp.

Quản lý tốt VLĐ cũng đồng nghĩa với việc phải xác định được nhu cầu vốnlưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với quy mô và điều kiện kinh doanhnhất của doanh nghiệp sao cho số vốn đó phải đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuấtdiễn ra thường xuyên liên tục, tránh tình trạng thiếu vốn hay làm gián đoạn quátrình sản xuất Đây cũng là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ về vốn lưu độngtrong doanh nghiệp

1.1.6.1 Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian trung bình cần thiết

để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất sản phẩm, thu được tiền bánhàng Thông thường người ta chia chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp ra làm ba giaiđoạn sau:

Giai đoạn mua sắm vật tư: Trong giai đoạn này, hoạt động của doanh nghiệp

là tạo nên một lượng vật tư dự trữ Trường hợp doanh nghiệp phải trả tiền ngay sẽphát sinh luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp gắn liền và ngược chiều với luồng vật tư

đi vào doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường tín dụng thương mại phát triển,các doanh nghiệp thường mua trước trả sau Như vậy nhà cung ứng vật tư đã cungcấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng thương mại để tài trợ nhu cầu vốn lưuđộng

Giai đoạn sản xuất: Trong giai đoạn này khi vật tư được sản xuất dần ra để sử

dụng và chuyên hóa sang hình thái sản phẩm dở dang và thành phẩm Để thực hiệnquá trình sản xuất, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định

Trang 14

Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng: Sau khi thành phẩm hàng hóa

đã nhập kho, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng Nếu doanh nghiệp bán và thutiền ngay thì sau khi giao hàng doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng và số vốndoanh nghiệp ứng ra đã được thu hồi Vốn này tiếp tục được sử dụng cho chu kỳkinh doanh tiếp theo Nếu doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng thì sản phẩm,hàng hóa được xuất giao, nhưng sau một thời gian nhất định doanh nghiệp mới thuđược tiền làm hình thành nợ phải thu từ khách hàng, doanh nghiệp đã cung cấp vốncho người mua Chỉ khi nào doanh nghiệp thu được tiền mới thu hồi được số vốnứng ra

Như vậy, trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốnlưu động Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhucầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh Trong công tác quản

lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên cần thiết tương ứng với một qui mô và điều kiện kinh doanh nhấtđịnh

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải

đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và được tiến hành một cách liên tục Đồngthời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý

1.1.6.2 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trongtừng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác địnhnhu cầu vốn lưu động Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp

và phương pháp gián tiếp

*Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến lượng vốn doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể xác địnhtheo phương pháp sau:

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh

Trang 15

Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phùhợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Tuy vậy, nó vẫn có hạn chế làviệc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thờigian.

*Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Quan điểm của phương pháp này là việc xác định nhu cầu vốn lưu động đi từtổng thể đến chi tiết Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác địnhbằng cách dựa vào kết quả thống kê vốn lưu động kỳ báo cáo và nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh kỳ kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ kế hoạch theocông thức:

Vnc = VLĐo x x (1+t%)

Trong đó:

Vnc: Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch VLĐo: Vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo

M1, Mo: Doanh thu thuần kỳ kế hoạch, báo cáo

t%: Tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động kỳ kếhoạch so với kỳ báo cáo

Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối đơn giản,giúp doanh nghiệp ước tính nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác địnhnguồn tài trợ phù hợp Nhưng độ chính xác của kết quả tính bị hạn chế

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 16

Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trong suốtquá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm trongchu kì kinh doanh Do vậy khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người tachủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó Tốc độ luân chuyển vốn lưu độngnhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt công tác, mua sắm, dự trữ, sảnxuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ

sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao haythấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm

Ngoài mục tiêu sử dụng cho mua sắm, dự trữ, vốn lưu động còn được sử dụngtrong thanh toán Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thể hiện ở khả năngđảm bảo lượng vốn lưu động cần thiết để thực hiện thanh toán Đảm bảo đầy đủ vốnlưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh, vừatạo uy tín với bạn hàng và khách hàng

Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo vốn lưu độngđược luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệpluôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, do đó việc tổ chứcquản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến khả năng tăng trưởng

và phát triển của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng

là một vấn đề cốt yếu trọng doanh nghiệp vì những lý do sau:

Trước hết, xuất phát từ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận: Bất kỳ doanh nghiệp

nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hướng tới mục tiêu lợi nhuận.Vốn lưu động là một bộ phận quyết định nên điều này Lợi ích kinh doanh đòi hỏidoanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm đượcvốn, tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày cànglơn hơn

Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò to lớn của VLĐ trong quá trình sản xuất

Trang 17

kinh doanh Để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

diễn ra một cách thông suốt, liên tục thì ở bất cứ một quy mô hoạt động nào đều cầnphải có một lượng VLĐ phù hợp Đó là điều kiện quyết định và ảnh hưởng đến toàn

bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với vai trò quan trọng đó đòihỏi doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản

Thứ tư, do tình trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, tình hình kinh doanh kém hiệu quả còn diễn ra tại nhiều doanh nghiệp Do chưa thích ứng được với các quy

luật khắt khe của nền kinh tế thị trường, trình độ quản lý còn yếu kém nên đã dẫnđến việc lâm vào tình trạng lúng túng, trì trệ, thậm chí phá sản Sau mỗi chu kỳ kinhdoanh, vốn không được bảo toàn do thua lỗ trong kinh doanh Vì vậy, để nhanhchóng thích ứng với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịp với tốc độ phát triển kinh tếthế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ, cần phải quan tâmnhiều hơn tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nóiriêng

Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tácquản lý và sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh những chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sửdụng VLĐ của doanh nghiệp, bao gồm những chỉ tiêu sau:

a.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độluân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm Tốc độc này càng nhanh thì hiệu suất

Trang 18

sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu:

+Vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động (hay còn gọi là số lần luân chuyển vốn lưu động)được xác định bằng công thức:

Vòng quay VLĐ = Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (DTT)

Vốn lưu động bình quân trong kỳTrong đó:

VLĐ bình quân = Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối kỳ

2

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của vốn lưu động trong một thời kỳ nhấtđịnh (thường là 1 năm) Nó cho biết trong kỳ phân tích, vốn lưu động quay đượcbao nhiêu vòng Số lần chu chuyển càng nhiều càng chứng tỏ nguồn vốn lưu độngluân chuyển càng nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả Đây là chỉtiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vì thế chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

+Kỳ luân chuyển vốn lưu động: phản ánh để thực hiện một vòng luân chuyển

vốn lưu động cần bao nhiêu ngày

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số vòng quay vốn lưu độngSĩ ngày trong kỳ phân tích

Trong đó: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, 1 tháng là

30 ngày, 1 quý là 90 ngày

Số ngày của kỳ luân chuyển càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn lưu độngcàng nhanh, càng chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả

b.Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động (hay còn gọi là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động) làchỉ tiêu phản ánh để có một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần bỏ ra bao nhiêu đồngvốn lưu động

Hàm lượng VLĐ = Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn

Trang 19

lưu động tiết kiệm được càng lớn.

c.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo ta được baonhiêu đồng lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn lưu động

a Tốc độ luân chuyển khoản phải thu

*Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ảnh mức độ đầu tư vào các khoản phải thu

để duy trì doanh thu bán hàng cần thiết của doanh nghiệp Chỉ tiêu được xác địnhbằng công thức sau:

Vòng quay các khoản

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ tiền thu từ bán hàng về doanh nghiệp baonhiêu lần Nói cách khác nó phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu về tiền mặtcủa doanh nghiệp Hệ số càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng

cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

* Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình là chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình từ khi doanh

nghiệp xuất giao hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền Công thức xác định:

Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ

Vòng quay khoản phải thu

Hệ số này càng dài chứng tỏ lượng vốn lưu động bị chiếm dụng trong thanhtoán của doanh nghiệp càng lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp

Trang 20

b Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cao, cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữcủa doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh vàgiảm vốn bỏ vào hàng hóa tồn kho Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanhnghiệp có thể dự trữ hàng hóa quá nhiều, dẫn đến bị ứ đọng vốn lưu động, tiền thuchậm, có thể làm doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh

*Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày kể từ lúc doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vậtliệu đến khi sản phẩm hoàn thành và được xác định bởi công thức:

Số ngày một vòng quay HTK = Sĩ ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn khoChỉ tiêu số ngày một vòng quay HTK càng ít, chứng tỏ việc quản lý dự trữ củadoanh nghiệp càng tốt và ngược lại

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.4.1 Nhân tố khách quan

- Cơ chế và các chính sách của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường

nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinhdoanh theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải chịu

sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thông qua hàng loạt các chính sách, bộ luậtđược Nhà nước ban hành Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợicho các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề

ra Chính vì thế, một sự thay đổi trong cơ chế quản lý và chính sách của Nhànước đều có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Một số chính sách như chính sách trích lập dự phòng tạo điềukiện cho doanh nghiệp có nguồn bù đắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp

Trang 21

thuế và chính sách hoàn thuế đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả

sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu Nhà nước tạo được môi trường kinhdoanh lành mạnh, một hệ thống chính sách hợp lý, các văn bản pháp luật đồng

bộ và ổn định sẽ có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế đối với các doanh nghiệp giúp

cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và đồng vốn sinh lợi tối đa Khi

đứng trước các quyết định đầu tư, doanh nghiệp luôn phải xem xét đến yếu tố này

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố như: tăng

trưởng, lạm phát, tỷ giá hối đoái Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạmphát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa,vật tư…từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.Trong điều kiện này, doanh nghiệp cần có dự điều chỉnh kịp thời, hợp lý nhằm bảotoàn vốn kinh doanh

-Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát

triển và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình đi lên của nhân loại Sự pháttriển đó đã đem lại cho các DN một diện mạo mới Bởi khi khoa học công nghệphát triển thì môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn Doanh nghiệpmuốn tồn tại, phát triển và nâng cao được vị thế uy tín của mình trên thị trường thìphải chú trọng đầu tư vào công nghệ Điều đó không những nâng cao được chấtlượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng mà còn giúp tiếtkiệm sức lao động của công nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành

Kinh tế theo cơ chế thị trường luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tham gia,các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị trường tiêu thụkhông ổn định, sức mua của đồng tiền lại có hạn, rủi ro ngày càng tăng và luôn rìnhrập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường trong kinh doanh Điều nàycũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Các rủi ro bất khả kháng: Doanh nghiệp còn có khả năng gặp phải

những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt mà doanh nghiệp khônglường trước được, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng

Trang 22

vốn của doanh nghiệp.

Những nhân tố khách quan ở trên nằm ngoài tầm kiểm soát của doanhnghiệp Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ đónâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét,nghiên cứu một cách thận trọng để đưa ra các giải pháp kịp thời và cụ thể

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

-Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp: Việc xác định nhu cầu

vốn lưu động của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đến thừa hoặc thiếu vốn đềuảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽgây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, làm xuất hiện tình trạng công nhânkhông phải làm việc mà vẫn được hưởng lương theo quy định Còn nếu thừa vốn sẽgây lãng phí, làm tăng chi phí kinh doanh Như vậy thừa hoặc thiếu vốn đều làmgiảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Trình độ quản lý và khả năng quản lý: Trình độ quản lý của doanh nghiệp

mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ,sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốnthấp Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ,những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi

- Trình độ của người lao động: Người lao động có tinh thần trách nhiệm, ý

thức kỷ luật lao động cũng như trình độ chuyên môn cao sẽ góp phần thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

-Việc xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh: Các chiến lược và

phương án kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường cũng nhưphải có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước Đây là một trongnhững nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp

Ngoài ra, một số nhân tố khác như: lỗ tích lũy, việc trích lập dự phòng…cácnhân tố này tác động đến lợi nhuận do đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốnlưu động của doanh nghiệp

-Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện

trên hai phương diện, đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa

Trang 23

doanh nghiệp với nhà cung cấp Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nóảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm qua đó ảnh hưởngđến lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với kháchhàng thì sản phẩm tiêu thụ nhanh, dễ dàng và ngày càng được biết đến nhiều hơn.Mặt khác quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục

vụ cho quá trình sản xuất sẽ được cung ứng kịp thời, ổn định, đẩy nhanh được tiến

độ sản xuất của doanh nghiệp, tránh được tình trạng ngừng hoạt động do thiếunguyên nhiên vật liệu, làm giảm được những chi phí không cần thiết

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và sửdụng VLĐ của doanh nghiệp Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tớihiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét mộtcách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữuhiệu nhất, để hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất

Trang 24

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề liên quan đến vốn lưu động, những khái niệm, nội dung, đặc điểm, cách phân loại, từ đó rút ra vai trò của vốn lưu động Bên cạnh đó, còn đề cập đến hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng như những nhân tố ảnh hưởng đên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở các vấn đề mang tính lý luận nêu trên, khóa luận sẽ áp dụng để phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Trường Xuân để từ

đó phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG XUÂN 2.1 Khái quát về kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Trường Xuân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Trường Xuân

Tân công ty: Công ty Cổ phần Trường Xuân

Địa chỉ trụ sở chính: Cụm công nghiệp Khắc Niệm – Hạp Lĩnh, thành phố BắcNinh, tỉnh Bắc Ninh

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

- Nhận thầu thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giaothông, thủy lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, nông thôn, cấpthoát nước, công trình ngầm dưới nước và các công trình điện thế 35KV

- Sản xuất kinh doanh vậy liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa

- San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, thi công các loại cọc (bê tông,cát, nhồi barette)

- Chế tạo, lắp ráp các loại xe tải nhỏ, xe chuyên dụng

- Kinh doanh, dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô

- Sản xuất các mặt hàng kim khí

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận

Bộ máy lãnh đạo của công ty gồm:

Trang 26

Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Trường Xuân

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu

ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quanđến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đạihội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng giám đốcđiều hành và những người quản lý khác trong Công ty

Ban kiểm soát: Là cơ quan do đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm

vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tàichính của công ty

Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động

hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện

Trang 27

các quyền và nghĩa vụ được giao.

Ba phó giám đốc giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về

các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đãđược Giám đốc Công ty ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty

Các phòng ban:

-Phòng kinh tế kế hoạch dự án: Trong lĩnh vực kinh tế Quản lý kinh tế các dự

án, các công trình Công ty là nhà thầu thi công chính, phụ, chủ đầu tư Quản trịdoanh nghiệp Công tác hợp đồng kinh tế Công tác tiếp thị, đấu thầu Công tácquản lý, phát triển thương hiệu Trong lĩnh vực kế hoạch Lập kế hoạch, báo cáo kếthoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; Kế hoạch sản xuất kinh doanh trunghạn và dài hạn Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê Trong lĩnh vực đầu

tư Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư Công tác lập dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu,

tổ chức đấu thầu Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư Công tác liên danh, liênkết, hợp tác đầu tư

-Phòng tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức,

thực hiện và kiểm soát mọi hoạt động thuộc lĩnh vực Tài chính, kế toán của công tytheo pháp luật và chuẩn mực, chế độ kế toán của Nhà nước.Đồng thời, Phòng còn

có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý, bảo toàn và phát triển vốn công

ty thông qua kiểm soát bằng đồng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phòng kỹ thuật thi công: chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình,

quản lý an toàn lao động và tiến độ công trình thi công

- Phòng bảo vệ: chịu trách nhiệm chính về an toàn của các thiết bị cũng như

nhân lực

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010-1012

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ

chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp Kết quả hoạtđộng kinh doanh một số năm gần đây của Công ty Cổ phần Trường Xuân qua bảng

Bảng 2.1:Kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010-2012

(Đơn vị: Triệu đồng)

2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch 2011 so với

2010

Chênh lệch 2012 so với

2011

Trang 28

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối

Doanh thu thuần bán

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên

và giá trị mỗi công trình

Tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần.Năm 2010, giá vốn hàng bán là 16.337 triệu đồng, năm 2011 là 19.448 triệu đồngtăng 3.151 triệu đồng tương ứng với mức tăng 19,29%, năm 2012 so với năm 2011giảm 8.910 triệu đồng tương ứng với mức 45,72% Việc Công ty có tốc độ giảm củadoanh thu thuần nhanh hơn là do Công ty không thể giảm giá vốn hàng bán nhanh

Trang 29

như tốc độ giảm của doanh thu thuần.Giá vốn hàng bán của công ty giảm là dotrong năm 2012 giá cả nguyên vật liệu đã giảm xuống, điều này tạo điều kiện thuậnlợi cho Công ty sản xuất kinh doanh Hơn nữa, năm 2011, giá vốn hàng bán tăngcao hơn so với năm 2010, và 2012 là do giá nguyên vật liệu trong năm 2011 tăngnhanh đã gây khó khăn cho Công ty trong việc mua chi phí đầu vào, hoặc cũng cóthể là do Công ty không tìm được nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ.

Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán của Công tykhông ổn định qua các năm đã khiến cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuếcủa Công ty cũng không ổn định Cụ thể, năm 2010 lợi nhuận sau thuế là 94 triệu,năm 2011 là 245 triệu, tăng 151 triệu tương ứng với mức 160,64% so với năm 2011,năm 2012 giảm 478 triệu tương ứng với mức giảm 185,10%

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Công ty trong ba năm tương đối thấp Năm

2010, là 0,49%, năm 2011 là 1,04% tăng 0,55%, năm 2012 giảm 2,87% so với năm

2011 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm là do trong lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp năm 2012 giảm và tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ giảmcủa doanh thu Đây là một dấu hiệu chưa tốt cho thấy Công ty quản lý chi phí củamình chưa hiệu quả Vì vậy, để nâng cao được ROS của mình Công ty cần đưa ranhững biện pháp để khắc phục được tình trạng này và nâng cao hiệu quả kinhdoanh

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty trong ba năm vẫn còn thấp sovới chỉ số chung của ngành Năm 2010 là 0,69%, năm 2011 là 1,74% tăng 1,05%,năm 2012 giảm 3,56% Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công tyđược cải thiện hơn so với năm 2010 là do tốc độ tăng của tài sản bình quân nhỏ hơn

so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế Nhưng bước sang năm 2012, ROA củaCông ty không còn được như năm trước nữa vì tổng tài sản bình quân của công tygiảm nhưng tốc độ giảm thì chậm hơn so với lợi nhuận trước thuế Việc tổng tài sảnbình quân của Công ty giảm là do trong năm Công ty không có mua thêm máy mócthiết bị phục vụ cho sản xuất và có một số tài sản cố định được nhượng bán, thanh

lý do không dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh và do đó hết khấu hao

Cũng giống như hai tỷ suất phản ánh khả năng sinh lời trên, thì tỷ suất lợi

Trang 30

nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn còn thấp Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận vốn

chủ sở hữu là 1,19%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 1,67%, năm 2012 tỷ số này là

2,72% giảm 5,59% so với năm 2011 Năm 2011, ROE tăng là do chủ sở hữu góp

vốn nhiều và lợi nhuận giữ lại của Công ty tăng điều này làm cho vốn chủ sở hữu

bình quân của Công ty tăng hơn so với năm trước, nhưng mức tăng này vẫn còn rất

thấp Trong khi vốn chủ sở hữu tăng thì lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng

và tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình

quân Nhưng năm 2012, tỷ số này đã giảm đi do vốn góp của chủ sở hữu tăng

nhưng mức tăng nhẹ (tăng 6 triệu so với năm 2011) và lợi nhuận giữ lại của Công ty

giảm do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh điều này đã làm tăng của vốn

chủ sở hữu bình quân và tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế quá lớn đã làm cho

ROE của Công ty trong năm 2012 giảm

Như vậy, cả ba tỷ suất phản ánh sinh lời của Công ty trong ba năm đều rất

thấp Điều này cho thấy công tác quản trị chi phí của Công ty chưa thực sự là tốt

Do vậy, Công ty cần có những biện pháp để nâng cao năng lực của mình trong điều

kiện nền kinh tế đầy khó khăn như hiện nay

2.1.5 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua các cân bằng tài

Năm2012

Chênh lệch2011/2010

Chênh lệch2012/2011Tuyệt

đối Tỷ lệ (%)

Tuyệtđối Tỷ lệ (%)1.Tài sản dài hạn 8337,6 7676,1 6923,6 -661,5 -7,93% -752,5 -9,80%

Trang 31

2.Nguồn vốn dài hạn 8431,6 8676,4 8443,9 244,8 2,90% -232,5 -2,68%3.Tài sản kinh doanh 6792 4721,8 5603,3 -2070,2 -30,48% 881,5 18,67%4.Nợ kinh doanh 6169,4 428,3 3939,8 -1882,1 -30,51% -347,5 -8,11%5.Vốn lưu động thường

- Vốn lưu động thường xuyên trong cả 3 năm đều dương và tăng cho thấy

nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn Đây

là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt

động kinh doanh của Công ty

Năm 2010 vốn lưu động thường xuyên của Công ty là 94 triệu đồng Năm

2011 vốn lưu động thường xuyên tăng mạnh so với năm 2010, tăng 906,3 triệu

đồng, tỷ lệ tăng 964,15% Năm 2012, vốn lưu động thường xuyên tiếp tục tăng và ở

mức 1520,3 triệu đồng, tăng 520 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 51,98% Sở

dĩ có sự tăng lên là do nguồn vốn dài hạn tăng và ổn định còn tài sản dài hạn lại

giảm dần Tài sản dài hạn giảm là do Công ty không đầu tư mua mới thêm tài sản

cố định mà các tài sản cố định đang hoạt động lại có khấu hao lớn Nguồn vốn dài

hạn mà Công ty gia tăng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu chứ không phải vốn vay,

vì thế tuy là an toàn nhưng hiệu quả không cao, Công ty không biết tận dụng các

nguồn tín dụng

-Nhu cầu vốn lưu động năm 2011 là 434,5 triệu đồng, giảm 188,1 triệu đồng

so với năm 2010, giảm 30,21% Mà trong năm doanh thu thuần của Công ty tăng

lên so với năm trước, cho thấy Công ty đã có sự tiết kiệm tương đối về vốn cho nhu

cầu sản xuất kinh doanh, làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty đó

tăng lên

Năm 2012, nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh so với năm 2011, tăng 1229 triệu

đồng Sở dĩ tăng mạnh như vậy là do tài sản kinh doanh tăng mạnh trong đó tăng

chủ yếu là hàng tồn kho tăng còn nợ kinh doanh lại giảm là do người mua không

Trang 32

còn trả tiền trước nữa

-Ngân quỹ ròng của năm 2010 và năm 2012 âm chứng tỏ nguồn vốn dài hạnchỉ tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạnngân hàng Năm 2011 ngân quỹ ròng dương cho thấy nguồn vốn dài hạn của Công

ty thỏa mãn toàn bộ nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại chưa sử dụng để trên tiềnhoặc đầu tư tài chính ngắn hạn, cơ cấu vốn an toàn

Tóm lại, nhìn vào bảng cân bằng tài chính giai đoạn 2010-2012 và mối quan

hệ giữa các cân bằng tài chính cho thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa hiệu quả

2.2 Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân

2.2.1 Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty Cổ phần Trường Xuân

2.2.1.1 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty

a) Cơ cấu vốn của công ty

Để hiểu rõ về vốn lưu động trước hết ta phải hiểu về nguồn vốn Nguồn vốncủa công ty cổ phần Trường Xuân sẽ được xem xét dưới các góc độ dưới đây:

*Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn hình thành

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nguồn vốnvay và vốn chủ sở hữu Sự thay đổi của vốn kinh doanh của Công ty cổ phầnTrường Xuân năm 2010-2012 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trang 33

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch2012/2011

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ

(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả)

Ngày đăng: 05/11/2014, 18:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, chủ biên: TS. Lê Thị Xuân (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính Doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, chủ biên: PGS.TS.Nguyễn Đình Kiệm (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính Doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, chủ biên: TS.Lê thị Xuân (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, chủ biên:PGS.TS. Lưu Thiên Hương 5. Báo và tạp chí:- Thời báo kinh tế - Tạp chí tài chính 6. Các website:- www.dientuvn.net - www.vneconomy.vn - www.saga.vn- www.tisco.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính Doanh nghiệp", NXB Tài chính, chủ biên:PGS.TS. Lưu Thiên Hương5. Báo và tạp chí:- "Thời báo kinh tế- Tạp chí tài chính"6. Các website:- "www.dientuvn.net- www.vneconomy.vn- www.saga.vn
Nhà XB: NXB Tài chính
7. Báo cáo tài chính năm 2010-2011-2012, Công ty Cổ phần Trường Xuân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Trường Xuân - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Trường Xuân (Trang 26)
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành (Trang 33)
Bảng 2.5: Cơ cấu VLĐ của công ty giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: Triệu đồng) - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Bảng 2.5 Cơ cấu VLĐ của công ty giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: Triệu đồng) (Trang 36)
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty (Trang 37)
Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của công ty (Đơn vị: triệu đồng) - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Bảng 2.7 Hệ số khả năng thanh toán của công ty (Đơn vị: triệu đồng) (Trang 40)
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ (Trang 44)
Bảng 2.11: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân
Bảng 2.11 Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w