Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Trường Xuân từ năm 2010-2012

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG XUÂN

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Trường Xuân từ năm 2010-2012

Trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, đạt được hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, nó không chỉ đơn thuần được kiến tạo từ một yếu tố hay một lĩnh vực cụ thể mà đó là sự kết tinh của tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh xảy ra với doanh nghiệp và mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới đó là lợi nhuận, là kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để một đồng vốn doanh nghiệp bỏ vào trong kinh doanh phải mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời cao nhất.

Song là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách và rủi ro lớn trên thị trường. Qua việc phân tích tình

hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây ta thấy công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của Công ty có những thành tựu và hạn chế sau:

2.3.2 Thành tựu

-Thứ nhất, nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.

Điều này góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua mỗi năm ngày càng tốt hơn.

-Thứ hai, cơ cấu vốn của Công ty tương đối hợp lý. Tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định phù hợp với doanh nghiệp sản xuất vật liệu và xây dựng.

-Thứ ba, về vấn đề quản lý nợ phải thu: Tuy nợ phải thu của Công ty tăng dần nhưng vẫn duy trì ở mức độ an toàn, trong năm không có khoản nợ xấu nào xuất hiện.

-Thứ tư, nguồn vốn vay tài trợ cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này mang lại cho công ty những thuận lợi nhất định như có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn tiện lợi hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng vốn vay dài hạn. Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cũng khá lớn giúp công ty đảm bảo sự an toàn tài chính, tự chủ cao trong việc sử dụng vốn và có thể sử dụng vốn linh hoạt hơn.

2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế a) Hạn chế

Mặc dù công ty đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận nhưng công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động, công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải xem xét lại. Cụ thể như sau:

-Đối với vấn đề huy động nguồn vốn hình thành vốn lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn trong khi nguồn tài trợ từ bên ngoài nhỏ hơn do đó chưa khai thác hết hiệu quả đòn bẩy tài chính. Mặt khác công ty chưa đầu tư cơ sở vật chất hay thực hiện vay những khoản nợ dài hạn, chưa khai thác được nhiều từ phải trả người bán, người mua trả tiền trước….

-Việc đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt, tất cả các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán ngay đều chưa đạt trong giới hạn hợp lý. Hơn thế nữa còn thấp hơn so với hệ số trung bình ngành. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán, nếu Công ty vấp phải những biến động lớn của thị trường.

SV:Nguyễn Thị Giang

-Đối với công tác quản lý khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu cao chứng tỏ vốn của Công ty bị ứ đọng ở khâu thanh toán do bị khách hàng chiếm dụng. Có thể lý giải là do 3 khả năng:

+ Một là: Công ty thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng cho phép khách hàng chịu, mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ.

+ Hai là: Do năng lực thu hồi và quản trị các khoản phải thu của Công ty còn chưa tốt và yếu kém. Điều này dẫn đến hiện tượng nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

+ Ba là: do tác động của nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả, yếu tố lạm phát ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.

Như vậy hoạt động quản trị khoản phải thu của Công ty vẫn chưa tốt, chưa thực sự hiệu quả.

- Đối với công tác quản lý hàng tồn kho, do công tác dự báo thực hiện chưa chính xác đã dẫn đến kế hoạch dự trữ hàng hóa không hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

-Mức tiết kiệm vốn lưu động năm 2011,2012 đều lớn hơn 0 cho thấy công ty không những tiết kiệm được mà còn phải tăng thêm vốn lưu động. Công ty cần có các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn lưu động.

b) Nguyên nhân của những hạn chế:

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Công ty cổ phần Trường Xuân là công ty với quy mô vừa và nhỏ, việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao khá khó khăn. Điều này đã dẫn đến năng lực quản lý còn hạn chế chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm để chủ động tìm cách tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

Thứ hai, công ty chưa có các hình thức hợp lý khuyến khích chủ đầu tư, khách hàng thanh toán tiền đúng hạn, công tác chỉ đạo điều hành của cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, mất uy tín với cấp dưới, giảm hiệu lực điều hành dẫn tới tình trạng trên núi dưới không thưc hiện, do đó công tác thanh quyết toán, thanh quyết toán nội bộ, thu hồi chứng từ còn chậm. Làm vốn của Công ty bị ứ đọng ở công trình khá nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Bên cạnh đó, công tác dự báo và nghiên cứu thị trường chưa thực sự hiệu quả đã dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm, lượng hàng tồn kho nhiều, vốn ứ đọng gây khó khăn cho quá trình quay vòng vốn. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

*Nguyên nhân khách quan

-Tình hình kinh tế có nhiều biến động

Năm 2012 các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.

-Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật còn chưa được xây dựng một cách đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lý. Những văn bản về giải phóng mặt bằng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, các quy chế cho vay tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Phần trên đã trình bày những kết quả thu được và cả những tồn tại công ty vấp phải. Để khắc phục được những vấn đề trên, Công ty cần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong những năm tiếp theo một cách thực sự hiệu quả. Chỉ có đáp ứng và thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới này, mới có thể đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững.

Kết luận chương 2:

Chương 2 thông qua số liệu thực tiễn và công tác phân tích chi tiết, đã cho thấy những bất cập trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân. Những hạn chế và vấn đề nêu trên đã đưa ra thách thức cho Công ty, cần phải sớm tìm ra giải pháp để quản lý sử dụng vốn lưu động nói chung cũng như vốn trong công ty nói riêng một cách hợp lý và hiệu quả nhất, chỉ như vậy công ty mới có nền tảng để thực hiện mục tiêu trước mắt và dài hạn trong tương lai.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w